< Return to Video

Thận hoạt động như thế nào? - Emma Bryce

  • 0:06 - 0:08
    Đó là một ngày nóng nực
  • 0:08 - 0:10
    và bạn vừa uống vài cốc nước,
  • 0:10 - 0:12
    hết cốc nọ đến cốc kia.
  • 0:12 - 0:16
    Tiếp đến là cảm giác mắc tè
    bắt nguồn từ hai cơ quan hình hạt đậu
  • 0:16 - 0:20
    hoạt động như những bộ cảm biến tinh lọc.
  • 0:20 - 0:22
    Chúng cân bằng
    lượng chất lỏng trong cơ thể,
  • 0:22 - 0:24
    phát hiện chất thải trong máu,
  • 0:24 - 0:27
    và nhận biết khi nào cần cung cấp
    vi-ta-min, khoáng chất
  • 0:27 - 0:29
    và hóc môn
    giúp duy trì sự sống.
  • 0:29 - 0:32
    Hãy gửi lời chào
    đến hai quả thận của bạn.
  • 0:32 - 0:36
    Vai trò chính của chúng
    là loại bỏ chất thải,
  • 0:36 - 0:39
    biến chúng thành nước tiểu.
  • 0:39 - 0:42
    8 lít máu của cơ thể
    đi qua thận
  • 0:42 - 0:45
    khoảng 20 - 25 lần mỗi ngày,
  • 0:45 - 0:52
    nghĩa là 2 quả thận này lọc khoảng
    180 lít trong 24 giờ.
  • 0:52 - 0:55
    Thành phần các chất trong máu
    luôn thay đổi
  • 0:55 - 0:57
    khi bạn ăn, uống.
  • 0:57 - 1:00
    Đó là lý do vì sao
    thận hoạt động không ngừng nghỉ.
  • 1:00 - 1:04
    Máu đi vào thận qua các động mạch
    rồi tiếp tục chia nhánh
  • 1:04 - 1:07
    cho đến khi trở thành
    các mạch máu li ti
  • 1:07 - 1:09
    tiếp xúc với
    các bộ phận đặc biệt bên trong thận
  • 1:09 - 1:11
    được gọi là nephron.
  • 1:11 - 1:14
    Mỗi quả thận có 1 triệu nephron
  • 1:14 - 1:18
    tạo thành một mạng lưới
    lọc và cảm biến mạnh mẽ
  • 1:18 - 1:21
    tỉ mỉ kiểm tra toàn bộ lượng máu.
  • 1:21 - 1:22
    Đó là nơi ta thấy được
    mức độ tinh luyện
  • 1:22 - 1:26
    và chính xác của bộ cảm biến này.
  • 1:26 - 1:31
    Để lọc máu, mỗi nephron sử dụng
    2 bộ phận mạnh mẽ:
  • 1:31 - 1:34
    một cấu trúc hình giọt nước
    được gọi là tiểu cầu thận
  • 1:34 - 1:38
    và một ống dài như ống hút
    được gọi là tiểu quản thận.
  • 1:38 - 1:41
    Tiểu cầu thận làm việc như một cái ray
    chỉ cho phép vài loại chất
  • 1:41 - 1:45
    như vi-ta-min và khoáng chất
    đi vào tiểu quản thận.
  • 1:45 - 1:47
    Sau đó, nhiệm vụ của mạch này
    là xác định xem
  • 1:47 - 1:51
    chất nào trong số đó
    cần thiết cho cơ thể
  • 1:51 - 1:55
    để hấp thu theo
    liều lượng mà cơ thể cần,
  • 1:55 - 1:58
    và để chúng tiếp tục
    tuần hoàn trong máu.
  • 1:58 - 2:00
    Nhưng máu không chỉ mang
    các chất cần thiết.
  • 2:00 - 2:03
    mà còn chứa
    các sản phẩm loại thải.
  • 2:03 - 2:06
    Các nephron buộc phải tìm ra
    cách xử lý.
  • 2:06 - 2:09
