Return to Video

Hồi thứ ba của cuộc đời.

  • 0:00 - 0:02
    Đã có rất nhiều cuộc cách mạng
  • 0:02 - 0:04
    trong thế kỉ vừa qua,
  • 0:04 - 0:06
    nhưng có lẽ không có cái nào có tầm vóc quan trọng
  • 0:06 - 0:09
    như cuộc cách mạng về sự trường thọ.
  • 0:09 - 0:11
    Ngày nay chúng ta sống trung bình
  • 0:11 - 0:14
    34 năm lâu hơn các cụ của chúng ta đã từng sống.
  • 0:14 - 0:16
    Hãy nghĩ về chuyện đó.
  • 0:16 - 0:19
    Đó là cả một quãng đời thứ hai trên cương vị người trưởng thành
  • 0:19 - 0:21
    được cộng thêm vào tuổi thọ của chúng ta.
  • 0:21 - 0:23
    Tuy nhiên, về phần lớn,
  • 0:23 - 0:26
    văn hóa của chúng ta vẫn chưa làm quen được với ý nghĩa của việc này.
  • 0:26 - 0:29
    Chúng ta vẫn đang sống với lối suy nghĩ cũ
  • 0:29 - 0:31
    về tuổi tác như một vòng cung.
  • 0:31 - 0:33
    Đó là lối ẩn dụ, một lối ẩn dụ cũ.
  • 0:33 - 0:35
    Bạn được sinh ra, lên tới đỉnh cao tại tuổi trung niên
  • 0:35 - 0:37
    rồi lùi dần vào sự già nua.
  • 0:37 - 0:39
    (cười)
  • 0:39 - 0:41
    Tuổi tác như một căn bệnh.
  • 0:41 - 0:43
    Nhưng nhiều người ngày nay --
  • 0:43 - 0:46
    triết gia, họa sĩ, bác sĩ, nhà khoa học -
  • 0:46 - 0:49
    đang đánh giá lại thứ mà tôi gọi là hồi thứ ba,
  • 0:49 - 0:52
    hay còn gọi là ba thập kỉ cuối của cuộc đời.
  • 0:52 - 0:57
    Họ nhận ra rằng đây thật sự là giai đoạn sống dành cho sự phát triển
  • 0:57 - 0:59
    với một tầm quan trọng riêng biệt -
  • 0:59 - 1:02
    và khác với tuổi trung niên
  • 1:02 - 1:05
    như thời thiếu niên khác biệt với thời thiếu nhi vậy.
  • 1:05 - 1:08
    Và họ đang hỏi - tất cả chúng ta đều nên hỏi -
  • 1:08 - 1:11
    chúng ta nên dùng khoảng thời gian này thế nào?
  • 1:11 - 1:13
    Làm thế nào để tận dụng nó một cách thành công nhất?
  • 1:13 - 1:15
    Phép ẩn dụ mới nào sẽ là phù hợp hơn
  • 1:15 - 1:17
    dành cho quá trình lão hóa?
  • 1:17 - 1:20
    Tôi dành một năm vừa qua để nghiên cứu và viết về chủ đề này.
  • 1:20 - 1:22
    Và tôi đã tìm ra rằng
  • 1:22 - 1:26
    một phép ẩn dụ phù hợp hơn cho sự lão hóa
  • 1:26 - 1:28
    là một cái cầu thang --
  • 1:28 - 1:32
    sự đi lên của tinh thần,
  • 1:32 - 1:34
    đưa chúng ta đến tri thức, sự trọn vẹn
  • 1:34 - 1:36
    và tính xác thực.
  • 1:36 - 1:38
    Tuổi già không đồng nghĩa với bệnh tật;
  • 1:38 - 1:40
    mà là tiềm năng.
  • 1:40 - 1:42
    Và đoán xem?
  • 1:42 - 1:44
    Tiềm năng này không phải chỉ cho một số ít người may mắn.
  • 1:44 - 1:46
    Hóa ra,
  • 1:46 - 1:48
    phần lớn người trên 50 tuổi
  • 1:48 - 1:50
    đều cảm thấy tốt hơn, ít bị căng thăng hơn
  • 1:50 - 1:52
    ít thù hằn và lo lắng hơn.
