< Return to Video

Phát minh nhỏ của tôi để giữ an toàn cho ông nội

  • 0:01 - 0:04
    Mối đe dọa về sức khỏe
    gia tăng nhanh nhất với người Mỹ là gì?
  • 0:04 - 0:08
    Ung thư? Đau tim?
    Béo phì?
  • 0:08 - 0:09
    Đáp án không nằm trong số đó;
  • 0:09 - 0:11
    đó là bệnh Alzheimer.
  • 0:11 - 0:13
    Cứ mỗi 67 giây,
  • 0:13 - 0:17
    có một người được chẩn đoán
    mắc bệnh Alzheimer.
  • 0:17 - 0:20
    Theo đà này, số bệnh nhân Alzheimer
    sẽ tăng gấp 3 lần vào năm 2050,
  • 0:20 - 0:23
    người chăm sóc bệnh nhân
    và số người già còn lại
  • 0:23 - 0:27
    sẽ trở thành
    một thách thức lớn cho xã hội.
  • 0:27 - 0:28
    Gia đình tôi
    trực tiếp có kinh nghiệm
  • 0:28 - 0:31
    vật lộn chăm lo
    cho bệnh nhân Alzheimer.
  • 0:31 - 0:33
    Lớn lên trong một gia đình
    có 3 thế hệ,
  • 0:33 - 0:35
    tôi sống gần gũi
    với ông nội.
  • 0:35 - 0:37
    Khi tôi lên bốn,
  • 0:37 - 0:39
    khi ông và tôi đang đi dạo
    công viên ở Nhật Bản
  • 0:39 - 0:40
    đột nhiên ông đi lạc đường.
  • 0:40 - 0:44
    Đó là một trong những giây phút
    sợ hãi nhất mà tôi từng trải qua,
  • 0:44 - 0:46
    và là dấu hiệu đầu tiên
    cảnh báo chúng tôi
  • 0:46 - 0:49
    rằng ông nội
    đã mắc bệnh Alzheimer.
  • 0:49 - 0:52
    Suốt 12 năm qua,
    tình trạng của ông ngày càng xấu đi,
  • 0:52 - 0:56
    và tính lơ đễnh của ông
    gây ra cho gia đình rất nhiều căng thẳng.
  • 0:56 - 0:57
    Cô tôi, người chăm sóc chính,
  • 0:57 - 1:00
    phải vất vả thức đêm
    để canh chừng ông,
  • 1:00 - 1:03
    và thường không thể biết được
    ông rời giường lúc nào.
  • 1:03 - 1:06
    Tôi bắt đầu lo ngại
    về sức khỏe của cô
  • 1:06 - 1:08
    cũng như vấn đề an toàn
    của ông.
  • 1:08 - 1:11
    Tôi cố gắng tìm kiếm giải pháp
    để giúp đỡ gia đình mình,
  • 1:11 - 1:13
    nhưng vô vọng.
  • 1:13 - 1:16
    Sau đó, vào một đêm
    cách đây hai năm,
  • 1:16 - 1:19
    tôi trông ông
    và thấy ông bước ra khỏi giường.
  • 1:19 - 1:21
    Lúc bàn chân ông
    chạm vào sàn nhà,
  • 1:21 - 1:24
    tôi nghĩ, sao mình không
    lắp cảm biến áp suất vào gót chân ông?
  • 1:24 - 1:27
    Mỗi khi ông bước lên sàn nhà
    và ra khỏi giường,
  • 1:27 - 1:31
    trọng lượng sẽ gia tăng
    áp lực lên cảm biến
  • 1:31 - 1:34
    và gửi cảnh báo âm thanh
    tới điện thoại của người chăm bệnh.
  • 1:34 - 1:36
    Nhờ nó, cô tôi có thể
    ngủ ngon
  • 1:36 - 1:39
    mà không phải lo lắng
    về việc ông đi lang thang đâu đây.
  • 1:39 - 1:45
    Bây giờ, tôi muốn
    giới thiệu về chiếc tất này.
  • 1:45 - 1:49
    Cho phép tôi mang mẫu tất
    lên sân khấu được không?
  • 1:49 - 1:52
    Thật tuyệt.
  • 1:52 - 1:56
    Khi bệnh nhân bước đi
    trên sàn nhà --
  • 1:56 - 1:58
    (chuông reo) --
  • 1:58 - 2:04
    cảnh báo được phát đi
