< Return to Video

''Ngôi làng mất trí nhớ'' tái định nghĩa việc chăm sóc người già.

  • 0:00 - 0:04
    Đây là viện dưỡng lão Hogeweyk.
  • 0:04 - 0:08
    Nằm trong một thị trấn nhỏ
    rất gần Amsterdam, tại Hà Lan.
  • 0:08 - 0:12
    Gồm 27 căn nhà,
    mỗi căn có sáu đến bảy người.
  • 0:12 - 0:17
    Có khu mua sắm nhỏ gồm nhà hàng,
    quán rượu, siêu thị và club.
  • 0:17 - 0:22
    Có cả đường phố, những con hẻm
    và một rạp chiếu phim.
  • 0:22 - 0:25
    Đây thật ra là một viện dưỡng lão.
  • 0:25 - 0:31
    Dành cho những người già
    bị mất trí nhớ trầm trọng
  • 0:31 - 0:35
    cần được chăm sóc và hỗ trợ 24/7.
  • 0:35 - 0:39
    Mất trí nhớ
    là căn bệnh nghiêm trọng,
  • 0:39 - 0:42
    và vô phương cứu chữa.
  • 0:42 - 0:46
    Nó đang trở thành
    vấn đề lớn trên toàn cầu,
  • 0:46 - 0:48
    cho con người,
    các nhà chính trị, và thế giới
  • 0:48 - 0:51
    đó sẽ là một vấn đề lớn.
  • 0:51 - 0:55
    Danh sách chờ vào các viện dưỡng lão
    ngày một dài.
  • 0:55 - 1:00
    Hầu hết người vào viện
    vì mất trí nhớ là phụ nữ.
  • 1:00 - 1:05
    Vì đã quen
    với việc chăm sóc người khác,
  • 1:05 - 1:09
    phụ nữ sẽ dễ dàng chăm sóc
    khi chồng mất trí nhớ của mình,
  • 1:09 - 1:14
    đổi lại, sẽ chẳng dễ dàng gì
    với những người đàn ông.
  • 1:14 - 1:19
    Chứng mất trí nhớ là căn bệnh
    ảnh hưởng đến não bộ.
  • 1:19 - 1:22
    Não bị rối loạn.
  • 1:22 - 1:25
    Người bệnh không còn biết giờ giấc,
  • 1:25 - 1:28
    không biết điều gì đang diễn ra,
    mọi người là ai.
  • 1:28 - 1:29
    Họ rất bối rối.
  • 1:29 - 1:32
    Tình trạng bối rối ấy
  • 1:32 - 1:38
    khiến họ lo sợ, trầm cảm,
    cảnh giác.
  • 1:38 - 1:41
    Đây là viện dưỡng lão truyền thống.
  • 1:41 - 1:45
    Nơi tôi đã làm quản lý chăm sóc
    vào năm 1992.
  • 1:45 - 1:48
    Chúng tôi thường tâm sự với nhau
    về sự thật rằng
  • 1:48 - 1:53
    với những gì đang làm ở đây,
    chúng tôi không muốn đưa bố mẹ
  • 1:53 - 1:58
    thậm chí, bạn bè,
    và ngay cả chính mình vào viện.
  • 1:58 - 2:00
    Rồi một ngày, chúng tôi nói:
  • 2:00 - 2:02
    ''Chỉ nói suông thôi,
    sẽ chẳng thay đổi được gì.
  • 2:02 - 2:04
    Chúng ta phụ trách ở đây.
  • 2:04 - 2:07
    Và chúng ta nên làm gì đó,
  • 2:07 - 2:10
    để có thể
    muốn cha mẹ mình đến đây ở.''
  • 2:10 - 2:14
    Chúng tôi nói về nó,
    mỗi ngày, khi nhìn thấy
  • 2:14 - 2:17
    những người già ở đây
  • 2:17 - 2:20
    không thoải mái
    với môi trường đang sống
  • 2:20 - 2:24
    vì họ nghĩ nó không khác gì
    một cái bệnh viện.
  • 2:24 - 2:28
    nơi bác sĩ, y tá và nhân viên y tế
    đều mặc đồng phục,
  • 2:28 - 2:30
    còn họ sống trong phòng bệnh.
  • 2:30 - 2:33
    Họ không biết
    tại sao mình lại ở đây.
  • 2:33 - 2:37
    Và tìm cách để trốn thoát.
