Return to Video

Cách thức não có ảo giác về thực tế nhận thức của bạn

  • 0:01 - 0:02
    Cách đây một năm
  • 0:03 - 0:05
    lần thứ 3 trong đời,
    não tôi ngừng hoạt động.
  • 0:05 - 0:10
    Tôi đã trải qua một cuộc tiểu phẩu,
    và não tôi chìm đắm trong chất gây mê
  • 0:11 - 0:14
    Tôi nhớ cảm giác tách rời
    và vỡ vụn
  • 0:14 - 0:15
    và sự lạnh lẽo.
  • 0:15 - 0:18
    Và rồi tôi tỉnh lại, dù mơ hồ
    và mất phương hướng,
  • 0:18 - 0:20
    nhưng cuối cùng thì cũng tỉnh lại.
  • 0:20 - 0:22
    Mỗi khi bạn tỉnh dậy
    từ một giấc ngủ sâu,
  • 0:22 - 0:25
    bạn sẽ cảm thấy lẫn lộn về thời gian
    hoặc lo lắng về việc ngủ quên,
  • 0:25 - 0:28
    nhưng luôn có một cảm giác về
    thời gian trôi qua,
  • 0:28 - 0:30
    về sự tiếp nối giữa trước đó và bây giờ.
  • 0:30 - 0:33
    Hồi tỉnh sau gây mê mang một
    cảm giác rất khác
  • 0:33 - 0:35
    Tôi có thể đã trải qua 5 phút, 5 giờ,
  • 0:35 - 0:37
    5 năm hay thậm chí 50 năm.
  • 0:37 - 0:38
    Đơn giản lúc đó tôi không
    có nhận thức.
  • 0:38 - 0:40
    Đó là một sự lãng quên hoàn toàn.
  • 0:40 - 0:42
    Gây mê -- là một
    loại ma thuật hiện đại.
  • 0:42 - 0:45
    nó biến con người thành đồ vật,
  • 0:46 - 0:48
    và biến lại thành con người.
  • 0:48 - 0:49
    Và quá trình này
  • 0:49 - 0:52
    là một trong những bí ẩn tuyệt vời
    nhất của khoa học và triết học.
  • 0:52 - 0:54
    Nhận thức xảy ra như thế nào?
  • 0:54 - 0:56
    Bằng cách nào đó, trong mỗi bộ não,
  • 0:56 - 0:59
    hoạt động kết nối của hàng tỷ nơ ron,
  • 0:59 - 1:02
    và mỗi nơ ron là một cỗ máy
    sinh học nhỏ bé,
  • 1:02 - 1:04
    đang tạo nên trải
    nghiệm nhận thức.
  • 1:04 - 1:06
    Không phải là bất kỳ nhận thức nào
  • 1:06 - 1:08
    đó chính là nhận thức của bạn
    ngay tại lúc này đây
  • 1:08 - 1:10
    Điều đó xảy ra thế nào?
  • 1:11 - 1:13
    Việc trả lời câu hỏi này rất quan trọng
  • 1:13 - 1:15
    vì đó là tất cả nhận thức
    cho mỗi chúng ta.
  • 1:16 - 1:18
    Không có nó sẽ không có thế giới,
  • 1:18 - 1:19
    không có cái tôi,
  • 1:19 - 1:20
    không có gì cả.
  • 1:20 - 1:23
    Khi ta đau khổ, chúng ta nhận thức được nó
  • 1:23 - 1:25
    dù qua tinh thần hay thể xác
  • 1:26 - 1:29
    Và nếu chúng ta có thể
    trải nghiệm được niềm vui hay nổi đau,
  • 1:29 - 1:31
    còn động vật thì sao?
  • 1:31 - 1:33
    Có thể chúng cũng
    có nhận thức phải không?
  • 1:33 - 1:34
    Chúng cũng có cảm nhận về cái tôi?
  • 1:34 - 1:38
    Khi máy tính trở nên nhanh hơn
    và thông minh hơn,
  • 1:38 - 1:40
    sẽ đến một thời điểm nào đó không xa
  • 1:40 - 1:43
    khi iPhone của tôi có được
    ý thức về sự tồn tại của chính nó.
  • 1:43 - 1:46
    Tôi nghĩ viễn cảnh cho trí tuệ nhân tạo
    có ý thức còn khá xa vời.
  • 1:46 - 1:49
    Và tôi nghĩ đến điều đó vì
    nghiên cứu của tôi mách bảo tôi
  • 1:49 - 1:52
    rằng ý thức không liên quan nhiều đến
    sự thông minh thuần túy
  • 1:52 - 1:58
    mà liên quan nhiều đến bản chất tự nhiên
    của ta như là một tổ chức sống biết thở.
