< Return to Video

Bi kịch từ viện mồ côi

  • 0:00 - 0:04
    Từ Châu Âu đến Trung Á,
  • 0:04 - 0:06
    khoảng 1 triệu trẻ em sống ở những trung tâm
  • 0:06 - 0:11
    thường được gọi là viện mồ côi.
  • 0:11 - 0:14
    Hầu hết mọi người đều hình dung
    viện mồ côi là một môi trường nhân ái
  • 0:14 - 0:15
    chăm sóc cho trẻ em.
  • 0:15 - 0:18
    Những người khác biết thêm chi tiết
    về điều kiện sống tại đó
  • 0:18 - 0:21
    nhưng vẫn nghĩ rằng
    đó là một điều ác cần thiết.
  • 0:21 - 0:24
    Sau hết, chúng ta sẽ đưa tất cả những trẻ em
  • 0:24 - 0:26
    không cha mẹ đến nơi nào khác?
  • 0:26 - 0:30
    Nhưng 60 năm nghiên cứu
    đã chứng minh
  • 0:30 - 0:32
    rằng tách trẻ em ra khỏi gia đình chúng
  • 0:32 - 0:35
    và đặt chúng trong các tổ chức lớn
  • 0:35 - 0:37
    làm tổn hại nghiêm trọng
    đến sức khỏe và sự phát triển của chúng,
  • 0:37 - 0:41
    và điều này đặc biệt đúng đối với trẻ nhỏ.
  • 0:41 - 0:43
    Như chúng ta đã biết,
    các em bé được sinh ra
  • 0:43 - 0:46
    mà không phát triển đầy đủ cơ bắp,
  • 0:46 - 0:48
    và bao gồm cả não bộ nữa.
  • 0:48 - 0:50
    Trong ba năm đầu đời, não phát triển
  • 0:50 - 0:53
    cho đến khi đạt được kích thước đầy đủ của nó,
    với phần lớn sự phát triển diễn ra
  • 0:53 - 0:56
    trong sáu tháng đầu tiên.
    Não bộ phát triển
  • 0:56 - 0:59
    theo những gì được trải nghiệm và tác động.
  • 0:59 - 1:03
    Mỗi khi một em bé
    học được một cái gì đó mới--
  • 1:03 - 1:04
    tập trung đôi mắt của mình,
  • 1:04 - 1:07
    bắt chước một cử động
    hoặc một biểu hiện trên khuôn mặt,
  • 1:07 - 1:11
    nhặt một cái gì đó lên,
    tạo thành một từ hoặc ngồi lên--
  • 1:11 - 1:15
    các kết nối xi-náp mới
    đang được hình thành bên trong bộ não.
  • 1:15 - 1:19
    và các bậc cha mẹ thì ngạc nhiên
    trước những khả năng học hỏi rất nhanh chóng này.
  • 1:19 - 1:24
    đúng là họ nên ngạc nhiên và vui mừng
    bởi sự thông minh của con em mình.
  • 1:24 - 1:26
    Họ truyền sự thích thú của mình đến con cái,
  • 1:26 - 1:28
    và chúng đáp trả họ bằng nụ cười,
  • 1:28 - 1:33
    và muốn làm được và học hỏi được nhiều hơn.
  • 1:33 - 1:36
    Sự gắn bó chặt chẽ giữa cha mẹ và con cái
  • 1:36 - 1:40
    là nền tảng cho sự phát triển
    về thể chất, xã hội,
  • 1:40 - 1:43
    ngôn ngữ, nhận thức và tâm thần.
  • 1:43 - 1:47
    Đó là mô hình cho tất cả các mối quan hệ
    trong tương lai với bạn bè,
  • 1:47 - 1:51
    với đối tác và con cái của chúng.
  • 1:51 - 1:53
    Nó xảy đến tự nhiên
    trong hầu hết gia đình
  • 1:53 - 1:56
    đến nỗi mà chúng ta thậm chí không nhận ra nó.
    Hầu hết chúng ta đều không biết
  • 1:56 - 1:59
    tầm quan trọng của nó
    trong việc phát triển con người, và mở rộng ra
  • 1:59 - 2:02
    là phát triển một xã hội khỏe mạnh.
  • 2:02 - 2:05
    Và chỉ khi nó phát triển sai lệch
    chúng ta mới bắt đầu nhận ra
  • 2:05 - 2:08
    tầm quan trọng của gia đình
    đối với trẻ em.