  • 2:37 - 2:42
    Họ tìm kiếm và hy vọng
    tìm được lối thoát để về nhà.
  • 2:42 - 2:46
    Chúng tôi biết những gì mình làm
    trong tình huống này
  • 2:46 - 2:52
    chỉ khiến những bệnh nhân
    rối loạn não thêm rối loạn.
  • 2:52 - 2:56
    Chúng ta đổ thêm dầu vào lửa.
  • 2:56 - 2:59
    Và đó không phải là điều
    mà bệnh nhân muốn.
  • 2:59 - 3:02
    Những người này,
    họ muốn có cuộc sống,
  • 3:02 - 3:06
    muốn chúng tôi giúp họ đối phó
    với bệnh mất trí nhớ.
  • 3:06 - 3:10
    Họ muốn sống
    trong một ngôi nhà bình thường,
  • 3:10 - 3:13
    chứ không phải bệnh viện.
  • 3:13 - 3:16
    Họ muốn có một gia đình bình thường,
  • 3:16 - 3:21
    nơi họ có thể ngửi thấy
    bữa tối trong bếp.
  • 3:21 - 3:25
    Hay được tự do xuống bếp,
    tìm thứ gì để ăn hoặc uống.
  • 3:25 - 3:28
    Đấy là tất cả những gì họ cần.
  • 3:28 - 3:31
    Và cũng là điều chúng ta
    nên làm cho họ.
  • 3:31 - 3:36
    Chúng tôi nói rằng
    mình nên biến nơi đây thành nhà,
  • 3:36 - 3:41
    để họ không sống như trong phòng
    với 15, 20 hay 30 người nữa.
  • 3:41 - 3:47
    Mà là một nhóm nhỏ, gồm chỉ
    sáu, bảy người, như gia đình.
  • 3:47 - 3:50
    Như sống cùng bạn bè.
  • 3:50 - 3:54
    Chúng ta nên tìm cách
    để phân nhóm mọi người
  • 3:54 - 3:57
    dựa trên tư tưởng sống
  • 3:57 - 4:00
    để họ có cơ hội trở thành bạn,
  • 4:00 - 4:02
    khi sống cùng nhau.
  • 4:02 - 4:06
    Chúng tôi đã hỏi gia đình
    của những người ở đây
  • 4:06 - 4:10
    "Điều gì quan trọng với cha bạn?",
    ''Điều gì quan trọng với mẹ bạn?''
  • 4:10 - 4:13
    "Họ thích cuộc sống thế nào?",
    "Họ muốn điều gì?"
  • 4:13 - 4:18
    Chúng tôi phân ra bảy nhóm
    và gọi là nhóm theo lối sống.
  • 4:18 - 4:22
    Chẳng hạn, chúng tôi tìm thấy
    nhóm lối sống trang trọng.
  • 4:22 - 4:23
    Theo lối sống này,
  • 4:23 - 4:26
    mọi người giao tiếp
    một cách trang trọng hơn,
  • 4:26 - 4:28
    và giữ khoảng cách.
  • 4:28 - 4:32
    Nhịp sống hàng ngày
    thường bắt đầu và kết thúc trễ.
  • 4:32 - 4:36
    Họ thích nghe nhạc cổ điển
    hơn những nhóm khác.
  • 4:36 - 4:38
    Trong thực đơn,
  • 4:38 - 4:42
    họ chuộng món Pháp
    hơn món truyền thống Hà Lan.
  • 4:42 - 4:44
    (Cười lớn)
  • 4:44 - 4:47
    Trái ngược là lối sống
    của thợ thủ công.
  • 4:47 - 4:49
    Đây là lối sống rất truyền thống.
  • 4:49 - 4:52
    họ thức dậy sớm
    và đi ngủ sớm,
  • 4:52 - 4:56
    bởi họ đã làm việc tay chân
    chăm chỉ cả đời,
  • 4:56 - 5:01
    thường là kinh doanh nhỏ theo gia đình
    có một nông trại nhỏ, một cửa hàng.
  • 5:01 - 5:05
    như Mr.B là nông dân.
  • 5:05 - 5:09
    Ông chia sẻ với tôi rằng
    ông luôn đến nông trại vào mỗi sáng
  • 5:09 - 5:12
    với một túi cơm trưa
  • 5:12 - 5:15
    và một điếu xì gà.
  • 5:15 - 5:19
    Điếu xì gà là thứ xa xỉ duy nhất
    ông có thể tự mua cho mình.