  • 1:58 - 2:00
    Ý thức và sự thông minh là
    những thứ rất khác nhau.
  • 2:00 - 2:04
    Bạn không cần phải thông minh thì mới biết
    đau khổ, nhưng trước hết bạn phải sống.
  • 2:04 - 2:06
    Trong câu chuyện tôi sắp kể,
  • 2:06 - 2:09
    kinh nghiệm về ý thức của chúng ta
    về thế giới xunh quanh,
  • 2:09 - 2:11
    và về chính cái tôi trong đó,
  • 2:11 - 2:13
    là một loại ảo giác có kiểm tra
  • 2:13 - 2:17
    nó xảy ra nhờ vào chính vì cơ thể
    sống của chúng ta.
  • 2:18 - 2:21
    Có lẽ các bạn đã nghe nói
    là chúng ta không biết gì
  • 2:21 - 2:24
    về cách não và cơ thể tạo ra
    sự nhận thức.
  • 2:24 - 2:27
    Và người ta thậm chí còn nói nó
    vượt ra ngoài tầm của khoa học.
  • 2:27 - 2:28
    Nhưng thực ra,
  • 2:28 - 2:32
    25 năm qua đã chứng kiến sự bùng nổ
    của công trình khoa học về lĩnh vực này.
  • 2:33 - 2:35
    Nếu bạn đến phòng thí nghiệm của tôi
    tại đại học Sussex,
  • 2:35 - 2:38
    bạn sẽ thấy các nhà khoa học
    của nhiều chuyên ngành
  • 2:39 - 2:41
    và đôi khi có cả các triết gia.
  • 2:42 - 2:46
    Tất cả chúng tôi cố gắng tìm hiểu
    cách ý thức hoạt động
  • 2:46 - 2:48
    và điều gì xảy ra khi nó bị nhầm lẫn.
  • 2:48 - 2:50
    Và cách làm rất đơn giản.
  • 2:50 - 2:52
    Tôi mời các bạn nghĩ về ý thức
  • 2:52 - 2:54
    như là bạn nghĩ về sự sống.
  • 2:54 - 2:57
    Trước hết, mọi người nghĩ
    bản chất của sự sống
  • 2:57 - 3:00
    có thể không được giải thích
    bởi vật lý và hóa học--
  • 3:00 - 3:02
    rằng sự sống phải phức tạp
    hơn vấn đề hóa học nhiều.
  • 3:02 - 3:04
    Nhưng rồi không ai nghĩ như vậy nữa.
  • 3:04 - 3:06
    Khi các nhà sinh học tham gia nhiên cứu
  • 3:06 - 3:09
    về việc giải thích các đặc tính
    của các tổ chức sống
  • 3:09 - 3:10
    trong mức độ vật lý và hóa học--
  • 3:10 - 3:14
    mọi thứ như là sự trao đổi chất,
    sinh sản, cân bằng vật lý--
  • 3:14 - 3:17
    bí ẩn của định nghĩa sự sống
    bắt đầu được khai phá,
  • 3:17 - 3:20
    và người ta không nhắm tới
    các giải pháp huyền bí nữa,
  • 3:20 - 3:23
    như là một sức mạnh của sự sống
    hay là lực đẩy sự sống.
  • 3:23 - 3:25
    Vậy sự sống cũng như ý thức.
  • 3:25 - 3:28
    Một khi chúng ta bắt đầu giải thích những
    đặc tính của nó
  • 3:28 - 3:32
    trong phạm vi mọi sự
    xảy ra bên trong não và cơ thể,
  • 3:32 - 3:35
    thì sự huyền bí về ý thức
  • 3:35 - 3:37
    hình như bắt đầu được giải mã.
  • 3:37 - 3:39
    Ít ra là một phác họa.
  • 3:39 - 3:41
    Vậy chúng ta bắt đầu nhé.
  • 3:41 - 3:43
    Đặc tính của ý thức là gì?
  • 3:43 - 3:45
    Khoa học về ý thức nên cố gắng
    giải thích điều gì?
  • 3:46 - 3:50
    Ngày nay, tôi thường nghĩ về ý thức
    trong 2 hướng khác nhau.
  • 3:50 - 3:52
    Ta có những trải nghiệm
    về thế giới xung quanh,
  • 3:52 - 3:54
    nhờ ánh sáng, âm thanh và mùi vị,
  • 3:54 - 3:58
    còn có những tín hiệu đa xúc cảm, toàn
    cảnh, 3 chiều, tràn ngập các bộ phim.
  • 3:59 - 4:01
    Và còn có ý thức về chính mình.
  • 4:01 - 4:04
    Đó là kinh nghiệm về chính bản thân mình
    của bạn và của tôi.
