< Return to Video

Tính logic đáng kinh ngạc nơi trẻ con

  • 0:01 - 0:03
    Theo tôi, Mark Twain đã nêu ra được
  • 0:03 - 0:06
    một trong những vấn đề cơ bản của
    của khoa học nhận thức
  • 0:06 - 0:08
    chỉ với một nhận xét dí dỏm.
  • 0:08 - 0:11
    Ông nói: "Khoa học thật hấp dẫn.
  • 0:11 - 0:15
    Nó sinh ra những lợi ích rất to lớn
    mà chỉ dùng những phỏng đoán
  • 0:15 - 0:18
    từ như người bán hàng rong mà thu
    được tiền lời của nhà buôn lớn."
  • 0:18 - 0:20
    (Tiếng cười)
  • 0:20 - 0:23
    Đương nhiên Twain chỉ nói đùa,
    nhưng ông ấy lại có lý:
  • 0:23 - 0:26
    Khoa học có điều gì đó rất thú vị.
  • 0:26 - 0:30
    Từ vài mẩu xương, ta suy ra
    sự tồn tại của khủng long.
  • 0:31 - 0:35
    Từ vạch quang phổ.
    là kết cấu của tinh vân.
  • 0:35 - 0:38
    Từ những con ruồi giấm,
  • 0:38 - 0:41
    là cơ chế của di truyền,
  • 0:41 - 0:46
    từ những hình ảnh tái tạo
    dòng máu chảy qua não,
  • 0:46 - 0:50
    hay trong trường hợp của tôi, từ cách
    ứng xử của những em bé còn rất nhỏ,
  • 0:50 - 0:53
    chúng ta có thể nói về cơ chế cơ bản
  • 0:53 - 0:55
    của sự nhận thức ở con người.
  • 0:56 - 1:00
    Tại phòng thí nghiệm của tôi thuộc khoa
    "Não và Khoa học Nhận thức," viện MIT,
  • 1:00 - 1:04
    tôi đã dành 10 năm qua
    để tìm hiểu về sự bí ẩn
  • 1:04 - 1:08
    về cách trẻ em học rất nhiều thứ,
    từ khi còn rất nhỏ mà lại rất nhanh.
  • 1:09 - 1:12
    Ở đây, điều thú vị trong
    khoa học cũng chính là
  • 1:12 - 1:15
    điều kỳ diệu ở trẻ em,
  • 1:15 - 1:18
    điều đó, đã gợi hứng
    cho Mark Twain,
  • 1:18 - 1:22
    là khả năng đưa ra đúng lúc những suy luận
    trừu tượng phong phú
  • 1:22 - 1:27
    nhanh chóng và chính xác
    từ những dữ liệu ít ỏi và lộn xộn.
  • 1:28 - 1:31
    Hôm nay, tôi sẽ đưa ra chỉ hai ví dụ.
  • 1:31 - 1:33
    Một ví dụ về vấn đề khái quát hóa,
  • 1:33 - 1:36
    và một về vấn đề liên kết
    nguyên nhân - hậu quả.
  • 1:36 - 1:38
    Dù tôi sẽ nói về công việc
    ở phòng nghiên cứu
  • 1:38 - 1:42
    nhưng công trình này được truyền cảm hứng
    và sinh lực từ cuộc sống thật.
  • 1:42 - 1:46
    Tôi rất cảm ơn những cố vấn, đồng nghiệp,
    và cộng tác viên khắp thế giới.
  • 1:47 - 1:50
    Tôi xin bắt đầu với vấn đề
    khái quát hóa.
  • 1:51 - 1:55
    Khái quát hóa từ những mẫu dữ liệu
    ít ỏi là "bánh mì và bơ" trong khoa học.
  • 1:55 - 1:57
    Chúng tôi lấy một phần rất nhỏ cử tri
  • 1:57 - 2:00
    rồi dự đoán kết quả
    của cuộc bầu cử quốc gia.
  • 2:00 - 2:04
    Chúng tôi thấy cách một ít bệnh nhân
    phản ứng với điều trị thử nghiệm,
  • 2:04 - 2:07
    và chúng ta bán thuốc ra cả nước.
  • 2:07 - 2:12
    Nhưng điều này chỉ hiệu quả nếu mẫu thử
    được lấy ngẫu nhiên trong dân cư.
  • 2:12 - 2:14
    Nếu mẫu thử của chúng ta được chọn kỹ càng
    theo cách nào đó--
  • 2:14 - 2:16
    như chúng ta chỉ chọn cử tri thành thị,
  • 2:16 - 2:21
    hay như, chọn thử nghiệm điều trị
    bệnh tim,
  • 2:21 - 2:23
    hay chỉ chọn nam giới --
  • 2:23 - 2:26
    thì kết quả sẽ không khái quát
    cho lượng người lớn hơn được.