    tới điện thoại người chăm bệnh.
  • 2:04 - 2:06
    Xin cảm ơn. (Vỗ tay)
  • 2:06 - 2:12
    Cảm ơn,
    xin giới thiệu mẫu tất.
  • 2:12 - 2:16
    Đây là bản vẽ
    thiết kế sơ bộ của tôi.
  • 2:16 - 2:18
    Mong muốn của tôi là tạo ra
    công nghệ cảm ứng
  • 2:18 - 2:22
    có lẽ bắt nguồn từ tình yêu
    với cảm ứng và công nghệ.
  • 2:22 - 2:23
    Lúc tôi lên sáu,
  • 2:23 - 2:26
    một người bạn lớn tuổi
    của gia đình
  • 2:26 - 2:28
    ngã trong nhà tắm
    và bị thương nặng.
  • 2:28 - 2:30
    Tôi bắt đầu lo lắng
    cho ông bà nội mình
  • 2:30 - 2:32
    và tìm tòi phát minh
    hệ thống nhà tắm thông minh.
  • 2:32 - 2:36
    Cảm biến chuyển động được lắp đặt
    bên trong gạch lát sàn
  • 2:36 - 2:39
    để phát hiện cú ngã
    ngay khi bệnh nhân ngã xuống.
  • 2:39 - 2:41
    Khi đó tôi mới sáu tuổi
  • 2:41 - 2:44
    và vẫn chưa tốt nghiệp mẫu giáo,
  • 2:44 - 2:46
    tôi không có công cụ
    và kiến thức cần thiết
  • 2:46 - 2:48
    để chuyển tải ý tưởng
    vào thực tế
  • 2:48 - 2:51
    nhưng dù sao, kinh nghiệm
    nghiên cứu đã gieo vào tôi
  • 2:51 - 2:54
    ước muốn mạnh mẽ, sử dụng cảm biến
    để giúp người bệnh cao tuổi.
  • 2:54 - 2:57
    Tôi rất tin tưởng
    cảm biến có thể giúp họ
  • 2:57 - 3:01
    cải thiện chất lượng cuộc sống.
  • 3:01 - 3:04
    Khi lập kế hoạch, tôi nhận ra
    mình đối mặt với 3 thách thức:
  • 3:04 - 3:06
    thứ nhất, tạo ra một cảm biến;
  • 3:06 - 3:08
    thứ hai, thiết kế bảng mạch;
  • 3:08 - 3:10
    thứ ba,
    lập trình ứng dụng.
  • 3:10 - 3:13
    Điều này khiến tôi nhận ra
    dự án này khó hơn nhiều
  • 3:13 - 3:15
    so với suy nghĩ ban đầu.
  • 3:15 - 3:18
    Thứ nhất, tôi phải tạo ra
    một cảm biến đeo được, mỏng, đủ linh hoạt
  • 3:18 - 3:21
    để có thể đeo thoải mái
    dưới chân bệnh nhân.
  • 3:21 - 3:25
    Sau nhiều nghiên cứu tốn kém
    và thử nghiệm nhiều vật liệu như cao su,
  • 3:25 - 3:28
    tôi thấy chúng quá dày để
    vừa khít dưới bàn chân.
  • 3:28 - 3:30
    Tôi quyết định in cảm biến phim
  • 3:30 - 3:33
    có các hạt mực nhạy lực dẫn điện.
  • 3:33 - 3:36
    Khi có lực tác động, kết nối
    giữa các hạt mực gia tăng.
  • 3:36 - 3:39
    Do đó, tôi có thể thiết kế
    mạch đo áp lực
  • 3:39 - 3:41
    bằng cách đo điện trở.
  • 3:41 - 3:44
    Tiếp đến, tôi phải làm ra
    một mạch vô tuyến có thể đeo được,
  • 3:44 - 3:47
    nhưng truyền tín hiệu vô tuyến
    tiêu tốn nhiều điện
  • 3:47 - 3:49
    và gắn pin nặng, cồng kềnh.
  • 3:49 - 3:53
    Thật may, tôi tìm thấy
    công nghệ năng lượng thấp Bluetooth,
  • 3:53 - 3:56
    tiêu tốn rất ít điện và có thể
    dùng pin nhỏ như đồng xu.
  • 3:56 - 4:00
    Điều này giúp cho hệ thống
    không bị chết giữa đêm.
  • 4:00 - 4:03
    Cuối cùng, tôi viết mã cho ứng dụng,
    chủ yếu để chuyển đổi
  • 4:03 - 4:06
