< Return to Video

Hãy chung tay dọn dẹp rác trong không gian quỹ đạo Trái Đất | Natalie Panek | TEDxToronto

  • 0:05 - 0:07
    Cuộc sống phụ thuộc
  • 0:07 - 0:08
    vào thế giới mà ta không thấy được.
  • 0:09 - 0:11
    Hãy xem lại tuần của bạn cho đến bây giờ,
  • 0:11 - 0:15
    Bạn đã xem tivi, sử dụng GPS,
  • 0:15 - 0:18
    theo dõi thời tiết
    hay thậm chí ăn một bữa ăn chưa?
  • 0:18 - 0:21
    Những thứ phục vụ cho
    cuộc sống hằng ngày của chúng ta
  • 0:21 - 0:24
    đều bị những vệ tinh chi phối
  • 0:24 - 0:25
    một cách trực tiếp hay gián tiếp.
  • 0:25 - 0:27
    Và trong khi chúng ta thường xem nhẹ
  • 0:27 - 0:30
    những dịch vụ mà chúng mang đến,
  • 0:30 - 0:33
    những vệ tinh này cũng
    nên được chúng ta quan tâm
  • 0:33 - 0:35
    vì chúng sẽ để lại những dấu ấn lâu dài
  • 0:35 - 0:37
    trong không gian mà chúng theo dõi.
  • 0:37 - 0:41
    Mọi người trên thế giới đều
    sử dụng cơ sở vệ tinh hàng ngày
  • 0:41 - 0:45
    để có được thông tin, giải trí và
    để giao tiếp.
  • 0:45 - 0:48
    Chúng cũng được dùng để
    giám sát nông nghiệp và môi trường,
  • 0:48 - 0:51
    kết nối Internet và điều hướng.
  • 0:51 - 0:52
    Vệ tinh thậm chí còn được sử dụng
  • 0:53 - 0:56
    trong việc vận hành tài chính
    và thị trường năng lượng.
  • 0:57 - 0:58
    Nhưng những vệ tinh mà chúng ta sử dụng
  • 0:58 - 1:00
    ngày qua ngày
  • 1:00 - 1:02
    có một vòng đời hữu hạn.
  • 1:02 - 1:04
    Chúng có thể bị hết nhiên liệu đẩy,
  • 1:04 - 1:05
    có thể gặp trục trặc kĩ thuật,
  • 1:05 - 1:09
    hoặc là hoàn thành sứ mệnh của chúng.
  • 1:09 - 1:13
    Đến khi đó, những vệ tinh này
    trở thành rác vũ trụ,
  • 1:13 - 1:15
    làm đảo lộn môi trường quỹ đạo.
  • 1:16 - 1:20
    Vì vậy chúng ta cần đưa ra
    một quy chuẩn để duy trì sự bền vững
  • 1:20 - 1:21
    trong vũ trụ.
  • 1:21 - 1:23
    Như là phân hủy những vệ tinh đã chết,
  • 1:23 - 1:25
    hay dọn dẹp các mảnh vỡ.
  • 1:26 - 1:27
    Nếu không,
  • 1:27 - 1:31
    vũ trụ
    sẽ tiếp tục trở thành bãi rác vô hình.
  • 1:32 - 1:36
    Con người luôn nói: " Vũ trụ thật lớn,
    nên có nhiều không gian trên đó.
  • 1:36 - 1:38
    Tại sao chúng ta cần phải hành động?"
  • 1:38 - 1:41
    Và để trả lời câu hỏi đó,
    tôi muốn vẽ một bức tranh cho các bạn
  • 1:42 - 1:46
    Hãy tưởng tượng bạn đang lái xe
    trên đường cao tốc trong một ngày nắng đẹp
  • 1:46 - 1:47
    đi làm việc vặt linh tinh.
  • 1:47 - 1:49
    Mở nhạc lên,
  • 1:49 - 1:50
    hạ cửa sổ xe xuống,
  • 1:50 - 1:53
    với làn gió tươi mát thổi qua tóc bạn.
