Return to Video

Hệ vi khuẩn đường ruột ảnh hưởng đến sức khoẻ cả đời bạn như thế nào?

  • 0:02 - 0:04
    Tôi biết chúng ta thường nghĩ rằng
  • 0:04 - 0:06
    vi khuẩn là có hại,
  • 0:06 - 0:08
    đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh.
  • 0:08 - 0:11
    Nhưng thực tế, các nghiên cứu
    đã chứng minh điều ngược lại.
  • 0:12 - 0:15
    Và sự thật có thể
    hơi phức tạp một chút,
  • 0:15 - 0:19
    nhưng nó lại khiến mọi chuyện
    thú vị hơn rất nhiều.
  • 0:20 - 0:22
    Có vẻ như chúng ta cần các loại vi khuẩn
  • 0:22 - 0:24
    để có được một sức khỏe tốt,
  • 0:25 - 0:27
    nhưng không phải vi khuẩn nào cũng được,
  • 0:27 - 0:29
    chúng ta cần có một hệ vi khuẩn đúng.
  • 0:29 - 0:32
    Hệ vi khuẩn này được
    cơ thể chúng ta thích nghi
  • 0:32 - 0:36
    để cùng đồng hành với chúng
    trong suốt quá trình tiến hóa.
  • 0:36 - 0:39
    Tôi đoán điều này sẽ không
    làm bạn ngạc nhiên
  • 0:39 - 0:43
    khi biết rằng chúng ta bắt đầu có được
    hệ vi khuẩn đúng ngay từ lúc chào đời.
  • 0:43 - 0:46
    Chắc ít nhất vài người đã biết điều này.
  • 0:47 - 0:50
    Trẻ sinh mổ và
    trẻ sinh thường (qua ngã âm đạo)
  • 0:50 - 0:51
    không giống nhau lắm
  • 0:51 - 0:54
    về các nhóm vi khuẩn đầu đời.
  • 0:54 - 0:59
    Và sau khi sinh sẽ có
    muôn vàn sự kiện và tình huống
  • 0:59 - 1:00
    có thể xảy đến
  • 1:00 - 1:04
    làm thay đổi sự phát triển
    của hệ vi khuẩn.
  • 1:04 - 1:09
    Có thể kể đến như các loại thuốc
    được dùng điều trị cho mẹ và bé,
  • 1:09 - 1:12
    số lượng vật nuôi và anh chị em trong nhà,
  • 1:12 - 1:14
    cũng như mức độ vệ sinh của gia đình.
  • 1:14 - 1:16
    Và trong trường hợp này, thật ra
  • 1:16 - 1:19
    sẽ tốt hơn nếu nhà cửa
    không phải lúc nào cũng sạch bóng.
  • 1:21 - 1:24
    Ngoài ra còn dinh dưỡng nữa chứ,
    cho cả mẹ và trẻ sơ sinh.
  • 1:24 - 1:29
    Tất cả những sự kiện và tình huống này
    đóng vai trò quan trọng
  • 1:29 - 1:31
    trong sự phát triển của hệ vi khuẩn
  • 1:31 - 1:36
    đồng thời ảnh hưởng mạnh mẽ
    đến sức khoẻ sau này của bé.
  • 1:37 - 1:41
    Tôi không nói đến những điều
    vụn vặt liên quan đến sức khoẻ,
  • 1:41 - 1:43
    Tôi đang nói đến những thứ to lớn hơn.
  • 1:43 - 1:46
    Hệ vi khuẩn chúng ta có được hay thiếu hụt
  • 1:46 - 1:51
    ảnh hưởng đến khả năng
    mắc các bệnh như béo phì, tiểu đường
  • 1:51 - 1:53
    và thậm chí một vài loại ung thư.
  • 1:54 - 1:57
    Vì phần lớn những sự kiện đầu đời
    mà tôi vừa trình bày
  • 1:57 - 1:59
    khó mà thay đổi được
  • 2:00 - 2:01
    chúng là bất khả kháng.
