< Return to Video

Justice: What's The Right Thing To Do? Episode 01 "THE MORAL SIDE OF MURDER"

  • 0:04 - 0:08
    Chương trình được tài trợ bởi:
  • 0:08 - 0:15
    Tài trợ phụ bởi:
  • 0:34 - 0:38
    Đây là môn học về Công lý và chúng ta hãy bắt đầu với một câu chuyện …
  • 0:38 - 0:40
    giả sử bạn là người lái xe điện
  • 0:40 - 0:45
    và toa xe điện của bạn đang phóng nhanh trên đường ray với vận tốc 60 dặm một giờ
  • 0:45 - 0:49
    và ở cuối đường ray, bạn nhận thấy có năm công nhân đang làm việc trên đường ray
  • 0:49 - 0:52
    bạn đã cố gắng dừng lại nhưng không được
  • 0:52 - 0:54
    thắng không hoạt động
  • 0:54 - 0:57
    bạn cảm thấy tuyệt vọng vì bạn biết
  • 0:57 - 1:00
    rằng nếu bạn đâm vào năm công nhân này
  • 1:00 - 1:01
    tất cả họ sẽ chết
  • 1:01 - 1:05
    hãy cho là bạn biết chắc chắn điều đó
  • 1:05 - 1:07
    và vì vậy bạn cảm thấy mình vô dụng
  • 1:07 - 1:09
    cho đến khi bạn nhận thấy rằng có
  • 1:09 - 1:11
    một ngã rẽ bên phải
  • 1:11 - 1:12
    một đường ray phụ
  • 1:13 - 1:16
    và ở cuối đường ray đó
  • 1:16 - 1:17
    chỉ có một công nhân
  • 1:17 - 1:19
    đang làm việc trên đường ray
  • 1:19 - 1:21
    Bạn đang cầm lái,
  • 1:21 - 1:23
    vì thế bạn có thể
  • 1:23 - 1:26
    rẽ xe điện nếu bạn muốn
  • 1:26 - 1:29
    vào đường ray phụ đó
  • 1:29 - 1:30
    giết chết một người
  • 1:30 - 1:33
    nhưng có thể g cứu được năm người kia
  • 1:33 - 1:36
    Đây là câu hỏi đầu tiên của chúng ta
  • 1:36 - 1:39
    Điều gì là đúng nên làm?
  • 1:39 - 1:40
    Bạn sẽ làm gì?
  • 1:40 - 1:43
    Hãy làm một khảo sát nhỏ,
  • 1:43 - 1:45
    có bao nhiêu người
  • 1:45 - 1:52
    sẽ rẽ chiếc xe điện vào đường ray phụ?
  • 1:52 - 1:54
    Bao nhiêu bạn chọn sẽ không?
  • 1:54 - 1:58
    Có bao nhiêu người sẽ đi thẳng về phía trước
  • 1:58 - 2:04
    giơ tay lên, những người sẽ đi thẳng về phía trước.
  • 2:04 - 2:08
    Một số ít người sẽ, đa số sẽ rẽ hướng
  • 2:08 - 2:10
    chúng ta hãy nghe số đông này trước
  • 2:10 - 2:14
    bây giờ chúng ta cần bắt đầu điều tra tại sao bạn nghĩ
  • 2:14 - 2:20
    đó là điều đúng nên làm. Hãy bắt đầu với những người trong nhóm đa số, những người sẽ rẽ hướng
  • 2:20 - 2:22
    để đi vào đường ray phụ?
  • 2:22 - 2:24
    Tại sao bạn làm điều đó,
  • 2:24 - 2:26
    lý do của bạn là gì?
  • 2:26 - 2:30
    Ai sẵn sàng xung phong phát biểu một lý do?
  • 2:30 - 2:32
    Nào, đứng lên.
  • 2:32 - 2:39
    Bởi vì chúng ta không thể giết chết năm người khi thay vào đó có thể chỉ cần giết chết một người.
  • 2:40 - 2:42
    sẽ không đúng khi giết năm người
  • 2:42 - 2:47
    nếu thay vào đó bạn có thể giết một người
  • 2:47 - 2:49
    đó là một lý do hợp lý
  • 2:49 - 2:53
    đó là một lý do hợp lý
  • 2:53 - 2:54
    Xin mời ý kiến khác?
  • 2:54 - 2:57
    mọi người có đồng ý với
  • 2:57 - 3:01
    lý do đó không? Mời bạn
  • 3:01 - 3:04
    Chà, tôi nghĩ đó cũng là lý do tại sao
  • 3:04 - 3:05
    vào ngày 11/9, chúng ta coi những người [giành lại quyền] lái máy bay,
  • 3:05 - 3:08
    những người đã rẽ lái máy bay vào
  • 3:08 - 3:10
    cánh đồng Pennsylvania như những người hùng
  • 3:10 - 3:12
    vì họ chọn giết những người trên máy bay
  • 3:12 - 3:14
    chứ không giết nhiều người hơn
  • 3:14 - 3:16
    trong các tòa nhà lớn.
  • 3:16 - 3:19
    Vì vậy, nguyên tắc là giống như vào ngày 11/9,
  • 3:19 - 3:22
    đó là một tình huống bi thảm,
  • 3:22 - 3:25
    nhưng thà là giết một người để năm người có thể sống,
  • 3:25 - 3:31
    đó là lý do của hầu hết các bạn, những người sẽ rẽ hướng phải không?
  • 3:31 - 3:33
    Giờ hãy nghe
  • 3:33 - 3:34
    từ
  • 3:34 - 3:36
    những người thuộc nhóm thiểu số
  • 3:36 - 3:41
    những người sẽ không rẽ hướng.
  • 3:41 - 3:46
    Vâng, tôi nghĩ rằng tâm lý trên đây cùng loại với các biện minh cho tội ác diệt chủng và chủ nghĩa toàn trị.
  • 3:45 - 3:50
    Để cứu một chủng tộc bạn sẽ xóa sổ các chủng tộc khác.
  • 3:50 - 3:53
    vậy bạn sẽ làm gì trong trường hợp này? Bạn sẽ
  • 3:53 - 3:55
    tránh
  • 3:55 - 3:58
    nỗi kinh hoàng của nạn diệt chủng?
  • 3:58 - 4:04
    bạn sẽ lao vào năm người và giết họ?
  • 4:04 - 4:08
    Có lẽ vậy
  • 4:08 - 4:10
    Được rồi, còn ai khác không?
  • 4:10 - 4:14
    Đó là một câu trả lời dũng cảm, cảm ơn bạn.
  • 4:14 - 4:16
    Hãy xem xét một trường hợp khác
  • 4:17 - 4:20
    trường hợp xe điện
  • 4:20 - 4:22
    và xem xem
  • 4:22 - 4:24
    liệu rằng
  • 4:24 - 4:27
    đa số các bạn
  • 4:27 - 4:31
    muốn tuân theo nguyên tắc,
  • 4:31 - 4:34
    thà một người nên chết để năm người được sống hay không?
  • 4:34 - 4:39
    Lần này bạn không phải là người điều khiển xe điện, bạn là người chứng kiến
  • 4:39 - 4:43
    đứng trên cầu nhìn xuống đường ray xe điện
  • 4:43 - 4:46
    và dưới đường ray đó một chiếc xe điện đang đến
  • 4:46 - 4:50
    ở cuối đường ray có năm công nhân,
  • 4:50 - 4:52
    Thắng xe không hoạt động
  • 4:52 - 4:56
    chiếc xe điện sắp lao vào năm người và giết họ.
  • 4:56 - 4:57
    Và bây giờ
  • 4:57 - 4:59
    bạn không phải là người lái xe,
  • 4:59 - 5:01
    bạn thực sự cảm thấy không làm gì được
  • 5:01 - 5:03
    được cho đến khi bạn nhận ra
  • 5:03 - 5:07
    đứng bên cạnh bạn,
  • 5:07 - 5:09
    dựa vào
  • 5:09 - 5:10
    cây cầu
  • 5:10 - 5:17
    là một người đàn ông rất béo.
  • 5:17 - 5:20
    Và bạn có thể
  • 5:20 - 5:23
    đẩy anh ta xuống
  • 5:23 - 5:25
    anh ta sẽ rơi khỏi cầu
  • 5:25 - 5:28
    xuống đường ray
  • 5:28 - 5:30
    ngay trên đường ray
  • 5:30 - 5:32
    xe điện
  • 5:32 - 5:33
    anh ta sẽ chết
  • 5:33 - 5:39
    nhưng anh ấy sẽ cứu được năm người kia.
  • 5:39 - 5:41
    Bây giờ, có bao nhiêu người sẽ đẩy
  • 5:41 - 5:48
    người đàn ông béo qua cầu? Hãy giơ tay lên.
  • 5:48 - 5:51
    Bao nhiêu bạn không?
  • 5:51 - 5:54
    Đa số sẽ không.
  • 5:54 - 5:56
    Một câu hỏi rất rỏ ràng,
  • 5:56 - 5:57
    điều gì đã trở thành
  • 5:57 - 6:00
    nguyên tắc ở đây?
  • 6:00 - 6:05
    cứu năm mạng sống là tốt hơn dù rằng nó đồng nghĩa với việc phải hy sinh một mạng sống? điều gì đã trở thành nguyên tắc
  • 6:05 - 6:07
    mà hầu hết mọi người đều tán thành?
  • 6:07 - 6:09
    Trong trường hợp thứ nhất,
  • 6:09 - 6:13
    tôi muốn nghe từ một người thuộc nhóm đa số trong cả hai tình huống
  • 6:13 - 6:14
    Vấn đề là
  • 6:14 - 6:18
    làm thế nào để bạn giải thích sự khác biệt trong hai tình huống?
  • 6:18 - 6:22
    Vấn đề thứ hai, tôi nghĩ có liên quan đến lựa chọn tích cực của việc
  • 6:22 - 6:23
    đẩy một người
  • 6:23 - 6:24
    và người đó ngã xuống
  • 6:24 - 6:25
    tôi nghĩ rằng
  • 6:25 - 6:30
    bản thân người đó sẽ không liên quan gì đến tình huống này cả
  • 6:30 - 6:31
    và vì vậy
  • 6:31 - 6:34
    để chọn thay mặt anh ấy, tôi nghĩ là
  • 6:34 - 6:37
    việc
  • 6:37 - 6:40
    lôi anh ta vào việc gì đó mà nếu không bị lôi vào thì anh ta có khả năng thoát khỏi nó
  • 6:40 - 6:42
    tôi nghĩ là tốt hơn
  • 6:42 - 6:44
    những gì có được trong tình huống đầu tiên
  • 6:44 - 6:46
    cả ba bên, tài xế và
  • 6:46 - 6:48
    hai nhóm công nhân đã có trong tình huống đầu tiên
  • 6:48 - 6:51
    Tôi nghĩ trong tình huống này,
  • 6:51 - 6:55
    nhưng người đang làm việc, người trên đường ray phía còn lại
  • 6:55 - 7:02
    anh ấy không lựa chọn hy sinh mạng sống của mình hơn là lựa chọn của anh chàng béo, phải không?
  • 7:02 - 7:05
    Đó là sự thật, nhưng anh ấy đã ở trên đường ray
  • 7:05 - 7:10
    Còn anh chàng này ở trên cầu
  • 7:10 - 7:14
    Tiếp nào, bạn có thể ý kiến thêm nếu bạn muốn.
  • 7:14 - 7:15
    Được rồi, đó là một câu hỏi khó
  • 7:15 - 7:19
    nhưng bạn đã làm tốt, bạn đã làm rất tốt, đó là một câu hỏi khó.
  • 7:20 - 7:21
    ai khác
  • 7:21 - 7:23
    có thể
  • 7:23 - 7:26
    tìm cách thuyết phục
  • 7:26 - 7:30
    phản ứng của đa số trong hai trường hợp này? Vâng?