  • 4:04 - 4:06
    Nhân vật chính trong phim,
  • 4:06 - 4:09
    và có thể phương diện ý thức
    mà chúng ta bám vào rất chặt chẽ.
  • 4:10 - 4:12
    Hãy bắt đầu với kinh nghiệm về thế
    giới quanh ta,
  • 4:12 - 4:16
    và với ý tưởng quan trọng của
    não là động cơ ban đầu.
  • 4:16 - 4:18
    Hãy tưởng tượng mình là bộ não.
  • 4:18 - 4:20
    Bạn bị nhốt trong hộp sọ,
  • 4:20 - 4:22
    cố hình dung những gì
    đang xảy ra ở thế giới bên ngoài.
  • 4:23 - 4:26
    Không có ánh sáng trong hộp sọ.
    Âm thanh cũng không.
  • 4:26 - 4:28
    Tất cả chúng ta có là những dòng
    xung điện
  • 4:28 - 4:31
    mà chỉ được truyền gián tiếp
    từ bên ngoài,
  • 4:31 - 4:33
    dù cho các vật bên ngoài có
    thế nào đi nữa.
  • 4:33 - 4:36
    Đó là nhận thức --
    hình ảnh của thế giới bên ngoài --
  • 4:36 - 4:39
    nhận thức phải là một
    quá trình trung gian
  • 4:39 - 4:42
    ở đó não kết nối những
    tín hiệu giác quan này
  • 4:42 - 4:46
    với sự phán đoán hay tin tưởng
    về cách thức thế giới tồn tại
  • 4:46 - 4:49
    từ những ước đoán tốt nhất
    của cái tạo ra những tín hiệu.
  • 4:49 - 4:52
    Não không nghe âm hay thấy ánh sáng.
  • 4:52 - 4:56
    Cái mà ta nhận được là những phán đoán tốt
    nhất về điều xảy ra trong thế giới.
  • 4:57 - 5:00
    Tôi xin đưa vài ví dụ.
  • 5:00 - 5:02
    Bạn có thể thấy ảo ảnh này trước đây,
  • 5:02 - 5:05
    nhưng tôi muốn bạn nghĩ về nó
    theo cách khác.
  • 5:05 - 5:07
    Nếu bạn nhìn 2 ô này, A và B,
  • 5:07 - 5:10
    đúng là chúng rất khác nhau về
    độ tối phải không?
  • 5:10 - 5:14
    Nhưng chúng thật ra chúng cùng màu.
  • 5:14 - 5:15
    Và tôi có thể minh họa điều này.
  • 5:15 - 5:18
    Nếu tôi đặt một hình khác ở đây
  • 5:18 - 5:20
    và nối 2 ô vuông đó
    với một thanh màu xám,
  • 5:20 - 5:22
    bạn có thể thấy không có gì khác cả.
  • 5:22 - 5:24
    Chúng có cùng màu xám như nhau.
  • 5:24 - 5:26
    Và nếu bạn vẫn không tin tôi,
  • 5:26 - 5:28
    tôi sẽ mang thanh đặt ngang
    để nối chúng lại.
  • 5:29 - 5:32
    Nó là một khối màu xám,
    không có gì khác cả.
  • 5:33 - 5:34
    Đây không phải là trò ảo thuật.
  • 5:34 - 5:36
    Nó chỉ có cùng màu xám,
  • 5:36 - 5:38
    nhưng lấy nó đi lần nữa,
    và nó trông rất khác.
  • 5:39 - 5:40
    Vậy điều đang xảy ra
  • 5:41 - 5:43
    là não sử dụng khả năng
    phán đoán ưu tiên
  • 5:43 - 5:46
    để xây dựng trên cung tiếp nối
    của vỏ não thị giác
  • 5:46 - 5:49
    mà một cái bóng làm mờ
    hình dạng của một bề mặt,
  • 5:49 - 5:53
    làm cho chúng ta thấy ô B sáng hơn
    so với thực tế.
  • 5:53 - 5:55
    Đây là ví dụ khác,
  • 5:55 - 5:58
    ví dụ này cho thấy vận tốc não sử dụng
    những phán đoán nhanh như thế nào
  • 5:58 - 6:01
    để thay đổi cái mà ta trải nghiệm thực.
  • 6:01 - 6:02
    Hãy nghe đoạn này.
  • 6:03 - 6:06
    (Giọng nói biến dạng)
  • 6:07 - 6:09
    Nghe có vẻ kỳ lạ phải không?
  • 6:09 - 6:11
    Hãy nghe lại
    và xem thử bạn có nghe được gì không.
  • 6:12 - 6:15
    (Giọng nói biến dạng)
  • 6:15 - 6:17
    Vẫn còn mờ lắm.
