< Return to Video

Đâu là định nghĩa về hài kịch? - Addison Anderson

  • 0:11 - 0:13
    Hài kịch là gì?
  • 0:13 - 0:15
    Các nhà tư tưởng và triết học
    từ thời Plato và Aristotle
  • 0:15 - 0:17
    đến Hobbes, Freud
    và gần hơn nữa
  • 0:17 - 0:19
    gồm bất kỳ ai
    bị xúi dại đến độ
  • 0:19 - 0:20
    ra công giải thích
    thế nào là một trò đùa,
  • 0:20 - 0:21
    đều băn khoăn về nó,
  • 0:21 - 0:23
    và không một ai
    giải đáp cho được.
  • 0:23 - 0:25
    Bạn thật may mắn đã tìm thấy
    video này như một câu trả lời.
  • 0:25 - 0:27
    Để định nghĩa hài kịch,
    trước tiên bạn nên hỏi
  • 0:27 - 0:29
    Tại sao có vẻ như hài kịch
    thật khó để định nghĩa
  • 0:29 - 0:30
    Câu trả lời thật đơn giản.
  • 0:30 - 0:32
    Hài kịch thách thức định nghĩa
  • 0:32 - 0:35
    bởi vì định nghĩa
    đôi khi cần sự thách thức.
  • 0:35 - 0:37
    Chỉ quan tâm đến
    bản thân định nghĩa
  • 0:37 - 0:39
    Khi chúng ta định nghĩa,
    chúng ta sử dụng ngôn ngữ
  • 0:39 - 0:41
    để khoanh vùng
    xung quanh một vật
  • 0:41 - 0:43
    cái mà chúng ta hiểu được
    từ mớ hỗn độn những thứ tồn tại.
  • 0:43 - 0:45
    Chúng ta nêu
    ý nghĩa sự vật
  • 0:45 - 0:47
    và xếp nó vào
    trong một hệ thống ý nghĩa.
  • 0:47 - 0:49
    Sự hỗn độn
    trở thành vũ trụ có trật tự.
  • 0:49 - 0:50
    Vũ trụ được chuyển ngữ
  • 0:50 - 0:53
    thành ý tưởng
    về vũ trụ trong nhận biết,
  • 0:53 - 0:54
    Và hãy thành thực,
  • 0:54 - 0:56
    chúng ta cần
    một trật tự logic của vũ trụ
  • 0:56 - 0:58
    nếu không thì
    cái ta có sẽ chỉ là hỗn độn.
  • 0:58 - 0:59
    Hỗn độn có thể còn thô ráp,
  • 0:59 - 1:02
    vì vậy chúng ta tạo nên một thứ
    gọi là thực tế.
  • 1:02 - 1:04
    Bây giờ, ta hãy nghĩ về logic
    và vật biểu trưng,
  • 1:04 - 1:07
    đây là mối quan hệ mật thiết
    giữa một từ và một sự thật.
  • 1:07 - 1:09
    Và hãy quay lại suy nghĩ
    về cái được gọi là hài hước,
  • 1:09 - 1:11
    vì có người nói rằng thật đơn giản:
  • 1:11 - 1:12
    Sự thật thì buồn cười.
  • 1:12 - 1:14
    Nó buồn cười bởi vì nó đúng.
  • 1:14 - 1:16
    Nếu thế thì quá giản đơn.
  • 1:16 - 1:16
    Hàng mớ những lời nói dối
    là hài hước.
  • 1:16 - 1:18
    Hài kịch viễn tưởng
    có thể là hài hước.
  • 1:18 - 1:21
    Chế ra một bài nói vô nghĩa
    thường tạo nên sự vui nhộn.
  • 1:21 - 1:23
    Ví dụ, chơi khăm
  • 1:23 - 1:24
    cuồng loạn!
  • 1:24 - 1:26
    Và quá nhiều sự thật
    thì chẳng có gì buồn cười.
  • 1:26 - 1:28
    Hai cộng hai bằng bốn,
  • 1:28 - 1:31
    nhưng tôi không cười
    chỉ vì nó đúng.
  • 1:31 - 1:32
    Bạn có thể kể
    một giai thoại có thật,
  • 1:32 - 1:34
    nhưng bồ của bạn
    có thể không cười.
  • 1:34 - 1:37
    Vậy, tại sao lại chỉ có một vài sự thật
    và sự không thật mới hài hước?
  • 1:37 - 1:40
    Làm sao để có những sự thật