  • 2:26 - 2:30
    Nên các nhà khoa học quan tâm liệu
    chứng cứ được thử mẫu có ngẫu nhiên không,
  • 2:30 - 2:32
    nhưng thế thì liên quan gì đến trẻ con?
  • 2:33 - 2:37
    Vâng, trẻ em phải liên tục khái quát
    từ những đơn vị dữ liệu ít ỏi.
  • 2:37 - 2:40
    Chúng thấy vài con vịt cao su
    và học được rằng vịt cao su nổi,
  • 2:40 - 2:44
    hoặc thấy vài trái bóng và học được
    rằng bóng nảy lên được.
  • 2:44 - 2:47
    Và các bé phát triển dự đoán
    trên vịt và bóng,
  • 2:47 - 2:50
    từ đó mở rộng áp dụng
    trên vịt cao su và bóng
  • 2:50 - 2:51
    trong suốt đời.
  • 2:51 - 2:55
    Những loại khái quát hoá mà trẻ em
    phải tạo ra về vịt và bóng
  • 2:55 - 2:57
    cũng được các em làm cho hầu hết mọi thứ:
  • 2:57 - 3:01
    giày dép, tàu thuyền, con dấu niêm phong,
    bắp cải hay vua chúa.
  • 3:02 - 3:05
    Vậy trẻ em có quan tâm liệu
    chứng cứ cỏn con mà chúng thấy
  • 3:05 - 3:09
    có đáng tin để đại diện cho số đông không?
  • 3:10 - 3:12
    Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
  • 3:12 - 3:13
    Tôi sẽ cho các bạn xem hai bộ phim,
  • 3:13 - 3:16
    mỗi phim có hai cảnh của thử nghiệm,
  • 3:16 - 3:18
    và vì chúng ta chỉ xem hai phim,
  • 3:18 - 3:20
    nên chúng ta chỉ gặp hai em bé thôi,
  • 3:20 - 3:24
    và bất kỳ hai bé nào cũng đều khác nhau
    theo muôn vàn cách.
  • 3:24 - 3:27
    Nhưng tất nhiên, những em bé này
    đại diện cho các nhóm em bé khác,
  • 3:27 - 3:29
    và những khác biệt mà các bạn sắp thấy
  • 3:29 - 3:35
    đại diện cho những khác biệt thường gặp
    trong hành vi trẻ con qua mọi điều kiện.
  • 3:35 - 3:38
    Trong mỗi bộ phim, bạn sẽ
    thấy bé làm
  • 3:38 - 3:41
    chính xác những gì bạn nghĩ em bé làm,
  • 3:41 - 3:45
    và chúng ta khó có thể làm cho các bé
    thần kì hơn khả năng của chúng.
  • 3:46 - 3:48
    Nhưng với tôi điều thần kì,
  • 3:48 - 3:50
    và điều mà tôi muốn bạn chú ý
  • 3:50 - 3:53
    là sự đối lập giữa hai trường hợp,
  • 3:53 - 3:57
    vì điều duy nhất khác biệt
    giữa hai bộ phim này
  • 3:57 - 4:00
    là thống kê chứng cứ
    mà các bé sẽ quan sát.
  • 4:01 - 4:05
    Chúng tôi sẽ cho các bé xem
    một hộp bóng xanh và vàng
  • 4:05 - 4:09
    rồi Hyowon Gweon, cựu học sinh sau đại học
    giờ là đồng nghiệp của tôi tại Stanford,
  • 4:09 - 4:12
    sẽ lấy liên tiếp ba bóng xanh ra khỏi
    hộp này,
  • 4:12 - 4:15
    khi lấy bóng ra, cô ta sẽ bóp chúng,
  • 4:15 - 4:18
    và bóng sẽ phát ra tiếng chít chít.
  • 4:18 - 4:20
    Nếu bạn là một đứa trẻ,
    thì đó như buổi nói chuyện của TED.
  • 4:20 - 4:22
    Mà thực ra là vậy.
  • 4:22 - 4:25
    (Tiếng cười)
  • 4:27 - 4:31
    Nhưng điểm quan trọng là dễ lấy
    liên tiếp ba quả bóng xanh
  • 4:31 - 4:33
    ra khỏi hộp đựng hầu hết bóng xanh.
  • 4:33 - 4:35
    Nhắm mắt bạn cũng làm được.
  • 4:35 - 4:38
    Đó hiển nhiên là một mẫu thử
    ngẫu nhiên từ nhóm này.
  • 4:38 - 4:42
    Nếu bạn thò tay vào hộp một cách ngẫu
    nhiên và lấy ra thứ phát ra tiếng,
  • 4:42 - 4:45
    thì có thể mọi thứ trong hộp đều kêu.
