< Return to Video

Tin đồn về não trái và não phải - Elizabeth Waters

  • 0:07 - 0:09
    Hãy ngắm nhìn bộ não con người,
  • 0:09 - 0:14
    một nơi mấp mô được chia thành
    2 bên trái phải. .
  • 0:14 - 0:18
    Cấu trúc này đã khơi nguồn cho một trong
    những quan niệm phổ biến nhất về bộ não,
  • 0:18 - 0:20
    rằng bên trái kiểm soát logic
  • 0:20 - 0:23
    và bên phải, sự sáng tạo.
  • 0:23 - 0:28
    Và tuy nhiên, đây chỉ là tin đồn
    chưa được khoa học chứng minh
  • 0:28 - 0:31
    Vậy tin đồn này từ đâu,
  • 0:31 - 0:33
    và nó sai chỗ nào?
  • 0:33 - 0:36
    Đúng là bộ não có một bên phải
    và một bên trái.
  • 0:36 - 0:40
    Điều này dễ nhận thấy nhất
    ở lớp bên ngoài, hay vỏ não.
  • 0:40 - 0:42
    Còn các vùng bên trong, như thể vân,
  • 0:42 - 0:44
    vùng dưới đồi,
  • 0:44 - 0:44
    đồi thị,
  • 0:44 - 0:46
    và cuống não
  • 0:46 - 0:49
    có vẻ được tạo ra từ
    các mô nối tiếp liên tục,
  • 0:49 - 0:53
    nhưng thật ra, chúng cũng được
    sắp xếp theo bên trái bên phải.
  • 0:53 - 0:57
    Não trái và não phái
    kiểm soát các chức năng khác nhau của cơ thể,
  • 0:57 - 1:00
    như vận động và nhìn.
  • 1:00 - 1:05
    Não phải kiểm soát chuyển động
    của tay và chân trái và ngược lại.
  • 1:05 - 1:09
    Hệ thống thị giác
    thậm chí còn phức tạp hơn.
  • 1:09 - 1:13
    Mỗi mắt có một vùng mắt trái
    và vùng mắt phải.
  • 1:13 - 1:16
    Thông tin từ vùng mắt trái
    đều được gửi tới não phải,
  • 1:16 - 1:20
    vùng mắt phải
    đều được gửi đến não trái.
  • 1:20 - 1:24
    Nên bộ não sử dụng cả hai bên để tạo ra
    một hình ảnh hoàn chỉnh.
  • 1:24 - 1:30
    Các nhà khoa học không biết chắc chắn
    vì sao lại có sự bắt chéo đó.
  • 1:30 - 1:35
    Một giả thuyết là điều đó xuất hiện khi
    động vật phát triển hệ thần kinh phức tạp
  • 1:35 - 1:40
    vì nó giúp sinh vật sinh tồn
    với phản xạ nhanh hơn.
  • 1:40 - 1:43
    Nếu một con vật nhìn thấy kẻ săn mồi
    đến từ bên trái,
  • 1:43 - 1:46
    Nó tốt nhất nên thoát thân về bên phải.
  • 1:46 - 1:50
    Nên ta có thể nói hệ thống điều khiển
    thị giác và vận động là hai hệ thống
  • 1:50 - 1:53
    phụ thuộc vào cấu trúc trái-phải này,
  • 1:53 - 1:59
    nhưng vấn đề nảy sinh khi ta suy diễn
    ý tưởng đó sang logic và tính sáng tạo.
  • 1:59 - 2:02
    Quan niệm sai lầm này ra đời vào
    giữa những năm 1800
  • 2:02 - 2:05
    khi hai nhà thần kinh học,
    Broca và Wernickle,
  • 2:05 - 2:11
    kiểm tra các bệnh nhân bị tổn thương não
    gặp khó khăn trong giao tiếp.
  • 2:11 - 2:15
    Các nhà nghiên cứu tìm thấy những hư hại ở
    thùy thái dương bên trái của bệnh nhân,
  • 2:15 - 2:20
    vì thế họ đề xuất rằng ngôn ngữ được
    kiểm soát bới phần não bên trái.