  • 7:30 - 7:32
    Tôi nghĩ vậy
  • 7:32 - 7:33
    trong trường hợp đầu tiên khi mà
  • 7:33 - 7:35
    bạn có một công nhân và năm công nhân
  • 7:35 - 7:37
    đó là sự lựa chọn giữa hai nhóm công nhân đó và bạn phải
  • 7:37 - 7:41
    đưa ra một lựa chọn nhất định, và mọi người sắp chết vì chiếc xe điện
  • 7:41 - 7:45
    mà không cần đến hành động trực tiếp của bạn. Xe diện đang lao đến,
  • 7:45 - 7:48
    và bạn cần đưa ra lựa chọn trong tích tắc,
  • 7:48 - 7:53
    trong khi đẩy người đàn ông béo xuống là một hành động giết người thực sự từ phía bạn
  • 7:53 - 7:54
    bạn có quyền kiểm soát điều đó
  • 7:54 - 7:57
    trong khi bạn không thể kiểm soát được xe điện.
  • 7:57 - 8:00
    Vì vậy, tôi nghĩ rằng đó là một tình huống hơi khác.
  • 8:00 - 8:04
    Được rồi, ai đáp lại nào? Có ai, ai đáp lại ý kiến đó không? thật tuyệt, ai có cách nào
  • 8:04 - 8:06
    ai muốn phản hồi lại không?
  • 8:06 - 8:09
    Đó có phải là cách thoát ra khỏi tình huống này không?
  • 8:09 - 8:12
    Tôi không nghĩ rằng đó là một lý do rất tốt bởi vì dù bạn chọn
  • 8:12 - 8:17
    người nào chết đi chăng nữa, vì dù bạn chọn rẽ hướng và giết một người,
  • 8:17 - 8:18
    đó cũng là một hành động có ý thức
  • 8:18 - 8:20
    nghĩ đến việc rẽ hướng,
  • 8:20 - 8:21
    hoặc bạn chọn đẩy ông béo xuống,
  • 8:21 - 8:24
    đó cũng là một hành động
  • 8:24 - 8:28
    hành động có ý thức, nên dù bằng cách nào bạn cũng đang đưa ra lựa chọn.
  • 8:28 - 8:30
    Bạn có muốn đáp lại không?
  • 8:30 - 8:34
    Vâng, tôi không thực sự chắc chắn đó là cùng một vấn đề, nó vẫn có vẻ hơi khác, hành động thực sự
  • 8:34 - 8:38
    đẩy ai đó xuống đường ray và giết họ,
  • 8:38 - 8:43
    bạn thực sự đang tự mình giết anh ta, bạn đang đẩy anh ta bằng chính đôi tay của bạn, bạn đang đẩy và
  • 8:43 - 8:44
    điều đó khác
  • 8:44 - 8:47
    hơn là điều khiển thứ gì đó sẽ gây ra cái chết
  • 8:47 - 8:49
    cho người khác..., bạn biết đấy
  • 8:49 - 8:53
    nói điều đó bây giờ nghe có vẻ không đúng khi tôi ở đây.
  • 8:53 - 8:55
    Không đâu, tốt mà, bạn tên gì?
  • 8:55 - 8:56
    Andrew.
  • 8:56 - 9:00
    để tôi hỏi bạn câu hỏi này Andrew
  • 9:00 - 9:02
    giả sử
  • 9:02 - 9:04
    đứng trên cầu
  • 9:04 - 9:05
    bên cạnh người đàn ông béo
  • 9:05 - 9:08
    Tôi không cần phải đẩy anh ta, giả sử anh ta đang đứng
  • 9:08 - 9:15
    trên một cánh cửa lật mà tôi có thể mở bằng cách xoay như xoay vô lăng vậy
  • 9:17 - 9:19
    bạn sẽ xoay nó?
  • 9:19 - 9:21
    Vì lý do nào đó, điều đó sai
  • 9:21 - 9:24
    càng sai.
  • 9:24 - 9:30
    Ý tôi là có thể nếu bạn chỉ vô tình tựa vào vô lăng đó hoặc làm một điều tương tự vậy
  • 9:30 - 9:31
    hoặc
  • 9:31 - 9:33
    hoặc nói rằng chiếc xe
  • 9:33 - 9:38
    đang lao về phía công tắc sẽ làm rơi bẫy
  • 9:38 - 9:39
    thì tôi có thể đồng ý với điều đó.
  • 9:40 - 9:42
    Thật công bằng, bạn nói nó vẫn có vẻ
  • 9:42 - 9:46
    sai theo cách mà nó có vẻ không sai trong trường hợp đầu tiên khi rẽ hướng,
  • 9:46 - 9:50
    Nói cách khác, ý tôi là trong tình huống đầu tiên bạn tham gia trực tiếp vào tình huống,
  • 9:50 - 9:52
    trong tình huống thứ hai, bạn cũng là người vô cảm.
  • 9:52 - 9:57
    Vì vậy, bạn có quyền lựa chọn tham gia hay không tham gia bằng cách đẩy người đàn ông béo.
  • 9:57 - 10:00
    Tạm thời hãy tạm quên vụ việc này đi,
  • 10:00 - 10:01
    tốt hơn chứ?
  • 10:01 - 10:06
    nhưng hãy tưởng tượng một trường hợp khác. Lần này bác sĩ của bạn trong phòng cấp cứu
  • 10:06 - 10:12
    và sáu bệnh nhân đến với bạn
  • 10:12 - 10:18
    họ đã ở trong một vụ tai nạn xe điện khủng khiếp
  • 10:18 - 10:24
    năm người trong số họ bị thương nhẹ, một người bị thương nặng. Bạn có thể mất cả ngày
  • 10:24 - 10:28
    chăm sóc cho một nạn nhân bị thương nặng,
  • 10:28 - 10:32
    nhưng trong thời gian đó cả năm người còn lại sẽ chết, hoặc bạn có thể chăm sóc năm người đó, phục hồi sức khỏe cho họ, nhưng
  • 10:32 - 10:35
    trong thời gian đó người bị thương nặng
  • 10:35 - 10:36
    sẽ chết.
  • 10:36 - 10:38
    Có bao nhiêu bạn sẽ cứu
  • 10:38 - 10:40
    Năm người
  • 10:40 - 10:41
    ngay lập tức, nếu là bác sĩ?
  • 10:41 - 10:44
    Có bao nhiêu người sẽ cứu một người?
  • 10:44 - 10:46
    Rất ít người,
  • 10:46 - 10:49
    chỉ một số ít người.
  • 10:49 - 10:51
    Cùng một lý do, tôi giả sử,
  • 10:51 - 10:56
    một mạng sống so với năm.
  • 10:56 - 10:57
    Bây giờ xem xem
  • 10:57 - 10:59
    trường hợp một bác sĩ khác,
  • 10:59 - 11:02
    lần này bạn là bác sĩ phẫu thuật cấy ghép
  • 11:02 - 11:06
    và bạn có năm bệnh nhân, mỗi bệnh nhân đang rất cần
  • 11:06 - 11:10
    một ca cấy ghép nội tạng để tồn tại.
  • 11:10 - 11:12
    Cần một trái tim, một lá phổi
  • 11:12 - 11:14
    một quả thận,
  • 11:14 - 11:15
    một quả gan
  • 11:15 - 11:17
    và thứ năm
  • 11:17 - 11:20
    là tuyến tụy.
  • 11:20 - 11:23
    Và bạn không có người hiến tạng,
  • 11:23 - 11:25
    bạn sắp phải
  • 11:25 - 11:28
    chứng kiến họ chết
  • 11:28 - 11:29
    và rồi
  • 11:29 - 11:31
    bạn chợt nhận ra
  • 11:31 - 11:32
    rằng ở phòng kế bên
  • 11:32 - 11:36
    có một anh chàng khỏe mạnh đến để kiểm tra sức khỏe.
  • 11:39 - 11:44
    và anh ấy…
  • 11:44 - 11:47
    bạn thích tình huống này?...
  • 11:47 - 11:51
    và anh ấy đang ngủ trưa
  • 11:53 - 11:57
    Bạn có thể khẽ đi vào
  • 11:57 - 12:01
    và moi ngũ tạng của anh ra, người đó sẽ chết
  • 12:01 - 12:03
    nhưng bạn có thể cứu được năm người.
  • 12:03 - 12:10
    Bao nhiêu người sẽ làm điều đó? Có ai không?
  • 12:10 - 12:17
    Bao nhiêu? Giơ tay lên nếu bạn muốn làm điều đó.
  • 12:18 - 12:22
    Có ai ở ban công không?
  • 12:22 - 12:24
    Bạn muốn? Cẩn thận đừng nghiêng người quá nhiều
  • 12:26 - 12:29
    Có bao nhiêu sẽ không?
  • 12:29 - 12:30
    Được rồi.
  • 12:30 - 12:34
    Bạn nói gì, nói lớn lên một chút… ở khu vực ban công, bạn … người sẽ
  • 12:34 - 12:36
    moi nội tạng ra, vì sao?
  • 12:36 - 12:39
    Tôi thực sự muốn thử thay thế một chút
  • 12:39 - 12:40
    có thể chỉ lấy nội tạng của một người chết trước
  • 12:40 - 12:44
    trong năm người cần nội tạng
  • 12:44 - 12:50
    rồi dùng bốn nội tạng khỏe mạnh của người đó để cứu bốn người kia
  • 12:50 - 12:55
    Đó là một ý tưởng khá tốt.
  • 12:55 - 12:58
    Đó là một ý tưởng tuyệt vời
  • 12:58 - 13:00
    ngoại trừ thực tế
  • 13:00 - 13:06
    là bạn vừa làm hỏng quan điểm triết học.
  • 13:06 - 13:07
    Hãy quay trở lại
  • 13:07 - 13:10
    những câu chuyện và những lập luận đó
  • 13:10 - 13:13
    để chú ý một vài điều
  • 13:13 - 13:18
    về cách các cuộc tranh luận đã bắt đầu mở ra.
  • 13:18 - 13:19
    Một số
  • 13:19 - 13:20
    nguyên tắc đạo đức
  • 13:20 - 13:23
    đã bắt đầu xuất hiện
  • 13:23 - 13:26
    từ các cuộc thảo luận nãy giờ
  • 13:26 - 13:28
    và hãy xem xét
  • 13:28 - 13:30
    những nguyên tắc đạo đức đó
  • 13:30 - 13:31
    có vẻ
  • 13:31 - 13:36
    nguyên tắc đạo đức xuất hiện đầu tiên từ cuộc thảo luận cho rằng
  • 13:36 - 13:39
    rằng điều đúng nên làm, điều đạo đức nên làm
  • 13:39 - 13:43
    phụ thuộc vào hậu quả sẽ đến
  • 13:43 - 13:45
    từ hành động của bạn,
  • 13:45 - 13:47
    rốt cuộc thì
  • 13:47 - 13:49
    để năm người sống sẽ tốt hơn
  • 13:49 - 13:52
    dù rằng một người phải chết.
  • 13:52 - 13:54
    Đó là một ví dụ
  • 13:54 - 13:56
    về hệ quả luận
  • 13:56 - 13:59
    lý luận đạo đức.
  • 13:59 - 14:04
    lý luận đạo đức theo hệ quả luận phân định đạo đức theo hậu quả của một hành động. Hay
  • 14:04 - 14:07
    nói cách khác sẽ là kết quả
  • 14:07 - 14:09
    của việc bạn làm.
  • 14:09 - 14:13
    Nhưng sau đó chúng ta đã đi xa hơn một chút, chúng ta đã xem xét những trường hợp khác
  • 14:13 - 14:15
    và mọi người không chắc lắm
  • 14:15 - 14:17
    về
  • 14:17 - 14:21
    lập luận đạo đức theo hệ quả luận
  • 14:21 - 14:22
    khi người ta lưỡng lự
  • 14:22 - 14:24
    trong việc đẩy anh béo
  • 14:24 - 14:26
    xuống cầu
  • 14:26 - 14:29
    hoặc để moi nội tạng của những
  • 14:29 - 14:30
    bệnh nhân vô tội …
  • 14:30 - 14:32
    mọi người có biểu hiện hướng tới
  • 14:32 - 14:34
    Những lý do
  • 14:34 - 14:35
    phải làm
  • 14:35 - 14:37
    với chính giá trị thực chất
  • 14:37 - 14:39
    của chính
  • 14:39 - 14:41
    hành động đó
  • 14:41 - 14:43
    Kết quả là điều họ có thể hướng đến.