  • 4:45 - 4:48
    Vậy có thể các bé cũng mong đợi
    những quả bóng vàng phát ra tiếng.
  • 4:48 - 4:51
    Giờ những quả bóng vàng
    có gắn que ngộ nghĩnh để cầm,
  • 4:51 - 4:54
    nên các bé có thể làm
    điều mình muốn.
  • 4:54 - 4:55
    Các bé có thể đập hay gõ vào chúng.
  • 4:55 - 4:58
    Nhưng hãy xem bé làm gì.
  • 5:01 - 5:04
    (Phim) Hyowon Gweon: Thấy không?
    (Bóng chít chít)
  • 5:05 - 5:08
    Con thấy rồi chứ?
    (Bóng chít chít)
  • 5:08 - 5:11
    Tuyệt nhỉ.
  • 5:13 - 5:15
    Thấy cái này không?
  • 5:15 - 5:17
    (Bóng chít chít)
  • 5:17 - 5:19
    Ồ.
  • 5:22 - 5:24
    Laura Schulz: Nói rồi mà.
    (Tiếng cười)
  • 5:24 - 5:28
    (Phim)HG: Thấy quả này không?
    (Bóng chít chít)
  • 5:28 - 5:33
    Clara, bóng này cho con.
    Cầm lấy mà chơi.
  • 5:40 - 5:44
    (Tiếng cười)
  • 5:44 - 5:47
    LS: Tôi thậm chí không cần nói,
  • 5:47 - 5:50
    Rất hay khi các bé sẽ khái quát
    những tính chất
  • 5:50 - 5:52
    của bóng xanh so với bóng vàng,
  • 5:52 - 5:55
    và rất ấn tượng khi các bé
    có thể học từ việc bắt chước chúng ta,
  • 5:55 - 5:58
    nhưng chúng ta biết những điều này
    về các bé từ lâu rồi.
  • 5:58 - 6:00
    Câu hỏi thú vị ở đây là
  • 6:00 - 6:03
    điều gì xảy ra khi ta đưa cho các bé
    cùng một thứ,
  • 6:03 - 6:07
    và chúng tôi chắc chắn nó hoàn toàn giống
    vì chúng tôi có một ngăn bí mật
  • 6:07 - 6:09
    và chúng tôi thật ra chỉ lấy bóng từ đấy,
  • 6:09 - 6:12
    nhưng lần này, tất cả những gì chúng ta
    thay đổi là nhóm đối tượng hiện có
  • 6:12 - 6:15
    mà từ đó sẽ rút ra suy luận.
  • 6:15 - 6:19
    Lần này, chúng ta cho các bé
    thấy ba quả bóng xanh
  • 6:19 - 6:22
    được lấy ra khỏi hộp có nhiều bóng vàng,
  • 6:22 - 6:23
    và hãy đoán xem?
  • 6:23 - 6:26
    Bạn [có thể sẽ không] ngẫu nhiên
    rút liên tiếp 3 bóng xanh
  • 6:26 - 6:29
    ra khỏi hộp nhiều bóng vàng được.
  • 6:29 - 6:32
    Đó không phải chứng cứ từ mẫu thử
    ngẫu nhiên rõ ràng.
  • 6:32 - 6:38
    Chứng cứ đó cho thấy rằng có thể Hyowon
    đang cố ý lấy mẫu bóng xanh.
  • 6:38 - 6:40
    Có thể bóng xanh có gì đó đặc biệt.
  • 6:41 - 6:44
    Có thể chỉ có bóng xanh kêu được.
  • 6:44 - 6:46
    Chúng ta hãy xem bé làm gì.
  • 6:46 - 6:49
    (Phim) HG: Xem cái này?
    (Bóng chít chít)
  • 6:51 - 6:53
    Nhìn đồ chơi này?
    (Bóng chít chít)
  • 6:53 - 6:59
    Ồ, hay quá hen! thấy không?
    (Bóng chít chít)
  • 6:59 - 7:03
    Bây giờ, cái này cho con chơi nè!.
    Cầm lấy chơi đi.
  • 7:06 - 7:12
    (Bé kình)
    (Tiếng cười)
  • 7:15 - 7:18
    Bạn vừa xem hai bé 15 tháng tuổi
  • 7:18 - 7:20
    làm những việc hoàn toàn khác nhau
  • 7:20 - 7:23
    chỉ dựa trên việc xảy ra
    của mẫu mà chúng quan sát được.
  • 7:23 - 7:26
    Để tôi cho các bạn xem kết quả thí nghiệm.
  • 7:26 - 7:28
    trên trục tung là phần trăm các bé
  • 7:28 - 7:31
    bóp bóng kêu trong mỗi trường hợp,
  • 7:31 - 7:35
    như bạn thấy, trẻ gần như
    khái quát chứng cứ tốt hơn
  • 7:35 - 7:38
    khi chứng cứ là đại diện hợp lý từ số đông
  • 7:38 - 7:41
    so với khi chứng cứ rõ ràng được chọn
    một cách cố ý.