    Các tiểu quản thận phát hiện ra
    các hợp chất cơ thể không cần tới,
  • 2:09 - 2:12
    như u-rê là chất thải ra từ quá trình
    phá vỡ cấu trúc protein,
  • 2:12 - 2:16
    và gom chúng lại thành nước tiểu
    dẫn ra khỏi thận
  • 2:16 - 2:19
    qua hai chiếc ống dài
    được gọi là niệu quản.
  • 2:19 - 2:23
    Niệu quản xả nước tiểu vào bàng quang,
    chờ để được thoát ra
  • 2:23 - 2:27
    khỏi cơ thể,
    mang theo các chất thải.
  • 2:27 - 2:29
    Trong nước tiểu cũng có nước.
  • 2:29 - 2:32
    Nếu thận phát hiện có quá nhiều nước
    trong máu,
  • 2:32 - 2:35
    ví dụ như khi bạn uống nhiều
    cốc nước một lúc,
  • 2:35 - 2:39
    nó sẽ đem phần nước thừa đến bàng quang
    để loại bỏ.
  • 2:39 - 2:42
    Mặt khác, tỷ lệ nước trong máu thấp
  • 2:42 - 2:45
    sẽ khiến thận giải phóng
    một ít trở lại trong máu,
  • 2:45 - 2:48
    nghĩa là sẽ có ít nước
    hòa vào nước tiểu hơn.
  • 2:48 - 2:52
    Đó là lý do nước tiểu có màu vàng đậm
    khi cơ thể có ít nước.
  • 2:52 - 2:56
    Bằng cách kiểm soát nước, thận
    điều hòa lượng chất lỏng của cơ thể.
  • 2:56 - 3:01
    Nhưng hoạt động cân bằng tuyệt vời này
    không phải là kỹ năng duy nhất của thận.
  • 3:01 - 3:04
    Cơ quan này còn có khả năng kích hoạt
    vi-ta-min D,
  • 3:04 - 3:09
    tiết ra một loại hóc môn được gọi là renin
    làm tăng huyết áp,
  • 3:09 - 3:11
    và một hóc môn khác là erythropoietin,
  • 3:11 - 3:15
    giúp tăng sản sinh tế bào hồng cầu.
  • 3:15 - 3:19
    Nếu không có thận, lượng chất lỏng
    trong cơ thể sẽ bị mất kiểm soát.
  • 3:19 - 3:24
    Mỗi lần ta ăn, máu sẽ nhận một lượng chất
    không được tinh luyện.
  • 3:24 - 3:30
    Sau đó, việc tích trữ chất thải sẽ làm
    hệ thống quá tải và ta sẽ chết.
  • 3:30 - 3:33
    Do đó, mỗi quả thận không chỉ
    giữ cho hệ thống hoạt động trơn tru
  • 3:33 - 3:35
    mà còn giúp ta sống sót.
  • 3:35 - 3:39
    Thật may mắn khi
    ta có đến 2 hạt đậu kỳ diệu này.
Title:
Thận hoạt động như thế nào? - Emma Bryce
Description:

Xem toàn bộ bài học tại: http://ed.ted.com/lessons/how-do-your-kidneys-work-emma-bryce

Sau khi uống vài cốc nước trong một ngày nóng nực, chắc bạn sẽ thấy mắc tè. Nguồn gốc cảm giác đó là hai cơ quan hình hạt đậu hoạt động như một bộ cảm biến lọc. Emma Bryce giải thích cách thức thận cân bằng lượng chất lỏng trong cơ thể, phát hiện chất thải trong máu, biết được thời điểm cung cấp vi-ta-min, khoáng chất, và hóc môn cho cơ thể.

Bài giảng của Emma Bryce, minh họa bởi Tremendousness.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
03:55

Vietnamese subtitles

Revisions