< Return to Video

Ô nhiễm đang thay đổi thành phần hóa học của biển ra sao?

  • 0:02 - 0:06
    Bạn đã bao giờ để ý đến tầm quan trọng
    của đại dương tới cuộc sống chưa?
  • 0:08 - 0:11
    Đại dương bao phủ
    hai phần ba bề mặt Trái Đất.
  • 0:11 - 0:14
    Chúng tạo ra một nửa
    lượng oxi cho chúng ta.
  • 0:14 - 0:16
    Chúng điều hoà khí hậu toàn cầu.
  • 0:16 - 0:20
    Chúng tạo ra việc làm,
    thuốc chữa bệnh và thực phẩm,
  • 0:20 - 0:25
    trong đó có 20 phần trăm lượng protein
    cung cấp cho dân cư toàn cầu.
  • 0:26 - 0:29
    Người ta vẫn nghĩ rằng
    các đại dương quá rộng lớn
  • 0:29 - 0:31
    để con người có thể tác động vào.
  • 0:32 - 0:35
    Hôm nay tôi sẽ cho các bạn thấy
    một sự thật khủng khiếp
  • 0:36 - 0:40
    đang biến đổi các đại dương
    mang tên sự axit hoá các đại dương,
  • 0:40 - 0:43
    hay người anh em song sinh
    của biến đổi khí hậu.
  • 0:44 - 0:49
    Bạn có biết rằng đại dương hấp thụ
    25 phần trăm tổng lượng khí carbon dioxide
  • 0:49 - 0:52
    mà ta thải ra môi trường hay không?
  • 0:52 - 0:56
    Đây chỉ là một trong nhiều
    tác dụng to lớn của đại dương
  • 0:56 - 0:59
    kể từ khi carbon dioxide
    trở thành khí nhà kính chính
  • 0:59 - 1:00
    gây nên biến đổi khí hậu.
  • 1:01 - 1:05
    Nhưng khi ta thải ngày càng
    nhiều hơn
  • 1:05 - 1:08
    khí carbon dioxide vào khí quyển
  • 1:08 - 1:10
    thì lượng khí bị hoà tan
    trong nước biển càng lớn.
  • 1:11 - 1:14
    Và đây chính là điều thay đổi
    thành phần hóa học đại dương.
  • 1:15 - 1:18
    Khi carbon dioxide hoà tan vào nước biển,
  • 1:18 - 1:20
    một chuỗi phản ứng hoá học diễn ra.
  • 1:20 - 1:22
    Thật may cho các bạn,
  • 1:22 - 1:25
    tôi không có thời gian để nói quá sâu
    về chuỗi phản ứng đó.
  • 1:25 - 1:29
    Nhưng bạn cần biết càng nhiều CO2 hòa vào
    nước biển,
  • 1:29 - 1:31
    thì nồng độ pH của nước biển giảm xuống.
  • 1:32 - 1:36
    Điều đó đồng nghĩa với sự tăng tính axit
    của nước biển.
  • 1:36 - 1:40
    Quá trình đó được gọi là
    sự axit hoá đại dương.
  • 1:41 - 1:44
    Và điều đó đang diễn ra song song
    với biển đổi khí hậu.
  • 1:44 - 1:48
    Các nhà khoa học đã nghiên cứu
    sự axit hoá đại dương trong hơn 20 năm.
  • 1:49 - 1:52
    Đây là số liệu khảo sát tại Hawaii,
  • 1:52 - 1:57
    đường trên cùng thể hiện sự gia tăng
    nhanh chóng của nồng độ carbon dioxide,
  • 1:57 - 1:59
    viết tắt là CO2, trong khí quyển.
  • 1:59 - 2:02
    Đây là hệ quả trực tiếp
    do con người gây ra.
  • 2:03 - 2:07
    Đường ngay bên dưới thể hiện sự gia tăng
    của nồng độ khí carbon dioxide
  • 2:07 - 2:10
    hoà tan trên bề mặt nước biển,
  • 2:11 - 2:14
    bạn thấy mức tăng của thông số này
  • 2:14 - 2:17
    tương đương với mức tăng CO2
    trong khí quyển suốt thời gian khảo sát.
