Cách những chú chó trị liệu giúp đỡ người bị khó đọc | Karen Burns | TEDxSaltLakeCity
-
0:10 - 0:12Emily và Zach
-
0:12 - 0:15cùng nhau đọc mỗi tuần.
-
0:15 - 0:19Zach thường hơi lo lắng
khi đọc trước mặt người khác -
0:19 - 0:21vì sợ mình sẽ mắc lỗi
-
0:21 - 0:24và tự cảm thấy khá là ngu ngốc.
-
0:24 - 0:26Nhưng Emily thì không.
-
0:26 - 0:29Emily rất giỏi lắng nghe;
-
0:29 - 0:31em ấy chú tâm vào câu chuyện,
-
0:31 - 0:33thường hay đặt câu hỏi,
-
0:33 - 0:36và không bao giờ cười nhạo
khi người khác mắc lỗi. -
0:36 - 0:39Zach mong đợi được gặp em ấy mỗi tuần
-
0:39 - 0:41mặc dù em ấy hay chảy dãi
-
0:41 - 0:44và rụng lông.
-
0:44 - 0:46Nhưng em ấy là chó mà.
-
0:46 - 0:48(cười)
-
0:48 - 0:50(vỗ tay)
-
0:52 - 0:55Đã có ai từng nghĩ
-
0:55 - 0:58chó có thể thay đổi việc giáo dục không?
-
0:59 - 1:00Hãy nghĩ về điều đó.
-
1:00 - 1:02Bạn cảm thấy thế nào khi học đọc?
-
1:03 - 1:07Trong người có cảm thấy sợ bị đứng hình
-
1:07 - 1:09khi được gọi lên để đọc to
trước lớp không? -
1:10 - 1:13Chỉ mới nghĩ thôi đã thật đáng sợ -
-
1:13 - 1:15gần giống như nói trước một đám đông vậy.
-
1:16 - 1:19Chúng ta thường cứng họng,
đầu óc thì trống rỗng, -
1:19 - 1:22vì nỗi sợ mà chúng ta đang phải đối mặt.
-
1:23 - 1:25Nhưng nếu đó không chỉ là nỗi sợ thì sao?
-
1:26 - 1:28Sẽ như thế nào nếu bạn khó đọc,
-
1:29 - 1:32đọc kém hơn các bạn đồng trang lứa,
-
1:32 - 1:35không được hỗ trợ đọc ở nhà,
-
1:35 - 1:37hay loay hoay để học một ngôn ngữ mới?
-
1:38 - 1:42Quỹ từ thiện Annie E. Casey cho biết
-
1:42 - 1:48trẻ cần được dạy cách đọc
khi chúng lên lớp bốn -
1:48 - 1:52để có thể học bằng cách đọc
suốt quãng đời còn lại. -
1:53 - 1:55Ngoài ra,
-
1:55 - 1:56cứ mười đứa trẻ
-
1:56 - 2:00gặp khó khăn trong việc đọc
vào cuối năm lớp một -
2:00 - 2:02thì chỉ một em có thể theo kịp sau này.
-
2:02 - 2:04Chỉ một em!
-
2:04 - 2:06Còn chín em khác thì sao?
-
2:06 - 2:10Chắc chắn là cuộc sống của các em
sẽ không mấy dễ dàng. -
2:12 - 2:16Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng
-
2:16 - 2:22chênh lệch trình độ giữa người bình thường
và người gặp khó khăn trong việc đọc -
2:22 - 2:27sẽ giảm đi đáng kể
nếu can thiệp một cách thích hợp từ sớm. -
2:28 - 2:35Hãy tưởng tượng một môi trường an toàn,
yên tĩnh, thoải mái và không gò bó -
2:35 - 2:38để trẻ có thể rèn luyện kĩ năng.
-
2:38 - 2:41Và nếu trong đó có một chú chó
thì sao nhỉ? -
2:42 - 2:44Tất nhiên không phải chó nào cũng được.
-
2:44 - 2:48Phải là một chú chó trị liệu
được huấn luyện, kiểm tra và đảm bảo. -
2:50 - 2:51Một chú chó ư?