  • 6:17 - 6:18
    Bây giờ hãy nghe đoạn này.
  • 6:19 - 6:22
    (Đoạn ghi âm) Anil Seth: Tôi nghĩ Brexit
    là một ý tưởng thật khủng khiếp.
  • 6:22 - 6:23
    (Cười)
  • 6:23 - 6:25
    Như vậy đó.
  • 6:25 - 6:26
    Bạn nghe được vài từ phải không?
  • 6:26 - 6:30
    Bây giờ hãy nghe lại đoạn lúc nảy.
    Tôi mới tua tại.
  • 6:30 - 6:33
    (Giọng nói biến dạng)
  • 6:33 - 6:35
    Bạn nghe được các từ rồi đó.
  • 6:35 - 6:36
    Một lần nữa xem.
  • 6:37 - 6:40
    (Giọng nói biến dạng)
  • 6:41 - 6:43
    Ok, có điều gì ở đó?
  • 6:43 - 6:47
    Điều đáng chú ý là những thông tin
    âm thanh vào trong não
  • 6:47 - 6:48
    không thay đổi gì cả.
  • 6:48 - 6:51
    Cái được thay đổi chính
    là sự phán đoán tốt hơn của não
  • 6:51 - 6:53
    về những tác động trên thông tin âm thanh.
  • 6:53 - 6:56
    Và cái đó làm thay đổi điều bạn nghe được.
  • 6:56 - 6:59
    Tất cả điều đó làm cho não
    có được cơ sở nhận dạng
  • 6:59 - 7:01
    trong tình trạng nhận thức khác.
  • 7:01 - 7:05
    Thay vì nhận dạng phụ thuộc nhiều
    vào tín hiện vào trong não
  • 7:05 - 7:07
    từ thế giới bên ngoài,
  • 7:07 - 7:09
    nó phụ thuộc rất nhiều
  • 7:09 - 7:13
    và sự phán đoán do nhận thức
    theo hướng ngược lại.
  • 7:13 - 7:16
    Chúng ta không nhận thức
    thế giới một cách thụ động,
  • 7:16 - 7:18
    chúng ta có được những
    nhận thức rất chủ động.
  • 7:18 - 7:20
    Thế giới mà chúng ta trải nghiệm
    lại xuất hiện
  • 7:20 - 7:22
    từ bên trong ra ngoài bằng hoặc nhiều hơn
  • 7:22 - 7:24
    từ ngoài vào trong.
  • 7:24 - 7:26
    Tôi xin đưa thêm 1 ví dụ về nhận thức
  • 7:26 - 7:29
    như là một hoạt động chủ động,
    một quá trình suy diễn.
  • 7:29 - 7:35
    Chúng ta kết nối thực tế ảo
    với quá trình tạo hình ảnh
  • 7:35 - 7:37
    để mô phỏng hiệu ứng
    về phỏng đoán nhận thức siêu sức mạnh
  • 7:37 - 7:39
    trên kinh nghiệm bản thân.
  • 7:39 - 7:42
    Trong đoạn video toàn cảnh này,
    chúng tôi đã làm biến đổi khung cảnh --
  • 7:42 - 7:44
    đó là trong khung viên của trường
    đại học Susex --
  • 7:44 - 7:46
    thành một sân chơi huyền ảo.
  • 7:46 - 7:50
    Chúng tôi sử lý cảnh quay bằng
    thuật toán Deep Dream của Google
  • 7:50 - 7:53
    để mô phỏng hiệu ứng phỏng đoán
    nhận thức về siêu sức mạnh.
  • 7:53 - 7:55
    Trong trường hợp này
    để thấy những con chó.
  • 7:55 - 7:58
    Bạn có thể thấy
    cảnh tượng rất kỳ lạ.
  • 7:58 - 8:00
    Khi phán đoán nhận thức
    mạnh như thế,
  • 8:00 - 8:01
    như trong trường hợp này,
  • 8:01 - 8:04
    kết quả rất giống với
    ảo giác
  • 8:04 - 8:07
    người ta có thể nói mình ở trong
    trạng thái bị biến đổi,
  • 8:07 - 8:08
    hay có thể là loạn tinh thần.
  • 8:08 - 8:11
    Bây giờ hãy nghĩ về điều đó trong 1 phút.
  • 8:11 - 8:16
    Nếu ảo giác là một loại nhận
    thức không kiểm soát,
  • 8:16 - 8:21
    thì nhận thức ở đây và lúc này
    cũng là một loại ảo ảnh,
  • 8:21 - 8:23
    nhưng là một loại ảo
    ảnh có kiểm soát
  • 8:23 - 8:26
    ở đó những phán đoán của não
    được bao trùm
  • 8:26 - 8:28
    bởi thông tin cảm giác từ bên ngoài.