  • 5:19 - 5:23
    Ăn trưa xong,
    ông sẽ hút điếu xì gà đấy.
  • 5:23 - 5:27
    Cho đến khi qua đời tại Hogeweyk,
  • 5:27 - 5:34
    mỗi ngày, ông thường ngồi
    trong nhà kho nhỏ để hút xì gà.
  • 5:34 - 5:36
    Đây là mẹ tôi.
  • 5:36 - 5:38
    Thuộc nhóm lối sống văn hóa.
  • 5:38 - 5:41
    Bà ở Hogeweyk đã được sáu tuần.
  • 5:41 - 5:46
    Đây là nhóm thích du lịch,
    gặp gỡ mọi người, mọi nền văn hóa,
  • 5:46 - 5:50
    hứng thú với nghệ thuật và âm nhạc.
  • 5:50 - 5:53
    Và còn nhiều nhóm khác.
  • 5:53 - 5:58
    Đó là những gì chúng tôi
    đã thảo luận và đã làm.
  • 5:58 - 6:02
    Được sống chung
    với một nhóm người,
  • 6:02 - 6:06
    cùng chí hướng là chưa đủ.
  • 6:06 - 6:08
    Cuộc sống còn cần nhiều hơn thế.
  • 6:08 - 6:11
    Mọi người thích có được niềm vui
    và tìm được ý nghĩa.
  • 6:11 - 6:13
    Chúng ta là động vật sống bầy đàn.
  • 6:13 - 6:16
    Chúng ta cần đời sống xã hội.
  • 6:16 - 6:19
    Đó là khởi điểm của chúng tôi.
  • 6:19 - 6:22
    Chúng ta muốn ra ngoài, mua sắm,
  • 6:22 - 6:25
    và gặp gỡ mọi người.
  • 6:25 - 6:28
    Hay đến quán rượu,
    làm vài ly với bạn bè.
  • 6:28 - 6:33
    như Mr.W -- ông thích
    đi chơi mỗi ngày,
  • 6:33 - 6:36
    tìm kiếm những quý bà xinh đẹp.
  • 6:36 - 6:38
    (Cười)
  • 6:38 - 6:40
    Ông cư xử lịch thiệp với họ.
  • 6:40 - 6:43
    Ông muốn làm họ cười và hiểu họ.
  • 6:43 - 6:46
    Ông nhảy cùng họ trong quán rượu.
  • 6:46 - 6:48
    Mỗi ngày là một bữa tiệc.
  • 6:48 - 6:51
    Có những bệnh nhân
    thích đến nhà hàng hơn,
  • 6:51 - 6:53
    uống rượu với bạn bè,
  • 6:53 - 6:56
    ăn trưa, ăn tối
    và tận hưởng cuộc sống.
  • 6:56 - 6:59
    Mẹ tôi, bà ấy thường đi dạo
    trong công viên,
  • 6:59 - 7:01
    ngồi tắm nắng trên băng ghế,
  • 7:01 - 7:04
    và mong ai đó sẽ đến và ngồi cạnh,
  • 7:04 - 7:07
    trò chuyện với bà về cuộc sống,
  • 7:07 - 7:10
    hay về những con vịt đang bơi trong hồ.
  • 7:10 - 7:13
    Đời sống xã hội rất quan trọng.
  • 7:13 - 7:18
    Điều đó có nghĩa bạn là một phần
    của xã hội, và bạn thuộc về nó.
  • 7:18 - 7:21
    Đó là điều chúng ta cần.
  • 7:21 - 7:25
    Ngay cả khi
    bị mất trí nhớ trầm trọng.
  • 7:25 - 7:28
    Tôi đã thấy điều ấy mỗi ngày
    qua cửa sổ văn phòng.
  • 7:28 - 7:33
    Rồi một ngày, tôi thấy một quý bà
    đi đến từ một phía,
  • 7:33 - 7:36
    và một quý bà khác từ phía kia,
    gặp nhau tại một góc.
  • 7:36 - 7:39
    Tôi biết rất rõ hai người ấy.
  • 7:39 - 7:43
    Tôi thường thấy họ đi dạo ở ngoài.
  • 7:43 - 7:47
    Thỉnh thoảng, tôi cố gắng
    bắt chuyện với họ,
  • 7:47 - 7:50
    có điều cuộc nói chuyện giữa họ
  • 7:50 - 7:54
    thật khó hiểu.
