Truyện tranh thuộc về lớp học
-
0:01 - 0:02Khi tôi còn là học sinh lớp năm,
-
0:02 - 0:07tôi đã mua một số báo của
"DC Comics Presents #57" -
0:07 - 0:09tại hiệu sách địa phương,
-
0:09 - 0:13và cuốn truyện tranh này
đã thay đổi cuộc đời tôi. -
0:13 - 0:17Sự kết hợp giữa từ ngữ và hình ảnh
đã đọng lại trong tôi một thứ gì đó -
0:17 - 0:18chưa từng có trước đây,
-
0:18 - 0:22và tôi lập tức say mê
hình thức truyện tranh. -
0:22 - 0:25Tôi trở thành một con mọt truyện tranh,
-
0:25 - 0:27nhưng tôi không đem tới trường.
-
0:27 - 0:33Theo bản năng, tôi biết rằng
truyện tranh không thuộc về lớp học. -
0:33 - 0:35Bố mẹ tôi chắc chắn không thích chúng,
-
0:35 - 0:38và tôi chắc rằng
các giáo viên của tôi cũng thế. -
0:38 - 0:40Họ không bao giờ dùng chúng để giảng dạy.
-
0:40 - 0:44Truyện tranh và tiểu thuyết đồ họa không
được chấp nhận trong những giờ tự đọc, -
0:44 - 0:48và chúng chưa từng được
bày bán ở hội sách thường niên. -
0:48 - 0:50Dù vậy, tôi vẫn tiếp tục đọc truyện tranh
-
0:50 - 0:52và tôi thậm chí còn viết truyện.
-
0:52 - 0:55Cuối cùng tôi trở thành
một họa sỹ truyện tranh, -
0:55 - 0:59viết và vẽ truyện tranh để sống.
-
0:59 - 1:01Tôi cũng trở thành một giáo viên cấp ba.
-
1:01 - 1:02Đây là nơi tôi giảng dạy:
-
1:02 - 1:05Trường THPT Bishop O'Dowd
ở Oakland, California. -
1:05 - 1:08Tôi dạy một chút Toán
và một chút Mỹ thuật, -
1:08 - 1:09nhưng nhiều nhất là Tin học,
-
1:09 - 1:11và tôi đã ở đây 17 năm.
-
1:12 - 1:13Khi tôi còn là giáo viên mới,
-
1:13 - 1:17tôi thử đưa truyện tranh vào lớp học.
-
1:17 - 1:20Tôi nói với học sinh của mình
vào ngày đầu tiên của mỗi lớp -
1:20 - 1:22rằng tôi cũng là một họa sĩ truyện tranh.
-
1:22 - 1:25Nó không có nghĩa tôi có kế hoạch
dạy chúng bằng truyện tranh, -
1:25 - 1:29nó có nghĩa rằng tôi hy vọng truyện tranh
có thể làm chúng nghĩ rằng tôi rất ngầu. -
1:29 - 1:30(Cười)
-
1:30 - 1:32Tôi đã sai.
-
1:32 - 1:34Đây là những năm 90,
-
1:34 - 1:38truyện tranh chưa có
vị trí văn hóa như ngày nay. -
1:38 - 1:42Học sinh của tôi không nghĩ tôi ngầu.
Chúng nghĩ tôi là một con gà. -
1:42 - 1:45Và tệ hơn nữa, khi bài vở
trong lớp trở nên khó, -
1:45 - 1:48chúng dùng truyện tranh
như là cách để làm rối trí tôi. -
1:48 - 1:51Chúng giơ tay và
hỏi tôi những câu hỏi như: -
1:51 - 1:53"Thầy Yang, thầy nghĩ ai sẽ thắng
khi đánh nhau, -
1:53 - 1:55Superman hay the Hulk?"
-
1:55 - 1:56(Cười)
-
1:56 - 2:01Tôi nhanh chóng nhận ra tôi phải rạch ròi
giữa việc giảng dạy và việc vẽ tranh. -
2:01 - 2:04Dường như bản năng
của tôi hồi lớp năm đã đúng. -
2:04 - 2:08Truyện tranh không thuộc về lớp học.
-
2:08 - 2:10Nhưng một lần nữa, tôi đã sai.