  • 14:43 - 14:45
    Mọi người đã miễn cưỡng
  • 14:45 - 14:48
    mọi người đã nghĩ điều đó sai…
  • 14:48 - 14:49
    hoàn toàn sai trái
  • 14:49 - 14:50
    khi giết
  • 14:50 - 14:51
    một người …
  • 14:51 - 14:54
    một người vô tội,
  • 14:54 - 14:55
    kể cả vì mục đích
  • 14:55 - 14:56
    để cứu
  • 14:56 - 14:58
    năm người khác, chí ít những người này đã nghĩ như vậy…
  • 14:58 - 15:01
    trong cách lựa chọn thứ hai
  • 15:01 - 15:05
    của mỗi câu chuyện mà chúng ta đã xem xét
  • 15:05 - 15:07
    vì vậy, quan điểm này đưa đến
  • 15:07 - 15:10
    cách tư duy
  • 15:10 - 15:11
    thứ hai
  • 15:11 - 15:13
    về
  • 15:13 - 15:15
    đạo đức
  • 15:15 - 15:16
    tuyệt đối
  • 15:16 - 15:22
    lý luận đạo đức tuyệt đối phân định giá trị đạo đức theo các yêu cầu đạo đức tuyệt đối nhất định nào đó về
  • 15:22 - 15:24
    Các nghĩa vụ và quyền hạn tuyệt đối
  • 15:24 - 15:27
    bất kể hệ quả là gì.
  • 15:27 - 15:29
    Chúng ta sẽ khám phá
  • 15:29 - 15:33
    trong những ngày và tuần tới về sự tương phản giữa
  • 15:33 - 15:37
    Các quan điểm đạo đức tuyệt đối và hệ quả luận.
  • 15:37 - 15:38
    Ví dụ
  • 15:38 - 15:40
    có ảnh hưởng nhất
  • 15:40 - 15:46
    Về lý luận đạo đức theo hệ quả luận là thuyết vị lợi, một học thuyết được đề xướng bởi
  • 15:46 - 15:51
    Jeremy Bentham, triết gia chính trị người Anh thế kỷ 18.
  • 15:51 - 15:54
    Triết gia quan trọng nhất
  • 15:54 - 15:57
    trong lý luận đạo đức tuyệt đối
  • 15:57 - 15:58
    là triết gia
  • 15:58 - 16:03
    người Đức thế kỷ thứ mười tám Emmanuel Kant.
  • 16:03 - 16:04
    Vì vậy, chúng ta sẽ xem xét
  • 16:04 - 16:07
    hai lý luận đạo đức khác nhau này.
  • 16:07 - 16:08
    Đánh giá chúng.
  • 16:08 - 16:11
    Và cũng xem xét những quan điểm khác.
  • 16:11 - 16:16
    Nếu bạn nhìn vào giáo trình, bạn sẽ thấy rằng chúng tá phải đọc nhiều quyển sách hay và nổi tiếng.
  • 16:16 - 16:18
    Sách của Aristotle,
  • 16:18 - 16:20
    của John Locke,
  • 16:20 - 16:22
    của Emanuel Kant, John Stuart Mill,
  • 16:22 - 16:24
    và nhiều tác giả khác.
  • 16:24 - 16:28
    Bạn cũng sẽ nhận thấy từ giáo trình rằng chúng ta không chỉ đọc những cuốn sách này,
  • 16:28 - 16:30
    Chúng ta còn
  • 16:30 - 16:32
    phải xem xét
  • 16:32 - 16:37
    cả các cuộc tranh luận chính trị và pháp lý đương đại mà đã khiến nảy sinh ra những câu hỏi triết học.
  • 16:37 - 16:40
    Chúng ta sẽ tranh luận về bình đẳng và bất bình đẳng,
  • 16:40 - 16:41
    Quy định chống phân biệt đối xử,
  • 16:41 - 16:44
    tự do ngôn luận so với ngôn từ kích động thù địch,
  • 16:44 - 16:47
    hôn nhân đồng giới, nghĩa vụ quân sự,
  • 16:47 - 16:51
    một loạt các câu hỏi thực tế, tại sao?
  • 16:51 - 16:55
    không chỉ làm sinh động những cuốn sách trừu tượng và xa vời này
  • 16:55 - 17:01
    mà còn làm sáng tỏ những bấp bênh về Triết học
  • 17:01 - 17:04
    trong cuộc sống hàng ngày, kể cả đời sống chính trị
  • 17:04 - 17:06
    của chúng ta.
  • 17:06 - 17:08
    Vì thế, chúng ta đọc những cuốn sách đó
  • 17:08 - 17:10
    và chúng ta sẽ tranh luận về
  • 17:10 - 17:15
    những vấn đề này, và chúng ta sẽ xem các vấn đề bổ nghĩa và soi sáng cho nhau như thế nào.
  • 17:15 - 17:18
    Điều này nghe có vẻ đủ hấp dẫn.
  • 17:18 - 17:19
    Nhưng ở đây
  • 17:19 - 17:23
    tôi phải đưa ra một cảnh báo
  • 17:23 - 17:25
    và cảnh báo đó là
  • 17:25 - 17:28
    khi đọc những cuốn sách này
  • 17:28 - 17:32
    theo cách thức như vậy,
  • 17:32 - 17:34
    như một bài tập để hiểu mình,
  • 17:34 - 17:39
    đọc chúng theo cách này có vài rủi ro nhất định.
  • 17:39 - 17:42
    Rủi ro mang tính cá nhân và chính trị,
  • 17:42 - 17:48
    những rủi ro mà mọi sinh viên ngành triết học chính trị đều biết.
  • 17:48 - 17:51
    Những rủi ro này xuất phát từ thực tế
  • 17:51 - 17:53
    rằng triết học
  • 17:53 - 17:54
    dạy chúng ta
  • 17:54 - 17:56
    và phá rối chúng ta
  • 17:56 - 18:01
    bằng cách buộc chúng ta đối diện với những gì chúng ta đã biết.
  • 18:01 - 18:03
    Thật trớ trêu
  • 18:03 - 18:10
    là độ khó của khóa học này nằm ở chỗ nó dạy bạn những gì bạn đã biết.
  • 18:10 - 18:12
    Nó hoạt động bằng cách lấy
  • 18:12 - 18:16
    những gì chúng ta biết trong những ngữ cảnh quen thuộc và không có nghi ngờ gì,
  • 18:16 - 18:20
    và làm cho nó trở nên xa lạ.
  • 18:20 - 18:22
    Đó chính xác là cách các ví dụ
  • 18:22 - 18:23
    đã hoạt động
  • 18:23 - 18:29
    Các giả thuyết mà chúng ta bắt đầu pha trộn giữa sự vui tươi và đúng mực của chúng.
  • 18:29 - 18:34
    đó cũng là cách những cuốn sách triết học hoạt động. Triết học
  • 18:34 - 18:36
    làm chúng ta xa rời
  • 18:36 - 18:38
    khỏi những thứ quen thuộc
  • 18:38 - 18:40
    không phải bằng cách thêm vào các thông tin mới
  • 18:40 - 18:42
    mà bằng cách lôi cuốn
  • 18:42 - 18:44
    và khơi gợi
  • 18:44 - 18:47
    một cách nhìn mới
  • 18:47 - 18:50
    nhưng, ở đây cũng có chút rủi ro,
  • 18:50 - 18:51
    một khi
  • 18:51 - 18:54
    điều quen thuộc trở nên xa lạ,
  • 18:54 - 18:58
    nó sẽ không bao giờ hoàn toàn như trước được nữa.
  • 18:58 - 19:00
    Tự hiểu mình
  • 19:00 - 19:03
    giống như đánh mất đi sự ngây thơ,
  • 19:03 - 19:05
    tuy có xáo trộn,
  • 19:05 - 19:06
    bạn sẽ thấy rằng
  • 19:06 - 19:07
    nó không bao giờ
  • 19:07 - 19:10
    trở nên không suy nghĩ
  • 19:10 - 19:13
    hoặc không biết
  • 19:13 - 19:17
    điều khiến cho sự nghiệp này trở nên khó khăn
  • 19:17 - 19:20
    nhưng cũng hấp dẫn,
  • 19:20 - 19:21
    Là ở chỗ
  • 19:21 - 19:25
    triết học đạo đức và triết lý chính trị là một câu chuyện
  • 19:25 - 19:29
    và bạn không biết nó sẽ dẫn đến đâu nhưng điều bạn biết chắc
  • 19:29 - 19:31
    rằng câu chuyện đó
  • 19:31 - 19:34
    là về bạn.
  • 19:34 - 19:37
    Đó là những rủi ro cá nhân,
  • 19:37 - 19:40
    Bây giờ những rủi ro chính trị.
  • 19:40 - 19:43
    Như một lời giới thiệu, môn học kiểu này
  • 19:43 - 19:45
    Là để khuyến khích bạn rằng,
  • 19:45 - 19:46
    bằng cách đọc những cuốn sách đó
  • 19:46 - 19:48
    và tranh luận về những vấn đề này
  • 19:48 - 19:52
    bạn sẽ trở thành một công dân tốt, có trách nhiệm hơn.
  • 19:52 - 19:56
    Bạn sẽ kiểm tra các tiền giả định của chính sách công, bạn sẽ mài dũa các
  • 19:56 - 19:57
    phán xét chính trị của mình
  • 19:57 - 20:03
    bạn sẽ trở thành một người tham gia hiệu quả hơn vào các vấn đề công cộng
  • 20:03 - 20:07
    nhưng đó sẽ là một triển vọng phiến diện và dễ gây nhầm lẫn.
  • 20:07 - 20:11
    Triết học chính trị đã phần không hoạt động theo cách đó.
  • 20:11 - 20:15
    Bạn phải chấp nhận khả năng
  • 20:15 - 20:19
    rằng triết lý chính trị có thể khiến bạn trở thành một công dân tồi
  • 20:19 - 20:22
    hơn là một công dân tốt
  • 20:22 - 20:24
    hoặc ít nhất là một công dân tồi hơn so với
  • 20:24 - 20:26
    trước khi nó giúp bạn
  • 20:26 - 20:28
    Trở thành một công dân tốt hơn.
  • 20:28 - 20:30
    Và bởi vì triết học
  • 20:30 - 20:33
    là một điều gì đó xa xôi
  • 20:33 - 20:35
    thậm chí là
  • 20:35 - 20:37
    một hoạt động gây suy nhược.
  • 20:37 - 20:38
    Và bạn nhận thấy điều này
  • 20:38 - 20:40
    quay trở lại thời Socrates,
  • 20:40 - 20:42
    có một cuộc đối thoại, những người nhóm Gorgias
  • 20:42 - 20:45
    trong đó có một người là bạn của Socrates
  • 20:45 - 20:46
    Calicles
  • 20:46 - 20:47
    Cố gắng thuyết phục ông ngừng
  • 20:47 - 20:50
    suy nghĩ triết học.
  • 20:50 - 20:54
    calicles nói với Socrates triết học là một món đồ chơi đẹp đẽ
  • 20:54 - 20:58
    nếu người ta thưởng thức nó một cách điều độ vào đúng thời điểm của cuộc đời
  • 20:58 - 21:04
    nhưng nếu ai theo đuổi nó lâu hơn mức cần thiết thì người đó sẽ bị hủy hoại tuyệt đối.
  • 21:04 - 21:07
    Calicles nói hãy nghe lời tôi khuyên
  • 21:07 - 21:08
    đừng suy biện nữa,
  • 21:08 - 21:12
    hãy tìm hiểu sự viên mãn của cuộc sống tích cực,
  • 21:12 - 21:17
    hãy lựa chọn khuôn mẫu, đừng chọn những người dành thời gian cả đời lý sự cho những điều vụn vặt này,
  • 21:17 - 21:20
    Mà hãy chọn những người có sinh kế tốt, có thanh danh
  • 21:20 - 21:22
    và nhiều may mắn khác.
  • 21:22 - 21:27
    Vì thế Calicles thực sự đang nói với Socrates
  • 21:27 - 21:29
    hãy ngừng suy nghĩ triết học đi,
  • 21:29 - 21:31
    Hãy thực tế,
  • 21:31 - 21:35
    đến trường học kinh doanh
  • 21:35 - 21:38
    và Calicles đã có một quan điểm,
  • 21:38 - 21:40
    anh ấy có một điểm rằng
  • 21:40 - 21:42
    bởi vì triết học tách rời chúng ta
  • 21:42 - 21:45
    Khỏi những quy ước thông tường,
  • 21:45 - 21:47
    khỏi những giả định quen thuộc và khỏi những niềm tin định sẵn.