  • 1:53 - 1:54
    Thoải mái, đúng không ạ?
  • 1:55 - 1:57
    Mọi thứ diễn ra một cách nhẹ nhàng
  • 1:57 - 2:00
    và rồi bỗng nhiên
    xe của bạn giật nảy và khựng lại
  • 2:00 - 2:02
    ngay giữa đường cao tốc.
  • 2:02 - 2:04
    Trong giây phút hoảng loạn đó,
  • 2:04 - 2:07
    bạn quét mắt về phía trước
    xem có vấn đề gì xảy ra
  • 2:08 - 2:11
    Và rồi bạn thấy
    bảng nhiên liệu đã cạn kiệt.
  • 2:11 - 2:12
    Xe của bạn hết xăng.
  • 2:13 - 2:14
    Vậy bạn nên làm gì?
  • 2:14 - 2:17
    Lẽ tự nhiên bạn sẽ gọi điện cầu cứu.
  • 2:17 - 2:20
    Nhưng sau đó
    đột nhiên bạn nhớ ra rằng chiếc xe này
  • 2:21 - 2:23
    không thể sửa được nếu bị hư một phần,
  • 2:23 - 2:26
    hoặc đổ đầy xăng nếu hết.
  • 2:26 - 2:28
    Nó chỉ là không được thiết kế như thế.
  • 2:29 - 2:32
    Vì thế bạn không còn cách nào khác
    ngoài việc bỏ lại chiếc xe
  • 2:32 - 2:34
    trên đường cao tốc.
  • 2:35 - 2:36
    Nếu bạn may mắn
  • 2:36 - 2:39
    có thể đẩy được chiếc xe vào nơi đỗ xe
  • 2:39 - 2:41
    thì nó sẽ không cản trở giao thông.
  • 2:41 - 2:43
    Một vài tiếng trước,
  • 2:43 - 2:47
    xe của bạn là một cỗ máy hữu dụng
    mà bạn sử dụng hàng ngày.
  • 2:48 - 2:50
    Giờ, nó chỉ là một đống kim loại vô dụng
  • 2:50 - 2:54
    đang chiếm chỗ trên đường giao thông.
  • 2:55 - 2:59
    Thử tưởng tượng những con đường quốc tế
    bị bao vây bởi những chiếc xe hư
  • 2:59 - 3:02
    mà đang
    cản trở các phương tiện giao thông khác.
  • 3:02 - 3:05
    Và thử tưởng tượng
    những mảnh vỡ rải rác khắp nơi
  • 3:05 - 3:07
    khi một vụ va chạm xảy ra.
  • 3:07 - 3:10
    hàng ngàn mảnh vụn nhỏ hơn
  • 3:10 - 3:12
    trở thành những vật cản mới.
  • 3:12 - 3:16
    Đây là mô hình của ngành công nghệ vệ tinh.
  • 3:16 - 3:18
    Những vệ tinh mà không sử dụng được nữa
  • 3:18 - 3:22
    thường bị bỏ rơi trên quỹ đạo nhiều năm,
  • 3:22 - 3:26
    hoặc bị di dời như một biện pháp tạm thời.
  • 3:26 - 3:28
    Và không có luật quốc tế nào về không gian
  • 3:28 - 3:31
    buộc chúng ta phải tự mình dọn dẹp.
  • 3:31 - 3:33
    Nếu không phân hủy những vệ tinh đã chết,
  • 3:33 - 3:36
    hoặc dọn dẹp những mảnh vỡ,
  • 3:36 - 3:39
    thì chính chúng ta
    là người gây ô nhiễm cho vũ trụ.
  • 3:39 - 3:43
    Và điều này phần lớn là do chúng ta,
    tất cả chúng ta ở đây,
  • 3:43 - 3:46
    đã sử dụng dịch vụ mà vệ tinh mang lại,
  • 3:46 - 3:49
    mà không hiểu rõ được những tác hại
    của sự sử dụng đó.
