< Return to Video

Cá heo thông minh tới mức nào? - Lori Marino

  • 0:07 - 0:12
    Năm 1985, trên chuyến đi
    nghiên cứu cá heo của mình
  • 0:12 - 0:14
    ba nhà nghiên cứu cảm thấy
    có chút buồn chán.
  • 0:14 - 0:17
    Để thay đổi không khí, một người
    đóng giả làm Poseidon
  • 0:17 - 0:22
    ông ta đặt tràng rong biển lên
    đầu mình và sau đó ném nó xuống biển.
  • 0:22 - 0:27
    Một lúc sau, một chú cá heo nổi lên
    với chiếc vòng rong biển đội trên đầu.
  • 0:27 - 0:29
    Tất nhiên, đây có thể chỉ là ngẫu nhiên,
  • 0:29 - 0:35
    nhưng nó cũng có thể là
    chú cá heo đang bắt chước ông ấy.
  • 0:35 - 0:40
    Đó là vì cá heo là trong số các loài
    động vật thông minh nhất trên Trái Đất.
  • 0:40 - 0:43
    Vậy chính xác thì
    chúng thông minh như thế nào?
  • 0:43 - 0:45
    Giống như cá voi và cá mỏ tròn,
  • 0:45 - 0:48
    cá heo thuộc nhóm
    động vật có vú sống dưới nước
  • 0:48 - 0:53
    gọi là bộ Cá voi
    với 86 loài khác nhau,
  • 0:53 - 0:57
    có một mối liên kết chung với
    động vật móng guốc, hay thú có móng.
  • 0:57 - 1:00
    Vốn là động vật có vú trên cạn,
  • 1:00 - 1:04
    bộ cá voi xuống nước lần đầu tiên
    vào 55 triệu năm trước
  • 1:04 - 1:07
    như những động vật ăn thịt
    với hàm răng sắc nhọn.
  • 1:07 - 1:12
    Gần 35 triệu năm trước nhiệt độ thay đổi
  • 1:12 - 1:15
    đã làm giảm số lượng con mồi.
  • 1:15 - 1:18
    Một nhóm nhỏ của bộ cá voi vẫn sống sót,
  • 1:18 - 1:22
    cá voi có răng trở nên nhỏ hơn,
    với răng bớt nhọn
  • 1:22 - 1:26
    nhưng não lớn và phức tạp hơn
  • 1:26 - 1:28
    để dùng cho những quan hệ xã hội phức tạp,
  • 1:28 - 1:32
    định hướng và giao tiếp bằng sóng âm.
  • 1:32 - 1:33
    Quay về hiện tại,
  • 1:33 - 1:38
    não cá heo bây giờ đã lớn đến mức
    chỉ số hình thành não bộ của chúng (EQ)
  • 1:38 - 1:42
    so sánh kích thước cơ thể và não bộ,
  • 1:42 - 1:44
    chỉ xếp sau con người.
  • 1:44 - 1:47
    Cá heo tiến hóa để tồn tại
  • 1:47 - 1:50
    bằng khả năng quan hệ
    xã hội phức tạp,
  • 1:50 - 1:54
    như săn mồi, đuổi kẻ thù
    và kết đôi sinh sản.
  • 1:54 - 1:57
    Ví dụ như một nhóm cá heo Florida
  • 1:57 - 2:01
    chúng đi săn cá theo một mô hình hợp tác
    phức tạp.
  • 2:01 - 2:05
    Một chú đảm nhiệm việc "tạo lưới"
    tóe bùn lên,
  • 2:05 - 2:07
    một chú khác gởi tín hiệu cho
  • 2:07 - 2:12
    đồng loại để xếp thành hàng cùng một lúc
    và bắt lũ cá.
  • 2:12 - 2:16
    Để làm được như thế cần
    sự tính toán và hợp tác
  • 2:16 - 2:21
    và đương nhiên là cần sự
    giao tiếp có chủ đích.
  • 2:21 - 2:24
    Cá heo truyền phương pháp
    giao tiếp và các kĩ năng
  • 2:24 - 2:26
    từ thế hệ này qua thế hệ khác.
  • 2:26 - 2:30
    Các nhóm cá heo khác nhau lại
    có cách giao tiếp,
  • 2:30 - 2:33
    cách săn mồi và cư xử khác nhau.
  • 2:33 - 2:38
    Việc truyền tải văn hóa này còn ảnh hưởng
    tới việc sử dụng công cụ.
  • 2:38 - 2:41
    Một nhóm cá heo mõm nhọn ở
    ngoài khơi nước Úc
  • 2:41 - 2:44