  • 2:08 - 2:12
    Vào tháng 8, năm 1993,
    tôi lần đầu được chứng kiến
  • 2:12 - 2:16
    những tác động lên trẻ em
    trên một quy mô lớn
  • 2:16 - 2:20
    của các thể chế
    và sự vắng mặt trong nuôi dạy của phụ huynh.
  • 2:20 - 2:23
    Những người nào
    còn nhớ tới báo cáo trên báo chí
  • 2:23 - 2:26
    từ Romania
    sau cuộc cách mạng năm 1989
  • 2:26 - 2:31
    sẽ nhớ lại nỗi kinh hoàng về điều kiện
    tại một số trại trẻ.
  • 2:31 - 2:33
    Tôi đã được yêu cầu
    giúp đỡ Giám đốc của một tổ chức lớn
  • 2:33 - 2:37
    giúp ngăn không cho
    tách trẻ em khỏi gia đình của chúng.
  • 2:37 - 2:41
    Nuôi dưỡng 550 trẻ sơ sinh,
    đây là trại trẻ mồ côi Ceausescu ,
  • 2:41 - 2:44
    và vì người ta đã nói với tôi rằng
    điều kiện ở đây đã trở tốt hơn nhiều.
  • 2:44 - 2:47
    khi làm việc với rất nhiều trẻ nhò,
    tôi mong đợi rằng
  • 2:47 - 2:49
    trại trẻ này sẽ rất huyên náo,
  • 2:49 - 2:51
    thế nhưng, nó đã im lặng
    như một tu viện.
  • 2:51 - 2:55
    Và khó để tin rằng
    những đứa trẻ đang sống ở đó,
  • 2:55 - 2:57
    Tuy nhiên, vị giám đốc đã cho tôi tham quan
    từng phòng từng phòng một,
  • 2:57 - 3:00
    mỗi phòng chứa nhiều dãy cũi trẻ em,
  • 3:00 - 3:06
    trong mỗi chiếc cũi đặt một đứa trẻ
    nhìn chằm chằm vào khoảng không.
  • 3:06 - 3:10
    Trong một căn phòng chứa 40 trẻ sơ sinh,
    không một đứa trẻ nào khóc hết.
  • 3:10 - 3:12
    Nhưng tôi có thể nhìn thấy tã bẩn ,
    và tôi có thể thấy được rằng
  • 3:12 - 3:14
    một vài đứa trong số chúng
    đang đau khổ,
  • 3:14 - 3:18
    nhưng tiếng ồn duy nhất cất lên
    lại là một tiếng kêu rên khe khẽ và liên tục.
  • 3:18 - 3:20
    Điều dưỡng trưởng tự hào nói với tôi rằng,
  • 3:20 - 3:23
    "Bạn thấy đấy, trẻ em ở chỗ chúng tôi
    rất ngoan."
  • 3:23 - 3:26
    Trong vài ngày tiếp theo,
    tôi bắt đầu nhận ra rằng
  • 3:26 - 3:28
    sự tĩnh lặng này không xuất sắc chút nào.
  • 3:28 - 3:31
    Các em bé mới nhận vào
    sẽ khóc trong vài giờ đầu,
  • 3:31 - 3:33
    nhưng nhu cầu của chúng
    đã không được đáp ứng, và vì vậy
  • 3:33 - 3:36
    cuối cùng, chúng học được rằng
    không nên bận tâm đến nó nữa.
  • 3:36 - 3:40
    Sau một vài ngày, chúng trở nên
    thờ ơ, mê man
  • 3:40 - 3:41
    và nhìn chằm chằm vào khoảng không
    giống như tất cả những đứa trẻ khác.
  • 3:41 - 3:44
    Trong những năm qua,
    nhiều người dân và tin tức báo cáo
  • 3:44 - 3:46
    đã đổ lỗi cho các nhân viên
    trong các tổ chức
  • 3:46 - 3:49
    đã gây ra những thiệt hại cho các em,
    nhưng thông thường,
  • 3:49 - 3:54
    một nhân viên phải chăm sóc
    cho 10, 20, và thậm chí 40 trẻ.
  • 3:54 - 3:58
    Do đó, họ không có lựa chọn nào khác
    ngoài việc thực hiện việc lập trình theo nhóm.
  • 3:58 - 4:02
    Trẻ em phải được đánh thức lúc 7 giờ
    và ăn lúc 7 giờ 30.
  • 4:02 - 4:04
    8 giờ tã của chúng phải được thay,
    như vậy một nhân viên
  • 4:04 - 4:08
    chỉ có thể có 30 phút
    để chăm sóc 10 hay 20 trẻ.