  • 3:50 - 3:53
    Nếu chúng ta muốn tiếp tục sử dụng
    điện thoại, xem thời tiết,
  • 3:53 - 3:56
    và nhiều tiện ích công nghệ khác
  • 3:56 - 3:59
    từ vệ tinh,
  • 3:59 - 4:01
    chúng ta phải có kế hoạch dọn dẹp
    trong không gian.
  • 4:02 - 4:05
    Vệ tinh đầu tiên trên thế giới, Sputnik I,
  • 4:05 - 4:07
    được phóng vào năm 1957,
  • 4:07 - 4:10
    và trong năm đó,
    chỉ có tất cả 3 đợt phóng thử.
  • 4:11 - 4:15
    Nhiều thập kỷ sau, nhiều quốc gia
    trên thế giới
  • 4:15 - 4:18
    đã phóng hàng ngàn vệ tinh vào quỹ đạo,
  • 4:18 - 4:22
    và tần số lần phóng
    sẽ tăng lên trong tương lai,
  • 4:22 - 4:24
    đặc biệt nếu bạn xem xét khả năng
  • 4:24 - 4:28
    sẽ có hơn 900 vệ tinh đang được phóng đi.
  • 4:29 - 4:31
    Giờ, ta đưa vệ tinh
    vào nhiều quỹ đạo
  • 4:31 - 4:33
    phụ thuộc vào chức năng của nó.
  • 4:33 - 4:36
    Một trong những nơi phổ biến
    để phóng vệ tinh
  • 4:36 - 4:37
    là quỹ đạo thấp của Trái Đất,
  • 4:37 - 4:39
    có lẽ để chụp ảnh bề mặt Trái Đất
  • 4:39 - 4:42
    ở độ cao khoảng 2000 km.
  • 4:42 - 4:46
    Những vệ tinh bị tác động tự nhiên
    từ bầu khí quyển của Trái Đất,
  • 4:46 - 4:48
    nên quỹ đạo của chúng thường phân rã,
  • 4:48 - 4:50
    và cuối cùng chúng bị đốt cháy,
  • 4:50 - 4:52
    có lẽ trong vòng một vài thập kỷ tới.
  • 4:53 - 4:55
    Một nơi phổ biến khác để phóng vệ tinh
  • 4:55 - 4:57
    là quỹ đạo địa tĩnh
  • 4:57 - 4:59
    ở độ cao 35.000km.
  • 5:00 - 5:04
    Những vệ tinh cùng nằm ở vị trí cao hơn
    Trái Đất khi Trái Đất quay,
  • 5:04 - 5:08
    khiến cho những thứ như thông tin liên lạc
    hoặc phát sóng truyền hình hoạt động.
  • 5:09 - 5:13
    Những vệ tinh ở quỹ đạo cao như thế
    có thể duy trì trong hàng thế kỷ.
  • 5:14 - 5:17
    Và rồi có một quỹ đạo
    có tên là "Nghĩa trang",
  • 5:17 - 5:20
    là những quỹ đạo phế thải hay bãi rác
  • 5:20 - 5:23
    chuyên chứa những vệ tinh bị vứt đi
  • 5:23 - 5:24
    vào cuối chu kì của chúng
  • 5:24 - 5:28
    để không cản trở các
    quỹ đạo hoạt động bình thường.
  • 5:29 - 5:34
    Trong gần 7000 vệ tinh được phóng
    từ cuối những năm 1950,
  • 5:34 - 5:37
    chỉ có khoảng 1/7 trong số đó
    là đang hoạt động,
  • 5:38 - 5:40
    và ngoài các vệ tinh không còn hoạt động,
  • 5:40 - 5:44
    cũng có hàng trăm ngàn mảnh vỡ
    có kích thước như đá cẩm thạch
  • 5:44 - 5:46
    và triệu mảnh vỡ sơn
    có kích thước như con chip
  • 5:46 - 5:48
    đang quay xung quanh Trái Đất.
  • 5:49 - 5:52
    Những mảnh vỡ không những
    là mối họa lớn đối với vũ trụ,
  • 5:52 - 5:56
    mà còn đe dọa đến những vệ tinh
    chúng ta phụ thuộc hàng ngày.