  • 2:17 - 2:20
    Đường dưới cùng thể hiện
    sự thay đổi thành phần hoá học.
  • 2:20 - 2:23
    Khi càng nhiều khí carbon dioxide hòa tan
    vào nước biển,
  • 2:23 - 2:25
    thì mức pH của nước biển càng giảm,
  • 2:26 - 2:30
    nói cách khác, các đại dương
    đang có xu hướng bị axit hoá.
  • 2:31 - 2:35
    Các nhà khoa học cũng đang tìm hiểu
    sự axit hoá đại dương ở Ireland,
  • 2:35 - 2:38
    họ đến từ Viện Hải dương học
    và Đại học Quốc gia Galway.
  • 2:38 - 2:42
    Chúng tôi cho rằng sự axit hoá ở đây
    cũng đang diễn ra với mức độ tương đương
  • 2:42 - 2:45
    ở khắp các đại dương lớn trên thế giới.
  • 2:46 - 2:49
    Biến đổi khí hậu đang gõ cửa từng nhà.
  • 2:50 - 2:53
    Tôi sẽ nêu một ví dụ
    về cách chúng tôi thu thập dữ liệu
  • 2:53 - 2:55
    để quan sát sự thay đổi của nước biển.
  • 2:55 - 2:58
    Đầu tiên chúng tôi thu thập lượng lớn
    các mẫu nước trong mùa đông.
  • 2:58 - 3:00
    Tại vùng bắc Đại Tây Dương,
  • 3:00 - 3:03
    chúng tôi đã gặp phải
    vài cơn bão rất mạnh--
  • 3:03 - 3:06
    nên chúng không phù hợp
    với những ai dễ say sóng,
  • 3:06 - 3:08
    nhưng chúng tôi đã thu thập
    vài dữ liệu rất giá trị.
  • 3:09 - 3:11
    Chúng tôi đặt thiết bị này
    ở bên mạn thuyền,
  • 3:11 - 3:14
    đáy thiết bị được lắp các cảm biến
  • 3:14 - 3:17
    để thu thập các thông số
    của nước biển quanh nó,
  • 3:17 - 3:19
    chẳng hạn nhiệt độ
    hay nồng độ oxy hoà tan.
  • 3:19 - 3:23
    Sau đó chúng tôi thu thập
    mẫu nước ở đây vào trong các chai lớn.
  • 3:23 - 3:27
    Chúng tôi bắt đầu thu thập
    ở vùng đáy biển sâu trên bốn ki-lô-mét
  • 3:27 - 3:29
    ngoài khu vực thềm lục địa,
  • 3:29 - 3:32
    thiết bị sẽ lấy nhiều mẫu nước lần lượt
    từ đáy biển tới mặt biển.
  • 3:33 - 3:35
    Chúng tôi mang các mẫu nước lên thuyền,
  • 3:35 - 3:38
    chúng tôi hoặc có thể phân tích
    chúng ngay tại thuyền
  • 3:38 - 3:41
    hoặc tại phòng thí nghiệm trên bờ
    để hiểu rõ hơn về thành phần hoá học.
  • 3:41 - 3:43
    Vì sao chúng tôi cần
    nghiên cứu chúng?
  • 3:43 - 3:47
    Và ảnh hưởng của axit hoá đại dương
    tới tất cả chúng ta là gì?
  • 3:49 - 3:52
    Sau đây là vài sự thật đáng lo ngại.
  • 3:53 - 3:59
    Độ axit của nước biển đã tăng
    khoảng 26 phần trăm
  • 3:59 - 4:03
    tính từ sau thời kỳ tiền công nghiệp,
    trong đó con người đóng vai trò trực tiếp.
  • 4:04 - 4:08
    Trừ khi ta giảm thiểu
    lượng phát thải khí carbon dioxide,
  • 4:08 - 4:14
    ta sẽ khiến độ axit trong nước biển
    tăng hơn 170 phần trăm
  • 4:14 - 4:17
    vào cuối thế kỷ này.