  • 21:47 - 21:49
    Đó là những rủi ro,
  • 21:49 - 21:50
    Mang tính cá nhân và chính trị.
  • 21:50 - 21:54
    Và khi đối mặt với những rủi ro này, có một sự thoái thác mang tính đặc trưng,
  • 21:54 - 21:57
    tên của sự thoái thác này là chủ nghĩa hoài nghi.
  • 21:57 - 21:59
    Nó diễn ra như thế này,
  • 21:59 - 22:04
    chúng ta đã không giải quyết, một lần và mãi mãi,
  • 22:04 - 22:10
    hoặc các tình huống hoặc các nguyên tắc mà chúng ta đã tranh luận khi bắt đầu
  • 22:10 - 22:11
    và nếu cả Aristotle
  • 22:11 - 22:17
    và Locke và Kant và Mill vẫn chưa giải quyết được những câu hỏi như vậy sau ngần ấy năm
  • 22:17 - 22:20
    chúng ta là ai mà nghĩ
  • 22:20 - 22:24
    rằng chúng ta ở đây trong Giảng đường Sanders này, trong khóa học một học kỳ
  • 22:24 - 22:26
    Lại có thể giải quyết được.
  • 22:26 - 22:29
    Và do vậy có thể chỉ là vấn đề
  • 22:29 - 22:34
    mỗi người có những nguyên tắc riêng của mình và chẳng có gì để nói về
  • 22:34 - 22:34
    điều đó nữa,
  • 22:34 - 22:37
    không có cách nào lý luận
  • 22:37 - 22:38
    đó là
  • 22:38 - 22:39
    sự thoái thác. Việc thoái thác mang tên chủ nghĩa hoài nghi.
  • 22:39 - 22:41
    Đối với lý luận này tôi có thể phản hồi
  • 22:41 - 22:43
    như sau:
  • 22:43 - 22:44
    đúng là
  • 22:44 - 22:48
    những câu hỏi này đã được tranh luận trong một thời gian cực kỳ dài,
  • 22:48 - 22:49
    nhưng rõ ràng
  • 22:49 - 22:53
    Chũng đã tái diễn và tồn tại dai dẳng.
  • 22:53 - 22:55
    Có thể gợi ý
  • 22:55 - 22:57
    rằng mặc dù chúng không thể theo một ý nghĩa nào đó nhưng
  • 22:57 - 23:00
    chúng không thể tránh khỏi theo một nghĩa khác
  • 23:00 - 23:02
    và lý do chúng không thể tránh khỏi,
  • 23:02 - 23:06
    lý do chúng không thể tránh được là chúng ta phải trả lời một số
  • 23:06 - 23:10
    câu hỏi này trong cuộc sống hàng ngày.
  • 23:10 - 23:16
    Cho nên, chủ nghĩa hoài nghi, chỉ biết bó tay chịu thua suy ngẫm về đạo đức,
  • 23:16 - 23:18
    không phải là giải pháp.
  • 23:18 - 23:20
    Emanuel Kant
  • 23:20 - 23:24
    Emanuel Kant đã mô tả rất hay vấn đề của chủ nghĩa hoài nghi khi ông viết
  • 23:24 - 23:26
    chủ nghĩa hoài nghi là nơi nghỉ ngơi cho lý trí con người,
  • 23:26 - 23:29
    nơi có thể mang đến các suy ngẫm mơ hồ, có tính giáo điều.
  • 23:29 - 23:33
    nhưng nó không phải là nơi ở để định cư lâu dài.
  • 23:33 - 23:36
    Kant viết "đơn giản bằng lòng với chủ nghĩa hoài nghi,
  • 23:36 - 23:43
    không bao giờ có thể đủ khả năng để vượt qua tính hiếu động của lý trí."
  • 23:43 - 23:47
    Tôi đã cố gắng gợi ý qua những câu chuyện và lập luận này
  • 23:47 - 23:50
    một số ý nghĩa về những rủi ro và cám dỗ
  • 23:50 - 23:56
    về những khía cạnh nguy hiểm và những khả năng mà tôi chỉ kết luận bằng một cách nói đơn giản
  • 23:56 - 23:58
    rằng mục đích của khóa học này l
  • 23:58 - 24:00
    à đánh thức
  • 24:00 - 24:02
    sự hiếu động của lý trí
  • 24:02 - 24:04
    và để xem nó có thể dẫn đến đâu.
  • 24:04 - 24:11
    cảm ơn các bạn rất nhiều.
  • 24:15 - 24:17
    Giống như, trong một tình huống tuyệt vọng,
  • 24:17 - 24:21
    bạn phải làm điều phải làm để sống sót. Bạn có làm việc bạn phải làm không? Bạn có làm không?
  • 24:21 - 24:23
    Bạn sẽ làm gì?
  • 24:23 - 24:24
    khá nhiều.
  • 24:24 - 24:26
    Nếu bạn phải trải qua 19 ngày mà không có thức ăn,
  • 24:26 - 24:33
    ai đó phải hy sinh, ai đó phải bị ăn thịt và những người khác có thể sống sót. Được, vậy tốt đấy, bạn tên gì? Marcus.
  • 24:34 - 24:40
    Marcus, bạn nói gì với Marcus?
  • 24:40 - 24:45
    Lần trước,
  • 24:45 - 24:47
    chúng ta bắt đầu lần trước
  • 24:47 - 24:49
    Bằng một vài câu chuyện
  • 24:49 - 24:51
    với một số tình huống lưỡng nan về đạo đức,
  • 24:51 - 24:53
    về xe điện
  • 24:53 - 24:55
    và về các bác sĩ
  • 24:55 - 24:56
    với bệnh nhân khỏe mạnh
  • 24:56 - 24:58
    dễ tổn thương,
  • 24:58 - 25:01
    có thể trở thành nạn nhân của việc cấy ghép nội tạng
  • 25:01 - 25:04
    Chúng ta biết hai điều.
  • 25:04 - 25:07
    Về các lập luận mà chúng ta có
  • 25:07 - 25:11
    Ai đó có thể làm theo cách chúng ta tranh luận,
  • 25:11 - 25:14
    nó bắt đầu bằng những phán xét của chúng ta trong những trường hợp cụ thể
  • 25:14 - 25:18
    chúng ta đã cố gắng kết nối những lý luận hoặc nguyên tắc
  • 25:18 - 25:23
    nằm sau những phán xét của chúng ta
  • 25:23 - 25:25
    và sau đó đối mặt với một tình huống mới,
  • 25:25 - 25:31
    chúng ta tự thấy mình phải xét lại những nguyên tắc đó
  • 25:31 - 25:34
    sửa lại nó trên tinh thần của những nguyên tắc khác.
  • 25:34 - 25:39
    Và chúng ta thấy áp lực nội tại để cố gắng căn chỉnh sự liên kết
  • 25:39 - 25:42
    Các phán xét của chúng ta trong các tình huống cụ thể
  • 25:42 - 25:44
    và các nguyên tắc mà chúng ta tán thành
  • 25:44 - 25:46
    Trong việc phản ánh,
  • 25:46 - 25:51
    chúng ta cũng ghi nhận điều gì là cốt lõi của những lập luận
  • 25:51 - 25:55
    Xuất hiện từ cuộc thảo luận này.
  • 25:55 - 26:01
    Chúng ta nhận thấy rằng đôi khi chúng ta bị cám dỗ để xác định giá trị đạo đức của một hành động
  • 26:01 - 26:07
    dựa trên hệ quả. Hay nói cách khác là dựa trên kết quả mà hành động đó mang lại.
  • 26:07 - 26:09
    Chúng ta gọi là lý luận đạo đức
  • 26:09 - 26:12
    theo hệ quả luận.
  • 26:12 - 26:13
    Nhưng chúng ta cũng nhận thấy rằng
  • 26:13 - 26:16
    trong một số trường hợp,
  • 26:16 - 26:19
    chúng ta không chỉ bị ảnh hưởng
  • 26:19 - 26:22
    bởi kết quả.
  • 26:22 - 26:23
    Đôi khi,
  • 26:23 - 26:25
    nhiều người trong chúng ta cảm thấy,
  • 26:25 - 26:32
    rằng không chỉ hệ quả mà phẩm chất hoặc đặc tính đặc thù của hành động
  • 26:32 - 26:35
    Có ý nghĩa về mặt đạo đức
  • 26:35 - 26:41
    Một vài người lập luận rằng có một số điều hoàn toàn sai
  • 26:41 - 26:43
    ngay cả khi họ mang lại
  • 26:43 - 26:44
    một kết quả tốt.
  • 26:44 - 26:45
    Ngay cả khi
  • 26:45 - 26:47
    họ cứu được năm người
  • 26:47 - 26:50
    đổi bằng một mạng người.
  • 26:50 - 26:53
    Vì vậy, chúng ta đã đối chiếu lý luận đạo đức
  • 26:53 - 26:55
    theo hệ quả luận
  • 26:55 - 26:58
    với lý luận đạo đức tuyệt đối.
  • 26:58 - 27:00
    Hôm nay
  • 27:00 - 27:01
    và trong vài ngày tới
  • 27:01 - 27:07
    chúng ta sẽ bắt đầu xem xét một trong những phiên bản có ảnh hưởng nhất
  • 27:07 - 27:09
    Trong các phiên bản của
  • 27:09 - 27:11
    lý thuyết đạo đức theo hệ quả luận
  • 27:11 - 27:16
    và đó là Triết học Thuyết vị lợi.
  • 27:16 - 27:17
    Jeremy Bentham,
  • 27:17 - 27:19
    triết gia chính trị người Anh
  • 27:19 - 27:22
    thế kỷ 18
  • 27:22 - 27:23
    Là người đầu tiên
  • 27:23 - 27:27
    diễn đạt rõ ràng một cách có hệ thống
  • 27:27 - 27:29
    các lý luận đạo đức
  • 27:29 - 27:32
    của Thuyết vị lợi
  • 27:32 - 27:36
    Và ý tưởng của Bentham,
  • 27:36 - 27:38
    ý tưởng cơ bản của ông ấy
  • 27:38 - 27:43
    là một ý tưởng cực kỳ đơn giản
  • 27:43 - 27:45
    với rất nhiều
  • 27:45 - 27:46
    sự hấp dẫn trực quan
  • 27:46 - 27:48
    về mặt đạo đức.
  • 27:48 - 27:50
    Ý tưởng của Bentham
  • 27:50 - 27:52
  • 27:52 - 27:54
    Điều đúng nên làm,
  • 27:54 - 27:58
    điều duy nhất cần phải làm
  • 27:58 - 27:59
  • 27:59 - 28:01
    tối đa hóa
  • 28:01 - 28:02
    tính có ích.
  • 28:02 - 28:06
    Với ông, tính có ích nghĩa là gì?
  • 28:06 - 28:11
    Ông hàm ý tính có ích là sự cân bằng
  • 28:11 - 28:14
    của niềm vui so với nỗi đau,
  • 28:14 - 28:17
    hạnh phúc so với đau khổ.
  • 28:17 - 28:18
    Đây là cách chúng ta
  • 28:18 - 28:19
    đạt được nguyên tắc
  • 28:19 - 28:22
    tối đa hóa tính có ích.
  • 28:22 - 28:24
    Ông ấy bắt đầu bằng việc quan sát
  • 28:24 - 28:26
    rằng
  • 28:26 - 28:28
    tất cả nhân loại
  • 28:28 - 28:31
    Đều bị cai trị bởi hai chủ tể tối cao,
  • 28:31 - 28:35
    là đau đớn và khoái lạc.
  • 28:35 - 28:37
    Con người chúng ta
  • 28:37 - 28:42
    thích khoái lạc và ghét đau khổ
  • 28:42 - 28:46
    và do vậy chúng ta nên đặt giá trị đạo đức,
  • 28:46 - 28:49
    dù rằng chúng ta đang nghĩ về những việc mình cần làm trong cuộc đời
  • 28:49 - 28:50
    hay
  • 28:50 - 28:53
    với tư cách là nhà lập pháp hay công dân,
  • 28:53 - 28:57
    chúng ta đang suy nghĩ pháp luật nên như thế nào,
  • 28:57 - 29:02
    điều đúng mà cá nhân hoặc tập thể nên làm
  • 29:02 - 29:06
    là tối đa hóa, hành động theo cách làm tối đa hóa
  • 29:06 - 29:08
    ở mức độ tổng thể
  • 29:08 - 29:12
    của hạnh phúc.