  • 5:57 - 6:00
    Giờ đây, vì những mảnh vỡ không gian
    và rác đang trở thành mối lo ngại,
  • 6:00 - 6:03
    Các quốc gia và cộng đồng quốc tế
    đang chung tay nỗ lực
  • 6:03 - 6:04
    để phát triển
    chuẩn mực kỹ thuật
  • 6:04 - 6:07
    giúp chúng ta hạn chế sự gia tăng
    số lượng những mảnh vỡ.
  • 6:08 - 6:10
    Do đó có những đề xuất ví dụ
  • 6:10 - 6:12
    cho phi thuyền quỹ đạo thấp của Trái Đất
  • 6:12 - 6:15
    bị loại ra khỏi quỹ đạo
    trong vòng dưới 25 năm,
  • 6:16 - 6:18
    nhưng đó là một khoảng thời gian dài,
  • 6:18 - 6:21
    đặc biệt nếu vệ tinh
    không hoạt động hàng năm trời.
  • 6:22 - 6:25
    Những chỉ thị cũng yêu cầu
    những tàu vũ trụ địa tĩnh đã "chết"
  • 6:25 - 6:27
    phải di chuyển
    vào quỹ đạo nghĩa trang.
  • 6:28 - 6:31
    Nhưng do những hướng dẫn này không
    được ban hành theo luật quốc tể,
  • 6:31 - 6:36
    nên hiển nhiên những điều này chỉ
    được thực hiện theo cơ chế quốc gia.
  • 6:36 - 6:39
    Những hướng dẫn này
    cũng không phải là dài hạn,
  • 6:39 - 6:40
    chúng cũng không chủ động,
  • 6:40 - 6:43
    hay cũng không giải quyết những mảnh vỡ
    có sẵn ở trên đấy.
  • 6:43 - 6:47
    Chúng chỉ hạn chế
    sự tạo ra những mảnh vỡ trong tương lai.
  • 6:48 - 6:51
    Rác vũ trụ không là trách nhiệm của ai cả.
  • 6:52 - 6:55
    Nên, tôi lớn lên với sự trân trọng lớn lao
    cho thiên nhiên
  • 6:55 - 6:59
    và ý thức sâu sắc về dấu chân của chúng ta
    trên môi trường mà ta tương tác.
  • 6:59 - 7:01
    Một trong những luật
    về quản lý môi trường
  • 7:01 - 7:03
    là "Không để lại dấu vết"
  • 7:03 - 7:05
    khi chúng ta quan tâm và tôn trọng
  • 7:05 - 7:07
    thế giới hoang dã
    trên Trái Đất
  • 7:07 - 7:10
    và có trách nhiệm bảo vệ nguồn tài nguyên.
  • 7:10 - 7:13
    Trên Trái Đất này,
    ta dễ hình dung hơn về chất thải
  • 7:13 - 7:15
    trong môi trường tự nhiên.
  • 7:15 - 7:17
    Chúng ta có thể thấy rác
    trên những con đường,
  • 7:17 - 7:20
    trong khu xóm và thậm chí
    trong lòng đại dương.
  • 7:21 - 7:23
    Môi trường quỹ đạo cũng như vậy
  • 7:23 - 7:26
    nó cần sự quan tâm, chú trọng
    của chúng ta
  • 7:26 - 7:29
    và cũng cần sự quản lý của chúng ta.
  • 7:29 - 7:32
    Vì không gian đơn giản chỉ là
    một dạng khác của thế giới hoang dã
  • 7:32 - 7:34
    mà chúng ta cần phải bảo vệ.
  • 7:34 - 7:36
    Chúng ta cần nhân rộng
  • 7:36 - 7:40
    chính sách "Không để lại dấu vết"
    đến môi trường quỹ đạo và xa hơn nữa.
  • 7:40 - 7:43
    Và nâng cao
    ý thức trách nhiệm của tập thể
  • 7:43 - 7:45
    có thể giúp chúng ta giảm thiểu tác hại.