  • 8:28 - 8:31
    Thật ra, chúng ta luôn
    ảo giác về thời gian,
  • 8:31 - 8:33
    kể cả lúc này.
  • 8:33 - 8:35
    Khi chúng ta đồng ý với
    nhau về những ảo giác đó
  • 8:35 - 8:37
    thì chúng ta gọi nó là thực tế.
  • 8:37 - 8:41
    (Cười)
  • 8:41 - 8:45
    Bây giờ, tôi xin nói với bạn rằng
    trải nghiệm của bạn về bản thân,
  • 8:45 - 8:46
    trải nghiệm về chính bạn,
  • 8:46 - 8:50
    cũng chỉ là một ảo giác
    được tạo ra bởi não.
  • 8:50 - 8:52
    Đó là ý tưởng kỳ lạ phải không?
  • 8:52 - 8:54
    Vâng, ảo tưởng thị giác có thể
    lừa dối mắt bạn,
  • 8:54 - 8:58
    nhưng làm cách nào để tôi có thể bị
    đánh lừa về việc tôi là tôi?
  • 8:58 - 8:59
    Phần lớn chúng ta,
  • 8:59 - 9:01
    trải nghiệm mình là một con người
  • 9:01 - 9:03
    là đồng nhất, thống nhất
    và liên tục
  • 9:03 - 9:05
    điều đó rất khó đạt được.
  • 9:05 - 9:07
    Nhưng chúng ta không nên
    xem nó như đạt được.
  • 9:07 - 9:10
    Có nhiều cách khác để
    chúng ta cảm nghiệm về mình.
  • 9:10 - 9:13
    Đó là trải nghiệm về việc mình có
    một cơ thể
  • 9:13 - 9:14
    và là một cơ thể.
  • 9:14 - 9:16
    Có trải nghiệm về nhận thức thế giới
  • 9:16 - 9:18
    từ người đầu tiên nhìn thấy.
  • 9:18 - 9:20
    Có trải nghiệm về ý định muốn làm điều gì
  • 9:20 - 9:23
    và về nguyên nhân sự việc
    xảy ra trên thực tế.
  • 9:23 - 9:24
    Và có những trải nghiệm
  • 9:24 - 9:28
    là 1 con người liên tục và riêng biệt,
  • 9:28 - 9:32
    được xây dựng từ 1 tập hợp những kỷ niệm
    phong phú và tương tác xã hội.
  • 9:32 - 9:33
    Nhiều trải nghiệm cho thấy,
  • 9:33 - 9:36
    và nhiều bác sĩ tâm thần và thần kinh
    biết rất rõ,
  • 9:36 - 9:39
    rằng những cách khác biệt này
    chúng ta trải nghiệm về chính mình
  • 9:39 - 9:40
    có thể bị vỡ vụn ra.
  • 9:41 - 9:43
    Điều đó muốn nói là
    trải nghiệm trong quá khứ
  • 9:43 - 9:48
    về chính mình là một hình ảnh được
    xây dựng của bộ não.
  • 9:48 - 9:51
    1 trải nghiệm khác, cũng
    giống như những trải nghiệm ở trên,
  • 9:51 - 9:52
    cần được làm rõ.
  • 9:52 - 9:54
    Hãy quay lại chính cái cơ thể của bạn.
  • 9:54 - 9:58
    Làm thế nào để não sản sinh ra được
    trải nghiệm về việc chính mình là 1 cơ thể
  • 9:58 - 9:59
    và về việc mình có 1 cơ thể?
  • 9:59 - 10:01
    Vâng, cùng nguyên tắc được áp dụng.
  • 10:01 - 10:03
    Não làm những phán đoán tốt nhất
  • 10:03 - 10:05
    về cái không thuộc về cơ thể.
  • 10:05 - 10:08
    Và có 1 kết quả thực nghiệm đẹp trong
    khoa học thần kinh để minh họa điều đó.
  • 10:08 - 10:11
    Và không giống với hầu hết những
    thực nghiệm thần kinh khác,
  • 10:11 - 10:13
    thực nghiệm này bạn có thể làm tại nhà.
  • 10:13 - 10:15
    Cái các bạn cần chỉ là 1 trong
    những thứ này.
  • 10:15 - 10:16
    (Cười)
  • 10:16 - 10:18
    Và vài cái chổi quét sơn.
  • 10:19 - 10:20
    Trong ảo giác tay cao su,
  • 10:20 - 10:22
    cánh tay thật của 1 người được giấu đi,
  • 10:22 - 10:25
    và cánh tay cao su được đặc
    phía trước.
