Return to Video

Hệ tiêu hoá hoạt động ra sao? - Emma Bryce

  • 0:05 - 0:08
    Trên toàn hành tinh này,
  • 0:08 - 0:14
    mỗi người trung bình tiêu thụ
    từ 1 đến 2.7 kg thức ăn mỗi ngày.
  • 0:14 - 0:18
    Nghĩa là mỗi chúng ta ăn hơn
    365kg thức ăn mỗi năm,
  • 0:18 - 0:23
    và hơn 28,800 kg trong cả cuộc đời.
  • 0:23 - 0:27
    Tất cả đồ ăn đó đều đi vào hệ tiêu hoá.
  • 0:27 - 0:30
    Được cấu tạo từ 10 cơ quan,
    có thể dài tới 9m
  • 0:30 - 0:33
    và chứa hơn 20 loại tế bào chuyên hoá,
  • 0:33 - 0:38
    đây là một trong những hệ thống đa dạng
    và phức tạp nhất trong cơ thể con người.
  • 0:38 - 0:43
    Các bộ phận phối hợp với nhau
    để hoàn thành nhiệm vụ lớn:
  • 0:43 - 0:45
    biến đổi thành phần thô trong thức ăn
  • 0:45 - 0:49
    thành các chất dinh dưỡng và năng lượng
    để nuôi sống cơ thể.
  • 0:49 - 0:51
    Nếu đi dọc chiều dài
    của phần thân trên,
  • 0:51 - 0:55
    hệ tiêu hoá gồm 4 phần chính.
  • 0:55 - 0:58
    Đầu tiên - đường tiêu hoá,
  • 0:58 - 1:00
    là một ống xoắn, vận chuyển thức ăn
  • 1:00 - 1:06
    và có diện tích bề mặt
    khoảng 30 đến 40 mét vuông,
  • 1:06 - 1:09
    đủ để che phủ một nửa sân cầu lông.
  • 1:09 - 1:11
    Thứ hai là tuyến tuỵ,
    túi mật, và gan,
  • 1:11 - 1:17
    bộ ba cơ quan này biến đổi thức ăn
    bằng các chất dịch đặc biệt.
  • 1:17 - 1:21
    Thứ ba là các enzyme,
    hoóc môn, dây thần kinh, và máu
  • 1:21 - 1:23
    làm việc cùng nhau để tiêu hoá thức ăn,
  • 1:23 - 1:25
    điều chỉnh quá trình tiêu hoá,
  • 1:25 - 1:28
    và vận chuyển sản phẩm cuối cùng.
  • 1:28 - 1:32
    Cuối cùng là mạc treo,
    gồm một số lượng lớn các mô hỗ trợ
  • 1:32 - 1:36
    và định chỗ cho tất các cơ quan
    tiêu hoá trong ổ bụng,
  • 1:36 - 1:38
    giúp chúng có thể thực hiện nhiệm vụ.
  • 1:38 - 1:42
    Quá trình tiêu hoá bắt đầu
    trước cả khi lưỡi chạm vào đồ ăn.
  • 1:42 - 1:45
    Khi nhận biết được một món ăn ngon,
  • 1:45 - 1:48
    các tuyến trong miệng sẽ bắt đầu
    tiết nước bọt.
  • 1:48 - 1:52
    Chúng ta sản sinh được khoảng 1.5 lít
    nước bọt hàng ngày.
  • 1:52 - 1:56
    Khi đồ ăn đã ở trong miệng,
    hoạt động nhai kết hợp với nước bọt
  • 1:56 - 2:01
    biến thức ăn thành một khối ẩm ướt
    được gọi là viên nén
  • 2:01 - 2:05
    Các enzyme trong nước bọt
    phân giải tinh bột.
  • 2:05 - 2:06
    Sau đó, thức ăn được chuyển tới
  • 2:06 - 2:11
    đầu một ống dài 25cm
    được gọi là thực quản,
  • 2:11 - 2:14
    rồi rơi xuống để tới được dạ dày.
  • 2:14 - 2:17
    Các dây thần kinh xung quanh
    mô thực quản
  • 2:17 - 2:20
    nhận được tín hiệu của viên nén
    và kích hoạt các nhu động,
  • 2:20 - 2:23
    một chuỗi các co thắt của các cơ xác định.
  • 2:23 - 2:26
    Điều này giúp đẩy thức ăn vào dạ dày,
  • 2:26 - 2:30
    nơi mà nó được các cơ của thành dạ dày
  • 2:30 - 2:33
    co bóp biến viên nén thành các mẩu nhỏ.
  • 2:33 - 2:37
    Hoóc môn, được tiết ra bởi các tế bào ở
    lớp lót, kích hoạt việc giải phóng axit
  • 2:37 - 2:40
    và dịch chứa nhiều enzym từ thành dạ dày