  • 4:08 - 4:11
    Nếu một đứa trẻ làm bẩn tã của nó lúc 8:30,
    nó sẽ phải chờ đợi trong vài giờ
  • 4:11 - 4:14
    trước khi có thể được thay tã
    một lần nữa.
  • 4:14 - 4:17
    Sự tiếp xúc với người hàng ngày
    của trẻ
  • 4:17 - 4:21
    bị sụt giảm chỉ còn
    một vài phút cho ăn và thay tã vội vã,
  • 4:21 - 4:24
    nếu không thì, tương tác duy nhất của chúng
    lúc này là trần nhà,
  • 4:24 - 4:29
    Các bức tường
    hoặc các chấn song của chiếc cũi.
  • 4:29 - 4:31
    Kể từ chuyến thăm đầu tiên của mình
    đến trại trẻ Ceausescu,
  • 4:31 - 4:35
    Tôi đã nhìn thấy
    hàng trăm địa điểm trên 18 quốc gia,
  • 4:35 - 4:37
    từ cộng hòa Séc đến Sudan.
  • 4:37 - 4:40
    Trên tất cả các vùng đất đa dạng và
    các nền văn hóa khác nhau,
  • 4:40 - 4:44
    Các tổ chức và cuộc sống của trẻ nơi đó,
  • 4:44 - 4:46
    cũng tương tự, quá thất vọng!
  • 4:46 - 4:49
    Thiếu sự kích thích
    thường dẫn đến hành vi tự kích thích
  • 4:49 - 4:52
    như vẫy vẫy tay, đung đưa thanh vịn tới lui
  • 4:52 - 4:56
    gây hấn, và tại một số các tổ chức,
    thuốc an thần được sử dụng
  • 4:56 - 4:59
    để kiểm soát hành vi của những trẻ này,
  • 4:59 - 5:01
    trong khi ở những nước khác,
    trẻ em bị trói lại
  • 5:01 - 5:04
    để ngăn không cho chúng
    làm tổn hại đến bản thân hoặc những người khác.
  • 5:04 - 5:06
    Những trẻ em này, một cách nhanh chóng
    được đánh dấu là có khuyết tật
  • 5:06 - 5:10
    và được chuyển giao tới một trại trẻ khác
    dành cho trẻ em khuyết tật.
  • 5:10 - 5:14
    Hầu hết các em sẽ không bao giờ
    thoát khỏi nơi đó.
  • 5:14 - 5:17
    Đối với những trẻ không có khuyết tật,
    ở tuổi lên ba,
  • 5:17 - 5:19
    được chuyển đến một trại trẻ khác,
    và ở tuổi lên bảy,
  • 5:19 - 5:23
    đến một trại trẻ khác.
    Tuỳ theo tuổi và giới tính,
  • 5:23 - 5:26
    họ bị tách khỏi anh chị em của mình,
  • 5:26 - 5:30
    mà thường không có cả cơ hội
    để nói lời tạm biệt.
  • 5:30 - 5:33
    Hiếm khi được đủ ăn.
    Chúng thường bị đói.
  • 5:33 - 5:35
    Những trẻ nhiều tuổi hơn
    thường bắt nạt những đứa bé.
  • 5:35 - 5:39
    Chúng học cách tồn tại
    học cách bảo vệ bản thân hay luồn cúi
  • 5:39 - 5:42
    Khi rời khỏi trại trẻ,
    họ thực sự cảm thấy khó khăn
  • 5:42 - 5:46
    trong việc đối mặt
    và hoà nhập vào xã hội.
  • 5:46 - 5:49
    Ở Moldova, phụ nữ trẻ
    lớn lên trong các tổ chức này
  • 5:49 - 5:53
    có khả năng bị buôn bán
    gấp 10 lần những người cùng tuổi,
  • 5:53 - 5:57
    và một nghiên cứu của Nga cho thấy rằng
    hai năm sau khi rời khỏi những trung tâm này,
  • 5:57 - 6:01
    20 phần trăm thanh niên
    có hồ sơ hình sự,
  • 6:01 - 6:04
    14 phần trăm
    tham gia vào mại dâm,
  • 6:04 - 6:09
    và 10 phần trăm tự sát.
  • 6:09 - 6:12
    Nhưng tại sao lại có quá nhiều
    trẻ em mồ côi ở châu Âu
  • 6:12 - 6:16
    khi mà chưa cuộc chiến tranh hay thiên tai
    đáng kể nào những năm qua?