  • 10:25 - 10:28
    Rồi cả hai tay đồng thời được
    tô với chổi sơn
  • 10:28 - 10:31
    trong khi người đó nhìn vào
    bàn tay giả đó.
  • 10:31 - 10:33
    Phần lớn mọi người, sau 1 lúc,
  • 10:33 - 10:35
    điều đó dẫn đến một cảm giác rất huyền bí
  • 10:35 - 10:38
    rằng tay giả là 1 phần của cơ thể họ.
  • 10:40 - 10:44
    Và ý tưởng rằng sự tương thích giữa
    tiếp xúc thị giác và tiếp xúc xúc giác
  • 10:44 - 10:48
    trên 1 đồ vật giống bàn tay
    ở vị trí của bàn tay thật,
  • 10:48 - 10:51
    là đủ bằng chứng cho não
    nghĩ rằng
  • 10:51 - 10:54
    bàn tay giả là 1 bộ phận của cơ thể.
  • 10:54 - 10:57
    (Cười)
  • 11:03 - 11:05
    Vậy bạn có thể thử mọi thứ.
  • 11:06 - 11:09
    Bạn có thể đo độ dẫn truyền của da
    và phản xạ cơ thể,
  • 11:09 - 11:10
    nhưng không cần đâu.
  • 11:10 - 11:13
    Rõ ràng là người mặc đồ xanh
    tưởng nhầm bàn tay giả.
  • 11:13 - 11:16
    Điều đó có nghĩa là thậm chí trải
    nghiệm của việc cơ thể là gì
  • 11:16 - 11:18
    thì cũng là sự phán đoán tốt nhất--
  • 11:18 - 11:21
    một loại ảo giác có kiểm soát
    bởi não.
  • 11:21 - 11:23
    Còn một điều nữa.
  • 11:23 - 11:27
    Chúng ta không chỉ trải nghiệm cơ thể
    như đồ vật trong môi trường xung quanh,
  • 11:27 - 11:30
    chúng ta còn trải nghiệm
    chúng từ bên trong.
  • 11:30 - 11:34
    Chúng ta cảm nghiệm được những
    cảm giác về cơ thể từ bên trong.
  • 11:35 - 11:38
    Và những tín hiệu cảm giác từ bên trong
    của cơ thể
  • 11:38 - 11:42
    liên tục thông tin cho não về
    trạng thái của những cơ quan bên trong,
  • 11:42 - 11:44
    cách thức tim hoạt động,
    huyết áp như thế nào,
  • 11:44 - 11:46
    nhiều thứ lắm.
  • 11:46 - 11:48
    Loại nhận thức này,
    ta gọi là nhận thức bên trong,
  • 11:49 - 11:50
    thường bị bỏ qua.
  • 11:50 - 11:52
    Nhưng nó vô cùng quan trọng
  • 11:52 - 11:55
    vì nhận thức và trạng thái bình
    thường của cơ thể --
  • 11:55 - 11:57
    cái đó giúp ta sống.
  • 11:57 - 11:59
    Đây là cách nhìn khác về
    bàn tay giả.
  • 11:59 - 12:01
    Bàn tay này từ phòng thí nghiệm
    đại học Succex.
  • 12:01 - 12:05
    Và đây, người ta thấy 1 thực tế ảo
    về tay của họ,
  • 12:05 - 12:06
    bàn tay này chuyển màu đỏ và đen
  • 12:06 - 12:09
    đúng theo nhịp hay không đúng
    nhịp tim của họ.
  • 12:09 - 12:12
    Khi nó nhấp nháy đúng nhịp tim,
  • 12:12 - 12:15
    thì người ta cảm thấy rõ hơn
    rằng nó là một phần của cơ thể họ.
  • 12:16 - 12:19
    Vậy những trải nghiệm về việc có cơ thể
    được cắm sâu
  • 12:19 - 12:22
    trong việc nhận thức cơ thể từ bên trong.
  • 12:24 - 12:26
    Cuối cùng, tôi muốn các bạn chú ý đến,
  • 12:26 - 12:30
    những trải nghiệm về cơ thể từ bên trong,
    chúng rất khác với
  • 12:30 - 12:32
    những trải nghiệm về thế giới quanh ta.
  • 12:32 - 12:35
    Khi tôi nhìn quanh,
    thế giới đầy các đồ vật --
  • 12:35 - 12:37
    bàn, ghế, tay giả,
  • 12:37 - 12:39
    người, nhiều người --
  • 12:39 - 12:40
    có cả cơ thể tôi nữa,
  • 12:40 - 12:43
    tôi có thể nhận thức nó
    như là 1 đồ vật trong thế giới bên ngoài.