  • 2:01 - 2:04
    Ví dụ như sinh mổ
    được phát minh để cứu mạng em bé,
  • 2:04 - 2:06
    và các bác sĩ làm điều đó hàng ngày,
  • 2:06 - 2:10
    còn hầu hết các loại thuốc được
    sử dụng vì lí do xác đáng
  • 2:10 - 2:13
    đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh,
    và còn nhiều ví dụ nữa.
  • 2:13 - 2:16
    Đó là lí do vì sao chúng ta phải tìm cách
  • 2:16 - 2:19
    bảo vệ sức khoẻ của những em bé này
  • 2:19 - 2:22
    sau khi những biến cố kể trên xảy ra
  • 2:22 - 2:25
    và có thể ảnh hưởng đến quá trình
    phát triển của hệ vi khuẩn.
  • 2:27 - 2:28
    Tôi là một nhà nghiên cứu
  • 2:28 - 2:31
    và là trưởng nhóm kĩ thuật
    cho một nền tảng về sức khoẻ trẻ sơ sinh
  • 2:31 - 2:36
    và mỗi ngày làm việc
    tôi muốn trả lời một câu hỏi
  • 2:36 - 2:39
    câu hỏi mà tôi mong muốn trả lời
    qua buổi nói chuyện hôm nay
  • 2:39 - 2:42
    đó là làm thế nào chúng ta có thể
  • 2:42 - 2:45
    giúp tất cả trẻ sinh ra được bình đẳng
    về sức khoẻ trọn đời.
  • 2:45 - 2:50
    bất kể trẻ được sinh ra như thế nào
    hay chúng đã gặp điều gì trong đời.
  • 2:51 - 2:53
    Nghe như một mục tiêu cao cả phải không?
  • 2:54 - 2:55
    Tuyệt.
  • 2:55 - 2:57
    Ta sẽ cùng nhau giải quyết điều này
  • 2:57 - 3:02
    Đầu tiên, bạn còn nhớ tôi đã nói
    chúng ta cần có hệ vi khuẩn phù hợp chứ?
  • 3:04 - 3:06
    Tốt, để có được hệ vi khuẩn phù hợp
  • 3:06 - 3:10
    chúng ta cần có từng loại vi khuẩn
    thường trú trên cơ thể mình
  • 3:10 - 3:12
    theo một thứ tự thích hợp.
  • 3:13 - 3:16
    Bạn có thể nghĩ đó như
    một quá trình định cư hoá.
  • 3:16 - 3:21
    Những vi khuẩn đầu tiên
    thường trú trên cơ thể
  • 3:21 - 3:25
    làm thay đổi môi trường trong ruột
    của trẻ sơ sinh
  • 3:25 - 3:29
    thế nên những vi khuẩn tiếp sau
    có thể dọn đến lưu trú,
  • 3:29 - 3:31
    giống như những người khai phá đầu tiên
  • 3:31 - 3:33
    dọn đường và xây dựng cơ sở hạ tầng
  • 3:33 - 3:35
    để những người định cư đến sau phát triển.
  • 3:36 - 3:39
    Trong trường hợp em bé phải sinh mổ,
  • 3:39 - 3:43
    giai đoạn đầu của quá trình định cư
    bị thay đổi đáng kể.
  • 3:43 - 3:48
    Thay vì hệ vi khuẩn từ âm hộ,
    phân và da của người mẹ,
  • 3:48 - 3:52
    bây giờ chủ yếu chỉ có vi khuẩn từ da
    của mẹ vào đường ruột của trẻ sơ sinh.
  • 3:52 - 3:57
    Và điều này định hình sự phát triển
    của hệ vi khuẩn theo hướng hoàn toàn khác
  • 3:57 - 4:03
    đơn giản vì điều đó khác xa những gì
    ta đã thích nghi trong quá trình tiến hoá.
  • 4:03 - 4:08
    Điều đó có thể tạo ra nhiều bất lợi
    về sức khoẻ cho trẻ sinh mổ sau này.
  • 4:08 - 4:11
    Chúng ta có xem sự tăng cân
    như một ví dụ điển hình.