  • 6:16 - 6:20
    Trên thực tế, hơn 95% những trẻ em này
    còn cha mẹ,
  • 6:20 - 6:22
    và xã hội có xu hướng
    đổ lỗi cho các bậc cha mẹ này
  • 6:22 - 6:25
    vì đã từ bỏ chúng,
    nhưng nghiên cứu cho thấy rằng
  • 6:25 - 6:28
    Hầu hết các cha mẹ
    đều muốn giữa con cái của mình,
  • 6:28 - 6:30
    và rằng động cơ
    đằng sau việc đưa chúng vào trại
  • 6:30 - 6:34
    là nghèo đói, khuyết tật và tính dân tộc.
  • 6:34 - 6:38
    Nhiều nước đã không phát triển
    hệ thống trường nội trú,
  • 6:38 - 6:40
    và như vậy ngay cả trẻ có khuyết tật rất nhẹ
  • 6:40 - 6:43
    cũng được gửi đến
    một trường học đặc biệt trong khu dân cư,
  • 6:43 - 6:45
    ở tuổi lên sáu hoặc bảy.
  • 6:45 - 6:49
    Trại trẻ có thể cách xa gia đình hàng trăm dặm .
  • 6:49 - 6:52
    Nếu gia đình nghèo khó,
    họ gặp khó khăn trong việc thăm nom,
  • 6:52 - 6:56
    và dần dần mối quan hệ giữa phụ huynh và trẻ
    bị cắt đứt.
  • 6:56 - 6:59
    Đằng sau mỗi triệu trẻ em
    tại các tổ chức giáo dục này,
  • 6:59 - 7:03
    thường là một câu chuyện
    của các bậc phụ huynh đang tuyệt vọng
  • 7:03 - 7:08
    và cảm thấy không còn lựa chọn nào khác,
    như Natalia ở Moldova,
  • 7:08 - 7:10
    người chỉ có đủ tiền
    để nuôi đứa con nhỏ,
  • 7:10 - 7:13
    nên đã phải gửi con trai lớn của mình
    đến trung tâm
  • 7:13 - 7:16
    hoặc Desi, tại Bulgaria,
    người đã nuôi bốn đứa con của mình
  • 7:16 - 7:19
    tại nhà trước khi chồng mất,
  • 7:19 - 7:21
    nhưng sau đó, cô đã phải ra ngoài
    kiếm việc làm toàn thời gian,
  • 7:21 - 7:23
    và không nhận được sự hỗ trợ,
    cô cảm thấy không còn lựa chọn nào khác
  • 7:23 - 7:27
    ngoài việc gửi đứa con khuyết tật của mình
    đến một trung tâm giáo dục;
  • 7:27 - 7:30
    hoặc vô số những cô gái trẻ
    quá sợ hãi để thú nhận với cha mẹ mình
  • 7:30 - 7:34
    rằng họ đang mang thai,
    đã để đứa con mới sinh của mình lại bệnh viện;
  • 7:34 - 7:37
    hoặc các bậc cha mẹ trẻ, các cặp vợ chồng trẻ,
    những người có
  • 7:37 - 7:41
    chỉ nhìn thấy khó khăn
    đến từ khuyết tật của đứa con đầu lòng
  • 7:41 - 7:44
    và thay vì được cung cấp
    những thông điệp tích cực
  • 7:44 - 7:47
    về tiềm năng của chúng,
    từ các bác sĩ,
  • 7:47 - 7:50
    "Quên con bé đi,
    để nó trại trẻ,
  • 7:50 - 7:54
    về nhà và sanh một đứa khác khỏe mạnh hơn."
  • 7:54 - 7:57
    Tình trạng trên là không cần thiết
    và cũng không thể tránh khỏi.
  • 7:57 - 8:00
    Mỗi đứa trẻ có quyền có một gia đình,
    xứng đáng có và cần có một gia đình
  • 8:00 - 8:04
    và trẻ em cũng hết sức kiên cường
  • 8:04 - 8:07
    Chúng tôi nhận thấy rằng
    nếu mang chúng ra khỏi các trại trẻ
  • 8:07 - 8:10
    và về với gia đình sớm,
    chúng sẽ nhanh chóng bắt kịp
  • 8:10 - 8:13
    những chậm trễ trong phát triển của mình,
    và tiếp tục cuộc sống bình thường, hạnh phúc.
  • 8:13 - 8:17
    Cũng là rẻ hơn nhiều
    khi hỗ trợ cho các gia đình
  • 8:17 - 8:20
    thay vì cho các trại trẻ.
  • 8:20 - 8:23
    Một nghiên cứu cho thấy rằng
    một dịch vụ hỗ trợ gia đình
  • 8:23 - 8:26
    tốn chi phí chỉ bằng
    10 phần trăm khoảng dành cho các tổ chức,
  • 8:26 - 8:28
    trong khi chi phí cho việc nuôi dưỡng
    và chăm sóc tốt
  • 8:28 - 8:31
    bằng khoảng 30 phần trăm.