  • 12:43 - 12:45
    Nhưng những trải nghiệm về
    thế giới bên trong,
  • 12:45 - 12:47
    chúng không giống như vậy.
  • 12:47 - 12:49
    Tôi không cảm nhận được quả thận ở đây,
  • 12:49 - 12:50
    gan ở đây,
  • 12:50 - 12:52
    lá lách ở đây ...
  • 12:52 - 12:53
    Tôi không biết lá lách ở đâu cả,
  • 12:53 - 12:55
    nhưng nó có ở đó.
  • 12:55 - 12:58
    Tôi không cảm nhận những thứ bên trong
    như là những đồ vật.
  • 12:58 - 13:01
    Thật ra, tôi không trải nghiệm chúng
    trừ phi chúng bị vấn đề.
  • 13:01 - 13:03
    Tôi nghĩ điều đó rất quan trọng.
  • 13:03 - 13:06
    Cảm nhận trạng thái bên trong của
    cơ thể
  • 13:06 - 13:08
    không phải là xác nhận nó là gì,
  • 13:08 - 13:10
    mà là sự kiểm soát và tình
    trạng bình thường --
  • 13:10 - 13:14
    việc giữ cho các thay đổi sinh lý
    không vượt qua các giới hạn
  • 13:14 - 13:16
    để tương thích với sự sống còn.
  • 13:16 - 13:19
    Khi não dùng những phán đoán
    để vẽ ra những thứ đó,
  • 13:19 - 13:23
    chúng ta nhận thấy được sự vật
    như là những nguyên nhân tạo cảm giác.
  • 13:23 - 13:26
    Khi não dùng những phán đoán
    để kiểm tra và bình thường hóa mọi thứ,
  • 13:26 - 13:29
    thì chúng ta trải nghiệm được
    sự kiểm soát đang tốt hay không ổn.
  • 13:30 - 13:33
    Vậy phần lớn những trải nghiệm cơ bản
    về chính mình,
  • 13:33 - 13:35
    về chính cơ thể của mình,
  • 13:35 - 13:39
    được ăn sâu trong cơ chế sinh học
    để giữ cho ta sống còn.
  • 13:41 - 13:43
    Và khi chúng ta suy nghĩ theo
    cách này,
  • 13:43 - 13:47
    chúng ta có thể bắt đầu thấy
    rằng tất cả những trải nghiệm nhận thức,
  • 13:47 - 13:52
    vì chúng ta phụ thuộc vào cơ chế
    nhận thức phán đoán,
  • 13:52 - 13:55
    tất cả xuất phát từ điều cơ bản này
    để giúp ta sống còn.
  • 13:55 - 13:58
    Chúng ta trải nghiệm thế giới và
    chính chúng ta
  • 13:58 - 14:01
    với cơ thể, thông qua cơ thể
    và nhờ vào cơ thể.
  • 14:02 - 14:04
    Cho phép tôi nói lại cụ thể từng bước.
  • 14:04 - 14:06
    Điều mà chúng ta thấy đều
    phụ thuộc
  • 14:06 - 14:08
    vào khả năng phán đoán của não
    về vạn vật bên ngoài.
  • 14:08 - 14:11
    Thế giới được trải nghiệm
    xuất phát từ bên trong,
  • 14:11 - 14:13
    chứ không phải chỉ riêng bên ngoài.
  • 14:13 - 14:16
    Ảo tưởng bàn tay giả cho thấy
    về trải nghiệm từ bên trong
  • 14:16 - 14:18
    về cái mà cơ thể của ta là
    hay không phải là.
  • 14:18 - 14:22
    Và những phán đoán liên quan đến bản
    thân phụ thuộc nhiều vào tín hiệu cảm xúc
  • 14:22 - 14:24
    xuất phát từ bên trong cơ thể.
  • 14:24 - 14:26
    Và cuối cùng,
  • 14:26 - 14:30
    những trải nghiệm về cơ thể mình chính
    là sự kiểm soát và trạng thái bình thường
  • 14:30 - 14:33
    chứ không phải là vẽ ra lại cơ thể mình.
  • 14:33 - 14:36
    Vậy những kinh nghiệm về thế giới quanh ta
    và chính ta trong đó --
  • 14:36 - 14:38
    đó là những ảo giác được kiểm soát
  • 14:38 - 14:41
    được vẽ từ hơn triệu năm tiến hóa
  • 14:41 - 14:44
    để giữ cho ta sống được trong
    thế giới nhiều nguy cơ và cơ hội.
  • 14:44 - 14:47
    Chúng ta phán đoán để tồn tại.
  • 14:47 - 14:51
    Bây giờ, tôi chia tay các bạn
    với 3 áp dụng cho kiến thức này.