  • 1:52 - 1:54
    Chúng ta thường nhìn thấy những điểm tương đồng
  • 1:54 - 1:56
    hơn là những điểm khác biệt.
  • 1:56 - 1:58
    Vài nghiên cứu thậm chí còn nói rằng
  • 1:58 - 2:00
    chúng ta hạnh phúc hơn.
  • 2:00 - 2:02
    Tin tôi đi, đây không phải là điều tôi hằng mong đợi.
  • 2:02 - 2:05
    Tôi đã đi qua một con đường trầm cảm dài.
  • 2:05 - 2:07
    Và ở đoạn cuối độ tuổi 40 của mình,
  • 2:07 - 2:09
    mỗi khi tôi thức dậy vào buổi sáng
  • 2:09 - 2:11
    sáu ý nghĩ đầu tiên của tôi đều là tiêu cực.
  • 2:11 - 2:13
    Và tôi đã rất sợ.
  • 2:13 - 2:15
    Tôi nghĩ, trời ơi,
  • 2:15 - 2:17
    Mình sắp sửa trở thành một bà già cáu kỉnh.
  • 2:17 - 2:21
    Nhưng giờ đây tôi đang ở ngay giữa hồi thứ 3 của cuộc đời mình,
  • 2:21 - 2:24
    tôi nhận ra rằng tôi chưa bao giờ cảm thấy hạnh phúc hơn thế.
  • 2:24 - 2:28
    Tôi có một cảm giác khỏe khoắn không lẫn vào đâu được.
  • 2:29 - 2:31
    Và tôi đã khám phá ra rằng
  • 2:31 - 2:33
    khi bạn đặt mình vào trong tuổi già.
  • 2:33 - 2:35
    thay vì nhìn vào nó từ phía ngoài,
  • 2:35 - 2:37
    nỗi sợ hãi lắng dần.
  • 2:37 - 2:39
    Bạn nhận ra rằng, bạn vẫn là bản thân mình --
  • 2:39 - 2:41
    thậm chí còn là bản thân mình nhiều hơn trước kia.
  • 2:41 - 2:45
    Picasso đã từng nói: "Cần phải trải qua rất lâu để trở nên trẻ trung."
  • 2:45 - 2:47
    (cười)
  • 2:47 - 2:49
    Tôi không muốn lãng mạn hóa sự già nua.
  • 2:49 - 2:51
    Tất nhiên, không thể có sự bảo đảm
  • 2:51 - 2:53
    rằng nó chắc chắn sẽ là quãng thời gian của sự gặt hái thành quả và sự trưởng thành.
  • 2:53 - 2:55
    Một vài phần là yếu tố may mắn.
  • 2:55 - 2:58
    Một số khác, đương nhiên, là di truyền.
  • 2:58 - 3:00
    Thậm chí, một phần ba là yếu tố di truyền.
  • 3:00 - 3:03
    Và chúng ta không thể làm gì nhiều để thay đổi điều đó.
  • 3:03 - 3:05
    Nhưng đó cũng có nghĩa là hai phần ba
  • 3:05 - 3:07
    phụ thuộc vào việc chúng ta sẽ sống hồi thứ ba đó như thế nào,
  • 3:07 - 3:10
    và chúng ta có thể làm một điều gì đó.
  • 3:10 - 3:13
    Chúng ta sẽ thảo luận xem chúng ta có thể làm gì
  • 3:13 - 3:16
    để làm những năm tháng được cho thêm này thực sự thành công
  • 3:16 - 3:19
    và dùng chúng để tạo nên sự khác biêt.
  • 3:19 - 3:21
    Bây giờ, hãy cho phép tôi nói vài điều về cái cầu thang,
  • 3:21 - 3:25
    một ẩn dụ có vẻ như khá kì quặc về tuổi già,
  • 3:25 - 3:28
    với một thực tế là có rất nhiều người già cảm thấy e ngại với cầu thang.
  • 3:28 - 3:30
    (cười)
  • 3:30 - 3:33
    Bao gồm cả tôi nữa.