    điện thoại người chăm bệnh
    thành điều khiển từ xa.
  • 4:06 - 4:09
    Để thực hiện, tôi phải học thêm
    về lập trình Java và XCode.
  • 4:09 - 4:13
    Tôi cũng học cách viết mã
    cho thiết bị Bluethooth tốn ít năng lượng
  • 4:13 - 4:17
    từ các video hướng dẫn trên Youtube
    và xem nhiều sách khác.
  • 4:17 - 4:21
    Kết hợp các thành phần này,
    tôi thành công tạo ra 2 nguyên mẫu,
  • 4:21 - 4:23
    một cảm biến được gắn
    vào bên trong chiếc tất,
  • 4:23 - 4:26
    và một cảm biến khác
    có thể tháo lắp
  • 4:26 - 4:28
    và bám chặt vào
    bất kỳ nơi nào nó tiếp xúc
  • 4:28 - 4:30
    dưới chân bệnh nhân.
  • 4:30 - 4:33
    Một năm nay, tôi đã thử nghiệm
    thiết bị này trên ông nội,
  • 4:33 - 4:35
    và tỉ lệ thành công là 100%
  • 4:35 - 4:39
    trong việc phát hiện
    hơn 900 lần ông đi lang thang.
  • 4:39 - 4:41
    Hè năm trước, tôi có thể
    mở rộng thí nghiệm thiết bị
  • 4:41 - 4:44
    ở một vài cơ sở nghỉ dưỡng
    ở California,
  • 4:44 - 4:46
    và hiện tại, tôi đang tập hợp
    các phản hồi
  • 4:46 - 4:49
    để cải tiến thiết bị thành
    sản phẩm tung ra thị trường.
  • 4:49 - 4:51
    Kiểm nghiệm thiết bị trên
    nhiều bệnh nhân
  • 4:51 - 4:53
    giúp tôi nhận ra
    cần phải tìm giải pháp
  • 4:53 - 4:57
    cho những người không đeo tất
    đi ngủ buổi tối.
  • 4:57 - 5:00
    Dữ liệu cảm biến,
    lấy từ một số lượng lớn bệnh nhân
  • 5:00 - 5:02
    còn có thể hỗ trợ cải thiện
    chăm sóc bệnh nhân
  • 5:02 - 5:05
    và có lẽ đưa tới một
    phương pháp chữa bệnh.
  • 5:05 - 5:07
    Ví dụ, hiện tôi đang kiểm tra
  • 5:07 - 5:10
    sự tương quan giữa tần suất
    bệnh nhân đi lang thang đêm
  • 5:10 - 5:14
    với chế độ ăn uống
    và hoạt động thường ngày.
  • 5:14 - 5:17
    Tôi không bao giờ quên
    lần đầu tiên thiết bị phát hiện ra
  • 5:17 - 5:19
    ông nội tôi lang thang
    bên ngoài lúc đêm.
  • 5:19 - 5:22
    Khoảnh khắc đó, tôi thực sự
    ấn tượng bởi sức mạnh của công nghệ
  • 5:22 - 5:24
    có thể làm cho cuộc sống
    tốt đẹp hơn.
  • 5:24 - 5:26
    Mọi người sống hạnh phúc
    và khỏe mạnh
  • 5:26 - 5:28
    là thế giới mà tôi hướng tới.
  • 5:28 - 5:30
    Xin cảm ơn các bạn rất nhiều.
  • 5:30 - 5:33
    (Vỗ tay)
Title:
Phát minh nhỏ của tôi để giữ an toàn cho ông nội
Speaker:
Kenneth Shinozuka
Description:

Sáu mươi phần trăm người bị mất trí nhớ thường đi lang thang, một vấn đề có thể gây ra rất nhiều căng thẳng cho bệnh nhân và cả người chăm bệnh. Trong bài nói chuyện đầy lôi cuốn này, hãy nghe nhà phát minh trẻ Kenneth Shinozuka giới thiệu giải pháp mới nhằm giúp đỡ "người ông hay đi lang thang đêm" và người cô hàng ngày vẫn chăm sóc ông.... cũng như các bệnh nhân Alzheimer khác.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
05:46

Vietnamese subtitles

Revisions