Return to Video

Tại sao chúng ta lại thu hoạch máu của loài sam? - Elizabeth Cox

  • 0:01 - 0:05
    "Một thế giới, một trải nghiệm"
    Edward O.Wilson, Sự đa dạng của cuộc sống.
  • 0:07 - 0:11
    Trong những tháng trời ấm,
    đặc biệt vào những đêm trăng tròn,
  • 0:11 - 0:15
    những con sam trồi lên
    từ dưới biển để sinh sản.
  • 0:15 - 0:18
    Đón đợi chúng là những nhóm
    làm việc trong phòng thí nghiệm.
  • 0:18 - 0:21
    những người bắt hàng trăm ngàn con sam,
  • 0:21 - 0:23
    đem tới phòng thí nghiệm,
  • 0:23 - 0:25
    và thu lấy máu màu xanh da trời từ chúng,
  • 0:25 - 0:28
    sau đó trả chúng về với biển.
  • 0:28 - 0:32
    Kì lạ là chúng ta chỉ bắt được
    sam trên bãi biển
  • 0:32 - 0:36
    vì đó là nơi duy nhất chúng ta
    có thể tìm thấy chúng.
  • 0:36 - 0:41
    Một con sam cái có thể để lại
    tới gần 20 ổ với khoảng 4,000 trứng
  • 0:41 - 0:44
    sau mỗi chuyến đến bãi biển
    hằng năm của nó.
  • 0:44 - 0:45
    Khi trứng nở,
  • 0:45 - 0:48
    những ấu trùng sam thường ở lại
    gần bờ biển,
  • 0:48 - 0:51
    thay lớp vỏ của chúng dần dần
    mỗi khi lớn lên.
  • 0:51 - 0:53
    Một khi chúng rời
    những vùng nước cạn này,
  • 0:53 - 0:58
    chúng sẽ không trở lại cho tới
    tuổi sinh sản mười năm sau.
  • 0:58 - 1:03
    Dù rất nỗ lực, chúng ta vẫn không biết
    chúng đã ở đâu những năm trước đó.
  • 1:03 - 1:06
    Dù thỉnh thoảng chúng ta
    vẫn thấy những con sam
  • 1:06 - 1:09
    ở độ sâu khoảng 200m dưới đáy biển,
  • 1:09 - 1:15
    Ta chỉ thấy các nhóm lớn con trưởng thành
    khi chúng lên bờ để sinh sản.
  • 1:15 - 1:18
    Máu của sam chứa những tế bào
    gọi là tế bào amip
  • 1:18 - 1:21
    bảo vệ chúng khỏi
    nguy cơ xâm nhập từ virus,
  • 1:21 - 1:21
    nấm,
  • 1:21 - 1:23
    và vi khuẩn.
  • 1:23 - 1:26
    Tế bào amip tạo ra một lớp keo
    bao quanh những kẻ xâm nhập
  • 1:26 - 1:29
    để ngăn chúng khỏi
    phát tán sự nhiễm trùng.
  • 1:29 - 1:31
    Điều này không phổ biến lắm.
  • 1:31 - 1:34
    Tất cả con vật đều có
    hệ miễn dịch để bảo vệ.
  • 1:34 - 1:38
    Nhưng các tế bào amip của sam
    cực kì nhạy cảm
  • 1:38 - 1:40
    với nội độc tố của vi khuẩn.
  • 1:40 - 1:45
    Nội độc tố là những phân tử
    từ thành tế bào của một số vi khuẩn,
  • 1:45 - 1:47
    bao gồm E.coli.
  • 1:47 - 1:51
    Một lượng lớn của chúng sẽ được
    giải phóng khi vi khuẩn chết,
  • 1:51 - 1:54
    và khiến chúng ta bệnh
    nếu chúng thâm nhập vào dòng máu.
  • 1:54 - 1:59
    Nhiều thuốc hay dụng cụ y tế chúng ta
    sử dụng có thể bị nhiễm khuẩn,
  • 1:59 - 2:02
    do đó ta phải kiểm tra trước khi
    chúng tiếp xúc với máu chúng ta.
  • 2:02 - 2:06
    Chúng ta có phương pháp nhuộm Gram
    để phát hiện vi khuẩn,
  • 2:06 - 2:09
    nhưng nó không thể nhận diện
    được nội độc tố
  • 2:09 - 2:14
    mà có thể xuất hiện
    kể cả khi không có vi khuẩn.
  • 2:14 - 2:17
    Do đó các nhà khoa học sử dụng
    một trích xuất tên là LAL
  • 2:17 - 2:20
    điều chế từ máu của sam thu hoạch được
  • 2:20 - 2:23
    để kiểm tra nội độc tố.
  • 2:23 - 2:26
    Họ thêm LAL vào các mẫu thuốc thử,
    và nếu lớp keo được hình thành,
  • 2:26 - 2:30
    nghĩa là có sự xuất hiện của nội độc tố.
  • 2:30 - 2:33
    Ngày này, kiểm tra bằng LAL
    được sử dụng rộng rãi đến mức
  • 2:33 - 2:36
    hàng triệu người chưa từng thấy con sam
  • 2:36 - 2:38
    đều đang được bảo vệ bởi máu của chúng.
  • 2:38 - 2:44
    Nếu bạn đã từng được tiêm thuốc,
    có lẽ bạn cũng thuộc nhóm đó.
  • 2:44 - 2:47
    Vậy tại sao sam lại có được
    loại máu đặc biệt như vậy?
  • 2:47 - 2:49
    Như những động vật không xương sống khác,
  • 2:49 - 2:52
    sam có hệ thống tuần hoàn mở.
  • 2:52 - 2:57
    Nghĩa là máu của chúng không được chứa
    trong mạch máu, như chúng ta.
  • 2:57 - 3:02
    Thay vào đó, máu của sam chảy thoải mái
    trong các khoang của cơ thể
  • 3:02 - 3:05
    và do đó tiếp xúc trực tiếp với các mô.
  • 3:05 - 3:10
    Nếu vi khuẩn xâm nhập vào máu của chúng,
    nó sẽ phát tán nhanh chóng ở diện rộng.
  • 3:10 - 3:12
    Kết hợp với sự dễ tổn thương này
  • 3:12 - 3:17
    là môi trường sống đầy vi khuẩn ở bờ biển
    và đại dương của sam,
  • 3:17 - 3:22
    dễ thấy rằng tại sao chúng cần sự đáp ứng
    miễn dịch nhạy cảm đến vậy.
  • 3:22 - 3:24
    Sam đã sống sót qua
    những đợt đại tuyệt chủng
  • 3:24 - 3:29
    đã quét sạch hơn 90% sự sống trên Trái Đất
    và tiêu diệt loài khủng long,
  • 3:29 - 3:32
    nhưng chúng không phải là
    bất khả chiến bại.
  • 3:32 - 3:36
    Và điều lớn nhất ngăn cản chúng
    sau hàng triệu năm chính là chúng ta.
  • 3:36 - 3:40
    Nghiên cứu cho thấy gần 15% số sam
  • 3:40 - 3:43
    chết trong quá trình
    thu hoạch máu.
  • 3:43 - 3:48
    Những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng
    con số này còn có thể cao hơn thế.
  • 3:48 - 3:52
    Các nhà nghiên cứu còn nhận thấy
    số con cái trở lại để sinh sản thưa dần
  • 3:52 - 3:55
    ở một vài khu vực được
    thu hoạch nhiều nhất.
  • 3:55 - 3:59
    Sự tác động của chúng ta tới loài sam
    còn vượt ra khỏi ngành y sinh.
  • 3:59 - 4:02
    Sự phát triển ở những vùng bờ biển
    đã phá hủy nơi sinh sản,
  • 4:02 - 4:06
    và sam còn bị giết để làm mồi câu cá.
  • 4:06 - 4:10
    Những bằng chứng này quá đủ để cho thấy
    số lượng sam đang thu hẹp dần.
  • 4:10 - 4:12
    Một vài nhà nghiên cứu đã bắt đầu làm việc
  • 4:12 - 4:15
    để tổng hợp máu của sam
    trong phòng thí nghiệm.
  • 4:15 - 4:19
    Cho tới giờ, chúng ta chưa thể
    dừng những chuyến đi biển lại,
  • 4:19 - 4:23
    nhưng hy vọng rằng, một ngày nào đó
    chất tổng hợp thay thế sẽ loại bỏ
  • 4:23 - 4:27
    sự phụ thuộc của chúng ta
    vào máu của loài sinh vật cổ đại này.
  • 4:27 - 4:31
    [Ted-ed là một dự án phi lợi nhuận,
    và video này sẽ không tồn tại
  • 4:31 - 4:34
    nếu không có sự hỗ trự to lớn từ cộng đồng
    trên Patreon.
  • 4:34 - 4:36
    Bạn có thể tìm hiểu thêm ở link này]
Title:
Tại sao chúng ta lại thu hoạch máu của loài sam? - Elizabeth Cox
Description:

Trang của Ted-ed trên Patreon: https://www.patreon.com/teded

Xem bài giảng đầy đủ: https://ed.ted.com/lessons/why-do-we-harvest-horseshoe-crab-blood-elizabeth-cox

Vào những tháng trời ấm, đặc biệt là tối những hôm trăng tròn, những con sam trồi lên từ dưới biển để sinh sản. Đang đợi chúng là những nhóm làm việc trong phòng thí nghiệm, những người sẽ bắt hằng trăm ngàn con sam, đem chúng tới phòng thí nghiệm, thu hoạch máu màu xanh da trời của chúng, sau đó trả chúng về với biển. Tại sao? Elizabeth Cox sẽ khai sáng cho chúng ta các đặc điểm độc đáo của máu loài sam.

Giảng bởi Elizabeth Cox, minh họa bởi Anton Bogaty.

Cảm ơn rất nhiều vì sự giúp đỡ từ các thành viên của patreon! Nếu không có các bạn thì video này đã không thể hoàn thành.
SookKwan Loong, Daniel Day, Humberto A OjedaGomez, Nick Johnson, Bruno Pinho, Javier Aldavaz, Rodrigo Carballo, Marc Veale, Boytsov Ilya, Bozhidar Karaargirov, Toh Jia Cheng Darren, Ilya Bondarik, Maxi Kobi Einy, Runarm, Misaki Sato, Peter Koebel, Levi Cook, Alex Kongkeo, Craig Sheldon, Andrew Bosco.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
04:46

Vietnamese subtitles

Revisions