  • 7:41 - 7:44
    Điều này đưa đến một dự đoán thú vị:
  • 7:44 - 7:49
    Giả sử bạn lấy chỉ một bóng xanh ra
    từ một hộp đa số là bóng vàng,
  • 7:49 - 7:53
    bạn [có thể không] lấy ra được ngẫu nhiên
    liên tiếp ba bóng xanh trong hộp bóng vàng
  • 7:53 - 7:55
    nhưng bạn có thể lấy ngẫu nhiên
    chỉ một bóng xanh.
  • 7:55 - 7:57
    Đó không là một mẫu thử không chắc.
  • 7:57 - 7:59
    Nếu bạn ngẫu nhiên đưa tay vào trong hộp
  • 7:59 - 8:03
    và lấy ra quả nào đó kêu được
    thì có thể mọi bóng trong đó đều kêu.
  • 8:04 - 8:08
    Mặc dù các bé sẽ thấy
    ít chứng cứ cho thứ kêu được,
  • 8:08 - 8:11
    và có ít động tác để bắt chước
  • 8:11 - 8:14
    như trường hợp thấy một quả bóng này hơn
    so với trường hợp bạn vừa xem,
  • 8:14 - 8:18
    chúng ta dự đoán chính các bé
    sẽ bóp bóng kêu nhiều hơn,
  • 8:18 - 8:21
    và đó chính là điều chúng tôi đã tìm ra.
  • 8:21 - 8:25
    Vậy em bé 15 tháng tuổi trong trường
    hợp này, giống như các nhà khoa học,
  • 8:25 - 8:28
    quan tâm liệu chứng cứ được lấy mẫu
    ngẫu nhiên hay không,
  • 8:28 - 8:32
    và chúng dùng cách này để phát triển
    phán đoán về thế giới:
  • 8:32 - 8:34
    cái gì kêu và cái gì không kêu,
  • 8:34 - 8:37
    cái gì nên khám phá và cái gì nên bỏ qua.
  • 8:38 - 8:40
    Tôi sẽ cho các bạn xem một ví dụ khác,
  • 8:40 - 8:43
    lần này là về vấn đề về lý luận
    nguyên nhân - hậu quả.
  • 8:43 - 8:46
    Nó bắt đầu với vấn đề
    của chứng cứ quái quỷ
  • 8:46 - 8:47
    mà tất cả chúng ta đều có,
  • 8:47 - 8:49
    mà là chúng ta là một phần thế giới.
  • 8:49 - 8:53
    Đây có thể không phải là rắc rối với
    bạn, nhưng như hầu hết các rắc rối,
  • 8:53 - 8:55
    nó chỉ sinh chuyện khi có cái gì đó sai.
  • 8:55 - 8:57
    Hãy lấy bé này làm ví dụ.
  • 8:57 - 8:59
    Có gì đó trục trặc cho bé.
  • 8:59 - 9:01
    Bé muốn đồ chơi này
    chạy, nhưng không thể.
  • 9:01 - 9:04
    Tôi sẽ cho bạn xem một clip ngắn vài giây.
  • 9:09 - 9:11
    Nói chung, có hai khả năng sau:
  • 9:11 - 9:14
    Có thể bé làm gì đó sai,
  • 9:14 - 9:18
    hoặc có thể món đồ chơi
    có gì đó trục trặc.
  • 9:18 - 9:20
    Vậy trong thí nghiệm tiếp theo,
  • 9:20 - 9:24
    chúng tôi chỉ đưa cho các bé
    chỉ một chút xíu dữ liệu thống kê
  • 9:24 - 9:26
    hổ trợ giả thuyết đối với
    giả thuyết con lại,
  • 9:26 - 9:30
    chúng tôi sẽ quan sát liệu các bé có thể
    dùng dữ liệu đó để quyết định
  • 9:30 - 9:31
    khác điều mình làm.
  • 9:31 - 9:33
    Đây là sự dàn dựng.
  • 9:34 - 9:37
    Hyowon sẽ cố gắng làm đồ chơi
    chạy và nó kêu thật.
  • 9:37 - 9:40
    rồi đến lượt tôi, hai lần đều thất bại,
  • 9:40 - 9:44
    và rồi Hyowon thử lại
    lần nữa và thành công,
  • 9:44 - 9:47
    điều đó kết luận mối liên hệ giữa tôi và
    những sinh viên cao học
  • 9:47 - 9:50
    về mặt công nghệ .
  • 9:50 - 9:53
    Nhưng điều quan trọng ở đây là
    nó cho thấy một ít chứng cứ
  • 9:53 - 9:57
    rằng rắc rối không từ đồ chơi,
    nó từ con người.