-
2:10 - 2:12Thêm vài năm trong nghề giảng dạy,
-
2:12 - 2:17tôi trực tiếp nhận ra
tiềm năng giáo dục của truyện tranh. -
2:17 - 2:20Trong một học kỳ, tôi được yêu cầu
dạy thay một lớp Đại số 2. -
2:20 - 2:25Tôi được yêu cầu dạy thay dài hạn
và tôi đồng ý, nhưng có một vấn đề. -
2:25 - 2:28Vào thời điểm đó, tôi cũng là
kỹ thuật viên giáo dục của trường, -
2:28 - 2:30nghĩa là cứ hai tuần một lần
-
2:30 - 2:34tôi phải bỏ một hoặc hai tiết
của lớp Đại số 2 này -
2:34 - 2:37vì tôi cần đến một phòng học khác
giúp giáo viên khác -
2:37 - 2:39với một hoạt động liên quan đến máy tính.
-
2:39 - 2:42Với những học sinh ở lớp
Đại số 2 này, điều này thật tệ. -
2:42 - 2:44Ý tôi là, dạy thay dài hạn đã tệ rồi,
-
2:45 - 2:48nhưng có người dạy thay cho việc
dạy thay của bạn? Đó là điều tệ nhất. -
2:48 - 2:52Trong cố gắng mang lại
sự nhất quán cho học sinh của tôi, -
2:52 - 2:55tôi bắt đầu quay video
bài giảng của mình. -
2:55 - 2:59Sau đó tôi đưa các video này cho
người dạy thay để bật cho học sinh. -
2:59 - 3:03Tôi cố gắng làm những video này
càng lôi cuốn càng tốt. -
3:03 - 3:05Thậm chí tôi dùng
những hiệu ứng đặc biệt. -
3:05 - 3:08Ví dụ, sau khi tôi hoàn thành
một bài toán trên bảng, -
3:08 - 3:10tôi vỗ tay,
-
3:10 - 3:12và tấm bảng được xóa một cách thần kì.
-
3:12 - 3:14(Cười)
-
3:14 - 3:16Tôi nghĩ nó khá tuyệt vời.
-
3:16 - 3:19Tôi khá chắc rằng
các học sinh của tôi sẽ thích nó, -
3:19 - 3:20nhưng tôi đã sai.
-
3:20 - 3:22(Cười)
-
3:22 - 3:25Những bài giảng video này là một thảm họa.
-
3:25 - 3:27Có những học sinh đến nói với tôi
những điều như: -
3:27 - 3:29"Thầy Yang, bọn em nghĩ
thầy là người nhạt nhẽo -
3:29 - 3:33nhưng trong video,
thầy thật không thể chịu được." -
3:33 - 3:35(Cười)
-
3:35 - 3:40Vì vậy, với nỗ lực tuyệt vọng thứ hai,
tôi vẽ những bài giảng truyện tranh. -
3:40 - 3:42Tôi làm rất nhanh,
hầu như không tính toán. -
3:42 - 3:45Tôi chỉ lấy một cái bút bi,
vẽ bảng này sang bảng khác, -
3:45 - 3:48hình dung điều tôi muốn truyền đạt khi vẽ.
-
3:48 - 3:50Các bài giảng truyện tranh đó
-
3:50 - 3:52dài khoảng bốn tới sáu trang.
-
3:52 - 3:57Tôi photo chúng cho người dạy thay
để phát cho học sinh của tôi. -
3:57 - 3:59Và ngạc nhiên chưa,
-
3:59 - 4:02những bài giảng truyện tranh này
là một bước đột phá. -
4:02 - 4:05Học sinh của tôi
đã yêu cầu tôi vẽ cho chúng -
4:05 - 4:08ngay cả khi tôi có thể giảng dạy trên lớp.
-
4:08 - 4:13Nó giống như việc chúng thích
tôi trong hoạt hình hơn tôi ngoài đời. -
4:13 - 4:15(Cười)
-
4:15 - 4:18Điều này làm tôi ngạc nhiên,
vì học sinh của tôi thuộc thế hệ -
4:18 - 4:20lớn lên với màn hình,
-
4:20 - 4:24vì vậy tôi chắc mẩm
chúng muốn học trên màn hình -
4:24 - 4:26hơn là học từ trang giấy.