  • 3:33 - 3:35
    Như bạn biết đấy,
  • 3:35 - 3:38
    cả thế giới vận động theo một quy tắc chung:
  • 3:38 - 3:42
    entropy, nguyên lý thứ hai của nhiêt động lực học.
  • 3:42 - 3:45
    Entropy nghĩa là mọi thứ trên thế giới, tất cả mọi thứ,
  • 3:45 - 3:47
    đều đang ở trong trạng thái suy giảm và phân rã,
  • 3:47 - 3:49
    một vòng cung đi xuống.
  • 3:49 - 3:52
    Và chỉ có một ngoại lệ cho nguyên lý quốc tế này,
  • 3:52 - 3:54
    đó là tinh thần con người.
  • 3:54 - 3:57
    thứ mà có thể tiếp tục đi lên --
  • 3:57 - 3:59
    như một chiếc cầu thang --
  • 3:59 - 4:01
    đưa chúng ta đến sự trọn vẹn,
  • 4:01 - 4:04
    tính xác thực và tri thức.
  • 4:04 - 4:06
    Và đây là một ví dụ về điều tôi mà muốn nói đến.
  • 4:06 - 4:08
    Sự đi lên này
  • 4:08 - 4:12
    có thể xảy ra ngay cả trong những thử thách sức lực khó khăn nhất.
  • 4:12 - 4:14
    Khoảng ba năm về trước,
  • 4:14 - 4:16
    tôi đọc được một bài báo trên The New York Times.
  • 4:16 - 4:18
    Nó nói về một người đàn ông tên là Neil Selinger --
  • 4:18 - 4:21
    57 tuổi, một luật sư đã về hưu --
  • 4:21 - 4:24
    một người đã tham gia nhóm viết văn ở trường Sarah Lawrence
  • 4:24 - 4:27
    nơi ông tìm thấy tiếng nói của con người văn chương nơi mình.
  • 4:27 - 4:29
    Hai năm sau đó,
  • 4:29 - 4:32
    ông được chẩn đoán bị ALS, tên thường gọi là bệnh Lou Gehrig.
  • 4:32 - 4:35
    Đó là một căn bệnh khủng khiếp. Chết người.
  • 4:35 - 4:39
    Nó ăn mòn cơ thể, nhưng trí óc vẫn còn nguyên vẹn.
  • 4:39 - 4:42
    Trong bài báo này, ngài Selinger đã viết những dòng này
  • 4:42 - 4:45
    để miêu tả những gì đang xảy ra với ông.
  • 4:45 - 4:48
    Và tôi xin trích dẫn lại:
  • 4:48 - 4:50
    "Khi các cơ của tôi yếu dần,
  • 4:50 - 4:53
    văn chương của tôi lại ngày càng mạnh lên.
  • 4:53 - 4:56
    Khi tôi dần mất đi khả năng phát âm,
  • 4:56 - 4:59
    tôi tìm thấy tiếng nói của mình.
  • 4:59 - 5:01
    Khi tôi biến mất dần, tôi lớn dần lên.
  • 5:01 - 5:03
    Khi tôi mất đi biết bao nhiêu thứ,
  • 5:03 - 5:07
    tôi cuối cùng đã tìm thấy chính mình."
  • 5:07 - 5:09
    Neil Selinger, với tôi,
  • 5:09 - 5:12
    là một biểu tượng của sự bước tới trên bậc cầu thang
  • 5:12 - 5:15
    trong hồi thứ ba của cuộc đời ông ấy.
  • 5:15 - 5:17
    Giờ đây, chúng ta đều được sinh ra với tinh thần ấy, tất cả chúng ta,
  • 5:17 - 5:20
    nhưng đôi lúc nó bị chùng xuống
  • 5:20 - 5:22
    giữa những thử thách của cuộc đời,
  • 5:22 - 5:25
    bạo lực, ngược đãi, quên lãng.
  • 5:25 - 5:27
    Có thể cha mẹ chúng ta đã trải qua sự trầm cảm.
  • 5:27 - 5:29
    Có thể họ đã không thể yêu chúng ta
  • 5:29 - 5:33
    hơn những gì chúng ta làm được trong cuộc sống.