  • 7:46 - 7:49
    Hiện nay, Núi Everest thật sự
    là một sự so sánh thú vị
  • 7:49 - 7:52
    về cách tiếp cận mới chúng ta sử dụng
    để giao tiếp với môi trường,
  • 7:52 - 7:55
    vì nó thường được ví von
  • 7:55 - 7:58
    là bãi rác thải cao nhất thế giới.
  • 7:59 - 8:02
    Nhiều thập kỷ sau cuộc chinh phục đầu tiên
    đỉnh cao nhất thế giới
  • 8:02 - 8:04
    hàng tấn rác bị bỏ lại bởi người leo núi
  • 8:04 - 8:06
    đã bắt đầu gây ra sự lo lắng,
  • 8:06 - 8:09
    và bạn có thể đã đọc trên bản tin
    rằng họ dự đoán
  • 8:09 - 8:11
    Nepal sẽ trừng trị những người leo núi
  • 8:11 - 8:15
    bằng việc thực hiện chặt chẽ hơn
    các hình phạt và nghĩa vụ pháp lý.
  • 8:16 - 8:18
    Mục tiêu, tất nhiên
    là để bắt những người leo núi
  • 8:18 - 8:20
    phải dọn dẹp những gì còn sót lại,
  • 8:20 - 8:25
    nên chính quyền địa phương sẽ trả tiền
    cho người leo núi làm giảm lượng rác,
  • 8:25 - 8:29
    hoặc những đội thám hiểm
    có thể tổ chức các cuộc dọn dẹp tự nguyện
  • 8:29 - 8:31
    Nhưng vẫn còn nhiều nhà leo núi cảm thấy
  • 8:32 - 8:35
    rằng những nhóm độc lập
    nên tự có ý thức.
  • 8:35 - 8:38
    Không có câu trả lời đơn giản hay dễ dàng,
  • 8:38 - 8:41
    hay thậm chí các nỗ lực bảo tồn có ý tốt
  • 8:41 - 8:43
    đôi khi lại gặp rắc rối
  • 8:43 - 8:47
    Nhưng điều đó không có nghĩa là
    chúng ta không nên cố gắng hết sức
  • 8:47 - 8:50
    để bảo vệ môi trường
    mà chúng ta phụ thuộc vào,
  • 8:51 - 8:55
    và giống như Everest, một khu vực xa xôi
    và không có đủ cơ sở hạ tầng
  • 8:55 - 8:56
    của môi trường quỹ đạo
  • 8:56 - 8:58
    làm cho việc phân hủy rác
    trở thành một thách thức
  • 8:59 - 9:02
    Nhưng chúng ta đơn giản là
    không thể vươn tới đỉnh cao mới
  • 9:02 - 9:05
    và thậm chí tạo ra bãi rác còn cao hơn,
  • 9:05 - 9:07
    điều mà không có ở thế giới này.
  • 9:08 - 9:10
    Bản chất của không gian
  • 9:10 - 9:12
    là nếu một thành phần của vệ tinh bị hư,
  • 9:12 - 9:15
    có rất ít cơ hội để sửa chữa,
  • 9:15 - 9:17
    và chỉ có thể sữa với chi phí lớn.
  • 9:18 - 9:21
    Nhưng sẽ ra sao nếu ta thiết kế
    những vệ tinh một cách thông minh hơn?
  • 9:21 - 9:23
    Sẽ ra sao nếu mọi vệ tinh,
  • 9:23 - 9:25
    bất kể của quốc gia nào,
  • 9:25 - 9:27
    phải được tiêu chuẩn hóa d
  • 9:27 - 9:29
    để tái chế, phục vụ
  • 9:30 - 9:31
    hoặc hoạt động ra khỏi quỹ đạo?
  • 9:32 - 9:35
    Sẽ ra sao nếu thật sự có luật quốc tế
  • 9:35 - 9:38
    để bắt buộc sự phân hủy cuối đời
    của vệ tinh
  • 9:38 - 9:40
    thay vì di dời chúng
  • 9:40 - 9:42
    như là một giải pháp tạm thời?