-
2:52 - 2:54Chó trong lớp học?
-
2:54 - 2:58Ý tôi là, sao đây có thể là
một cách can thiệp hiệu quả? -
2:59 - 3:00Có rất nhiều nghiên cứu
-
3:00 - 3:04chỉ ra những thay đổi về mặt
sinh lý và cảm xúc -
3:04 - 3:06khi con người tương tác với chó.
-
3:06 - 3:08Ví dụ như, huyết áp hạ xuống,
-
3:08 - 3:10nhịp tim giảm,
-
3:10 - 3:12kĩ năng xã hội được cải thiện,
-
3:12 - 3:14thư giãn tốt hơn,
-
3:14 - 3:16và bớt căng thẳng hơn,
-
3:16 - 3:18và còn nhiều thứ nữa.
-
3:18 - 3:21Bên cạnh đó, sự có mặt của một chú chó
-
3:21 - 3:24tạo ra một môi trường xã hội tích cực.
-
3:24 - 3:27Và đây là điều kiện tiên quyết
cho việc giảng dạy. -
3:28 - 3:30Từ những thực tế này,
-
3:30 - 3:3220 năm trước,
-
3:32 - 3:35Tổ chức Động vật trị liệu Intermountain
nhận thấy rằng -
3:35 - 3:36chính những lợi ích của
-
3:36 - 3:40việc sử dụng chó trị liệu
trong chăm sóc sức khỏe trẻ em -
3:40 - 3:44có thể được tận dụng
trong việc dạy đọc. -
3:44 - 3:48Chúng tôi đã tạo ra một chương trình
giáo dục toàn diện -
3:48 - 3:50mà ở đó trẻ đọc cho chó trị liệu nghe.
-
3:50 - 3:52Nó được gọi là R.E.A.D.
-
3:52 - 3:55hay Reading Education Assistance Dogs.
(Học đọc cùng Chó) -
3:56 - 4:00Chương trình chủ yếu
diễn ra tại trường học và thư viện, -
4:00 - 4:02nhưng còn hơn thế nữa.
-
4:03 - 4:05Nó còn được triển khai ở bệnh viện,
-
4:05 - 4:07nhà cho nạn nhân của bạo hành gia đình,
-
4:07 - 4:09nhà cho người vô gia cư,
-
4:10 - 4:11trại giáo dưỡng.
-
4:11 - 4:15Tất cả đều hướng đến
những đứa trẻ thiểu năng trí tuệ. -
4:16 - 4:19Mục tiêu là tạo ra nơi an toàn
để những trẻ khó đọc -
4:19 - 4:21luyện tập kĩ năng.
-
4:21 - 4:25Chó không bao giờ cười nhạo
khi đứa trẻ mắc lỗi. -
4:25 - 4:27Và chỉ một đứa trẻ trong một ca học.
-
4:28 - 4:32Chương trình được bố trí
ở một nơi yên tĩnh trong cơ sở. -
4:32 - 4:36Có một cái chăn lớn và mềm
cho mọi người ngồi lên. -
4:36 - 4:39Trẻ được khuyến khích nựng chú chó
-
4:39 - 4:42hay thậm chí dựa vào nó khi đang đọc.
-
4:42 - 4:43Đây chính là nơi
-
4:43 - 4:47xảy ra những thay đổi về sinh lý
mà tôi đã đề cập. -
4:47 - 4:50Vậy là điều kiện tối ưu cho việc học tập
được tạo ra. -
4:51 - 4:5320 năm trước,
-
4:53 - 4:58con Maggie và tôi đọc cùng
một học sinh lớp ba bị tật nói lắp. -
4:58 - 5:03Thật kì diệu khi thấy em ấy
tiến bộ nhiều như thế nào -
5:03 - 5:07khi được tôi khuyến khích
vừa đọc vừa nựng chú chó. -
5:09 - 5:11Cũng có nhiều cách hiệu quả
-
5:11 - 5:14để những người huấn luyện chó
học cách tương tác với trẻ. -
5:14 - 5:17Họ giám sát khả năng nhận biết
và đọc lưu loát, -
5:17 - 5:19tham gia bàn luận về câu chuyện,
-
5:19 - 5:22khuyến khích sự sáng tạo,
-
5:22 - 5:25hay thậm chí là đưa sách cho
trẻ cầm về nhà đọc. -
5:26 - 5:28Nhưng điều tuyệt vời nhất
-
5:28 - 5:31mà họ học được là dạy chó
nhìn vào những trang sách. -
5:31 - 5:32(Khán giả) Ôii.