  • 2:20 - 2:23
    Quan điểm đó đã thu hút
    sự tưởng tượng của mọi người.
  • 2:23 - 2:24
    Tác giả Robert Louis Stevenson
  • 2:24 - 2:28
    khi đó đã giới thiệu ý tưởng
    về một bán cầu trái đầy logic
  • 2:28 - 2:31
    cạnh tranh với một bán cầu phải
    dễ xúc động
  • 2:31 - 2:35
    được thể hiện qua các nhân vật của ông,
    Tiến sĩ Jekyll và ông Hyde.
  • 2:35 - 2:38
    Nhưng giả thuyết này không đúng khi
    các bác sỹ và nhà khoa học
  • 2:38 - 2:41
    xem xét những bệnh nhân
    bị mất một bán cầu não
  • 2:41 - 2:45
    hoặc có hai bán cầu bị chia tách.
  • 2:45 - 2:48
    Những bệnh nhân đều biểu hiện đầy đủ,
  • 2:48 - 2:51
    cả logic và sáng tạo.
  • 2:51 - 2:55
    Nghiên cứu về sau cho thấy một bên
    não tích cực hoạt động hơn bên còn lại
  • 2:55 - 2:58
    trong một vài chức năng.
  • 2:58 - 3:00
    Ngôn ngữ được khoanh vùng nhiều hơn
    vào bán cầu trái
  • 3:00 - 3:03
    còn sự tập trung thì ở bên phải.
  • 3:03 - 3:05
    Vì thế một bên não có thể làm việc nhiều hơn,
  • 3:05 - 3:10
    nhưng điều đó thay đổi một cách hệ thống
    hơn là theo cá nhân.
  • 3:10 - 3:11
    Không có chứng cứ nào gợi ý
  • 3:11 - 3:15
    rằng mỗi cá nhân có một bên não
    hoạt động vượt trội hơn,
  • 3:15 - 3:18
    hay củng cố cho quan điểm
    về sự phân chia trái-phải
  • 3:18 - 3:20
    giữa logic và sáng tạo.
  • 3:20 - 3:24
    Một số người có thể đặc biệt logic
    hoặc sáng tạo,
  • 3:24 - 3:27
    nhưng điều đó không liên quan gì
    đến hai bên não bộ cả.
  • 3:27 - 3:32
    Và ngay cả khi nói logic và sáng tạo
    luôn mâu thuẫn với nhau
  • 3:32 - 3:34
    cũng không đúng.
  • 3:34 - 3:38
    Giải quyết những bài toán phức tạp yêu cầu
    một sự sáng tạo đầy cảm hứng
  • 3:38 - 3:42
    và nhiều công trình nghệ thuật sống động
    hàm chứa những logic phức tạp.
  • 3:42 - 3:46
    Hầu như mỗi kỳ công của sáng tạo và logic
  • 3:46 - 3:50
    đều mang dấu ấn của toàn bộ bộ não
    hoạt động như một thể thống nhất.
Title:
Tin đồn về não trái và não phải - Elizabeth Waters
Speaker:
Elizabeth Waters
Description:

Xem bài học đầy đủ: https://ed.ted.com/lessons/the-left-brain-vs-right-brain-myth-elizabeth-waters
Dễ dàng thấy rằng bộ não con người được chia thành một bên trái và một bên phải. Cấu trúc này đã khơi nguồn cho một trong những quan điểm phổ biến nhất về bộ não: rằng bên trái kiểm soát logic và bên phải kiểm soát sự sáng tạo. Thế nhưng, đây là một niềm tin sai lầm, chưa được khoa học chứng minh. Vậy ý tưởng này đã ra đời như thế nào, và nó sai ở chỗ nào? Elizabeth Waters xem xét quan niệm sai lầm đã tồn tại lâu dài này.
Bài giảng bởi Elizabeth Waters, minh họa bởi Daniel Gray.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
04:12

Vietnamese subtitles

Revisions