  • 7:54 - 7:57
    Tôi thường thấy họ gặp nhau,
    nói chuyện với nhau,
  • 7:57 - 8:00
    và dùng điệu bộ.
  • 8:00 - 8:02
    Cả hai đều rất vui.
  • 8:02 - 8:05
    Rồi họ tạm biệt nhau
    và đường ai nấy đi.
  • 8:05 - 8:08
    Đó là điều bạn ao ước trong đời
  • 8:08 - 8:11
    gặp gỡ mọi người
    và hòa nhập xã hội.
  • 8:11 - 8:14
    Đó là điều tôi tận mắt thấy.
  • 8:14 - 8:16
    Hogeweyk trở thành nơi
  • 8:16 - 8:20
    những bệnh nhân bị mất trí
    trầm trọng có thể sống,
  • 8:20 - 8:22
    được tự do và an toàn,
  • 8:22 - 8:26
    vì các chuyên gia
    và tình nguyện viên tại đó
  • 8:26 - 8:29
    biết cách ứng phó
    với căn bệnh.
  • 8:29 - 8:33
    Những chuyên gia
    làm công việc chuyên môn
  • 8:33 - 8:38
    sao cho phù hợp với
    cuộc sống tự nhiên của người nơi đây.
  • 8:38 - 8:43
    Nghĩa là ban quản lý
    phải cung cấp mọi thứ
  • 8:43 - 8:47
    cần cho công việc của họ.
  • 8:47 - 8:51
    Chúng ta cần một ban quản lý
    dám làm
  • 8:51 - 8:54
    để thay đổi cách
    ta đã luôn làm trước đó
  • 8:54 - 8:59
    với viện dưỡng lão truyền thống.
  • 8:59 - 9:02
    Chúng tôi thấy nó hiệu quả.
  • 9:02 - 9:05
    Chúng tôi cho rằng,
    điều này có thể làm ở bất cứ đâu,
  • 9:05 - 9:08
    Không chỉ riêng cho người giàu.
  • 9:08 - 9:12
    Chúng tôi đang làm điều này
    với cùng một ngân sách
  • 9:12 - 9:16
    của bất kì viện dưỡng lão
    ở nước ta.
  • 9:16 - 9:20
    Chúng tôi chỉ dùng
    ngân sách nhà nước.
  • 9:20 - 9:28
    (Vỗ tay)
  • 9:28 - 9:32
    Bạn cần nghĩ khác đi,
  • 9:32 - 9:35
    nhìn vào người
    đang đứng trước bạn,
  • 9:35 - 9:39
    hiểu người ấy cần gì
    ngay lúc này.
  • 9:39 - 9:43
    Chỉ cần một nụ cười,
    một lối nghĩ khác,
  • 9:43 - 9:47
    cách bạn hành động,
    chẳng mất mát gì.
  • 9:47 - 9:52
    Một thứ khác nữa,
    đó chính là đưa ra lựa chọn.
  • 9:52 - 9:57
    Lựa chọn bạn sẽ dùng tiền vào đâu.
  • 9:57 - 9:59
    Tôi vẫn thường nói:
  • 9:59 - 10:04
    ''Màn đỏ hay xám
    thì cũng đắt như nhau''.
  • 10:04 - 10:06
    (Cười)
  • 10:06 - 10:09
    Đây là điều khả thi ở bất cứ đâu.
  • 10:09 - 10:11
    Xin cảm ơn.
  • 10:11 - 10:16
    (Vỗ tay)
Title:
''Ngôi làng mất trí nhớ'' tái định nghĩa việc chăm sóc người già.
Speaker:
Yvonne van Amerongen
Description:

Bạn muốn trải qua những năm cuối đời như thế nào: ở một nơi giống như bệnh viện, hay trong một ngôi làng có siêu thị, quán rượu, nhà hát và công viên gần bên? Câu trả lời dường như đã rõ ràng, nhưng khi Yvonne van Amerongen giúp phát triển trung tâm chăm sóc bệnh nhân mất trí nhớ Hogeweyk ở Amsterdam 25 năm trước, nó được coi là một bứt phá đầy rủi ro khỏi truyền thống. Hãy cùng van Amerongen đến Hogeweyk để có cái nhìn về một viện dưỡng lão được tái định nghĩa dựa trên sự tự do, ý nghĩa và đời sống xã hội.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
10:30

Vietnamese subtitles

Revisions