  • 9:57 - 9:59
    Một số người có thể làm đồ chơi này
    chạy được,
  • 9:59 - 10:00
    số khác thì không.
  • 10:01 - 10:04
    Bây giờ, khi bé lấy được đồ chơi,
    bé sẽ có một lựa chọn.
  • 10:04 - 10:06
    Mẹ bé ở ngay đây,
  • 10:06 - 10:10
    nên bé có thể đưa mẹ đồ chơi
    và thay đổi người chơi,
  • 10:10 - 10:13
    hoặc cũng sẽ có đồ chơi khác ở cuối tấm vải,
  • 10:13 - 10:16
    bé có thể kéo tấm vải về phía mình
    và đổi đồ chơi
  • 10:16 - 10:19
    Vậy hãy xem bé sẽ làm gì nhé.
  • 10:19 - 10:23
    HG: Hai, ba, nhấn!
    (tiếng nhạc)
  • 10:23 - 10:26
    LS: Một, hai, ba, nhấn!
  • 10:26 - 10:33
    Athur, cô sẽ làm lại nhé.
    Một, hai, ba, nhấn!
  • 10:34 - 10:36
    YG: Athur, cô thử lại lần nữa nhé?
  • 10:36 - 10:41
    Một, hai, ba, nhấn!
    (Tiếng nhạc)
  • 10:42 - 10:43
    Nhìn này, con nhớ các đồ chơi này chứ?
  • 10:43 - 10:47
    Hãy nhìn các đồ chơi này? Cô sẽ
    để nó ở đây,
  • 10:47 - 10:49
    và cô đưa cho con món này.
  • 10:49 - 10:51
    Con có thể cầm lấy và chơi.
  • 11:11 - 11:16
    LS: Được rồi, Laura, nhưng tất nhiên
    các bé yêu mẹ mình.
  • 11:16 - 11:18
    Cho nên tất nhiên là các em đưa
    đồ chơi cho mẹ
  • 11:18 - 11:20
    khi các bé không mở được đồ chơi.
  • 11:20 - 11:24
    Một lần nữa, câu hỏi quan trọng
    là điều gì xảy ra khi chúng ta thay đổi
  • 11:24 - 11:27
    một chút dữ liệu thống kê.
  • 11:27 - 11:31
    Lần này, các bé sẽ thấy đồ chơi kêu
    và không kêu theo đúng trật tự,
  • 11:31 - 11:33
    nhưng chúng tôi thay đổi
    sự thứ tự của kết quả.
  • 11:33 - 11:38
    Lần này, Hyowon là thành công một
    lần và thất bại một lần, tôi cũng vậy.
  • 11:38 - 11:43
    Điều này muốn nói rằng dù là ai
    thử đi nữa thì đồ chơi này cũng đã hỏng.
  • 11:43 - 11:45
    Nó không hoạt động nữa.
  • 11:45 - 11:47
    Một Lần nữa, các bé sẽ phải chọn lựa.
  • 11:47 - 11:51
    Mẹ bé ở ngay bên cạnh,
    nên bé có thể đổi người,
  • 11:51 - 11:54
    và có đồ chơi khác ở phía cuối tấm vải.
  • 11:54 - 11:55
    Hãy xem bé làm gì nhé.
  • 11:55 - 12:00
    (Video) HG : Hai, ba, nhấn!
    (Tiếng nhạc)
  • 12:00 - 12:05
    Cho cô làm lần nữa nhé.
    Một, hai, ba, nhấn!
  • 12:05 - 12:07
    (Hừm)
  • 12:08 - 12:11
    LS: Cho cô thử nhé, Clara
  • 12:11 - 12:15
    Một, hai, ba nhấn!
  • 12:15 - 12:17
    Hmm, cô thử lại nhé.
  • 12:17 - 12:23
    Một, hai, ba, nhấn!
    (Tiếng nhạc)
  • 12:23 - 12:25
    HG: tôi sẽ đặt cái này ở đây,
  • 12:25 - 12:27
    và cô cho con cái này.
  • 12:27 - 12:31
    Con có thể cầm lấy và chơi nhé.
  • 12:46 - 12:51
    (Vỗ tay)
  • 12:53 - 12:55
    LS: Để tôi cho các bạn
    xem kết quả thí nghiệm.
  • 12:55 - 12:58
    Trên trục tung,
    bạn sẽ thấy số lần
  • 12:58 - 13:00
    lựa chọn của các bé
    trong mỗi trường hợp,
  • 13:00 - 13:05
    và bạn cũng thấy số lần
    lựa chọn các bé làm
  • 13:05 - 13:08
    dựa vào chứng cứ các bé quan sát.