  • 4:11 - 4:14
    Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng
  • 4:14 - 4:16
    thành phần của hệ vi khuẩn đường ruột
  • 4:16 - 4:18
    có liên quan đến cân nặng
  • 4:18 - 4:21
    cũng như khả năng mắc nhiều bệnh
  • 4:21 - 4:24
    như tiểu đường hoặc các bệnh tim mạch.
  • 4:24 - 4:27
    Nhưng hiện nay đã có vài dấu hiệu
  • 4:27 - 4:29
    mà bạn có thể thấy ngay ở trẻ sơ sinh
  • 4:29 - 4:32
    khi xét nghiệm các mẫu phân của trẻ
  • 4:32 - 4:35
    sự thiếu hụt một vài loại vi khuẩn
  • 4:35 - 4:38
    ở những trẻ mà sau này
    bị thừa cân hay béo phì.
  • 4:39 - 4:43
    Các nghiên cứu cũng cho thấy
    chính những loại vi khuẩn này
  • 4:43 - 4:46
    cũng thiếu hụt ở trẻ sinh mổ
  • 4:46 - 4:51
    hoặc phải sử dụng kháng sinh liều cao
    vào những năm đầu đời.
  • 4:51 - 4:52
    Và để chốt lại vấn đề
  • 4:52 - 4:55
    các nghiên cứu cũng đã cho thấy
  • 4:55 - 4:57
    nguy cơ của trẻ sinh mổ
  • 4:57 - 5:01
    hoặc sử dụng nhiều loại kháng sinh
    trong những năm đầu đời
  • 5:01 - 5:05
    dễ bị thừa cân hay béo phì hơn,
    thậm chí lên đến 50 phần trăm.
  • 5:05 - 5:06
    Đây là một tỉ lệ khá cao.
  • 5:08 - 5:10
    Tôi biết có lẽ bây giờ bạn sẽ nghĩ
  • 5:10 - 5:14
    chết rồi, tôi vừa mới sinh mổ
    hoặc hồi nhỏ tui được sinh mổ
  • 5:14 - 5:17
    hay con tui phải dùng kháng sinh.
  • 5:18 - 5:21
    Nhưng bạn đừng quá lo lắng.
  • 5:21 - 5:24
    Nếu những vi khuẩn này bị thiếu hụt
  • 5:24 - 5:26
    hay bị mất đi vì bất kì lí do gì,
  • 5:26 - 5:29
    chúng có thể được hấp thu lại sau đó.
  • 5:29 - 5:32
    Em bé chỉ cần chúng ta giúp một chút thôi.
  • 5:33 - 5:38
    Một điều chúng ta biết rõ sẽ giúp trẻ
    đó chính là nuôi con bằng sữa mẹ.
  • 5:38 - 5:40
    Sữa mẹ là một điều thần kì:
  • 5:40 - 5:44
    ngoài việc chứa đầy đủ dưỡng chất cho bé
  • 5:44 - 5:48
    có vẻ như sữa mẹ còn chứa chất dinh dưỡng
    cho những vi khuẩn có lợi nữa.
  • 5:50 - 5:53
    Thật tuyệt cho các em bé
    được nuôi bằng sữa mẹ.
  • 5:53 - 5:57
    Nhưng chúng ta đều biết
    không phải tất cả trẻ đều được bú sữa mẹ.
  • 5:57 - 6:02
    Vậy chúng ta có thể làm gì để giúp
    những em bé không được bú sữa mẹ
  • 6:02 - 6:04
    có thể hồi phục
    sự phát triển hệ vi khuẩn của chúng
  • 6:04 - 6:08
    sau khi gặp phải
    những biến cố bất lợi đầu đời
  • 6:08 - 6:12
    mà có thể ngăn chăn
    sự phát triển của hệ vi khuẩn có lợi?
  • 6:12 - 6:17
    Và bây giờ chúng ta sẽ đến
    phần giải pháp chính của cuộc trò chuyện.
  • 6:17 - 6:22
    Gần đây, các nghiên cứu trong lĩnh vực này
    đã có những bước tiến to lớn.