-
4:26 - 4:28Nhưng khi tôi hỏi học sinh
-
4:28 - 4:31sao chúng thích
những bài giảng truyện tranh này thế, -
4:31 - 4:35tôi bắt đầu hiểu hơn
về tiềm năng giáo dục của truyện tranh. -
4:35 - 4:38Trước tiên, không giống
sách giáo khoa toán, -
4:38 - 4:41những bài giảng truyện tranh
được dạy trực quan. -
4:41 - 4:43Học sinh của tôi lớn lên
trong một nền văn hóa thị giác, -
4:43 - 4:46vì vậy chúng đã quen nhận thông tin
theo cách đó. -
4:46 - 4:49Nhưng không giống như
những câu chuyện hình ảnh khác, -
4:49 - 4:54như phim hay truyền hình
hoặc hoạt hình hoặc video, -
4:54 - 4:57truyện tranh là thứ mà theo tôi
là cố định. -
4:57 - 5:02Trong truyện tranh, quá khứ, hiện tại và
tương lai, tất cả đều ở cùng một trang. -
5:02 - 5:06Điều này nghĩa là tốc độ
luồng thông tin -
5:06 - 5:10chắc chắn nằm trong tay người đọc.
-
5:10 - 5:14Khi học sinh của tôi không hiểu cái gì đó
trong bài giảng truyện tranh của tôi, -
5:14 - 5:18chúng chỉ cần đọc lại đoạn đó
nhanh hay chậm theo ý muốn. -
5:18 - 5:22Điều đó giống như tôi trao cho chúng
một chiếc điều khiển từ xa với thông tin. -
5:22 - 5:25Điều tương tự không đúng với
bài giảng video của tôi, -
5:25 - 5:28và thậm chí không đúng với
cả bài giảng trực tiếp của tôi. -
5:28 - 5:32Khi tôi nói, tôi cung cấp thông tin
nhanh hay chậm theo ý mình. -
5:32 - 5:36Vì vậy, đối với một số học sinh
và một số loại thông tin nhất định, -
5:36 - 5:41hai khía cạnh này của truyện tranh,
bản chất trực quan và tính cố định của nó, -
5:41 - 5:44khiến nó trở thành
một công cụ giáo dục vô cùng hiệu quả. -
5:44 - 5:46Khi dạy lớp Đại số 2 này,
-
5:46 - 5:51tôi cũng đang học Thạc sĩ ở
Vịnh Phía Đông tiểu bang Cal. -
5:51 - 5:55Và tôi đã bị cuốn hút bởi trải nghiệm
đã có với những bài giảng truyện tranh, -
5:55 - 6:00tôi quyết định tập trung
dự án cuối cùng về truyện tranh. -
6:00 - 6:03Tôi muốn tìm hiểu
tại sao các nhà giáo dục Mỹ -
6:03 - 6:08trước đây rất nghi ngờ việc
sử dụng truyện tranh trong lớp học của họ. -
6:08 - 6:10Đây là những gì tôi phát hiện ra.
-
6:10 - 6:12Truyện tranh lần đầu trở thành
-
6:12 - 6:14phương tiện đại chúng vào thập niên 40,
-
6:14 - 6:15với hàng triệu bản
bán hàng tháng, -
6:15 - 6:17và các nhà giáo dục khi đó có để ý.
-
6:17 - 6:21Rất nhiều giáo viên sáng tạo đã bắt đầu
đưa truyện tranh vào lớp học của họ -
6:21 - 6:23để thử nghiệm.
-
6:23 - 6:27Năm 1944, "Tạp chí Giáo dục Xã hội học"
-
6:27 - 6:30thậm chí còn dành toàn bộ số báo
cho chủ đề này. -
6:30 - 6:33Mọi thứ dường như đang tiến triển.
-
6:33 - 6:35Giáo viên đã bắt đầu tìm ra gì đó.
-
6:35 - 6:37Nhưng sau đó người này đến.
-
6:37 - 6:41Đây là nhà tâm lý học trẻ em
Bác sĩ Fredric Wertham, -
6:41 - 6:45và vào năm 1954, ông đã viết một cuốn sách
có tiêu đề "Sự quyến rũ người vô tội," -
6:45 - 6:50mà ông tranh luận rằng truyện tranh
gây ra tội phạm vị thành niên. -
6:50 - 6:51(Cười)
-
6:51 - 6:53Ông ấy đã sai.