  • 13:08 - 13:10
    Vậy, ở năm hai tuổi,
  • 13:10 - 13:12
    các bé có thể biết sử dụng một ít
    dữ liệu thống kê
  • 13:12 - 13:16
    để quyết định giữa hai
    chiến lược cơ bản khác nhau
  • 13:16 - 13:17
    tác động vào thế giới xung quanh:
  • 13:17 - 13:20
    tìm sự giúp đỡ hay khám phá.
  • 13:22 - 13:25
    Tôi vừa cho các bạn xem
    hai thí nghiệm
  • 13:25 - 13:29
    trong hàng trăm thí nghiệm trên thực địa
    cho cùng mục tiêu,
  • 13:29 - 13:31
    vì điểm then chốt
  • 13:31 - 13:36
    là khả năng làm phong phú lập luận
    từ những dữ liệu ít ỏi của các bé
  • 13:36 - 13:42
    ẩn chứa tất cả cách học của từng
    giống loài chuyên biệt mà chúng ta làm.
  • 13:42 - 13:46
    Trẻ học cách dùng những công cụ mới
    chỉ từ vài ví dụ.
  • 13:46 - 13:51
    Chúng học quan hệ nhân quả
    chỉ từ vài ví dụ.
  • 13:52 - 13:57
    Chúng thậm chí học từ mới, trong trường hợp này,
    là Ngôn ngữ bằng tay của Mỹ.
  • 13:57 - 13:59
    Tôi muốn kết thúc với hai điểm.
  • 14:00 - 14:04
    Nếu bạn theo dõi chuyên môn của tôi,
    trong lĩnh vực não và khoa học nhận thức,
  • 14:04 - 14:06
    trong những năm qua,
  • 14:06 - 14:08
    ba ý tưởng lớn sẽ thu hút sự chú
    ý của bạn.
  • 14:08 - 14:12
    Thứ nhất, đó là thời đại của não.
  • 14:12 - 14:15
    Thực ra, có những phát hiện chiến lược
    trong khoa học nơ-ron thần kinh:
  • 14:15 - 14:19
    việc định vị các vùng chuyên biệt của
    vỏ não theo chức năng,
  • 14:19 - 14:21
    việc làm trong suốt não chuột,
  • 14:21 - 14:25
    việc kích hoạt các nơ-ron bằng ánh sáng.
  • 14:25 - 14:27
    Ý tưởng thứ nhì
  • 14:27 - 14:31
    thì đây là kỷ nguyên của dữ liệu lớn
    và học máy,
  • 14:31 - 14:34
    và học máy hứa hẹn
    sẽ cách mạng hoá sự hiểu biết của ta
  • 14:34 - 14:39
    về mọi thứ từ hệ thống xã hội
    cho đến dịch tễ học.
  • 14:39 - 14:42
    Và có thể, qua việc giải quyết vấn đề
    về phân tích hình ảnh
  • 14:42 - 14:44
    và quá trình hiểu ngôn ngữ tự nhiên,
  • 14:44 - 14:47
    để nói với chúng ta điều gì đó về
    nhận thức của con người.
  • 14:48 - 14:50
    Ý tưởng lớn cuối cùng bạn
    sẽ nghe
  • 14:50 - 14:53
    là một ý tưởng tuyệt vời giúp
    chúng ta biết nhiều về não
  • 14:53 - 14:55
    và tiếp cận được dữ liệu lớn,
  • 14:55 - 14:58
    nhờ vào những thiết bị của chúng ta,
  • 14:58 - 15:01
    con người lầm lẫn,
    ta hay đi tắt,
  • 15:01 - 15:05
    ta đi lạc, ta phạm lỗi,
  • 15:05 - 15:08
    ta bị chệch hướng, và trong vô vàn cách,
  • 15:08 - 15:11
    ta nhận thức sai về thế giới.
  • 15:13 - 15:16
    Tôi nghĩ đây là những
    câu chuyện quan trọng,
  • 15:16 - 15:20
    và những thiết bị đó nhiều điều để nói
    với ta về ý nghĩa của việc làm người,
  • 15:20 - 15:23
    nhưng tôi muốn bạn nhớ rằng hôm nay
    tôi nói với bạn về câu chuyện rất khác.
  • 15:24 - 15:28
    Đó là một câu chuyện về tư duy chứ
    không phải về não bộ,
  • 15:28 - 15:31
    và đặc biệt, đó là một câu chuyện
    về các loại tính toán
  • 15:31 - 15:33
    mà chỉ có não người mới có thể làm,
  • 15:33 - 15:37
    lại có liên quan đến kiến thức dồi dào trật tự
    và khả năng học
  • 15:37 - 15:43
    từ những lượng dữ liệu ít ỏi,
    đó là chứng cứ qua vài ví dụ.