  • 14:51 - 14:54
    Trước hết, chỉ khi ta có thể nhầm lẫn
    về thế giới,
  • 14:54 - 14:56
    thì ta mới có thể nhầm lẫn về chính mình
  • 14:56 - 14:58
    khi cơ chế phán đoán có vấn đề.
  • 14:58 - 15:02
    Hiểu điều này mở ra nhiều cơ hội
    cho ngành tâm thần học và thần kinh học,
  • 15:02 - 15:05
    vì ta có thể biết được cơ chế
  • 15:05 - 15:07
    hơn là chỉ xử lý những triệu chứng
  • 15:07 - 15:09
    trong điều kiện như
    trầm cảm và tâm thần phân liệt.
  • 15:10 - 15:11
    Thứ hai:
  • 15:11 - 15:15
    Điều làm cho tôi chính là tôi
    không thể thu nhỏ lại hay sử dụng
  • 15:15 - 15:17
    một chương trình phần mềm trên rô bốt,
  • 15:17 - 15:19
    dù cho nó có thông minh và
    tinh vi đến đâu.
  • 15:19 - 15:22
    Chúng ta là động vật sinh học bằng
    xương bằng thịt
  • 15:22 - 15:25
    có trải nghiệm nhận thức
    ở nhiều mức độ định dạng
  • 15:25 - 15:28
    bởi cơ chế sinh học
    để giữ cho ta sinh tồn.
  • 15:28 - 15:32
    Việc làm cho máy tính thông minh hơn
    không thể làm cho chúng có nhận thức.
  • 15:33 - 15:34
    Cuối cùng,
  • 15:34 - 15:36
    thế giới bên trong của mỗi cá nhân,
  • 15:36 - 15:38
    cách chúng ta nhận thức,
  • 15:38 - 15:41
    chính là cách cảm nhận được nhận thức.
  • 15:41 - 15:44
    Và thậm chí sự nhận thức của con
    người nói chung --
  • 15:44 - 15:48
    đó chính là vùng rất nhỏ bé trong không
    gian rộng lớn của sự nhận thức có thể.
  • 15:48 - 15:51
    Cái tôi và thế giới bên ngoài là duy nhất
    đối với mỗi người chúng ta,
  • 15:52 - 15:55
    nhưng nó được cắm rễ sâu
    trong cái cơ chế sinh học
  • 15:55 - 15:57
    được chia sẻ với nhiều sinh vật sống khác.
  • 15:57 - 16:01
    Bây giờ đây là những thay đổi cở bản
  • 16:01 - 16:04
    trong cách thức chúng ta hiểu chính mình,
  • 16:04 - 16:05
    nhưng tôi nghĩ chúng thật tuyệt vời,
  • 16:05 - 16:08
    vì khi trong khoa học,
    từ Copernic--
  • 16:08 - 16:10
    chúng ta không xem mình là trung tâm
    vũ trụ --
  • 16:10 - 16:12
    rồi đến Darwin --
  • 16:12 - 16:15
    chúng ta xem mình có mối liên quan với
    tất cả sinh vật khác --
  • 16:15 - 16:16
    cho đến ngày nay.
  • 16:16 - 16:19
    Với cảm giác tuyệt vời hơn về
    tầm hiểu biết
  • 16:19 - 16:21
    đưa đến cảm giác tuyệt hơn về cảm nhận
  • 16:22 - 16:23
    và một nhận thức thú vị hơn
  • 16:23 - 16:28
    ở đó chúng ta là một phần
    không thể tách rời của toàn thể vũ trụ.
  • 16:29 - 16:30
    Và ...
  • 16:31 - 16:33
    Khi kết thúc sự nhận thức,
  • 16:33 - 16:36
    sẽ không có gì phải lo sợ cả.
  • 16:37 - 16:38
    Không gì cả.
  • 16:38 - 16:40
    Cảm ơn.
  • 16:40 - 16:48
    (Vỗ tay)
Title:
Cách thức não có ảo giác về thực tế nhận thức của bạn
Speaker:
Anil Seth
Description:

Lúc này đây, hàng tỷ nơ ron trong não bạn đang làm việc với nhau để sinh ra một trải nghiệm nhận thức -- và không chỉ thế, trải nghiệm của bạn về thế giới xung quanh và về chính bạn trong đó. Điều đó diễn ra thế nào? Theo nhà thần kinh học Anil Seth, tất cả chúng ta có ảo giác về thời gian; khi chúng ta đồng ý với nhau về các ảo giác của mình, thì chúng ta gọi đó là "thực tế." Hãy nghe bài nói chuyện duyên dáng của Seth, nó có thể cho bạn những câu hỏi về chính bản chất về sự tồn tại của bạn.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
17:00

Vietnamese subtitles

Revisions