Tại sao nên đọc "Chuyện người tùy nữ"? - Naomi R. Mercer
-
0:06 - 0:11Trong cuốn tiểu thuyết phản địa đàng
của Margaret Atwood "Chuyện người tùy nữ", -
0:11 - 0:15chế độ chính trị công giáo
gọi là Cộng hòa Gilead -
0:15 - 0:22đã thực hiện cuộc đảo chính
và lập ra nền dân chủ độc tài ở Hoa Kỳ. -
0:22 - 0:24Chế độ này, về lý thuyết,
giới hạn quyền của mọi người, -
0:24 - 0:30song thực tế, lại trao mọi quyền lực
vào tay một nhóm người tạo dựng Gilead, -
0:30 - 0:33và đặc biệt tước đi quyền lợi của phụ nữ.
-
0:33 - 0:38"Chuyện người tùy nữ" được Atwood gọi là
tiểu thuyết giả tưởng tự biện, -
0:38 - 0:41nghĩa là giả thuyết về
viễn cảnh có thể trong tương lai. -
0:41 - 0:43Đây là một đặc điểm cơ bản
-
0:43 - 0:46của cả chủ nghĩa không tưởng
và phản địa đàng. -
0:46 - 0:51Viễn cảnh tương lai trong tiểu thuyết
của Atwood thường rất tiêu cực, đen tối, -
0:51 - 0:57nơi một nhóm người cực đoan
nổi dậy và phá hoại xã hội. -
0:57 - 1:02Lối viết duy tâm và phản địa đàng nhắm tới
tình hình chính trị song song lúc bấy giờ. -
1:02 - 1:06Lối viết không tưởng
thường mô tả một xã hội lý tưởng -
1:06 - 1:10mà ở đó, tác giả vạch ra
cả một kế hoạch để đấu tranh chống lại nó. -
1:10 - 1:12Ngược lại, lối viết phản địa đàng
-
1:12 - 1:15không nhất thiết dự báo
về một tương lai diệt vong -
1:15 - 1:19mà nhằm cảnh báo
về cách mà mọi người -
1:19 - 1:22đang tự đưa họ
vào con đường diệt vong đó. -
1:22 - 1:24"Chuyện người tùy nữ"
được xuất bản năm 1985 -
1:24 - 1:26khi rất nhiều nhóm người bảo thủ
-
1:26 - 1:30tấn công những kết quả có được
từ làn sóng nữ quyền thứ hai. -
1:30 - 1:34Phong trào này đã tạo dựng một xã hội
tốt hơn, công bằng hơn cho phụ nữ -
1:34 - 1:38từ những năm đầu thập niên 60.
-
1:38 - 1:40"Chuyện người tùy nữ"
mô tả viễn cảnh tương lai -
1:40 - 1:44mà ở đó, xu hướng bảo thủ chống phụ nữ
giành được phần thắng, -
1:44 - 1:47và không chỉ đánh đổ mọi nỗ lực
trong việc giành lại công bằng -
1:47 - 1:52mà còn khiến phụ nữ
phải hoàn toàn khuất phục trước đàn ông. -
1:52 - 1:56Cộng hòa Gilead chia phụ nữ
thành những nhóm riêng biệt -
1:56 - 1:59dựa vào chức năng của họ
như biểu tượng địa vị của đàn ông. -
1:59 - 2:01Thậm chí, mỗi nhóm
có một màu sắc quần áo riêng. -
2:01 - 2:06Người phụ nữ không được phép đọc
hay đi lại tự do. -
2:06 - 2:09Và những phụ nữ có khả năng sinh sản tốt
trở thành công cụ -
2:09 - 2:13duy trì giống nòi,
phục vụ cho đế chế ấy. -
2:13 - 2:16Dù bối cảnh
"Chuyện người tùy nữ" là tương lai, -
2:16 - 2:19một trong những nguyên tắc tự đặt
của Atwood khi viết nó -
2:19 - 2:22là bà sẽ không sử dụng bất kì sự kiện
-
2:22 - 2:25hay thực tiễn nào chưa từng xảy ra
trong lịch sử loài người. -
2:25 - 2:28Bối cảnh của cuốn sách diễn ra
ở Cambridege, Massachusetts. -
2:28 - 2:31một thành phố mà trong suốt
thời kì đô hộ của Mỹ, -
2:31 - 2:34đã bị cai trị bởi chế độ
Thanh giáo thần quyền. -
2:34 - 2:38Cộng hòa Gilead có nhiều sự tương đồng
với những luật lệ hà khắc -
2:38 - 2:40được đặt ra trong thời kì Thanh giáo
-
2:40 - 2:43Những quy tắc khắt khe,
những bộ quần áo kín đáo, -
2:43 - 2:46trục xuất những người không tuân theo
-
2:46 - 2:50và sự can thiệp vào mọi khía cạnh
đời sống, những mối quan hệ của con người. -
2:50 - 2:54Với Atwood, song song với chế độ
Thanh giáo ở Massachsett -
2:54 - 2:56là tính cá nhân
cũng như tính lý thuyết. -
2:56 - 2:59Bà đã dành rất nhiều năm để học
về Thanh giáo tại đại học Harvard. -
2:59 - 3:02Và có lẽ, bà chính là
hậu duệ của Mary Webster, -
3:02 - 3:07người bị buộc tội là phụ thủy
nhưng lại sông sót qua khỏi án treo cổ. -
3:07 - 3:10Atwood quả là người kể chuyện đại tài.