  • 6:22 - 6:26
    Đầu tiên, chúng ta hiểu được rằng
    nếu một vài vi khuẩn bị mất đi,
  • 6:26 - 6:28
    chúng có thể được hấp thụ lại
    bằng đường miệng.
  • 6:28 - 6:32
    Chúng tôi gọi các vi khuẩn tốt
    hấp thu được qua đường miệng là probiotic
  • 6:32 - 6:34
    và probiotic đã được đánh giá
  • 6:34 - 6:36
    bởi các thử nghiệm lâm sàng
    ở trẻ sơ sinh trong nhiều năm,
  • 6:36 - 6:39
    mang lại hiệu quả tích cực như
  • 6:39 - 6:42
    giảm nguy cơ bị chàm sau này.
  • 6:43 - 6:46
    Một cuộc cách mạng thứ nhì xuất hiện
  • 6:46 - 6:49
    khi các nhà nghiên cứu để mắt đến sữa mẹ
  • 6:49 - 6:51
    điều này khá hợp lý như tôi đã đề cập
  • 6:51 - 6:56
    chúng ta đã biết bú mẹ có thể
    hỗ trợ sự phát triển lành mạnh
  • 6:56 - 6:58
    của hệ vi khuẩn đường ruột.
  • 7:00 - 7:03
    Có nhiều thành phần trong sữa mẹ
  • 7:04 - 7:07
    đã được tìm thấy ngay từ những năm 1930
  • 7:07 - 7:10
    chúng được gọi là các
    oligosaccharides sữa người - HMO
  • 7:10 - 7:13
    thế nhưng vai trò của chúng vẫn là bí ẩn
  • 7:13 - 7:17
    suốt nhiều thập kỉ
    kể từ sau khi chúng được tìm ra.
  • 7:18 - 7:20
    Chúng khiến nhiều nhà nghiên cứu đau đầu,
  • 7:20 - 7:24
    vì chúng chiếm một tỉ lệ lớn trong sữa mẹ.
  • 7:24 - 7:28
    Thực tế chúng là nhóm chất đặc lớn thứ ba
    có trong sữa mẹ
  • 7:28 - 7:32
    nhưng chúng không được tiêu hoá bởi
    con người, kể cả ở trẻ sơ sinh.
  • 7:32 - 7:35
    Vậy tại sao các bà mẹ lại sử dụng nguồn
    dinh dưỡng quý báu
  • 7:35 - 7:38
    để tổng hợp chúng trong sữa mẹ,
  • 7:38 - 7:41
    để rồi trẻ không tận dụng được chúng?
  • 7:41 - 7:44
    Thường thì tự nhiên không làm thế.
  • 7:44 - 7:45
    Phải không các bạn?
  • 7:45 - 7:49
    Đó là một cuộc cách mạng khi
    chúng ta hiểu được
  • 7:49 - 7:51
    vai trò của những thành phần này.
  • 7:51 - 7:56
    Chúng nuôi dưỡng một cách chọn lọc
    các vi khuẩn tốt nhất cho trẻ sơ sinh,
  • 7:56 - 8:00
    và qua đó ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ.
  • 8:00 - 8:04
    Có đến hàng trăm loại HMO
    với các cấu trúc khác nhau.
  • 8:04 - 8:09
    Ngày nay chúng ta đã tổng hợp được
    vài loại trong phòng thí nghiệm.
  • 8:10 - 8:12
    Điều đó giúp chúng tôi có thể bổ sung
  • 8:12 - 8:16
    các thành phần này cùng với probiotic
    cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
  • 8:16 - 8:18
    nhất là những trẻ không được
    bú sữa mẹ đầy đủ
  • 8:18 - 8:21
    để giúp chúng hồi phục lại hệ vi khuẩn
  • 8:21 - 8:24
    sau khi trải qua các biến cố
    bất lợi đầu đời.
  • 8:25 - 8:28
    Và đó chính là giải pháp.
  • 8:28 - 8:31
    Là một nhà nghiên cứu, tôi phải nói rằng
  • 8:31 - 8:34
    hiện tại các nghiên cứu vẫn đang
    được tiến hành
  • 8:34 - 8:37
    và còn nhiều việc cần được thực hiện.