  • 9:43 - 9:46
    Hoặc có thể nhà sản xuất vệ tinh
    cần phải trả phí
  • 9:46 - 9:48
    khi phóng vệ tinh vào quỹ đạo,
  • 9:48 - 9:50
    và số tiền đó chỉ có thể được hoàn lại
  • 9:50 - 9:53
    nếu vệ tinh bị phân hủy đúng cách
  • 9:53 - 9:56
    hoặc nếu họ dọn dẹp
    một lượng mảnh vỡ nhất định.
  • 9:57 - 9:59
    Hoặc có thể một vệ tinh
    cần có công nghệ trên tàu
  • 9:59 - 10:01
    để giúp đẩy nhanh ra khỏi quỹ đạo.
  • 10:02 - 10:04
    Có một vài dấu hiệu đáng khích lệ.
  • 10:04 - 10:09
    Ví dụ, TechDemoSat-1 của Vương Quốc Anh,
    được phóng vào năm 2014,
  • 10:09 - 10:11
    được thiết kế để phân hủy khi chết đi
  • 10:11 - 10:13
    thông qua một cái buồm nhỏ
  • 10:13 - 10:15
    Điều này có hiệu quả đối với
    vệ tinh nhỏ,
  • 10:15 - 10:19
    Những những vệ tinh cao hơn
    hoặc ở quỹ đạo lớn hơn
  • 10:19 - 10:22
    hay lớn hơn hoàn toàn,
    như kích thước của xe buýt trường học,
  • 10:22 - 10:24
    sẽ yêu cầu những biện pháp phân hủy khác.
  • 10:24 - 10:27
    Nên nếu bạn thích những thứ
    như laser công suất lớn
  • 10:27 - 10:29
    hay kéo bằng lưới hay dây,
  • 10:29 - 10:32
    nghe thật điên rồ trong ngắn hạn.
  • 10:32 - 10:34
    Và rồi một điều rất hay
  • 10:34 - 10:38
    là ý tưởng xe tải kéo quỹ đạo
    hoặc cơ khí không gian
  • 10:38 - 10:40
    Tưởng tượng nếu một cánh tay robot
  • 10:40 - 10:41
    của một xe tải kéo không gian
  • 10:41 - 10:44
    có thể sửa những mảnh vỡ của vệ tinh,
  • 10:44 - 10:46
    làm cho nó có thể tái sử dụng
  • 10:46 - 10:48
    Hoặc sẽ ra sao nếu cánh tay robot đấy
  • 10:48 - 10:51
    có thể nạp lại nhiên liệu đẩy
    cho tàu vũ trụ
  • 10:51 - 10:53
    mà phụ thuộc vào động cơ đẩy hóa học
  • 10:53 - 10:56
    tương tự như khi bạn hay tôi có thể
    nạp nhiên liệu cho xe của chúng ta?
  • 10:57 - 10:58
    Sửa chữa và bảo dưỡng bằng robot
  • 10:58 - 11:02
    có thể kéo dài vòng đời của hàng trăm
    vệ tinh quay xung quanh Trái Đất.
  • 11:03 - 11:06
    Bất cứ phương pháp phân hủy
    hay dọn dẹp nào ta đưa ra,
  • 11:06 - 11:09
    không chỉ đơn giản là vấn đề kỹ thuật.
  • 11:09 - 11:14
    Cũng có những luật không gian
    và chính trị phức tạp mà ta phải tách ra.
  • 11:14 - 11:19
    Tóm lại, chúng ta chưa tìm được cách
    khai thác không gian một cách hiệu quả.
  • 11:20 - 11:23
    Khám phá, cải tiến để thay đổi
    cách chúng ta sống và làm việc
  • 11:23 - 11:25
    là những thứ mà con người làm,
  • 11:25 - 11:26
    và trong khám phá không gian,
  • 11:26 - 11:30
    chúng ta thật ra đang
    di chuyển ra khỏi biên giới Trái Đất.