  • 8:31 - 8:34
    Nếu chúng ta bỏ ra ít chi phí hơn vào các em
    thay vào đó là vào các dịch vụ phù hợp,
  • 8:34 - 8:38
    chúng tôi có thể thu được các khoản tiết kiệm
    và tái đầu tư vào
  • 8:38 - 8:43
    các dịch vụ chăm sóc chất lượng cao dành cho
    các nhu cầu cực kỳ phức tạp
  • 8:43 - 8:47
    Trên khắp châu Âu, một phong trào
    đã phát triển để kêu gọi chuyển đổi trọng tâm
  • 8:47 - 8:50
    và chuyển các nguồn lực
    dành các trại trẻ lớn
  • 8:50 - 8:54
    nhưng kém chất lượng chăm sóc
    đến những dịch vụ cộng đồng
  • 8:54 - 8:57
    bảo vệ trẻ khỏi tác hại
    và cho phép chúng phát triển
  • 8:57 - 9:00
    toàn vẹn tiềm năng của mình.
    Khi lần đầu làm việc tại Romania
  • 9:00 - 9:04
    gần 20 năm trước đây,
    có 200.000 trẻ đang sinh sống
  • 9:04 - 9:08
    tại các trại trẻ,
    và con số đó tăng lên mỗi ngày.
  • 9:08 - 9:10
    Bây giờ, chỉ dưới 10.000 trẻ
  • 9:10 - 9:14
    và các dịch vụ hỗ trợ gia đình
    có mặt trên toàn quốc.
  • 9:14 - 9:17
    Tại Moldova, mặc dù đói nghèo cùng cực
    và những tác động khủng khiếp
  • 9:17 - 9:20
    của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu,
  • 9:20 - 9:23
    số lượng trẻ em tại các tổ chức này
    đã giảm hơn 50 phần trăm
  • 9:23 - 9:26
    trong năm năm qua,
    và các nguồn lực
  • 9:26 - 9:31
    đang được phân phối lại
    vào dịch vụ hỗ trợ gia đình và trường nội trú.
  • 9:31 - 9:34
    Nhiều nước đã phát triển
    kế hoạch hành động quốc gia để thay đổi.
  • 9:34 - 9:37
    Ủy ban châu Âu và các nhà tài trợ chính
  • 9:37 - 9:40
    đang tìm cách để chuyển tiền
    từ các trại trẻ
  • 9:40 - 9:43
    sang hỗ trợ gia đình,
    trao quyền cho cộng đồng
  • 9:43 - 9:46
    để chăm sóc con cái của họ.
  • 9:46 - 9:49
    Nhưng vẫn còn nhiều thứ cần thực hiện
    để chấm dứt các hệ thống
  • 9:49 - 9:51
    tổ chức giáo dục trẻ em này.
  • 9:51 - 9:54
    Nâng cao nhận thức
    là cần thiết ở mọi cấp độ của xã hội.
  • 9:54 - 9:58
    Mọi người cần được biết đến
    các nguy hại mà các trại trẻ gây ra cho các em,
  • 9:58 - 10:01
    và các lựa chọn phương án khác tốt hơn.
  • 10:01 - 10:04
    Nếu chúng ta biết những người
    đang có kế hoạch hỗ trợ trại trẻ mồ côi,
  • 10:04 - 10:06
    chúng ta nên thuyết phục họ
    thay vào đó hỗ trợ dịch vụ gia đình .
  • 10:08 - 10:11
    Đây là một hình thức lạm dụng trẻ em mà
  • 10:11 - 10:14
    Chúng ta có thể cùng nhau diệt trừ ra khỏi đời sống của mình.
  • 10:14 - 10:16
    Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay)
  • 10:16 - 10:20
    (Vỗ tay)
Title:
Bi kịch từ viện mồ côi
Speaker:
Georgette Mulheir
Description:

Viện mồ côi là tốn kém và có thể gây ra cho trẻ những thiệt hại không thể khắc phục cả về thể chất lẫn tinh thần - vậy tại sao chúng vẫn còn rất phổ biến? Georgette Mulheir mô tả một cách nghiêm túc bi kịch của viện mồ côi và kêu gọi chúng ta kết thúc sự phụ thuộc của mình vào chúng, bằng cách tìm những phương pháp thay thế để giúp đỡ các trẻ em này.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
10:21

Vietnamese subtitles

Revisions