  • 15:44 - 15:49
    Và cơ bản, đó là câu chuyện
    về cách khởi đầu của các em bé rất nhỏ
  • 15:49 - 15:53
    và cứ tiếp tục như thế
    đến những hoàn thiện tuyệt vời nhất
  • 15:53 - 15:57
    của văn hoá của chúng ta,
  • 15:57 - 15:59
    để chúng ta dẫn dắt thế giới đúng hướng.
  • 16:00 - 16:06
    Tư duy người không chỉ
    học được từ lượng dữ liệu ít ỏi.
  • 16:06 - 16:08
    Tư duy người còn cùng lúc tạo ra
    ý tưởng mới.
  • 16:09 - 16:12
    Tư duy người làm
    nghiên cứu và phát minh,
  • 16:12 - 16:17
    và tư duy người sản sinh ra
    nghệ thuật và văn học và thơ và kịch,
  • 16:17 - 16:21
    và tư duy người
    chăm lo cho người khác:
  • 16:21 - 16:24
    người già, người trẻ, người bệnh.
  • 16:25 - 16:27
    Chúng ta thậm chí chữa lành cho họ.
  • 16:28 - 16:31
    Trong những năm tới, chúng ta sẽ
    thấy nhiều đổi mới công nghệ
  • 16:31 - 16:34
    vượt xa mọi thứ mà ta có thể tưởng tượng,
  • 16:34 - 16:37
    nhưng chúng ta không có nhiều cơ may
  • 16:37 - 16:42
    thấy được bất kỳ cái gì thậm chí gần giống
    với sức mạnh tính toán của một đứa trẻ
  • 16:42 - 16:47
    trong đời tôi hay trong đời bạn.
  • 16:47 - 16:52
    Nếu ta đầu tư cho lực học mạnh mẽ
    nhất này và cho sự phát triển
  • 16:52 - 16:55
    nơi em bé và trẻ em
  • 16:55 - 16:56
    và những bà mẹ và ông bố
  • 16:56 - 16:59
    và người chăm sóc, và thầy cô
  • 16:59 - 17:03
    và cách mà chúng ta đầu tư vào những
    hình thức mạnh mẽ và lịch lãm nhất
  • 17:03 - 17:06
    của công nghệ, kỹ thuật và thiết kế,
  • 17:06 - 17:09
    ta sẽ không chỉ mơ ước
    về một tương lai tốt hơn,
  • 17:09 - 17:12
    mà ta còn lên kế hoạch cho tương lai.
  • 17:12 - 17:14
    Cảm ơn rất nhiều.
  • 17:14 - 17:17
    (Vỗ tay)
  • 17:18 - 17:22
    Chris Anderson: Laura, cảm ơn.
    Tôi xin có một câu hỏi cho bạn.
  • 17:22 - 17:25
    Trước hết, nghiên cứu này vô nghĩa.
  • 17:25 - 17:28
    Tôi muốn nói, ai thiết kế một
    thử nghiệm kiểu này? (Tiếng cười)
  • 17:29 - 17:31
    Tôi đã từng thấy vài lần,
  • 17:31 - 17:34
    và tôi thật tình vẫn không tin
    rằng điều đó có thể thật sự xảy ra,
  • 17:34 - 17:37
    nhưng vài người khác đã làm
    thí nghiệm giống vậy; thất bại.
  • 17:37 - 17:39
    Các em bé thật sự là thần đồng.
  • 17:39 - 17:42
    LS: Bạn biết đấy, các em có vẻ rất ấn tượng
    trong các thí nghiêm,
  • 17:42 - 17:45
    nhưng hãy nghĩ các em như thế nào
    trong cuộc đời thật!
  • 17:45 - 17:46
    Bắt đầu từ một em bé.
  • 17:46 - 17:48
    18 tháng sau,
    bé nói với bạn,
  • 17:48 - 17:51
    những từ đầu tiên của bé không chỉ
    là những thứ như banh và vịt,
  • 17:51 - 17:54
    mà là những thứ như "hết rồi"
    để chỉ sự biến mất,
  • 17:54 - 17:56
    hay "ái, ui," để chỉ
    những hành động không cố ý.
  • 17:56 - 17:58
    Điều đó cũng có sức mạnh tương tự.
  • 17:58 - 18:00
    Nó phải mạnh hơn nhiều
    những gì tôi vừa trình bày với bạn.
  • 18:00 - 18:02
    Chúng là toàn bộ thế giới.
  • 18:02 - 18:05
    Một trẻ bốn tuổi có thể nói với bạn
    về hầu hết mọi thứ.
  • 18:05 - 18:07
    (Vỗ tay)
  • 18:07 - 18:10
    CA: Nếu tôi không lầm,
    điểm mấu chốt khác bạn đang làm
  • 18:10 - 18:13
    chúng ta đã nói trong những năm qua
    qua buổi nói chuyện này
  • 18:13 - 18:15
    về mức độ lầm lẫn trong suy nghĩ của ta,
  • 18:15 - 18:18
    rằng kinh tế học hành vi và những
    lý thuyết đằng sau nó
  • 18:18 - 18:20
    rằng chúng ta không là
    những nhân tố lý trí.