-
5:34 - 5:38Người huấn luyện được khuyến khích
đặt câu hỏi thông qua chú chó. -
5:39 - 5:41Điều này khiến trẻ tin rằng
-
5:41 - 5:43chính chú chó trị liệu
hứng thú với câu chuyện -
5:43 - 5:45và chú ý lắng nghe.
-
5:47 - 5:51Chúng tôi không ngờ kĩ thuật này
còn hiệu quả hơn thế. -
5:53 - 5:54Một lần nọ,
-
5:55 - 5:59có một người huấn luyện ở Wisconsin
-
5:59 - 6:01với chú chó xúc xích nhỏ tên Biscuit
của mình. -
6:01 - 6:06Người huấn luyện đã dạy Biscuit
hắt hơi theo mệnh lệnh. -
6:06 - 6:08(cười)
-
6:08 - 6:09Vào một ngày,
-
6:09 - 6:12Dylan đọc một câu chuyện cho bọn họ
-
6:12 - 6:14và em đọc những gì mình thấy:
-
6:14 - 6:18'Có ba người phụ nữ ngồi ở ngoài
với mái tóc cột bằng chuối'. -
6:19 - 6:22Biết rằng đó không phải
những gì được in trong sách, -
6:22 - 6:24người huấn luyện ra hiệu cho
Biscuit hắt xì. -
6:25 - 6:26Rồi cô ấy bảo:
-
6:26 - 6:28'Dylan, Biscuit tự hỏi,
-
6:28 - 6:32"Tại sao những người phụ nữ
lại cột tóc họ bằng chuối nhỉ?'" -
6:32 - 6:35Dylan nhìn vào cuốn sách lần nữa
và đọc lại, -
6:35 - 6:37sau đó em nói:
-
6:37 - 6:41'Ôi Biscuit, mình xin lỗi. Là băng đô
(bandanas) chứ không phải chuối (bananas)' -
6:41 - 6:42(cười)
-
6:43 - 6:46Rồi em ấy quay sang
người huấn luyện và nói: -
6:46 - 6:48'Trời, Biscuit nghe giỏi thật đấy.'
-
6:48 - 6:50(cười)
-
6:53 - 6:55Cần lưu ý rằng
-
6:55 - 6:57chương trình này được thiết kế
dành cho riêng chó trị liệu, -
6:57 - 6:59không phải chó nào cũng được.
-
6:59 - 7:01Chó phải được huấn luyện kĩ càng,
-
7:01 - 7:04được kiểm tra độ vâng lời
và tính khí thường xuyên -
7:05 - 7:08để đảm bảo chúng không chỉ
an toàn, khỏe mạnh và đáng tin -
7:08 - 7:11mà còn là người bạn đồng hành
biết cảm thông -
7:11 - 7:12và yêu mến trẻ.
-
7:13 - 7:18Mỗi chú chó trị liệu đều được đăng kí
và đảm bảo. -
7:20 - 7:24Người huấn luyện tình nguyện được
đào tạo kĩ lưỡng để hướng dẫn ca học. -
7:25 - 7:27Chuyện gì cũng có thể xảy ra
trên thảm đọc, -
7:27 - 7:30và họ luôn sẵn sàng ứng phó với điều đó.
-
7:30 - 7:32Tuy nhiên, thỉnh thoảng,
-
7:32 - 7:34một thứ gì đó bất ngờ xen vào.
-
7:35 - 7:36Một dịp nọ,
-
7:36 - 7:40khi đang đọc câu chuyện
về một em bé (baby) sắp chào đời, -
7:41 - 7:44một đứa trẻ dừng lại, nhìn lên và bảo:
-
7:44 - 7:46'Em biết cách cô tạo ra những em bé
(babies)'. -
7:48 - 7:50Người huấn luyện hít thở sâu
-
7:50 - 7:52và đáp lại với chút lo ngại:
-
7:53 - 7:55'Thật sao?'