  • 29:12 - 29:15
    Thuyết vị lợi của Bentham đôi khi có thể được tóm tắt bằng khẩu hiệu
  • 29:15 - 29:19
    “Lợi ích lớn nhất cho nhiều người nhất”.
  • 29:19 - 29:20
    Với
  • 29:20 - 29:23
    nguyên tắc cơ bản của tính có lợi trong tay,
  • 29:23 - 29:26
    hãy bắt đầu kiểm tra và kiểm định nó
  • 29:26 - 29:28
    bằng cách chuyển sang một tình huống khác
  • 29:28 - 29:31
    một câu chuyện khác nhưng lần này
  • 29:31 - 29:33
    không phải là một câu chuyện giả định,
  • 29:33 - 29:34
    một câu chuyện có thật
  • 29:34 - 29:35
    Vụ
  • 29:35 - 29:38
    Nữ hoàng kiện Dudley và Stephens.
  • 29:38 - 29:42
    Đây là một vụ kiện nổi tiếng
  • 29:42 - 29:44
    ở Anh vào thế kỷ XIX
  • 29:44 - 29:48
    Và được tranh luận nhiều trong các trường luật.
  • 29:48 - 29:50
    Đây là những gì đã xảy ra trong vụ kiện…
  • 29:50 - 29:52
    tôi sẽ tóm tắt câu chuyện
  • 29:52 - 29:55
    và sau đó tôi muốn nghe
  • 29:55 - 29:58
    bạn sẽ phán quyết ra sao
  • 29:58 - 30:04
    khi tưởng tượng rằng bạn là bồi thẩm đoàn.
  • 30:04 - 30:06
    Một tờ báo thời đó
  • 30:06 - 30:09
    đã mô tả bối cảnh:
  • 30:09 - 30:11
    Một câu chuyện buồn nhất về thảm họa trên biển
  • 30:11 - 30:13
    Chuyện về
  • 30:13 - 30:15
    những người sống sót trên tàu
  • 30:15 - 30:16
    Mignonette.
  • 30:16 - 30:19
    Con tàu bị chìm ở phía Nam Đại Tây Dương
  • 30:19 - 30:22
    Cách mũi đất 130 dặm,
  • 30:22 - 30:24
    có bốn người trong thủy thủ đoàn,
  • 30:24 - 30:26
    Dudley là thuyền trưởng
  • 30:26 - 30:28
    Stephens là thuyền phó thứ nhất,
  • 30:28 - 30:30
    Brooks là một thủy thủ,
  • 30:30 - 30:31
    tất cả đều là
  • 30:31 - 30:32
    những người đàn ông xuất sắc,
  • 30:32 - 30:34
    hoặc chí ít các tờ báo
  • 30:34 - 30:36
    nói thế.
  • 30:36 - 30:39
    Thành viên phi hành đoàn thứ tư là cậu bé làm trong cabin,
  • 30:39 - 30:40
    Richard Parker
  • 30:40 - 30:43
    mười bảy tuổi.
  • 30:43 - 30:45
    Cậu là một đứa trẻ mồ côi
  • 30:45 - 30:47
    không có gia đình
  • 30:47 - 30:51
    và đây là hành trình dài đầu tiên của cậu.
  • 30:51 - 30:54
    Tờ báo nói rằng cậu ấy đã đi
  • 30:54 - 30:57
    mặc kệ lời khuyên không nên từ bạn bè của cậu.
  • 30:57 - 31:00
    Cậu đi trong niềm hy vọng hoài bão của tuổi trẻ,
  • 31:00 - 31:03
    nghĩ rằng cuộc hành trình sẽ biến mình trở thành con người đích thực.
  • 31:03 - 31:05
    Đáng tiếc là không phải như vậy,
  • 31:05 - 31:08
    tình tiết vụ án không cần bàn cãi,
  • 31:08 - 31:09
    một con sóng đánh vào con tàu
  • 31:09 - 31:12
    và Mignonette bị chìm.
  • 31:12 - 31:15
    Bốn thành viên phi hành đoàn đã thoát ra một xuồng cứu sinh
  • 31:15 - 31:16
    thức ăn duy nhất
  • 31:16 - 31:18
    họ có là
  • 31:18 - 31:20
    hai hộp
  • 31:20 - 31:21
    củ cải ướp
  • 31:21 - 31:22
    bảo quản
  • 31:22 - 31:24
    không có nước sạch,
  • 31:24 - 31:27
    trong ba ngày đầu tiên họ không ăn gì cả
  • 31:27 - 31:30
    vào ngày thứ tư, họ khui một hộp củ cải
  • 31:30 - 31:32
    và ăn nó.
  • 31:32 - 31:34
    Ngày hôm sau họ bắt được một con rùa
  • 31:34 - 31:37
    cùng với hộp củ cải khác,
  • 31:37 - 31:39
    con rùa
  • 31:39 - 31:40
    đã giúp họ tồn tại
  • 31:40 - 31:43
    trong vài ngày tiếp theo và sau đó và tám ngày sau nữa
  • 31:43 - 31:44
    họ không có gì cả,
  • 31:44 - 31:47
    không thức ăn, không nước uống.
  • 31:47 - 31:50
    Hãy đặt mình vào tình huống như vậy,
  • 31:50 - 31:53
    bạn sẽ làm gì?
  • 31:53 - 31:55
    Đây là những gì họ đã làm
  • 31:55 - 32:01
    lúc đó, cậu nhóc cabin Parker đang nằm trong góc dưới của xuồng cứu sinh
  • 32:01 - 32:03
    vì cậu bé đã uống nước biển
  • 32:03 - 32:05
    mà không nghe theo lời khuyên của những người khác
  • 32:05 - 32:07
    nên cậu đã bị ốm
  • 32:07 - 32:11
    và cậu dường như suy kiệt,
  • 32:11 - 32:15
    nên vào ngày thứ mười chín Dudley, thuyền trưởng, đề nghị
  • 32:15 - 32:17
    rằng tất cả họ nên
  • 32:17 - 32:19
    rút thăm. Rằng tất cả họ nên
  • 32:19 - 32:20
    rút thăm để xem
  • 32:20 - 32:21
    người nào sẽ chết
  • 32:21 - 32:24
    để cứu những người còn lại.
  • 32:24 - 32:25
    Brooks
  • 32:25 - 32:27
    đã từ chối,
  • 32:27 - 32:29
    ông không thích ý tưởng rút thăm
  • 32:29 - 32:31
    chúng ta không biết liệu điều này
  • 32:31 - 32:36
    là vì ông ta không muốn nắm lấy cơ hội đó hay vì ông tin vào
  • 32:36 - 32:37
    nguyên tắc đạo đức tuyệt đối
  • 32:37 - 32:39
    nhưng dù sao thì
  • 32:39 - 32:42
    việc rút thăm đã không diễn ra.
  • 32:42 - 32:43
    Ngày tiếp theo,
  • 32:43 - 32:45
    vẫn không có con tàu nào xuất hiện cả,
  • 32:45 - 32:48
    nên Dudley bảo Brooks quay đi chỗ khác.
  • 32:48 - 32:51
    và ra hiệu cho Stephens
  • 32:51 - 32:54
    rằng tốt hơn cậu bé Parker nên bị giết.
  • 32:54 - 32:56
    Dudley cầu nguyện,
  • 32:56 - 32:58
    và nói với cậu bé rằng đã đến lúc
  • 32:58 - 33:01
    và đã giết cậu bé bằng một con dao bút
  • 33:01 - 33:04
    đâm vào động mạch cổ cậu bé.
  • 33:04 - 33:10
    Brooks đổi quan điểm phản đối đầy đạo đức của mình để được chia một phần kinh khủng.
  • 33:10 - 33:11
    Trong bốn ngày,
  • 33:11 - 33:15
    ba người họ ăn thịt và uống máu của cậu bé cabin.
  • 33:15 - 33:17
    Một câu chuyện có thật.
  • 33:17 - 33:19
    Và rồi họ được giải cứu.
  • 33:19 - 33:23
    Dudley mô tả cuộc giải cứu của họ
  • 33:23 - 33:25
    trong nhật ký của mình
  • 33:25 - 33:28
    với uyển ngữ đáng kinh ngạc, xin trích dẫn:
  • 33:28 - 33:30
    "vào ngày thứ 24,
  • 33:30 - 33:35
    khi chúng tôi đang dùng bữa sáng
  • 33:35 - 33:39
    một con tàu cuối cùng đã xuất hiện."
  • 33:39 - 33:44
    Ba người sống sót đã được một con tàu của Đức vớt. Họ được đưa trở lại Falmouth ở Anh
  • 33:44 - 33:47
    Tại đây họ bị bắt và xét xử.
  • 33:47 - 33:48
    Brooks
  • 33:48 - 33:50
    trở thành nhân chứng phía nhà nước
  • 33:50 - 33:54
    Dudley và Stephens hầu tòa. Họ không tranh cãi về những sự thật mà
  • 33:54 - 33:55
    họ tuyên bố rằng
  • 33:55 - 33:58
    họ đã hành động trong tình thế bắt buộc,
  • 33:58 - 33:59
    đó là lời biện hộ của họ,
  • 33:59 - 34:01
    họ lập luận rằng
  • 34:01 - 34:03
    Sẽ tốt hơn nếu một người chết
  • 34:03 - 34:06
    để cứu sống ba người
  • 34:06 - 34:09
    công tố viên
  • 34:09 - 34:11
    không chấp nhận lập luận đó.
  • 34:11 - 34:13
    Ông cho rằng giết người là giết người
  • 34:13 - 34:16
    và thế là vụ án được đưa ra xét xử. Bây giờ hãy tưởng tượng bạn là thẩm phán
  • 34:16 - 34:19
    và để đơn giản hóa nội dung thảo luận
  • 34:19 - 34:22
    Hãy bỏ qua các câu hỏi pháp lý sang một bên,
  • 34:22 - 34:23
    và giả định rằng bạn,
  • 34:23 - 34:26
    với tư cách là bồi thẩm đoàn
  • 34:26 - 34:28
    chịu trách nhiệm quyết định
  • 34:28 - 34:31
    xem những gì họ đã làm, về mặt đạo đức
  • 34:31 - 34:34
    được phép hay không.
  • 34:34 - 34:37
    Bao nhiêu bạn
  • 34:37 - 34:40
    sẽ bỏ phiếu
  • 34:40 - 34:47
    vô tội, rằng hành động của họ có thể chấp nhận về mặt đạo đức?
  • 34:50 - 34:52
    Và bao nhiêu bạn sẽ bỏ phiếu có tội,
  • 34:52 - 34:55
    rằng hành động của họ là sai trái về mặt đạo đức?
  • 34:55 - 34:58
    Một đa số vượt trội.
  • 34:58 - 35:04
    Bây giờ hãy xem lý do của mọi người là gì, và hãy để tôi bắt đầu với nhóm thiểu số.
  • 35:04 - 35:08
    Trước tiên chúng ta hãy nghe từ phía bào chữa
  • 35:08 - 35:10
    của Dudley và Stephens.
  • 35:10 - 35:14
    Tại sao bạn lại miễn tội cho họ về mặt đạo đức?
  • 35:14 - 35:18
    Lý do của bạn là gì?
  • 35:18 - 35:21
    Tôi nghĩ đó là điều đáng trách về mặt đạo đức
  • 35:21 - 35:24
    nhưng tôi nghĩ rằng nên có sự phân biệt giữa những gì đáng trách về mặt đạo đức
  • 35:24 - 35:27
    Và việc buộc ai đó phải chịu trách nhiệm pháp lý
  • 35:27 - 35:31
    hay nói cách khác, sẽ rất tối tăm nếu thẩm phán cho rằng điều luôn có giá trị đạo đức không nhất thiết
  • 35:31 - 35:35
    trái pháp luật. Và trong khi tôi không nghĩ rằng điều đó là cần thiết
  • 35:35 - 35:36
    có thể biện hộ
  • 35:36 - 35:39
    trộm cắp, giết người hay bất kỳ hành động phạm pháp nào khác,
  • 35:39 - 35:44
    ở một thời điểm nào đó, mức độ đồng ý của bạn về tính cấp thiết
  • 35:44 - 35:46
    Có thể miễn tội cho bạn.