  • 5:33 - 5:35
    Có thể chúng ta vẫn đang vật lộn
  • 5:35 - 5:37
    với một nỗi đau tâm lý, một vết thương.
  • 5:37 - 5:41
    Có thể chúng ta đang cảm thấy nhiều mối quan hệ của mình chưa có một kết thúc rõ ràng.
  • 5:41 - 5:45
    Và vì vậy chúng ta cảm thấy dang dở.
  • 5:45 - 5:48
    Có lẽ nhiệm vụ của hồi thứ ba này
  • 5:48 - 5:53
    là hoàn thành nhiệm vụ dang dở để làm trọn vẹn bản thân.
  • 5:53 - 5:57
    Đối với tôi, nó bắt đầu khi tôi tiến gần đến hồi thứ ba của mình,
  • 5:57 - 5:59
    sinh nhật thứ 60.
  • 5:59 - 6:01
    Tôi phải sống nó như thế nào đây?
  • 6:01 - 6:04
    Tôi phải đạt được điều gì trong hồi cuối cùng này?
  • 6:04 - 6:08
    Và tôi nhận ra rằng, để biết mình nên đi đâu,
  • 6:08 - 6:10
    tôi phải biết mình đã ở đâu.
  • 6:10 - 6:12
    Và thế nên tôi quay lại
  • 6:12 - 6:14
    và tìm hiểu về hai hồi đầu tiên của mình,
  • 6:14 - 6:17
    cố gắng nhìn lại xem tôi đã là ai hồi ấy,
  • 6:17 - 6:19
    tôi đã thực sự là ai --♪
  • 6:19 - 6:22
    chứ không phải người mà cha mẹ hay người khác bảo tôi phải trở thành,
  • 6:22 - 6:24
    hay đối xử với tôi như thể tôi là người ấyi.
  • 6:24 - 6:26
    Nhưng tôi đã là ai? Cha mẹ tôi đã là ai --
  • 6:26 - 6:29
    không phải với cương vị là cha mẹ, mà như những con người?
  • 6:29 - 6:31
    Ông bà tôi đã là ai?
  • 6:31 - 6:33
    Họ đã đối xử với cha mẹ tôi như thế nào?
  • 6:33 - 6:36
    Những chuyện đại loại như vậy
  • 6:36 - 6:39
    Tôi đã khám phá ra vài năm sau đó
  • 6:39 - 6:42
    rằng quá trình mà tôi đã trải qua này
  • 6:42 - 6:44
    được các nhà tâm lí học gọi là
  • 6:44 - 6:46
    "thực hiện một bản đánh giá về cuộc đời."
  • 6:46 - 6:48
    Họ nói rằng nó có thể mang lại tầm quan trọng mới
  • 6:48 - 6:50
    ,sự rõ ràng và ý nghĩa
  • 6:50 - 6:52
    cho cuộc sống của một con người.
  • 6:52 - 6:55
    Bạn có thể nhận ra, như tôi đã từng,
  • 6:55 - 6:58
    rằng có rất hiều việc bạn từng nghĩ là lỗi của bạn,
  • 6:58 - 7:01
    nhiều thứ bạn từng nghĩ về bản thân,
  • 7:01 - 7:04
    thật ra chẳng hề liên quan đến bạn.
  • 7:04 - 7:07
    Nó không phải là lỗi của bạn, bạn hoàn toàn ổn.
  • 7:07 - 7:09
    Và bạn vẫn có thể quay lại
  • 7:09 - 7:11
    và tha thứ cho chúng
  • 7:11 - 7:13
    và tha thứ cho chính mình.
  • 7:13 - 7:16
    Bạn có thể giải phóng bản thân
  • 7:16 - 7:18
    khỏi quá khứ của mình.
  • 7:18 - 7:20
    Bạn có thể cố gắng để thay đổi
  • 7:20 - 7:22
    mối quan hệ của bạn với quá khứ.
  • 7:22 - 7:24
    Giờ đây,khi viết về vấn đề này,
  • 7:24 - 7:27
    tôi vô tình tìm thấy một quyển sách tên là "Cuộc tìm kiếm của loài người về ý nghĩa"
  • 7:27 - 7:29
    bởi Viktor Frankl.