  • 18:20 - 18:24
    Bạn nói rằng câu chuyện lớn hơn
    là kỳ diệu thế nào,
  • 18:24 - 18:29
    khi có một thần đồng thật sự ở đây
    mà chưa được đánh giá đúng mức.
  • 18:29 - 18:31
    LS: Trích dẫn tôi thích
    trong tâm lý học
  • 18:31 - 18:33
    từ Nhà tâm lý xã hội Solomon Asch,
  • 18:33 - 18:36
    ông ta nói nhiệm vụ cơ bản
    của tâm lý là lấy đi
  • 18:36 - 18:39
    bức màn chứng cứ tự có về sự vật.
  • 18:39 - 18:43
    Có những thứ tự về độ quan trọng
    khác nhau của những quyết định hàng ngày
  • 18:43 - 18:44
    để đưa thế giới đúng hướng.
  • 18:44 - 18:47
    Bạn biết về sự vật và
    các thuộc tính của nó.
  • 18:47 - 18:50
    Bạn biết khi sự vật bị che lấp,
    Bạn biết sự vật trong bóng tối.
  • 18:50 - 18:51
    Bạn có thể đi qua các phòng.
  • 18:51 - 18:54
    Bạn có thể suy ra điều người
    khác đang nghĩ. Bạn có thể nói với họ.
  • 18:54 - 18:57
    Bạn định vị trong không gian.
    Bạn biết các chữ số.
  • 18:57 - 19:00
    Bạn biết quan hệ nhân quả.
    Bạn biết lý luận hợp lý.
  • 19:00 - 19:02
    Bạn làm điều đó dễ dàng,
    đến mức bạn không để ý
  • 19:02 - 19:05
    Đó là cách ta dẫn thế giới
    đúng hướng, và đó là một thành quả
  • 19:05 - 19:07
    đáng nể nhưng rất khó hiểu.
  • 19:07 - 19:10
    CA: Tôi nghĩ nhiều người trong
    khán phòng có
  • 19:10 - 19:12
    cách nhìn về việc tăng tốc
    sức mạnh kỹ thuật
  • 19:12 - 19:15
    họ chống lại ý kiến của bạn
    rằng không bao giờ trong đời
  • 19:15 - 19:18
    một máy tính làm được
    điều đứa trẻ 3 tuổi có thể làm,
  • 19:18 - 19:21
    nhưng điều rõ ràng là trong bất kỳ tình
    huống nào,
  • 19:21 - 19:25
    máy cần phải học nhiều thứ từ
    những đứa trẻ.
  • 19:26 - 19:29
    LS: Tôi nghĩ vậy. Bạn sẽ thấy nhiều người - máy học ở đây.
  • 19:29 - 19:34
    Tôi muốn nói bạn không nên cá cược
    mà không chọn bên trẻ con hoặc tinh tinh
  • 19:34 - 19:37
    hoặc công nghệ trong thực hành,
  • 19:37 - 19:42
    nhưng nó không chỉ
    là một khác biệt về số lượng,
  • 19:42 - 19:44
    nó còn là một khác biệt về thể loại.
  • 19:44 - 19:46
    Chúng ta có những máy tính cực kỳ mạnh,
  • 19:46 - 19:48
    và chúng làm được nhiều thứ
    vô cùng tinh vi,
  • 19:48 - 19:51
    thông thường với một lượng dữ liệu rất lớn.
  • 19:51 - 19:54
    Theo tôi, tư duy con người làm
    được thứ khá khác biệt,
  • 19:54 - 19:58
    và tôi nghĩ nó là tự nhiên của kiến thức
    con người được kết cấu, xếp đặt
  • 19:58 - 20:00
    mà vẫn còn là một thách thức thật sự.
  • 20:00 - 20:03
    CA: Laura Schulz, một món ăn tuyệt vời
    cho suy nghĩ. Cảm ơn nhiều.
  • 20:03 - 20:06
    LS: Cảm ơn.
    (Vỗ tay)
Title:
Tính logic đáng kinh ngạc nơi trẻ con
Speaker:
Laura Schulz
Description:

Làm thế nào mà trẻ học được nhiều và nhanh như vậy từ những điều rất nhỏ? Trong một buổi nói chuyện đầy minh chứng và thú vị, nhà khoa học nhận thức Laura Schulz trình bày về cách thức trẻ con đưa ra quyết định với một lý lẽ mạnh mẽ đến kinh ngạc trong logic, ngay cả trước khi chúng biết nói.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
20:18

Vietnamese subtitles

Revisions