  • 35:46 - 35:51
    Được rồi, tốt. Có ý kiến bào chữa khác không? Những lời bào chữa khác?
  • 35:51 - 35:53
    Bào chữa về mặt đạo đức cho
  • 35:53 - 35:57
    những gì họ đã làm?
  • 35:57 - 35:58
    vâng, cảm ơn bạn,
  • 35:58 - 35:59
    [*]
  • 35:59 - 36:00
    tôi chỉ cảm thấy,
  • 36:00 - 36:03
    trong một tình huống tuyệt vọng như thế thì bạn phải làm những gì bạn phải làm để tồn tại.
  • 36:03 - 36:05
    Bạn phải làm những gì bạn phải làm,
  • 36:05 - 36:07
    vâng, mình phải làm những gì mình phải làm, quá nhiều.
  • 36:07 - 36:08
    Nếu bạn
  • 36:08 - 36:10
    đã trải qua mười chín ngày không có thức ăn
  • 36:10 - 36:15
    bạn biết ai đó cần hy sinh phải hy sinh và mọi người có thể sống sót
  • 36:15 - 36:16
    và hơn thế nữa, từ đó
  • 36:16 - 36:21
    giả sử họ sống sót và sau đó họ trở thành những thành viên hữu ích của xã hội, họ trở về nhà và sau đó và rất có thể tạo ra
  • 36:21 - 36:26
    hàng triệu tổ chức thiện nguyện, và nhiều thứ đại khai thế. Ý tôi là, cuối cùng họ mang lại lợi ích cho mọi người. T
  • 36:26 - 36:29
    ôi không rõ sau này họ sẽ làm gì sau đó, ý tôi là họ có thể có
  • 36:29 - 36:30
    tiếp tục và giết nhiều người hơn
  • 36:30 - 36:33
    nhưng sao cũng được.
  • 36:33 - 36:36
    gì cơ?
  • 36:36 - 36:39
    Điều gì sẽ xảy ra nếu họ về nhà trở thành sát thủ?
  • 36:39 - 36:43
    Bạn hẵn muốn biết họ sẽ ám sát ai.
  • 36:43 - 36:46
    Rất đúng, thật là công bằng.
  • 36:46 - 36:50
    Tôi muốn biết họ đã ám sát ai.
  • 36:50 - 36:51
    Được rồi, tốt, bạn tên gì? Marcus.
  • 36:51 - 36:52
    Chúng ta đã nghe thấy lời biện hộ,
  • 36:52 - 36:54
    hai ý kiến để biện hộ,
  • 36:54 - 36:56
    bây giờ chúng ta cần nghe
  • 36:56 - 36:57
    từ phía công tố.
  • 36:57 - 36:59
    Đa số mọi người nghĩ
  • 36:59 - 37:05
    hành động của họ là sai, tại sao?
  • 37:05 - 37:10
    Một trong những điều đầu tiên tôi nghĩ là, họ không có gì để ăn trong một thời gian dài,
  • 37:10 - 37:11
    có lẽ
  • 37:11 - 37:12
    sau đó
  • 37:12 - 37:15
    họ bị ảnh hưởng về mặt tinh thần
  • 37:15 - 37:16
    có thể ý này dùng được để bào chữa,
  • 37:16 - 37:21
    một lý luận khả dĩ,
  • 37:21 - 37:24
    rằng họ không ở trong trạng thái tỉnh táo, họ đã đưa ra quyết định
  • 37:24 - 37:29
    mà nếu lúc khác họ sẽ không làm thế, và nếu đó là một lập luận hấp dẫn
  • 37:29 - 37:34
    rằng bạn ở trong một trạng thái tâm lý không ổn định để làm những việc như vậy thì có nghĩa rằng
  • 37:34 - 37:36
    Mọi người thấy lập luận này thuyết phục.
  • 37:36 - 37:40
    Bạn có nghĩ rằng họ hành động vô đạo đức. Nhưng tôi muốn biết điều bạn nghĩ bạn bào chữa
  • 37:40 - 37:41
    bạn lựa chọn có tội mà? vâng nhưng tôi không nghĩ họ đã hành động một cách có đạo đức,
  • 37:46 - 37:49
    cách đáng trân trọng. Và tại sao không? Bạn nói gì, Kia là Marcus,
  • 37:49 - 37:51
    anh ấy vừa bào chữa cho họ,
  • 37:51 - 37:53
    anh ấy nói,
  • 37:53 - 37:54
    bạn đã nghe những gì anh ấy nói rồi chứ?
  • 37:54 - 37:55
    Vâng tôi có nghe
  • 37:55 - 37:57
    vâng
  • 37:57 - 38:00
    rằng bạn phải làm điều buộc phải làm trong tình huống như vậy.
  • 38:00 - 38:05
    Bạn sẽ nói gì với Marcus?
  • 38:05 - 38:06
    Họ đã không,
  • 38:06 - 38:13
    rằng trong bất kỳ tình huống nào cũng không thể cho phép loài người sử dụng
  • 38:14 - 38:18
    ý tưởng tước đoạt số phận hoặc sinh mệnh của người khác vào tay của mình. Chúng ta không có
  • 38:18 - 38:19
    quyền làm điều đó.
  • 38:19 - 38:21
    Tốt, được rồi, c
  • 38:21 - 38:24
    ảm ơn bạn, và bạn tên gì?
  • 38:24 - 38:25
    Britt? Được rồi.
  • 38:25 - 38:26
    Bạn khác?
  • 38:26 - 38:28
    Bạn sẽ nói gì? Đứng lên nào…
  • 38:28 - 38:35
    tôi tự hỏi liệu Dudley và Stephens có hỏi ý kiến Richard Parker xem cậu ta có đồng ý chết không? Bạn biết đấy,
  • 38:35 - 38:38
    nếu thật vậy,
  • 38:38 - 38:41
    có thể bào chữa cho họ
  • 38:41 - 38:45
    Khỏi hành vi giết người, và nếu thế thì vẫn bào chữa được về mặt đạo đức?
  • 38:45 - 38:52
    Nghe hay đấy, đợi một chút. Đồng ý? Đợi một chút, bạn tên gì? Kathleen.
  • 38:52 - 38:56
    Nếu giả sử tình huống như Kathleen nói thì sẽ như thế nào?
  • 38:56 - 38:57
    khi trong câu chuyện
  • 38:57 - 39:00
    Dudley ở đó, tay cầm con dao bút
  • 39:00 - 39:03
    nhưng thay vì cầu nguyện
  • 39:03 - 39:05
    hoặc trước khi cầu nguyện,
  • 39:05 - 39:08
    anh ấy nói, “Parker,
  • 39:08 - 39:12
    bạn có phiền không,
  • 39:12 - 39:14
    chúng tôi sắp chết đói rồi
  • 39:14 - 39:18
    vì Marcus đồng cảm với việc
  • 39:18 - 39:20
    chúng ta sắp chết đói
  • 39:20 - 39:22
    dù sao thì cậu cũng sẽ không sống được lâu nữa,
  • 39:22 - 39:23
    cậu có thể làm một nghĩa sĩ,
  • 39:23 - 39:26
    bạn sẽ làm một nghĩa sĩ chứ?"
  • 39:26 - 39:29
    Được không Parker? "
  • 39:29 - 39:33
    Rồi sau đó, sau đó
  • 39:33 - 39:38
    sau đó bạn nghĩ sao, điều đó có chấp nhận được về mặt đạo đức không? Giả sử
  • 39:38 - 39:38
    Parker
  • 39:38 - 39:40
    trong trạng thái nửa mê nửa tỉnh
  • 39:40 - 39:42
    nói đồng ý?
  • 39:42 - 39:48
    Tôi không nghĩ điều đó có thể bào chữa được về mặt đạo đức, nhưng tôi băn khoăn. Kể cả khi đó, khi đó có được không? Không
  • 39:48 - 39:51
    Bạn không nghĩ rằng kể cả khi có sự đồng ý,
  • 39:51 - 39:52
    hành động này có thể bào chữa về mặt đạo đức.
  • 39:52 - 39:55
    Có ai khác nghĩ thế?
  • 39:55 - 39:56
    ai muốn tiếp tục ý tưởng đồng ý của Kathleen
  • 39:56 - 39:57
    ý tưởng dống ý
  • 39:57 - 40:02
    và ai nghĩ rằng nó sẽ trở nên có thể bào chữa về mặt đạo đức? Hãy giơ tay nếu có
  • 40:02 - 40:06
    nếu bạn nghĩ rằng có thể
  • 40:06 - 40:08
    Thật thú vị
  • 40:08 - 40:09
    Tại sao sự đồng ý
  • 40:09 - 40:16
    sẽ tạo ra một sự khác biệt về mặt đạo đức? Tại sao vậy?
  • 40:16 - 40:19
    Ahm, tôi chỉ nghĩ rằng nếu cậu ấy tự đưa ra ý tưởng ban đầu của mình
  • 40:19 - 40:21
    và đó là ý tưởng do chính cậu ấy ấy khởi xướng
  • 40:21 - 40:24
    thì đó sẽ là tình huống duy nhất mà
  • 40:24 - 40:26
    tôi thấy nó phù hợp vì theo cách đó bạn không thể đưa ra lập luận rằng
  • 40:28 - 40:31
    anh ấy đã bị áp lực bởi tỷ lệ 3 chọi 1
  • 40:31 - 40:33
    hoặc bất kỳ tỷ lệ nào đi nữa,
  • 40:33 - 40:34
    và tôi nghĩ rằng
  • 40:34 - 40:38
    nếu cậu ấy đang đưa ra quyết định hy sinh mạng sống của mình thì cậu ấy đã đảm nhận vai trò
  • 40:38 - 40:43
    tự hy sinh bản thân, điều mà một số người nghĩ là đáng ngưỡng mộ và những người khác
  • 40:43 - 40:45
    có thể không đồng ý với quyết định này.
  • 40:45 - 40:49
    Do đó, nếu cậu ấy nảy ra ý tưởng như thế này
  • 40:49 - 40:53
    Rằng kiểu đồng ý duy nhất mà chúng ta tin tưởng
  • 40:53 - 40:55
    về mặt đạo đức, thì điều đó là ổn
  • 40:55 - 40:57
    nếu không, thì
  • 40:57 - 41:00
    đó là một loại đồng ý có tính ép buộc
  • 41:00 - 41:01
    theo tình thế
  • 41:01 - 41:05
    bạn nghĩ thế.
  • 41:05 - 41:07
    Có ai nghĩ
  • 41:07 - 41:11
    rằng kể cả khi Parker đồng ý
  • 41:11 - 41:13
    cũng sẽ không bào chữa được
  • 41:13 - 41:15
    Cho việc giết cậu ta?
  • 41:15 - 41:18
    Có ai nghĩ vậy?
  • 41:18 - 41:20
    Vâng, cho chúng tôi biết tại sao, xin mời đứng lên
  • 41:20 - 41:21
    Tôi nghĩ rằng Parker
  • 41:21 - 41:22
    sẽ bị giết
  • 41:22 - 41:27
    với hy vọng rằng những thành viên thủy thủ đoàn còn lại sẽ được cứu, vậy thì
  • 41:27 - 41:29
    không có một lý do chắc chắn để giết cậu ấy,
  • 41:29 - 41:31
    bởi vì bạn không biết
  • 41:31 - 41:36
    khi nào họ sẽ được cứu, do đó, nếu bạn giết cậu ta thì bạn đang giết người một cách vô ích
  • 41:36 - 41:38
    bạn có tiếp tục giết một thủy thủ đoàn khác cho đến khi bạn được cứu hoặc cho đến khi bạn không còn ai để giết nữa?
  • 41:38 - 41:40
    Vì cuối cùng ai đó cũng sẽ chết?
  • 41:40 - 41:44
    Vâng, logic đạo đức của tình huống này có vẻ là như vậy.
  • 41:44 - 41:46
    Rằng họ sẽ
  • 41:46 - 41:50
    tiếp tục chọn ra những người yếu nhất, từng người một,
  • 41:50 - 41:52
    cho đến khi họ được cứu
  • 41:52 - 41:58
    và trong trường hợp này, thật may mắn là cả ba người vẫn còn sống.
  • 41:58 - 41:59
    Giời thì
  • 41:59 - 42:01
    nếu Parker đồng ý
  • 42:01 - 42:04
    thì bạn nghĩ điều này có ổn không?