  • 7:29 - 7:32
    Viktor Frankl là một nhà ngoại cảm người Đức
  • 7:32 - 7:35
    người đã từng sống 5 năm ở một trại tập trung của Đức quốc xã.
  • 7:35 - 7:38
    Ông viết rằng, khi đang ở trong trại,
  • 7:38 - 7:42
    ông có thể đoán trước người nào sẽ được thả,
  • 7:42 - 7:44
    người nào sẽ ổn
  • 7:44 - 7:46
    và người nào không.
  • 7:46 - 7:51
    Và ông viết rằng:
  • 7:51 - 7:54
    Tất cả mọi thứ bạn có trong cuộc đời đều có thể bị tước khỏi bạn
  • 7:54 - 7:56
    ngoại trừ một việc,
  • 7:56 - 7:58
    tự do trong việc chọn lựa
  • 7:58 - 8:00
    cách bạn ứng xử
  • 8:00 - 8:02
    trước những tình huống.
  • 8:02 - 8:04
    Đây là điều quyết định
  • 8:04 - 8:06
    chất lượng của cuộc sống chúng ta --
  • 8:06 - 8:08
    không phải là sự giàu nghèo,
  • 8:08 - 8:10
    nổi tiếng hay vô danh,
  • 8:10 - 8:12
    khỏe mạnh hay đau đớn.
  • 8:12 - 8:15
    Điều quyết định chất lượng cuộc sống chúng ta
  • 8:15 - 8:18
    là cách chúng ta nhìn nhận những thực tế ấy,
  • 8:18 - 8:20
    những ý nghĩa mà chúng ta gắn cho chúng,
  • 8:20 - 8:23
    thái độ mà chúng ta bấu víu vào trước chúng,
  • 8:23 - 8:27
    và tâm thế mà chúng ta cho phép chúng khơi gợi nên."
  • 8:27 - 8:30
    Có lẽ mục đích trung tâm của hồi thứ ba
  • 8:30 - 8:34
    là quay lại và cố gắng, nếu hợp lí,
  • 8:34 - 8:36
    để thay đổi mối quan hệ của ta
  • 8:36 - 8:38
    với quá khứ.
  • 8:38 - 8:41
    Hóa ra là nghiên cứu về não bộ cho thấy
  • 8:41 - 8:43
    khi chúng ta có thể làm được điều này,
  • 8:43 - 8:46
    nó thể hiện qua não bộ --
  • 8:46 - 8:49
    liên kết nơ ron được tạo ra.
  • 8:49 - 8:51
    Bạn thấy đấy, nếu theo thời gian, bạn
  • 8:51 - 8:54
    ứng xử một cách tiêu cực trước các sự kiện và con người trong quá khứ,
  • 8:54 - 8:57
    liên kết nơ ron được tạo ra
  • 8:57 - 9:00
    bởi các tín hiệu điện và hóa học gửi đến não bộ.
  • 9:00 - 9:03
    Theo thời gian, những liên kết nơ ron này tiếp tục được gia cố,
  • 9:03 - 9:05
    và trở thành một chuẩn mực--
  • 9:05 - 9:07
    ngay cả khi đó là một điều xấu đối với chúng ta
  • 9:07 - 9:10
    vì chúng khiến ta bị căng thẳng và lo lắng.
  • 9:10 - 9:12
    Tuy nhiên,
  • 9:12 - 9:16
    nếu ta có thể quay lại và thay đổi mối quan hệ của mình,
  • 9:16 - 9:18
    nhìn nhận lại mối quan hệ
  • 9:18 - 9:20
    với những con người và sự kiện trong quá khứ,
  • 9:20 - 9:22
    các liên kết nơ ron có thể thay đổi.
  • 9:22 - 9:24
    Và nếu ta có thể duy trì
  • 9:24 - 9:27
    những cảm xúc tích cực về quá khứ,
  • 9:27 - 9:29
    nó sẽ trở thành một chuẩn mực mới.
  • 9:29 - 9:32
    Như thể cài đặt lại bộ điều chỉnh nhiệt vậy.