  • 11:30 - 11:33
    Nhưng khi ta đẩy ngưỡng cửa
    trên danh nghĩa học tập và cải tiến,
  • 11:33 - 11:39
    chúng ta phải nhớ rằng trách nhiệm
    đối với môi trường không bao giờ biến mất
  • 11:40 - 11:44
    Chắc chắn sẽ có tắc nghẽn
    ở quỹ đạo Trái Đất và địa lĩnh thấp,
  • 11:44 - 11:46
    và ta không thể tiếp tục
    phóng thêm vệ tinh mới
  • 11:46 - 11:48
    để thay thế những cái đã bị hỏng
  • 11:48 - 11:51
    mà trước hết không xử lý gì cả,
  • 11:51 - 11:53
    giống như khi chúng ta
    không thể bỏ chiếc xe hư lại
  • 11:53 - 11:54
    giữa đường cao tốc.
  • 11:55 - 11:57
    Quỹ đạo Trái Đất
    không phải tài nguyên vô tận
  • 11:57 - 11:59
    và vấn đề sẽ chỉ trở nên tệ hơn
  • 11:59 - 12:02
    nếu ta không thay đổi hành vi của mình.
  • 12:02 - 12:05
    Chúng ta cần một cam kết
    toàn cầu và tập thể
  • 12:05 - 12:08
    để san sẻ trách nhiệm đối với
    hành tinh của chúng ta.
  • 12:09 - 12:13
    Nên, hôm nay
    tôi sẽ giao cho các bạn một thử thách.
  • 12:13 - 12:15
    Và đó là trở thành
    người quản lý không gian.
  • 12:15 - 12:17
    Lần sau khi sử dụng điện thoại,
  • 12:17 - 12:19
    kiểm tra thời tiết hay sử dụng GPS,
  • 12:19 - 12:24
    hãy nghĩ đến công nghệ vệ tinh
    đã khiến cho những thứ đó hoạt động.
  • 12:24 - 12:26
    Nhưng cũng nghĩ đến những tác động
  • 12:26 - 12:29
    mà vệ tinh mang lại
    cho môi trường bao quanh Trái Đất,
  • 12:29 - 12:34
    và giúp tuyên truyền thông điệp rằng ta
    phải chung tay giảm thiểu tác động của ta.
  • 12:34 - 12:36
    Quỹ đạo Trái Đất mang một vẻ đẹp hùng vĩ
  • 12:36 - 12:39
    và là cánh cổng để ta khai phá.
  • 12:39 - 12:41
    Điều đó tùy thuộc hành động của bạn.
  • 12:43 - 12:44
    Cảm ơn.
  • 12:44 - 12:46
    (Vỗ tay)
Title:
Hãy chung tay dọn dẹp rác trong không gian quỹ đạo Trái Đất | Natalie Panek | TEDxToronto
Description:

Cuộc sống của ta phụ thuộc vào thế giới mà chúng ta không thể nhìn thấy: cơ sở hạ tầng vệ tinh mà chúng ta sử dụng hàng ngày để nhận thông tin, để giải trí, giao tiếp và nhiều hơn nữa. Nhưng quỹ đạo Trái Đất không phải là một nguồn tài nguyên vô hạn, và vấn đề về những mảnh vỡ trong không gian sẽ trở nên tệ hơn nếu không ta không thay đổi hành vi một cách đáng kể. Natalie Panek thách thức chúng ta hãy cân nhắc đến tác động môi trường của các vệ tinh mà ta sử dụng. Cô ấy cho rằng môi trường quỹ đạo của chúng ta tuyệt đẹp và là cánh cổng để ta khám phá. Chúng ta phải giữ gìn nó.
Bài nói này được lấy từ TEDx sử dụng hình thức hội nghị TED nhưng được tổ chức độc lập bởi cộng đồng địa phương. Tìm hiểu thêm tại http://ted.com/tedx

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDxTalks
Duration:
12:55

Vietnamese subtitles

Revisions