-
3:10 - 3:14Những chi tiết về Gilead, đế chế
mà chúng ta chỉ biết lướt qua -
3:14 - 3:18chầm chậm hiện ra rõ ràng
qua đôi mắt mỗi nhân vật của nó, -
3:18 - 3:20Nhân vật chính của tiểu thuyết là Offred,
-
3:20 - 3:24một tùy nữ trong nhà một tên cầm đầu.
-
3:24 - 3:26Trước khi Gilead được thành lập,
-
3:26 - 3:32Offred có một người chồng, một đứa con,
một công việc, tầng lớp trung lưu Hoa Kỳ. -
3:32 - 3:35Nhưng khi chế độ độc tài
nắm quyền thống trị -
3:35 - 3:38Offred bị phủ nhận danh tính,
bị tách rời khỏi gia đình -
3:38 - 3:41và như những lời của Offred
-
3:41 - 3:46"một chiếc máy đẻ di động
để tăng dân số đang lụi tàn của Gilead" -
3:46 - 3:49Ban đầu, cô chấp nhận sự mất mát
về những quyền cơ bản -
3:49 - 3:53trên danh nghĩa ổn định chính phủ.
-
3:53 - 3:56Nhưng sự kiểm soát dần
lan sang cả nỗ lực kiểm soát ngôn ngữ -
3:56 - 4:01hành vi và suy nghĩ
của chính cô và người khác. -
4:01 - 4:04Những ngày đầu, Offred thường nói:
-
4:04 - 4:07"Tôi chờ đợi, cố kiềm chế bản thân.
-
4:07 - 4:13Bản thân là thứ mà tôi phải kiềm chế,
như ai đó kiềm chế những lời nói của mình" -
4:13 - 4:17Cô ví ngôn ngữ như
như sự hình thành danh tính. -
4:17 - 4:22Ngôn từ của cô cũng
thừa nhận sự hiện diện của tranh đấu. -
4:22 - 4:25Đó là sự tranh đấu,
là hành động của một người -
4:25 - 4:29dám bứt khỏi khuôn khổ chính trị
học thuyết, luật lệ giới tính. -
4:29 - 4:32đã chèo lái toàn bộ cốt truyện
của "Chuyện người tùy nữ". -
4:32 - 4:37Cuốn tiểu thuyết đưa ra ánh sáng
hậu quả của tính tự mãn -
4:37 - 4:40và sự bất công
trong việc phân chia quyền lực, -
4:40 - 4:43tạo nên cái nhìn đầy ấn tượng
của Atwood -
4:43 - 4:46về một chế độ độc tài
đen tối mà không hề xa lạ.
- Title:
- Tại sao nên đọc "Chuyện người tùy nữ"? - Naomi R. Mercer
- Description:
-
Xem toàn bộ bài học tại: https://ed.ted.com/lessons/why-should-you-read-the-handmaid-s-tale-naomi-r-mercer
Tiểu thuyết giả tưởng tự biện xuất sắc "Chuyện người tùy nữ" của Margaret Atwood đưa ra ánh sáng những hậu quả của tính tự mãn và sự bất công trong việc phân chia quyền lực. Cái nhìn đầy ấn tượng và xác đáng của Atwood về một chế độ độc tài đen tối đã cuốn hút người đọc kể từ khi cuốn sách được phát hành vào năm 1985. Điều gì khiến tác phẩm vẫn giữ được sức hút cho đến ngày hôm nay? Naomi R. Mencer sẽ giúp ta tìm ra câu trả lời.
Bài học bởi Nami R.Mencer, hoạt hình bởi Phuong Mai Nguyen
- Video Language:
- English
- Team:
closed TED
- Project:
- TED-Ed
- Duration:
- 05:05
![]() |
Nhu PHAM approved Vietnamese subtitles for Why should you read "The Handmaid's Tale"? - Naomi R. Mercer | |
![]() |
Nhu PHAM edited Vietnamese subtitles for Why should you read "The Handmaid's Tale"? - Naomi R. Mercer | |
![]() |
Nhu PHAM edited Vietnamese subtitles for Why should you read "The Handmaid's Tale"? - Naomi R. Mercer | |
![]() |
Nhu PHAM edited Vietnamese subtitles for Why should you read "The Handmaid's Tale"? - Naomi R. Mercer | |
![]() |
Mai Chi accepted Vietnamese subtitles for Why should you read "The Handmaid's Tale"? - Naomi R. Mercer | |
![]() |
Mai Chi edited Vietnamese subtitles for Why should you read "The Handmaid's Tale"? - Naomi R. Mercer | |
![]() |
Mai Chi edited Vietnamese subtitles for Why should you read "The Handmaid's Tale"? - Naomi R. Mercer | |
![]() |
Hoang Huynh declined Vietnamese subtitles for Why should you read "The Handmaid's Tale"? - Naomi R. Mercer |