-
7:56 - 7:58Và đứa trẻ tự hào nói:
-
7:58 - 8:02'Vâng ạ, chỉ cần bỏ chữ "y" và thêm "ies".
(baby - babies)' -
8:02 - 8:04(cười)
-
8:05 - 8:08Có sự hòa hợp nhiệt tình thực sư
-
8:08 - 8:11giữa người huấn luyện đáng tin cậy,
-
8:12 - 8:16chú chó R.E.A.D. - bạn đồng hành năng nổ,
tò mò, luôn lắng nghe -
8:16 - 8:20và đứa trẻ - người cảm thấy đỡ sợ
và bớt áp lực hơn khi đọc. -
8:21 - 8:25Nghiên cứu cho thấy chương trình
hoạt động hiệu quả. -
8:25 - 8:28Không chỉ có kĩ năng đọc
được cải thiện, -
8:28 - 8:34mà còn có sự tham gia nhiều hơn
của các vùng khác, các kĩ năng xã hội. -
8:35 - 8:37Và trên cả tuyệt vời,
-
8:37 - 8:42trẻ trong chương trình còn
nuôi dưỡng tình yêu với việc đọc và sách, -
8:42 - 8:45ý nghĩa vượt xa ngoài ca học R.E.A.D.
-
8:45 - 8:47Nhiều năm sau, những đứa trẻ trở lại
-
8:47 - 8:51và chia sẻ cách mà chương trình này
đã thay đổi cuộc sống của chúng. -
8:51 - 8:52Ví dụ như Jordan,
-
8:53 - 8:56em từng học đọc với Drew,
một chú chó đua đã về hưu. -
8:57 - 9:00Tám năm sau, khi 15 tuổi,
-
9:00 - 9:03em bắt gặp chúng tôi ở một thư viện,
-
9:03 - 9:04và bảo rằng:
-
9:05 - 9:08'Em từng nghĩ đọc là một việc nhà,
-
9:08 - 9:10một rắc rối,
-
9:10 - 9:16nhưng Drew giúp em đọc tốt hơn
và cảm thấy vui vì đọc. -
9:17 - 9:20Thật khó để nói hết chương trình này
đã giúp đỡ em nhiều như thế nào. -
9:22 - 9:25Đọc cho Drew là điều
mà em trân trọng đến ngày hôm nay -
9:25 - 9:28và sẽ không bao giờ quên.'
-
9:29 - 9:3120 năm trước,
-
9:31 - 9:34nhóm chúng tôi thấy cần thiết
-
9:34 - 9:36nên đã tạo chương trình này.
-
9:37 - 9:38Và bây giờ,
-
9:38 - 9:41ý tưởng nhỏ này,
cái bắt đầu từ thành phố Salt Lake, -
9:41 - 9:45đã lan rộng ra hơn 6000
đội R.E.A.D. đăng kí -
9:45 - 9:48trên khắp các tiểu bang Hoa Kỳ
-
9:48 - 9:50(vỗ tay)
-
9:55 - 10:00và 25 quốc gia khác trên thế giới.
-
10:00 - 10:01(vỗ tay)
-
10:03 - 10:08Chúng tôi đã đến những nơi
như Nhật Bản, Thụy Điển và Tây Ban Nha -
10:08 - 10:10để đào tạo chương trình.
-
10:10 - 10:13Và tôi còn có đặc quyền
đến Đài Loan năm ngoài -
10:13 - 10:16để tận mắt nhìn thấy
cách họ triển khai chương trình. -
10:17 - 10:21Không chỉ có sự thay đổi rõ rệt
trong văn hóa -
10:21 - 10:22liên quan đến chó,
-
10:23 - 10:25mà chương trình còn hiệu quả
-
10:25 - 10:26đến nỗi Bộ Giáo dục
-
10:26 - 10:28bây giờ đề nghị
-
10:28 - 10:30mọi giáo viên tiểu học
-
10:30 - 10:34phải xem một video về
tầm quan trọng của việc đọc cho chó. -
10:35 - 10:38Những người bạn ở Đài Loan
đã hỗ trợ hơn 20 trường tiểu học, -
10:38 - 10:40bao gồm một trường trong khu bản địa,
-
10:40 - 10:44và vài chương trình thư viện sau giờ học.