  • 4:18 - 4:20
    Thời điểm thế hệ
    con cháu chúng ta đang sống.
  • 4:22 - 4:27
    Tốc độ axit hoá này cao hơn 10 lần
  • 4:27 - 4:34
    so với mọi quá trình axit hoá tự nhiên
    ở các đại dương trong 55 triệu năm qua.
  • 4:34 - 4:38
    nên các sinh vật biển dường như
    chưa từng trải qua
  • 4:38 - 4:41
    sự thay đổi chóng mặt
    như vậy từ trước tới nay.
  • 4:42 - 4:45
    Nên ta không thể hình dung nổi
    chúng phải thích nghi ra sao.
  • 4:47 - 4:52
    Một quá trình axit hoá đại dương
    đã từng xảy ra cách đây hàng triệu năm,
  • 4:52 - 4:55
    nó diễn ra chậm hơn nhiều
    so với điều ta thấy ngày nay.
  • 4:55 - 5:00
    và đã dẫn đến sự tuyệt chủng của hàng loạt
    sinh vật biển.
  • 5:01 - 5:02
    Liệu lịch sử có lặp lại không?
  • 5:03 - 5:04
    Có lẽ vậy.
  • 5:05 - 5:09
    Các nghiên cứu chỉ ra rằng
    vài loài đang thích nghi rất tốt,
  • 5:09 - 5:12
    nhưng số đông đang có phản ứng tiêu cực.
  • 5:13 - 5:17
    Một trong các vấn đề đáng lưu tâm
    là khi độ axit trong nước biển tăng,
  • 5:17 - 5:22
    thì nồng độ ion carbonate sẽ giảm.
  • 5:22 - 5:25
    Các ion này có vai trò đặc biệt quan trọng
  • 5:25 - 5:28
    trong sự hình thành vỏ hoặc mai
    của nhiều loài sinh vật biển,
  • 5:29 - 5:33
    chẳng hạn như cua, trai hoặc sò.
  • 5:34 - 5:36
    Một loài khác cũng bị
    ảnh hưởng là san hô.
  • 5:36 - 5:39
    Chúng cần ion carbonate trong nước biển
  • 5:39 - 5:43
    trong việc hình thành
    cấu trúc của các rặng san hô.
  • 5:44 - 5:47
    Khi độ axit của nước biển tăng cao,
  • 5:47 - 5:50
    và nồng độ các ion carbonate xuống thấp,
  • 5:50 - 5:55
    đầu tiên việc hình thành lớp vỏ ngoài
    của các sinh vật đó trở nên khó khăn hơn.
  • 5:55 - 5:59
    Khi nồng độ thấp hơn nữa,
    lớp vỏ này thậm chí hoà tan.
  • 6:00 - 6:03
    Đây là một con bướm biển
    thuộc họ thân mềm.
  • 6:04 - 6:07
    Chúng là nguồn thức ăn quan trọng
    của nhiều loài sinh vật khác,
  • 6:07 - 6:10
    từ các loài nhuyễn thể nhỏ bé
    tới loài cá voi khổng lồ.
  • 6:11 - 6:15
    Vỏ của loài thân mềm này
    được đặt vào vùng biển
  • 6:15 - 6:18
    có độ pH tương đương với mức
    chúng tôi dự báo vào cuối thế kỷ này.
  • 6:19 - 6:25
    Chỉ sau 45 ngày tồn tại
    trong môi trường pH thực tế,
  • 6:25 - 6:29
    bạn thấy đấy chiếc vỏ này
    đã gần như tan hoàn toàn trong nước.
  • 6:30 - 6:34
    Axit hoá đại dương tác động trực tiếp
    tới các mắt xích trong chuỗi thức ăn--
  • 6:34 - 6:36
    và tới các bữa ăn hằng ngày của ta.
  • 6:36 - 6:40
    Ai ở đây thích ăn tôm, ốc hay cá hồi?
  • 6:41 - 6:42
    Và còn bao nhiêu loài khác
  • 6:42 - 6:45
    có nguồn thức ăn bị thu hẹp nữa?