  • 42:04 - 42:06
    Không, nó vẫn không đúng.
  • 42:06 - 42:08
    Hãy cho chúng tôi biết tại sao không ổn.
  • 42:08 - 42:10
    Trước hết, ăn thịt đồng loại, tôi tin rằng
  • 42:10 - 42:13
    là hoàn toàn vô đạo đức.
  • 42:13 - 42:15
    Nên dù sao bạn cũng không nên ăn thịt đồng loại.
  • 42:15 - 42:17
    Vậy nên
  • 42:17 - 42:19
    ăn thịt đồng loại là hành vi hoàn toàn bị phản đối về mặt đạo đức.
  • 42:19 - 42:22
    Khi đó, dù trong tình huống
  • 42:22 - 42:25
    là đợi cho đến khi ai đó chết
  • 42:25 - 42:27
    nó vẫn sẽ bị phản đối.
  • 42:27 - 42:28
    Vâng, với cá nhân tôi,
  • 42:28 - 42:30
    tôi cảm thấy rằng
  • 42:30 - 42:31
    tất cả phụ thuộc vào
  • 42:31 - 42:35
    đạo đức cá nhân của mỗi người, giống như chúng ta không thể chỉ - đây chỉ là ý kiến cá nhân của tôi
  • 42:35 - 42:39
    Dĩ nhiên những người khác có thể không đồng ý.
  • 42:39 - 42:41
    Nào, hãy cùng xem, hãy nghe những bất đồng là gì
  • 42:41 - 42:43
    và sau đó chúng ta sẽ xem
  • 42:43 - 42:44
    liệu họ có lý do nào
  • 42:44 - 42:46
    có thể thuyết phục bạn hay không.
  • 42:46 - 42:48
    Hãy thử nào
  • 42:48 - 42:50
    Nào
  • 42:50 - 42:53
    Bây giờ, có ai có thể giải thích không?
  • 42:53 - 42:58
    có ai không? những bạn bị thuyết phục bởi sự đồng ý [của Parker]
  • 42:58 - 43:00
    Các bạn có thể giải thích
  • 43:00 - 43:02
    tại sao sự đồng ý đó lại
  • 43:02 - 43:03
    tạo ra sự khác biệt về mặt đạo đức không?
  • 43:03 - 43:06
    còn về ý tưởng rút thăm,
  • 43:06 - 43:09
    có được coi là sự đồng ý không. Hãy nhớ rằng, lúc đầu
  • 43:09 - 43:11
    Dudley đề xuất rút thăm,
  • 43:11 - 43:14
    giả sử họ đã đồng ý
  • 43:14 - 43:16
    với việc rút thăm
  • 43:16 - 43:17
    thì
  • 43:17 - 43:21
    có bao nhiêu người sẽ cho rằng
  • 43:21 - 43:24
    như vậy là ổn? giải sử có việc rút thăm,
  • 43:24 - 43:25
    cậu bé cabin bị thua,
  • 43:25 - 43:32
    và phần còn lại của câu chuyện mở ra. Có bao nhiêu người sẽ nói rằng nó được chấp nhận về mặt đạo đức?
  • 43:33 - 43:37
    Như vậy, số người đang gia tăng lên nếu chúng ta có thêm việc rút thăm, hãy nghe ý kiến từ một trong số những bạn
  • 43:37 - 43:42
    cho rằng rút thăm sẽ tạo ra sự khác biệt về mặt đạo đức
  • 43:42 - 43:43
    tại sao vậy?
  • 43:43 - 43:45
    Tôi nghĩ rằng yếu tố phần
  • 43:45 - 43:46
    quan trọng nhất,
  • 43:46 - 43:48
    theo ý kiến của tôi, để coi đó là một tội phạm là
  • 43:48 - 43:54
    ý tưởng rằng tại một thời điểm nào đó, họ đã quyết định rằng mạng sống của họ là quan trọng hơn mạng sống của cậu bé, và rằng
  • 43:54 - 43:57
    Tôi nghĩ đó là cơ sở căn bản cho bất kỳ tội phạm nào
  • 43:57 - 43:58
    đúng không? Nó giống như
  • 43:58 - 44:02
    nhu cầu của tôi, mong muốn của tôi quan trọng hơn của bạn, và của tôi phải được ưu tiên
  • 44:02 - 44:05
    và nếu họ đã thực hiện rút thăm thì mọi người đều đồng ý
  • 44:05 - 44:06
    rằng ai đó phải chết.
  • 44:06 - 44:09
    Và điều này như tất cả họ đều hy sinh bản thân mình,
  • 44:09 - 44:11
    để cứu những người còn lại,
  • 44:11 - 44:13
    Như vậy có đúng không?
  • 44:13 - 44:16
    Hơi kỳ cục nhưng,
  • 44:16 - 44:19
    Nhưng có thể chấp nhận được về mặt đạo đức? Được rồi.
  • 44:19 - 44:23
    bạn tên gì? Matt.
  • 44:23 - 44:26
    như vậy, Matt, đối với bạn,
  • 44:26 - 44:27
    điều làm bạn trăn trở không phải là
  • 44:27 - 44:31
    hành vi ăn thịt đồng loại, mà là sự thiếu một cách thực hiện phù hợp.
  • 44:31 - 44:35
    Giáo sư có thể nghĩ vậy.
  • 44:35 - 44:38
    Được rồi, có ai đồng ý với Matt không?
  • 44:38 - 44:40
    nói thêm một chút
  • 44:40 - 44:41
    về lý do tại sao
  • 44:41 - 44:44
    một cuộc rút thăm
  • 44:44 - 44:47
    theo quan điểm của bạn, sẽ làm cho nó
  • 44:47 - 44:51
    trở nên chấp nhận được về mặt đạo đức
  • 44:51 - 44:56
    Theo cách hiểu ban đầu của tôi về tổng thể thì cậu bé cabin chưa bao giờ
  • 44:56 - 44:56
    được hỏi ý kiến
  • 44:56 - 45:00
    về việc liệu có điều gì đó sắp xảy ra với cậu ấy hay không, kể cả với ý tưởng về
  • 45:00 - 45:01
    cuộc rút thăm ban đầu,
  • 45:01 - 45:04
    liệu cậu ấy có tham gia hay không thì đã có sẵn quyết định
  • 45:04 - 45:08
    rằng anh ta là người sẽ chết. Vâng, đó là những gì đã xảy ra trong trường hợp thực tế
  • 45:08 - 45:12
    nhưng nếu có rút thăm và tất cả họ đều đồng ý với phương pháp này
  • 45:12 - 45:14
    bạn nghĩ có ổn không?
  • 45:14 - 45:16
    Đúng, bởi vì mọi người đều biết rằng họ có thể chết
  • 45:16 - 45:17
    trong khi
  • 45:17 - 45:19
    bạn biết cậu bé cabin không biết điều đó,
  • 45:19 - 45:21
    cuộc thảo luận đó đã diễn ra.
  • 45:21 - 45:22
    Chẳng có gì
  • 45:22 - 45:24
    cảnh báo trước
  • 45:24 - 45:29
    Cho cậu bé biết rằng, “này, tôi có thể sẽ chết”. Được rồi, bây giờ giả sử mọi người đều đồng ý
  • 45:29 - 45:35
    đối với việc rút thăm, họ tiến hành rút thăm, cậu bé cabin mất cơ hội thay đổi ý kiến.
  • 45:35 - 45:41
    Bạn đã quyết định rồi, nó giống như một hợp đồng miệng, bạn không thể rút lại điều đó. Bạn đã quyết định, quyết định đã được thực hiện
  • 45:41 - 45:45
    Rằng, nếu bạn biết bạn sẽ chết vì lý do để những người khác sống,
  • 45:45 - 45:46
    bạn sẽ, bạn biết đấy
  • 45:46 - 45:48
    nếu người khác chết,
  • 45:48 - 45:52
    bạn biết rằng bạn sẽ ăn thịt họ, vậy thì
  • 45:52 - 45:57
    Đúng, nhưng sau đó cậu ấy có thể nói tôi biết, nhưng tôi đã thua.
  • 45:57 - 46:02
    Tôi chỉ nghĩ rằng toàn bộ vấn đề đạo đức là không có việc hỏi ý kiến cậu bé cabin
  • 46:02 - 46:04
    điều khiến mọi thứ trở nên kinh khủng
  • 46:04 - 46:09
    là cậu ta thậm chí chẳng biết chuyện gì sẽ xảy ra, rằng nếu cậu ta biết chuyện gì sẽ xảy ra
  • 46:09 - 46:11
    thì sẽ
  • 46:11 - 46:13
    dễ hiểu hơn một chút.
  • 46:13 - 46:15
    Được rồi, tốt, bây giờ tôi muốn nghe
  • 46:15 - 46:17
    ai đó nghĩ rằng
  • 46:17 - 46:19
    Sẽ là chấp nhận được về mặt đạo đức.
  • 46:19 - 46:24
    Nhưng chỉ khoảng 20 phần trăm,
  • 46:24 - 46:27
    dẫn đầu bởi Marcus,
  • 46:27 - 46:28
    sau đó một số người nói rằng
  • 46:28 - 46:30
    vấn đề thực sự ở đây
  • 46:30 - 46:33
    là sự thiếu đồng ý.
  • 46:33 - 46:37
    Cho dù thiếu đồng ý đối với việc rút thăm hay một quy trình công bằng
  • 46:37 - 46:39
    hoặc
  • 46:39 - 46:40
    ý tưởng của Kathleen,
  • 46:40 - 46:41
    thiếu sự đồng ý
  • 46:41 - 46:43
    vào thời điểm
  • 46:43 - 46:45
    cái chết cận kề.
  • 46:45 - 46:48
    Và nếu chúng ta đưa thêm vào sự đồng ý
  • 46:48 - 46:49
    thì
  • 46:49 - 46:52
    nhiều người sẵn sàng cho rằng
  • 46:52 - 46:55
    sự hy sinh là có thể bào chữa được về mặt đạo đức.
  • 46:55 - 46:57
    Cuối cùng, bây giờ tôi muốn nghe
  • 46:57 - 46:59
    từ những người trong số các bạn,
  • 46:59 - 47:00
    những người nghĩ rằng ngay cả khi có sự đồng ý
  • 47:00 - 47:02
    ngay cả với việc rút thăm,
  • 47:02 - 47:03
    thậm chí
  • 47:03 - 47:05
    ngay cả
  • 47:05 - 47:07
    cả với lời chấp thuận thầm thì của Parker
  • 47:07 - 47:08
    vào
  • 47:08 - 47:09
    những giây phút cuối cùng,
  • 47:09 - 47:11
    thì nó vẫn
  • 47:11 - 47:13
    là sai trái?
  • 47:13 - 47:14
    và tại sao nó vẫn sai?
  • 47:14 - 47:17
    đó là điều tôi muốn nghe.
  • 47:17 - 47:19
    Vâng, toàn bộ thời gian
  • 47:19 - 47:23
    Tôi đã hướng về lý luận đạo đức tuyệt đối
  • 47:23 - 47:26
    và tôi nghĩ rằng
  • 47:26 - 47:30
    có khả năng tôi sẽ cảm thấy ổn với ý tưởng về rút thăm và sau đó người thua
  • 47:30 - 47:31
    sẽ cầm dao
  • 47:31 - 47:33
    Để tự sát.
  • 47:33 - 47:34
    [*]
  • 47:34 - 47:37
    Vậy thì sẽ không có hành vi giết người, nhưng tôi vẫn nghĩ rằng
  • 47:37 - 47:42
    Kể cả theo cách đó thì nó vẫn có tính ép buộc và tôi cũng không nghĩ rằng có bất kỳ sự hối hận nào như trong
  • 47:42 - 47:43
    nhật ký của Dudley
  • 47:43 - 47:45
    chúng ta đang dùng bữa sáng,
  • 47:45 - 47:48
    cứ như thể là, ồ,
  • 47:48 - 47:51
    bạn biết đấy, toàn bộ ý tưởng coi thường mạng sống của người khác
  • 47:51 - 47:54
    điều đó khiến tôi
  • 47:54 - 47:58
    cảm thấy giống như mình phải có lập trường đạo đức tuyệt đối. Bạn muốn ném cuốn sách vào anh ta.