    và sự không thật gây cười này
  • 1:40 - 1:42
    liên quan tới chữ T in hoa,
    tức là chữ Thật (Truth)
  • 1:42 - 1:45
    trong thực tế mang tính vũ trụ
    của sự kiện và định nghĩa?
  • 1:45 - 1:47
    Và điều gì làm cho chúng
    trở nên hài hước?
  • 1:47 - 1:48
    Có một người Pháp
    có thể giúp chúng ta,
  • 1:48 - 1:50
    ông là nhà tư tưởng
    không định nghĩa hài kịch
  • 1:50 - 1:53
    bởi vì rõ ràng là
    ông ta không muốn làm điều đó.
  • 1:53 - 1:55
    Henri Bergson
    một nhà triết học người Pháp
  • 1:55 - 1:57
    bắt đầu bài luận của mình
    bằng tràng cười
  • 1:57 - 1:59
    nói rằng ông sẽ không định nghĩa
    "truyện tranh"
  • 1:59 - 2:01
    bởi vì nó là thứ sống động.
  • 2:01 - 2:03
    Ông cho rằng
    cười có chức năng xã hội
  • 2:03 - 2:06
    để tiêu diệt sự trơ cứng cơ học
  • 2:06 - 2:08
    trong thái độ và hành vi con người.
  • 2:08 - 2:09
    Ai đó làm nhai đi nhai lại
    cùng một điều,
  • 2:09 - 2:12
    hoặc xây dựng một hình ảnh giả tạo
    vể bản thân và thế giới,
  • 2:12 - 2:14
    hoặc không thích ứng được
    với thực tế
  • 2:14 - 2:17
    vì cứ chăm chăm vào cái
    vỏ chuối ở trên mặt đất--
  • 2:17 - 2:19
    đây là hành động vô thức,
  • 2:19 - 2:21
    tức không nhận biết được
    sự đần thối cứng nhắc của chính mình,
  • 2:21 - 2:22
    nó nguy hiểm
  • 2:22 - 2:23
    nhưng cũng nực cười
  • 2:23 - 2:25
    và truyện tranh giúp sửa đi tật đó.
  • 2:25 - 2:28
    Truyện tranh là động lực quan trọng,
  • 2:28 - 2:30
    hay một dạng sinh lực,
  • 2:30 - 2:31
    giúp chúng ta thích ứng.
  • 2:31 - 2:32
    Bergson triển khai
    dựa trên ý tưởng này
  • 2:32 - 2:34
    để nghiên cứu sự hài hước
    về tất cả sự vật.
  • 2:34 - 2:36
    Nhưng ta hãy dừng lại ở đây.
  • 2:36 - 2:39
    Cơ sở của khái niệm hài kịch này
    là mâu thuẫn
  • 2:39 - 2:41
    giữa tính nhân bản
    thích ứng, giàu sức sống
  • 2:41 - 2:44
    và sự vô cảm cơ giới phi nhân.
  • 2:44 - 2:47
    Một hệ thống được thiết lập
    tự cho là để xác định thực tế
  • 2:47 - 2:49
    lại có thể
    là một lực lượng phi nhân
  • 2:49 - 2:52
    mà hài hước nhắm vào để diệt.
  • 2:52 - 2:53
    Nào ta quay lại Aristotle.
  • 2:53 - 2:56
    Không thơ ca,
    khi ông đưa ra vài suy nghĩ về hài kịch,
  • 2:56 - 2:58
    cũng không phải siêu hình học,
  • 2:58 - 3:00
    mà quy luật cơ bản của không mâu thuẫn,
  • 3:00 - 3:02
    là nền tảng của logic.
  • 3:02 - 3:05
    Một phát biểu mâu thuẫn
    không thể là chân thật.
  • 3:05 - 3:07
    Nếu A là một tuyên bố hiển nhiên,
  • 3:07 - 3:08
    thì không thể xảy ra trường hợp
  • 3:08 - 3:11
    A và ngược lại của A,
    cả hai đều đúng.
  • 3:11 - 3:13
    Hài kịch dường như
    có đất sống ở đây,
  • 3:13 - 3:15
    để tồn tại trên cái phi lý
  • 3:15 - 3:18
    của mâu thuẫn hợp lý
    và các dẫn xuất của nó.
  • 3:18 - 3:20