  • 2:40 - 2:44
    để hoà tan thức ăn
    và phân giải các protein.
  • 2:44 - 2:46
    Những hoóc môn này
    cũng báo cho tuyến tuỵ,
  • 2:46 - 2:50
    gan và túi mật
    để sản xuất dịch tiêu hoá
  • 2:50 - 2:54
    và chuyển mật, một chất lỏng màu xanh vàng
    để phân giải chất béo,
  • 2:54 - 2:56
    để chuẩn bị cho bước tiếp theo.
  • 2:56 - 2:58
    Sau ba giờ ở trong dạ dày,
  • 2:58 - 3:03
    viên nén giờ đã trở thành một chất lỏng
    sủi bọt, được gọi là dịch dưỡng,
  • 3:03 - 3:06
    sẵn sàng được chuyển tới ruột non.
  • 3:06 - 3:08
    Gan nhận mật từ túi mật
  • 3:08 - 3:14
    và tiết mật vào phần đầu tiên của
    ruột non, được gọi là tá tràng.
  • 3:14 - 3:18
    Tại đây, mật phân giải chất béo
    nổi trên bề mặt của hỗn hợp dịch dưỡng
  • 3:18 - 3:24
    để chúng có thể được dịch tuỵ và dịch ruột
    đã thấm vào trước đó tiêu hoá dễ dàng
  • 3:24 - 3:30
    Những dịch này chứa nhiều enzym
    phân giải phân tử chất béo
  • 3:30 - 3:33
    thành axit béo và glycerol
    để cơ thể có thể dễ dàng hấp thụ.
  • 3:33 - 3:38
    Những enzym này cũng có tác dụng
    phân giải protein thành amino axit
  • 3:38 - 3:41
    và cacbohydrat thành glucozơ.
  • 3:41 - 3:46
    Quá trình này xảy ra ở vùng dưới
    của ruột non, hỗng tràng và hồi tràng,
  • 3:46 - 3:50
    nơi mà được bao phủ
    bởi hàng triệu các nhung mao ruột.
  • 3:50 - 3:54
    Nó tạo ra một diện tích bề mặt khổng lồ
    để tối đa hoá việc hấp thụ các phân tử
  • 3:54 - 3:57
    và đưa các phân tử này đến máu.
  • 3:57 - 4:00
    Máu đón nhận các phân tử này
    ở cuối cuộc hành trình
  • 4:00 - 4:02
    để cung cấp cho các mô và cơ quan.
  • 4:02 - 4:04
    Nhưng vẫn chưa hết.
  • 4:04 - 4:07
    Những chất xơ và nước còn thừa
  • 4:07 - 4:09
    và tế bào chết thải ra
    trong quá trình tiêu hoá
  • 4:09 - 4:13
    đi xuống ruột già,
    hay còn gọi là đại tràng.
  • 4:13 - 4:17
    Cơ thể sẽ đào thải hầu hết chất dịch
    còn sót lại qua thành ruột.
  • 4:17 - 4:20
    Những gì còn lại
    là một khối mềm được gọi là phân.
  • 4:20 - 4:23
    Đại tràng ép sản phẩm này
    vào một túi gọi là trực tràng.
  • 4:23 - 4:26
    Dây thần kinh ở đây nhận biết được
    nó đang phình to ra
  • 4:26 - 4:29
    và báo với cơ thể khi nào
    thì nên loại bỏ chất thải.
  • 4:29 - 4:32
    Sản phẩm phụ của quá trình tiêu hoá
    thoát ra qua hậu môn
  • 4:32 - 4:36
    và hành trình dài của thức ăn
    thường kéo dài từ 30 đến 40 giờ,
  • 4:36 - 4:38
    cuối cùng đã hoàn tất.
Title:
Hệ tiêu hoá hoạt động ra sao? - Emma Bryce
Description:

Trên trái đất, con người tiêu thụ từ 1 đến 2.7 kg thức ăn mỗi ngày, và tất cả chúng được đưa tới hệ tiêu hoá. Cấu tạo từ 10 cơ quan nội tạng có thể kéo dài tới 9 mét, đây là một trong những hệ thống phức tạp bậc nhất trong cơ thể. Emma Bryce sẽ giải thích cách các phần khác nhau của hệ tiêu hoá làm việc cùng nhau để chuyển hoá thức ăn thành chất dinh dưỡng và năng lượng để nuôi sống cơ thể.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
04:57

Vietnamese subtitles

Revisions