  • 47:58 - 48:02
    khi anh ta không hối hận hoặc cảm thấy mình đã làm điều gì đó sai trái. Đúng thế.
  • 48:02 - 48:07
    Được rồi, tốt, có ý kiến nào khác nữa không?
  • 48:07 - 48:09
    những người biện hộ
  • 48:09 - 48:13
    người cho rằng điều đó là tuyệt đối sai lầm, cho dù có hoặc không có sự đồng ý? Vâng, Mời đứng dậy. Tại sao vậy?
  • 48:13 - 48:17
    Tôi chưa bao giờ hoài nghi về cách mà xã hội của chúng hình thành, giết người là giết người.
  • 48:17 - 48:22
    Giết người là giết người và nó đúng trong bất kỳ góc nhìn xã hội nào
  • 48:22 - 48:25
    và tôi nghĩ không có gì khác biệt trong bất kể trường hợp nào. Tốt, bây giờ hãy để tôi hỏi bạn một câu,
  • 48:25 - 48:27
    có ba mạng người đang lâm nguy
  • 48:27 - 48:30
    so với một mạng.
  • 48:30 - 48:33
    Cái cậu bé... cậu bé cabin ấy, không có gia đình
  • 48:33 - 48:35
    không có người phụ thuộc,
  • 48:35 - 48:39
    ba người kia có gia đình ở Anh, họ có người phụ thuộc
  • 48:39 - 48:41
    họ đã có vợ con.
  • 48:41 - 48:43
    Quay lại với Bentham,
  • 48:43 - 48:45
    Bentham nói rằng chúng ta phải xem xét
  • 48:45 - 48:48
    phúc lợi, tính có ích và hạnh phúc
  • 48:48 - 48:51
    của tất cả mọi người. Chúng ta phải xét toàn thể
  • 48:51 - 48:55
    vì vậy nó không chỉ là ba chọi một,
  • 48:55 - 48:59
    mà còn phải tính cả những người trên đất liền
  • 48:59 - 49:01
    trên thực tế, tờ báo Luân Đôn thời kỳ đó
  • 49:01 - 49:04
    và dư luận đã đồng cảm với họ
  • 49:04 - 49:05
    Dudley và Stephens
  • 49:05 - 49:08
    trên báo đã nói nếu họ không bị
  • 49:08 - 49:08
    tác động bởi
  • 49:08 - 49:10
    cảm xúc
  • 49:10 - 49:13
    và sự quan tâm đến những người thân yêu ở nhà, những người họ phải nuôi dưỡng, chắc chắn họ sẽ
  • 49:13 - 49:16
    không làm điều này. Vâng, và điều này đâu có gì khác với những người
  • 49:16 - 49:17
    ở một nơi nào đó
  • 49:17 - 49:21
    cũng cố gắng với cùng mong muốn để nuôi sống gia đình. Tôi không nghĩ có khác biệt. Tôi nghĩ trong mọi trường hợp
  • 49:21 - 49:25
    nếu tôi giết bạn để nâng cao vị thế của mình, thì đó là tội giết người và tôi nghĩ rằng chúng ta nên xem xét tất cả
  • 49:25 - 49:28
    những điều đó dưới cùng một phương diện. Thay vì hình sự hóa một vài
  • 49:28 - 49:30
    hành động
  • 49:30 - 49:34
    và khiến vài điểu trở nên bạo lực và man rợ hơn
  • 49:34 - 49:37
    Khi trong cùng tình huống đó, tất cả đều có cùng một hành động và lý trí
  • 49:37 - 49:40
    dẫn đến vụ giết người, một điều cần thiết để nuôi sống gia đình họ.
  • 49:40 - 49:43
    Giả sử không phải là 3, giả sử là 30,
  • 49:43 - 49:45
    300,
  • 49:45 - 49:47
    một mạng sống để cứu 300 mạng sống khác
  • 49:47 - 49:48
    hoặc gấp nhiều lần hơn nữa,
  • 49:48 - 49:50
    3000
  • 49:50 - 49:51
    hoặc giả sử số đặt cược thậm chí còn lớn hơn.
  • 49:51 - 49:53
    Giả sử số đặt cược thậm chí còn lớn hơn
  • 49:53 - 49:55
    Tôi nghĩ rằng nó vẫn thế.
  • 49:55 - 49:58
    Bạn có nghĩ Bentham đã sai khi nói rằng điều đúng nên làm
  • 49:58 - 49:59
    là nâng cao
  • 49:59 - 50:02
    mức độ hạnh phúc tổng thể, bạn nghĩ ông ta sai khi nói như vậy không?
  • 50:02 - 50:07
    Tôi không nghĩ ông ấy sai, nhưng tôi nghĩ giết người là giết người trong mọi trường hợp. Nếu thế thì Bentham phải sai
  • 50:07 - 50:10
    nếu bạn đúng thì ông ấy sai. Được, vậy ông ấy sai.
  • 50:10 - 50:13
    Được rồi, cảm ơn bạn, làm tốt lắm.
  • 50:13 - 50:14
    Được rồi, nào hãy quay lại,
  • 50:14 - 50:16
    từ cuộc thảo luận vừa rồi
  • 50:16 - 50:20
    và chú ý rằng
  • 50:20 - 50:23
    Chúng ta đã được nghe bao nhiêu lời phản đối về những gì họ đã làm?
  • 50:23 - 50:26
    chúng ta đã nghe một vài lời bào chữa về những gì họ đã làm
  • 50:26 - 50:29
    bào chữa về những gì họ đã làm do
  • 50:29 - 50:29
    sự cần thiết
  • 50:29 - 50:33
    của tình thế nguy kịch, và
  • 50:33 - 50:33
    Với ngầm ý, rằng
  • 50:33 - 50:36
    số lượng cũng quan trọng.
  • 50:36 - 50:38
    và không chỉ số lượng
  • 50:38 - 50:40
    Mà ảnh hưởng rộng lớn hơn, quan trọng,
  • 50:40 - 50:43
    là gia đình họ ở đất liền, những người phụ thuộc vào họ
  • 50:43 - 50:45
    Parker là một đứa trẻ mồ côi,
  • 50:45 - 50:48
    sẽ không ai nhớ đến cậu ta.
  • 50:48 - 50:50
    Vì vậy, nếu bạn
  • 50:50 - 50:51
    cộng hết vào,
  • 50:51 - 50:53
    nếu bạn cố gắng tính toán
  • 50:53 - 50:54
    mức độ cân bằng
  • 50:54 - 50:57
    giữa hạnh phúc và đau khổ
  • 50:57 - 50:59
    bạn có thể có một luận điểm
  • 50:59 - 51:03
    để nói rằng họ đã làm là điều đúng nên làm
  • 51:03 - 51:09
    sau đó chúng ta đã nghe ít nhất ba loại phản đối khác nhau,
  • 51:09 - 51:12
    chúng ta đã nghe một lời phản đối nói rằng
  • 51:12 - 51:14
    những gì họ đã làm là hoàn toàn sai,
  • 51:14 - 51:16
    ở ngay lúc cuối này
  • 51:16 - 51:17
    Tuyệt đối sai.
  • 51:17 - 51:20
    Giết người là giết người, nó luôn luôn sai
  • 51:20 - 51:21
    ngay cả khi
  • 51:21 - 51:23
    nó làm tăng mức độ hạnh phúc tổng thể
  • 51:23 - 51:26
    của xã hội.
  • 51:26 - 51:28
    Lập luận phản đối tuyệt đối.
  • 51:28 - 51:31
    Nhưng chúng ta vẫn cần tìm hiểu xem
  • 51:31 - 51:33
    tại sao giết người
  • 51:33 - 51:35
    là sai tuyệt đối.
  • 51:35 - 51:39
    Phải chăng là vì
  • 51:39 - 51:42
    ngay cả cậu bé cabin cũng có những quyền cơ bản nhất định?
  • 51:42 - 51:44
    Và nếu đó là nguyên nhân.
  • 51:44 - 51:48
    Những quyền đó đến từ đâu nếu không phải từ một vài ý tưởng logic về
  • 51:48 - 51:53
    phúc lợi, tính có ích hay hạnh phúc lớn hơn? Câu hỏi thứ nhất.
  • 51:53 - 51:56
    Một số bạn khác nói rằng
  • 51:56 - 51:58
    rút thăm sẽ tạo ra sự khác biệt
  • 51:58 - 52:00
    một thủ tục công bằng,
  • 52:00 - 52:06
    Matt đã nói như vậy.
  • 52:06 - 52:09
    Nhưng, và một số bạn đã bị thuyết phục bởi y kiến này.
  • 52:09 - 52:12
    Nó chính xác không phải là lập luận phản đối tuyệt đối.
  • 52:12 - 52:14
    nó nói rằng
  • 52:14 - 52:17
    mọi người đều được xem là bình đẳng,
  • 52:17 - 52:18
    mặc dù, cuối cùng
  • 52:18 - 52:21
    một người sẽ phải hy sinh
  • 52:21 - 52:23
    vì lợi ích chung.
  • 52:23 - 52:26
    Điều này làm nảy sinh một câu hỏi khác cho chúng ta tìm hiểu,
  • 52:26 - 52:30
    Tại sao đồng thuận với một thủ tục nhất định,
  • 52:30 - 52:32
    kể cả là một thủ tục công bằng
  • 52:32 - 52:35
    có thể biện minh cho bất kỳ kết quả nào
  • 52:35 - 52:38
    bắt nguồn từ quá trình vận hành của quy trình đó?
  • 52:38 - 52:40
    Câu hỏi thứ hai.
  • 52:40 - 52:42
    Và câu hỏi thứ ba,
  • 52:42 - 52:45
    ý tưởng cơ bản của sự đồng ý.
  • 52:45 - 52:49
    Kathleen đã đưa ra vấn đề này.
  • 52:49 - 52:53
    Nếu cậu bé cabin đã tự đồng ý
  • 52:53 - 52:54
    và thêm vào đó là khi không chịu
  • 52:54 - 52:57
    bất kỳ áp lực nào,
  • 52:57 - 53:02
    thì hoàn toàn có thể lấy mạng sống của cậu ta để cứu những người còn lại.
  • 53:02 - 53:05
    Thậm chí có nhiều người đã đồng ý với ý tưởng này.
  • 53:05 - 53:07
    Nhưng nó lại đặt ra
  • 53:07 - 53:09
    câu hỏi triết học thứ ba
  • 53:09 - 53:11
    Sản phẩm đạo đức mà
  • 53:11 - 53:13
    sự đồng ý đã tạo ra
  • 53:13 - 53:14
    là gì?
  • 53:14 - 53:17
    Tại sao hành động đồng ý
  • 53:17 - 53:19
    lại tạo ra sự khác biệt về mặt đạo đức,
  • 53:19 - 53:24
    đến mức một hành động lẽ ra là sai - lấy đi một mạng sống khi không có sự đồng ý
  • 53:24 - 53:25
    Về mặt đạo đức,
  • 53:25 - 53:26
    lại có thể chấp nhận được
  • 53:26 - 53:30
    khi có sự đồng ý?
  • 53:30 - 53:32
    Để tìm hiểu ba câu hỏi đó,
  • 53:32 - 53:34
    chúng ta sẽ phải đọc một số tác phẩm Triết học
  • 53:34 - 53:36
    và bắt đầu từ lần tới
  • 53:36 - 53:37
    chúng ta sẽ đọc
  • 53:37 - 53:38
    Bentham,
  • 53:38 - 53:44
    và John Stuart Mill, và những Triết gia vị lợi khác.
  • 53:44 - 53:47
    Đừng bỏ lỡ cơ hội giao lưu trực tuyến với những người cùng xem “Công Lý” khác. Tham gia trò chuyện,
  • 53:50 - 53:57
    làm một bài kiểm tra phổ thông, xem các bài giảng mà bạn đã bỏ lỡ, v.v. Truy cập www.justiceharvard.org. Đó là điều đúng nên làm.
  • 54:36 - 54:40
    Chương trình được tài trợ bởi
  • 54:40 - 54:42
    Tài trợ phụ bởi
Title:
Justice: What's The Right Thing To Do? Episode 01 "THE MORAL SIDE OF MURDER"
Description:

more » « less
Video Language:
English
Team:
PACE
Duration:
54:56

Vietnamese subtitles

Revisions Compare revisions