  • 6:46 - 6:48
    Đây là một mẫu san hô ở vùng biển lạnh.
  • 6:48 - 6:52
    Và bạn có biết về sự tồn tại
    của chúng ở Ireland,
  • 6:52 - 6:54
    ngay gần thềm lục địa của chúng ta?
  • 6:54 - 6:58
    Chúng làm tăng đa dạng sinh học
    và giúp ích cho một số loài thuỷ sản.
  • 6:59 - 7:02
    Vào cuối thế kỷ này, ta được dự báo rằng
  • 7:02 - 7:08
    khoảng 70 phần trăm số rặng san hô
    ở toàn bộ các vùng nước lạnh
  • 7:09 - 7:13
    sẽ phải sống trong môi trường nước
    có hại cho cấu trúc của chúng.
  • 7:17 - 7:21
    Ví dụ cuối cùng, về những rặng san hô
    tươi tốt ở vùng nhiệt đới.
  • 7:21 - 7:26
    Chúng được đặt trong môi trường nước
    có độ pH giống với mức dự báo năm 2100.
  • 7:27 - 7:33
    Chỉ sau sáu tháng, các cấu trúc san hô này
    gần như đã biến dạng hoàn toàn.
  • 7:34 - 7:37
    Các rặng san hô đóng góp vào sự sống
  • 7:37 - 7:43
    của 25 phần trăm của toàn bộ
    các sinh vật sinh sống dưới biển.
  • 7:44 - 7:45
    Toàn bộ các sinh vật biển.
  • 7:46 - 7:50
    Bạn thấy rõ rằng axit hoá đại dương
    là mối hiểm hoạ toàn cầu.
  • 7:51 - 7:53
    Tôi có một bé trai mới tám tháng tuổi.
  • 7:54 - 7:58
    Nếu ta không hành động ngay
    để giảm thiểu tình trạng này,
  • 7:58 - 8:02
    tôi chẳng dám nghĩ đến những đại dương
    ra sao khi con tôi trưởng thành.
  • 8:04 - 8:06
    Các đại dương sẽ bị axit hoá.
  • 8:06 - 8:10
    Chúng ta đã thải quá nhiều
    carbon dioxide vào bầu khí quyển.
  • 8:11 - 8:14
    Nhưng ta có thể kìm hãm quá trình này.
  • 8:14 - 8:18
    Ta có thể ngăn chặn kịch bản tệ nhất.
  • 8:19 - 8:21
    Cách duy nhất để làm điều đó
  • 8:21 - 8:24
    là giảm thiểu lượng khí
    carbon dioxide ta đang thải ra.
  • 8:25 - 8:29
    Điều này có vai trò quan trọng cho tôi,
    bạn, nền công nghiệp và môi trường sống.
  • 8:30 - 8:33
    Ta cần chung sức hành động,
    kìm hãm sự ấm lên toàn cầu,
  • 8:34 - 8:36
    kìm hãm sự axit hoá đại dương,
  • 8:36 - 8:41
    và chung tay vì một đại dương
    và một hành tinh khoẻ mạnh
  • 8:41 - 8:44
    cho thế hệ chúng ta
    và những thế hệ mai sau.
  • 8:45 - 8:50
    (Vỗ tay)
Title:
Ô nhiễm đang thay đổi thành phần hóa học của biển ra sao?
Speaker:
Triona McGrath
Description:

Một phần trong lượng khí nhà kính khổng lồ ta đang tạo ra hoà vào các đại dương, dẫn đến sự thay đổi nghiêm trọng trong thành phần hoá học của nước biển. Triona McGrath đã nghiên cứu diễn biến của quá trình axit hoá đại dương này, và trong bài diễn thuyết sau cô sẽ đưa ta thâm nhập vào thế giới của một nhà Hải dương học. Hãy cùng tìm hiểu cách "người anh em tệ hại của biến đổi khí hậu" đang làm ảnh hưởng đến đại dương và sự sống ở đó.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
09:03

Vietnamese subtitles

Revisions