-
6:53 - 6:55Tiến sĩ Wertham thực sự là một người tốt.
-
6:55 - 6:58Ông dành phần lớn sự nghiệp làm việc
với tội phạm vị thành niên, -
6:58 - 7:03và khi làm việc, ông để ý
hầu hết thân chủ đều đọc truyện tranh. -
7:03 - 7:07Tiến sĩ Wertham không nhận ra
vào những năm 1940 và 50, -
7:07 - 7:11hầu như mọi đứa trẻ ở Mỹ đọc truyện tranh.
-
7:11 - 7:15Tiến sĩ Wertham không quá thuyết phục
khi chứng minh lập luận của mình, -
7:15 - 7:18nhưng cuốn sách của ông
truyền cảm hứng cho Thượng viện Hoa Kỳ -
7:18 - 7:20tổ chức một loạt phiên điều trần
-
7:20 - 7:25để xem liệu trong thực tế truyện tranh
có gây ra tội phạm vị thành niên. -
7:25 - 7:27Những phiên điều trần này kéo dài
trong gần hai tháng. -
7:27 - 7:32Chúng kết thúc mập mờ, nhưng
đủ để gây thiệt hại to lớn -
7:32 - 7:36đến hình ảnh truyện tranh
trong mắt công chúng Mỹ. -
7:36 - 7:41Sau đó, các nhà giáo dục Mỹ đáng kính
đều rút khỏi truyện tranh, -
7:41 - 7:42và họ tránh nó
trong nhiều thập niên. -
7:42 - 7:44Cho đến những năm 1970
-
7:44 - 7:47một vài người dũng cảm
bắt đầu mang chúng trở lại. -
7:47 - 7:49Và mãi cho đến gần đây,
-
7:49 - 7:51có lẽ trong thập kỉ qua,
-
7:51 - 7:54truyện tranh mới được
chấp nhận rộng rãi hơn -
7:54 - 7:56trong số các nhà giáo dục Mỹ.
-
7:56 - 8:00Truyện tranh và tiểu thuyết đồ họa
cuối cùng cũng có con đường -
8:00 - 8:02trở lại lớp học Mỹ
-
8:02 - 8:06và điều này thậm chí còn xảy ra
tại Bishop O'Dowd, nơi tôi từng dạy. -
8:06 - 8:08Ông Smith, một đồng nghiệp cũ của tôi,
-
8:08 - 8:11sử dụng cuốn "Tìm hiểu truyện tranh"
của Scott McCloud -
8:11 - 8:15trong lớp văn học và điện ảnh của mình, vì
cuốn sách đó cung cấp học sinh của anh ấy -
8:15 - 8:20ngôn ngữ để thảo luận
mối quan hệ giữa từ ngữ và hình ảnh. -
8:20 - 8:24Ông Burns giao một tiểu luận truyện
tranh cho học sinh của mình mỗi năm, -
8:24 - 8:28bằng cách yêu cầu học sinh trình bày
tiểu thuyết văn xuôi bằng hình ảnh. -
8:28 - 8:30Ông Burns yêu cầu chúng
phải suy nghĩ sâu sắc -
8:30 - 8:32không chỉ về câu chuyện
-
8:32 - 8:35mà còn về cách câu chuyện đó được kể.
-
8:35 - 8:38Và cô Murrock dùng cuốn
"Người Mỹ gốc Trung Quốc" của tôi -
8:38 - 8:40với học sinh lớp Tiếng Anh 1.
-
8:40 - 8:42Đối với cô ấy, tiểu thuyết đồ họa
-
8:42 - 8:46là một cách tuyệt vời để đạt được
một tiêu chuẩn cốt lõi chung. -
8:46 - 8:48Tiêu chuẩn ấy quy định học sinh
cần có khả năng phân tích -
8:48 - 8:50cách các yếu tố hình ảnh
-
8:50 - 8:55xây dựng ý nghĩa, giai điệu
và vẻ đẹp của một văn bản. -
8:55 - 8:58Tại thư viện, cô Counts đã tích lũy
một bộ sưu tập tiểu thuyết đồ họa -
8:58 - 9:00khá ấn tượng cho Bishop O'Dowd.