  • 9:32 - 9:35
    Không phải là việc có được nhiều kinh nghiệm
  • 9:35 - 9:38
    khiến chúng ta thông thái hơn,
  • 9:38 - 9:42
    mà là sự đánh giá lại những kinh nghiệm đã có
  • 9:42 - 9:44
    giúp chúng ta trở nên thông thái --
  • 9:44 - 9:46
    và hoàn thiện,
  • 9:46 - 9:48
    mang đến (cho ta) sự thông thái và tính xác thực.
  • 9:48 - 9:52
    Điều đó giúp ta trở thành những gì chúng ta mà lẽ ra chúng ta đã có thể trở thành.
  • 9:52 - 9:54
    Phụ nữ bắt đầu một cách trọn vẹn, đúng không?
  • 9:54 - 9:57
    Ý tôi là, khi còn là những bé gái, chúng ta bắt đầu một cách mạnh mẽ và đầy quyết tâm -- "Yeah, ai bảo đấy?"
  • 9:57 - 9:59
    Chúng ta có khả năng hành động.
  • 9:59 - 10:01
    Chúng ta là chủ thể của cuộc sống của chính mình.
  • 10:01 - 10:03
    Nhưng rất thường xuyên,
  • 10:03 - 10:06
    rất nhiều người, nếu không muốn nói là phần lớn chúng ta, khi đến độ tuổi dậy thì,
  • 10:06 - 10:09
    ta bắt đầu lo lắng về việc hòa nhập và cố gắng để được yêu thích.
  • 10:09 - 10:13
    Và chúng ta trở thành chủ thể và vật thể của cuộc sống của những người khác.
  • 10:13 - 10:16
    Nhưng giờ đấy, đến hồi thứ ba của chính mình,
  • 10:16 - 10:18
    chúng ta hoàn toàn có thể,
  • 10:18 - 10:21
    có thể quay lại điểm khởi đầu
  • 10:21 - 10:23
    và thật sự làm quen với nó như lần gặp gỡ vậy.
  • 10:23 - 10:26
    Và nếu chúng ta có thể thực hiện điều đó,
  • 10:26 - 10:29
    sẽ là không chỉ tốt cho chúng ta mà còn hơn thế nữa.
  • 10:29 - 10:31
    Phụ nữ lớn tuổi
  • 10:31 - 10:33
    là thành phần lớn nhất trong dân số thế giới.
  • 10:33 - 10:36
    Nếu chúng ta có thể quay lại và định nghĩa lại bản thân
  • 10:36 - 10:38
    và trở nên hoàn thiện,
  • 10:38 - 10:43
    điều đó sẽ tạo ra một xu hướng văn hóa mới trên thế giới,
  • 10:43 - 10:46
    và đưa ra cho giới trẻ một tấm gương
  • 10:46 - 10:49
    để chúng có thể tự nhìn nhận lại cuộc sống trong quãng đời riêng của chúng.
  • 10:49 - 10:51
    Cảm ơn các bạn rất nhiều.
  • 10:51 - 10:58
    (vỗ tay)
Title:
Hồi thứ ba của cuộc đời.
Speaker:
Jane Fonda
Description:

Chỉ trong vòng một thế hệ, tuổi thọ ước lượng của chúng ta đã kéo dài thêm 30 năm - và những năm tháng ấy không chỉ có ý nghĩa như là một phần chú thích hay một nghiên cứu bệnh học. Tại TEDxWomen, Jane Fonda đã đặt ra câu hỏi: Chúng ta nên nhìn nhận như thế nào về phần cuộc đời mới mẻ này

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
10:59
Dimitra Papageorgiou edited Vietnamese subtitles for Life's third act
Dimitra Papageorgiou edited Vietnamese subtitles for Life's third act
Dimitra Papageorgiou approved Vietnamese subtitles for Life's third act
Nhu PHAM accepted Vietnamese subtitles for Life's third act
Nhu PHAM edited Vietnamese subtitles for Life's third act
Quyen Hoang added a translation

Vietnamese subtitles

Revisions

  • Revision 3 Edited (legacy editor)
    Dimitra Papageorgiou