  • 8:37 - 8:40
    Đó là câu nói cửa miệng
    của các nhà khoa học chúng tôi.
  • 8:40 - 8:45
    Nhưng chúng tôi đang có những bước tiến
    để hiểu rõ hơn và tốt hơn
  • 8:45 - 8:49
    liệu sự thiếu hụt vi khuẩn quan trọng nào
    tại thời điểm nào
  • 8:49 - 8:54
    và loại HMO nào chúng tôi nên
    bổ sung cùng với loại probiotic nào
  • 8:54 - 9:00
    để giúp hồi phục lại hệ vi khuẩn của trẻ
    trong những tình huống cụ thể.
  • 9:01 - 9:04
    Điều mà tôi mong bạn nhớ được sau hôm nay
  • 9:04 - 9:09
    đó là trẻ sinh thường, được bú mẹ đầy đủ
    có một hệ vi khuẩn tốt
  • 9:09 - 9:11
    phù hợp với sự tiến hoá của loài người.
  • 9:11 - 9:14
    Nhưng trong những trường hợp bất khả kháng
  • 9:14 - 9:19
    chúng ta có cách để giảm thiểu những
    tác động tiêu cực đến sức khoẻ của bé.
  • 9:21 - 9:26
    Điều cuối cùng, tôi muốn bạn tưởng tượng
    một thế giới mới trong chốc lát,
  • 9:26 - 9:29
    một thế giới với hệ thống chăm sóc y tế
  • 9:29 - 9:31
    khi bạn mang con đến để kiểm tra định kỳ,
  • 9:32 - 9:36
    họ sẽ theo dõi thường quy sự phát triển
    hệ vi khuẩn đường ruột của trẻ
  • 9:36 - 9:38
    và nếu có sự bất thường nào,
  • 9:38 - 9:42
    trẻ sẽ được điều trị bằng
    một sản phẩm chuyên dụng tốt nhất
  • 9:42 - 9:44
    để khôi phục hệ vi khuẩn.
  • 9:45 - 9:48
    Điều đó sẽ tuyệt vời đến cỡ nào
  • 9:48 - 9:52
    khi mà bất kì căn bệnh mãn tính nào
    cũng khó mà xuất hiện
  • 9:52 - 9:55
    nhờ vào hệ thống y tế dự phòng này?
  • 9:56 - 9:59
    Bạn có thể tưởng tượng được
    một thế giới như vậy chứ?
  • 9:59 - 10:04
    Bạn có tin rằng một tương lai như vậy
    sẽ trở thành hiện thực không?
  • 10:06 - 10:07
    Tôi thì tin.
  • 10:07 - 10:10
    Tôi tin vào tương lai
    và tôi muốn cống hiến
  • 10:10 - 10:12
    để mở ra một tương lai như thế,
  • 10:13 - 10:18
    một tương lai mà mỗi đứa trẻ được
    bình đẳng về sức khoẻ ở xuất phát điểm
  • 10:18 - 10:20
    để bắt đầu một cuộc sống
    khoẻ mạnh dài lâu.
  • 10:21 - 10:22
    Cám ơn.
  • 10:22 - 10:25
    (Vỗ tay)
Title:
Hệ vi khuẩn đường ruột ảnh hưởng đến sức khoẻ cả đời bạn như thế nào?
Speaker:
Henna-Maria Uusitupa
Description:

Sức khoẻ cả đời của bạn có thể đã được quyết định ngay từ lúc bạn lọt lòng, theo lời của nhà nghiên cứu về hệ vi khuẩn Henna-Maria Uusitupa. Trong bài nói chuyện thú vị này, cô ấy cho ta thấy cách mà hệ vi khuẩn đường ruột từ lúc lọt lòng đến khi là trẻ bú sữa mẹ ảnh hưởng đến sức khoẻ lúc bạn trưởng thành như thế nào - và thảo luận về các nghiên cứu hệ vi khuẩn mới có thể giúp giải quyết những vấn đề như béo phì và tiểu đường.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
10:40

Vietnamese subtitles

Revisions