-
9:00 - 9:04Bây giờ, cô Counts và tất cả
các đồng nghiệp trong thư viện -
9:04 - 9:07thực sự đã đi đầu
chiến dịch ủng hộ truyện tranh, -
9:07 - 9:10bắt đầu từ những năm 80, khi
một bài báo trên tạp chí thư viện trường -
9:10 - 9:14nói rằng sự chỉ sự hiện diện
của tiểu thuyết đồ họa trong thư viện -
9:14 - 9:17đã tăng lượng sử dụng khoảng 80%
-
9:17 - 9:21và tăng lưu lượng của
tài liệu ngoài truyện tranh -
9:21 - 9:23khoảng 30%.
-
9:23 - 9:27Lấy cảm hứng từ chính sách mới này
từ các nhà giáo dục Mỹ, -
9:27 - 9:32các họa sỹ truyện tranh Mỹ đang sản xuất
nhiều nội dung hướng đến giáo dục -
9:32 - 9:34cho thị trường K-12 hơn bao giờ hết.
-
9:34 - 9:37Nhiều trong số đó
hướng đến nghệ thuật ngôn ngữ, -
9:37 - 9:40nhưng nhiều truyện tranh
và tiểu thuyết đồ họa -
9:40 - 9:43cũng đang bắt đầu xử lý
các chủ đề toán học và khoa học. -
9:43 - 9:48Truyện tranh và tiểu thuyết đồ họa STEM
là một lãnh thổ chưa từng thám hiểm, -
9:48 - 9:50sẵn sàng được khám phá.
-
9:50 - 9:52Nước Mỹ cuối cùng
cũng thức tỉnh với thực tế -
9:52 - 9:57rằng truyện tranh không gây
ra tội phạm vị thành niên. -
9:57 - 9:58(Cười)
-
9:58 - 10:02Rằng chúng thực sự là
bộ công cụ của mỗi nhà giáo dục. -
10:02 - 10:05Không có lý do chính đáng
để loại truyện tranh và tiểu thuyết đồ họa -
10:05 - 10:07ra khỏi giáo dục K-12.
-
10:07 - 10:09Chúng dạy một cách trực quan,
-
10:09 - 10:13Chúng cung cấp cho học sinh
chiếc điều khiển từ xa đó. -
10:13 - 10:15Tiềm năng giáo dục ở đó
-
10:15 - 10:17chỉ chờ được khai thác
-
10:17 - 10:19bởi những người sáng tạo như bạn.
-
10:19 - 10:20Xin cảm ơn.
-
10:20 - 10:22(Vỗ tay)
- Title:
- Truyện tranh thuộc về lớp học
- Speaker:
- Gene Yang
- Description:
-
Những cuốn truyện tranh và tiểu thuyết đồ họa thuộc về bộ công cụ của mỗi giáo viên, theo lời nhà họa sĩ tranh biếm họa và nhà giáo dục Gene Luen Yang. Đặt trong bối cảnh của bản vẽ dí dỏm, đầy màu sắc của riêng mình, Yang khám phá lịch sử truyện tranh trong giáo dục Mỹ - và tiết lộ một số hiểu biết bất ngờ về tiềm năng của chúng trong việc giúp những đứa trẻ học.
- Video Language:
- English
- Team:
closed TED
- Project:
- TEDTalks
- Duration:
- 10:36
![]() |
Thu Ha Tran approved Vietnamese subtitles for Comics belong in the classroom | |
![]() |
Thu Ha Tran edited Vietnamese subtitles for Comics belong in the classroom | |
![]() |
Minh Anh Tran accepted Vietnamese subtitles for Comics belong in the classroom | |
![]() |
Minh Anh Tran edited Vietnamese subtitles for Comics belong in the classroom | |
![]() |
Thu Ha Tran rejected Vietnamese subtitles for Comics belong in the classroom | |
![]() |
Ha Doan accepted Vietnamese subtitles for Comics belong in the classroom | |
![]() |
Ha Doan edited Vietnamese subtitles for Comics belong in the classroom | |
![]() |
Ha Doan edited Vietnamese subtitles for Comics belong in the classroom |