    có biệt danh là "Hội cá heo bọt biển"
  • 2:44 - 2:49
    chúng dùng bọt biển để bảo vệ mũi
    khi bơi qua rặng san hô nhọn,
  • 2:49 - 2:52
    rồi lại chỉ dạy cho con cháu.
  • 2:52 - 2:55
    Cá heo thậm chí còn hiểu được ngôn ngữ
  • 2:55 - 2:58
    Khi chúng được dạy ngôn ngữ dựa trên
    tiếng còi và dấu hiệu bằng tay,
  • 2:58 - 3:01
    chúng không những hiểu ý nghĩa của ký hiệu
  • 3:01 - 3:03
    mà còn hiểu rằng mệnh lệnh đó có nghĩa
  • 3:03 - 3:05
    điều khác biệt giữa đem
    trái banh tới cái vòng
  • 3:05 - 3:08
    và đem cái vòng tới trái banh.
  • 3:08 - 3:12
    Vậy nên chúng có thể xử lý hai trong
    những điều cơ bản của ngôn ngữ người là:
  • 3:12 - 3:15
    ký hiệu để diễn tả
    sự vật, hành động
  • 3:15 - 3:19
    và các cú pháp thiết lập những ký hiệu đó.
  • 3:19 - 3:23
    Cá heo cũng là một trong số ít loài
    vượt qua bài kiểm tra về gương chiếu.
  • 3:23 - 3:28
    Khi chúng nhìn mình qua gương,
    chúng nhận ra hình dáng của chúng
  • 3:28 - 3:32
    và nghiên cứu cho thấy chúng
    không những nhận ra cơ thể,
  • 3:32 - 3:37
    mà còn nhận ra suy nghĩ của chúng,
    hay còn gọi là siêu nhận thức
  • 3:37 - 3:40
    Trong một nghiên cứu,
    cá heo so sánh hai âm thanh
  • 3:40 - 3:44
    có thể nhận ra sự giống, khác nhau hoặc
    không chắc chắn.
  • 3:44 - 3:46
    Giống như con người,
  • 3:46 - 3:49
    chúng thể hiện sự không chắc chắn
    nhiều hơn khi gặp thử thách khó
  • 3:49 - 3:52
    cho thấy chúng nhận thức được
    là chúng biết những gì
  • 3:52 - 3:55
    và chúng tự tin thế nào về kiến thức đó.
  • 3:55 - 3:57
    Nhưng điều tuyệt vời nhất về cá heo là
  • 3:57 - 4:01
    sự động cảm, lòng vị tha và sự gắn bó.
  • 4:01 - 4:06
    Thói quen giúp đỡ sinh vật bị nạn
    đã vượt qua rào cản các loài,
  • 4:06 - 4:08
    thực tế là nhiều trường hợp
  • 4:08 - 4:11
    cá heo nâng con người lên mặt nước
    để hít thở.
  • 4:11 - 4:14
    Và như ta, chúng cũng thương tiếc những
    con đã chết.
  • 4:14 - 4:16
    Khi ta xem xét những chứng cứ này,
  • 4:16 - 4:20
    ta sẽ thắc mắc vì sao con người
    vẫn săn thịt cá heo,
  • 4:20 - 4:22
    đe dọa chúng bởi sự săn bắt
    và ô nhiễm môi trường
  • 4:22 - 4:25
    hay giam chúng để làm xiếc thú.
  • 4:25 - 4:30
    Câu hỏi không còn là liệu cá heo
    có phải là loài thông minh và phức tạp
  • 4:30 - 4:35
    mà là con người có thể đồng cảm với chúng
    đủ để giữ cho chúng được tự do và an toàn.
Title:
Cá heo thông minh tới mức nào? - Lori Marino
Description:

Xem đầy đủ: http://ed.ted.com/lessons/how-smart-are-dolphins-lori-marino

Cá heo là một trong những loài động vật thông minh nhất trên Trái Đất. Thực tế, chỉ số phát triển não bộ của chúng (kích thước não so với trung bình cơ thể) chỉ xếp sau loài người. Nhưng chính xác thì chúng thông minh tới mức nào. Lori Marino đã chỉ ra một vài thông tin đáng kinh ngạc về loài động vật này.

Bài học của Lori Marino, minh họa bởi Zedem Media.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
04:51

Vietnamese subtitles

Revisions