    Chúng ta cười
    khi trật tự giả định trên thế giới
  • 3:20 - 3:22
    bị phá vỡ và bác bỏ,
  • 3:22 - 3:24
    giống như chúng ta hành động
  • 3:24 - 3:26
    mâu thuẫn với sự thật
    mà chúng ta không thích đả động đến,
  • 3:26 - 3:28
    hoặc khi những quan sát lạ lùng
    mà tất cả chúng ta đều có
  • 3:28 - 3:30
    trong bóng tối im lặng
    của tư tưởng riêng
  • 3:30 - 3:33
    chợt được kéo ra nơi công cộng,
  • 3:33 - 3:35
    và khi mèo chơi piano,
  • 3:35 - 3:38
    bởi vì mèo cũng,
    bằng cách nào đó, là người
  • 3:38 - 3:40
    nó đập vỡ thực tế của chúng ta.
  • 3:40 - 3:41
    Vì vậy, ta không chỉ cười trước sự thật,
  • 3:41 - 3:44
    ta còn cười trước sự phô bày
    thân ái và vui nhộn của khuyết điểm,
  • 3:44 - 3:46
    của sự phi lý,
  • 3:46 - 3:47
    sự trùng lặp,
  • 3:47 - 3:48
    và các xung đột thẳng thừng,
  • 3:48 - 3:51
    trong hệ thống được cho là
    trật tự của sự thật,
  • 3:51 - 3:54
    chúng ta dùng để định nghĩa
    thế giới và bản thân.
  • 3:54 - 3:55
    Khi chúng ta quá đề cao
    suy nghĩ của mình,
  • 3:55 - 3:57
    Khi ta nghĩ rằng điều này là đúng
  • 3:57 - 4:00
    chỉ vì chúng ta nói rằng nó là biểu trưng
    và ngừng thích ứng,
  • 4:00 - 4:03
    chúng ta thành trò cười cho chính mình
  • 4:03 - 4:05
    bởi những cú lừa quái chiêu, lập dị, hỗn loạn.
  • 4:05 - 4:08
    Hài kịch truyền tải sự hả hê
    có tính mở mang, phá hoại,
  • 4:08 - 4:10
    nhưng không hề định đưa ra
    định nghĩa hợp lý cho ai
  • 4:10 - 4:13
    vì nó hoạt động
    dựa trên logic của chúng tôi
  • 4:13 - 4:14
    một cách ngộ biện
  • 4:14 - 4:16
    ở bên ngoài biên giới
    hữu hạn của nó.
  • 4:16 - 4:18
    Không bị bó
    bởi một định nghĩa nhất định,
  • 4:18 - 4:21
    nó thuộc về
    vương quốc vô định vô biên.
  • 4:21 - 4:22
    Và tính vô định
    của hài kịch là ở chỗ
  • 4:22 - 4:25
    điều gì cũng có thể
    được khai thác cho hài.
  • 4:25 - 4:27
    Vì vậy, tất cả
    các định nghĩa về thực tế,
  • 4:27 - 4:30
    đặc biệt những câu
    những tưởng là phổ quát,
  • 4:30 - 4:30
    hợp lý,
  • 4:30 - 4:31
    trùm vũ trụ,
  • 4:31 - 4:33
    T- hoa của Thật
  • 4:33 - 4:35
    đều hóa ra nực cười.
Title:
Đâu là định nghĩa về hài kịch? - Addison Anderson
Description:

Xem đầy đủ bài học tại: http://ed.ted.com/lessons/what-s-the-definition-of-comedy-banana addison-anderson

Điều gì khiến chúng ta cười khúc khích hay khoái trá? Cái hay của hài chính là ở chỗ không ai định nghĩa được nó; nó được định nghĩa bởi sự thách thức các định nghĩa. Addison Anderson điểm lại triết lý của Henri Bergson và Aristotle để làm sáng tỏ rằng trong khi một định nghĩa vạch ra biên giới thì hài kịch lại dỡ bỏ chúng đi.

Bài học của Addison Anderson, hoạt hình của Anton Bogaty.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
04:51

Vietnamese subtitles

Revisions