-
10:46 - 10:47Và lúc này,
-
10:47 - 10:51tôi muốn kể về di sản của một cô chó
tha mồi dịu dàng màu đen với đôi mắt nâu -
10:51 - 10:53tên là Cassie.
-
10:53 - 10:59Cassie và người huấn luyện ở Wisconsin
có một chương trình R.E.A.D. sau giờ học. -
10:59 - 11:02Họ nổi tiếng ở thư viện đến nỗi
-
11:02 - 11:06bất cứ khi nào bọn trẻ ở khu
muốn vẽ tranh lên tường, -
11:06 - 11:09thì cũng phải có Cassie trên đó.
-
11:13 - 11:17Khi Cassie không may qua đời,
-
11:18 - 11:20bọn trẻ tụ tập lại
-
11:20 - 11:23và chia sẻ khoảng thời gian
đã từng đọc với Cassie. -
11:24 - 11:28Có em nói với người huấn luyện của Cassie:
-
11:30 - 11:32'Em sẽ nhớ nó lắm.
-
11:33 - 11:35Nếu không nhờ có Cassie
-
11:36 - 11:38thì em sẽ chẳng thể nào
lên được lớp bốn.' -
11:40 - 11:46Giờ đây, nghiên cứu khẳng định những gì
được thấy nghìn lần trong hơn 20 năm qua: -
11:48 - 11:53Chúng ta có thể thay đổi cuộc đời
của những trẻ em khó đọc, -
11:53 - 11:56mở ra cả thế giới trước mắt chúng -
-
11:57 - 12:00một chú chó và một đứa trẻ cùng với nhau.
-
12:01 - 12:02Cảm ơn mọi người.
-
12:02 - 12:04(vỗ tay)
- Title:
- Cách những chú chó trị liệu giúp đỡ người bị khó đọc | Karen Burns | TEDxSaltLakeCity
- Description:
-
Tập đọc được xem là một trong những kĩ năng quan trọng nhất được dạy ở trường và không ngạc nhiên khi biết nó có thể khó khăn thế nào. Karen Burns biết khó đọc có thể ảnh hưởng đến cả cuộc đời của một ai đó. Trong buổi trò chuyện sâu sắc pha chút hài hước này, cô ấy cho biết cách mà chó - những người bạn thân thiết nhất của con người tham gia vào việc đọc. Sau nhiều năm làm việc trong giới doanh nghiệp, Karen đã tìm thấy ngọn lửa đam mê của mình trong một tổ chức phi lợi nhuận mang tên Động vật trị liệu Intermountain (ITA). Karen là trợ lý điều hành của ITA và quản lý chương trình Học đọc cùng Chó (Reading Education Assistance Dogs, viết tắt là R.E.A.D.) ở hơn 30 trường học và thư viện của tiểu bang Utah. Trong hai thập kỉ qua, cô đã hợp tác với ba tổ chức Động vật trị liệu khác cũng như xuất hiện với vai trò là diễn giả chính thức của hội thảo ITA và là người hướng đẫn R.E.A.D. Karen thích đi vòng quanh đất nước và quốc tế để hướng dẫn chương trình hỗ trợ giáo dục này. Cô vẫn giữ nguyên niềm đam mê chia sẻ những món quà mà người bạn bốn chân dành tặng con người vào những lúc khó khăn. Chó mang đến hy vọng, giúp chữa lành và cho cảm giác giống bình thường mà không gì khác có thể làm được. Cuộc nói chuyện diễn ra ở một sự kiện TEDx, sử dụng format hội nghị TED nhưng được tổ chức độc lập bởi một cộng đồng địa phương. Tìm hiểu thêm tại https://www.ted.com/tedx
- Video Language:
- English
- Team:
closed TED
- Project:
- TEDxTalks
- Duration:
- 12:26