< Return to Video

"Có phải tôi sắp chết?" Câu trả lời trung thực

  • 0:01 - 0:04
    Tôi là KTV cứu thương trong 7 năm qua
    tại hạt Suforlk, New York.
  • 0:04 - 0:07
    Từng là người ứng phó đầu
    trong rất nhiều vụ tai nạn
  • 0:07 - 0:09
    từ tai nạn xe hơi
    đến siêu bão Sandy.
  • 0:09 - 0:11
    Nếu bạn cũng như nhiều người khác,
  • 0:11 - 0:13
    cái chết có thể
    là một trong những nỗi sợ lớn nhất.
  • 0:13 - 0:17
    Một vài trong chúng ta thấy
    nó đến. Số khác thì không.
  • 0:17 - 0:19
    Một thuật ngữ trong y khoa
    ít người biết
  • 0:19 - 0:21
    có tên là "impending doom"
    - điềm báo tử.
  • 0:21 - 0:22
    Gần như là một triệu chứng.
  • 0:22 - 0:24
    Là nhân viên y tế,
    tôi được huấn luyện
  • 0:24 - 0:26
    để phản ứng với nó
    như bất cứ ai,
  • 0:26 - 0:27
    vậy nên khi một người
    bị đau tim
  • 0:27 - 0:30
    nhìn tôi và nói:
    "Hôm nay tôi sẽ chết."
  • 0:30 - 0:33
    chúng tôi được huấn luyện để
    đánh giá lại tình trạng bệnh.
  • 0:33 - 0:35
    Trong suốt nghề nghiệp,
    tôi đã phản ứng
  • 0:35 - 0:37
    với nhiều tình huống bất ngờ
  • 0:37 - 0:39
    khi bệnh nhân
    chỉ có vài phút còn sống
  • 0:39 - 0:42
    và tôi thì hoàn toàn bất lực.
  • 0:42 - 0:45
    Tôi lâm vào thế khó xử:
  • 0:45 - 0:49
    Có nên nói với họ rằng họ sắp
    phải đối diện với thần chết,
  • 0:49 - 0:51
    hay nên nói dối để họ an lòng?
  • 0:51 - 0:54
    Khi mới vào nghề,
    tôi đối diện với tình thế này
  • 0:54 - 0:55
    đơn giản bằng lời nói dối.
  • 0:55 - 0:57
    Tôi sợ.
  • 0:57 - 1:00
    Sợ rằng nếu tôi nói sự thật,
  • 1:00 - 1:03
    họ sẽ chết trong đau đớn
    trong sợ hãi,
  • 1:03 - 1:06
    cố nắm lấy những phút cuối cùng
    của cuộc đời.
  • 1:06 - 1:09
    Một sự cố đã làm
    thay đổi tất cả.
  • 1:09 - 1:12
    5 năm trước, tôi ứng cứu
    một vụ tại nạn xe máy.
  • 1:12 - 1:15
    Người lái xe bị thương
    rất rất nghiêm trọng.
  • 1:15 - 1:17
    Khi đánh giá tình hình,
    tôi nhận ra rằng
  • 1:17 - 1:19
    chúng tôi chẳng thể
    làm gì hơn cho anh ta,
  • 1:19 - 1:23
    như nhiều ca khác,
    anh nhìn vào mắt tôi
  • 1:23 - 1:27
    và hỏi: "Tôi sắp chết phải không?"
  • 1:27 - 1:31
    Trong khoảnh khắc đó,
    tôi quyết định làm điều gì đó khác biệt.
  • 1:31 - 1:33
    Tôi quyết định nói sự thật.
  • 1:33 - 1:37
    Tôi quyết định nói rằng
    anh ta sắp chết
  • 1:37 - 1:40
    và tôi không thể làm gì hơn
    để giúp anh.
  • 1:40 - 1:44
    Phản ứng của anh làm tôi
    sốc đến tận hôm nay.
  • 1:44 - 1:46
    Anh thả lỏng người
    và khuôn mặt thể hiện
  • 1:46 - 1:48
    một sự chấp nhận.
  • 1:48 - 1:52
    Anh ta không bị khủng hoảng
    hay sợ hãi như tôi vẫn nghĩ.
  • 1:52 - 1:55
    Đơn giản là thả lỏng,
    và khi nhìn vào trong sâu thẳm mắt anh,
  • 1:55 - 1:58
    tôi thấy sự tịnh tâm và chấp nhận.
  • 1:58 - 2:00
    Từ đó trở đi, tôi quyết định rằng
  • 2:00 - 2:04
    việc của tôi không phải là
    nói dối để an ủi người sắp chết.
  • 2:04 - 2:07
    Phản ứng trong nhiều ca sau đó
  • 2:07 - 2:10
    trong những giây phút
    cuối cùng của người bệnh,
  • 2:10 - 2:12
    khi tôi không thể làm gì hơn
    để giúp họ,
  • 2:12 - 2:17
    đa số họ đều phản ứng giống nhau
    trước sự thật mà tôi nói ra,
  • 2:17 - 2:19
    tịnh tâm và chấp nhận.
  • 2:19 - 2:21
    Thực tế, có 3 mẫu.
  • 2:21 - 2:25
    Tôi đã quan sát
    trong tất cả các trường hợp.
  • 2:25 - 2:29
    Mẫu đầu tiên là kiểu làm tôi sốc.
  • 2:29 - 2:33
    Với đức tin hay văn hóa nào,
  • 2:33 - 2:36
    cũng đều có nhu cầu
    về sự tha thứ.
  • 2:36 - 2:37
    Họ gọi đó là tội lỗi
  • 2:37 - 2:40
    hay đơn giản là sự hối tiếc,
  • 2:40 - 2:43
    lỗi của họ rất phổ biến.
  • 2:43 - 2:46
    Tôi từng một lần chăm sóc
    một quý ông lớn tuổi bị bệnh tim rất nặng.
  • 2:46 - 2:48
    Tôi đã chuẩn bị cho mình,
    và trang thiết bị
  • 2:48 - 2:51
    trong trường hợp
    tim ông ta đột ngột ngừng đập.
  • 2:51 - 2:56
    Tôi bắt đầu cho bệnh nhân biết
    về sự cận kề của cái chết.
  • 2:56 - 2:59
    Ông ta nhận ra điều ấy qua giọng điệu,
    cử chỉ cơ thể của tôi.
  • 2:59 - 3:01
    Khi tôi đặt tấm lót
    của máy trợ tim lên ngực ông,
  • 3:01 - 3:03
    chuẩn bị cho những gì
    sắp diễn ra,
  • 3:03 - 3:06
    ông nhìn vào mắt tôi
    và nói:
  • 3:06 - 3:09
    "Tôi ước tôi có nhiều thời gian
    bên con cái và cháu chắt
  • 3:09 - 3:12
    thay vì ích kỉ chỉ dành thời gian
    cho riêng mình."
  • 3:12 - 3:14
    Đối diện với sự hấp hối,
  • 3:14 - 3:17
    tất cả những gì ông muốn
    là sự tha thứ.
  • 3:17 - 3:19
    Mẫu thứ 2 tôi quan sát thấy
  • 3:19 - 3:21
    là nhu cầu được nhớ đến.
  • 3:21 - 3:23
    Liệu họ có được ghi nhớ
    trong tâm trí của tôi
  • 3:23 - 3:26
    hay của những người thân yêu;
    họ muốn mình
  • 3:26 - 3:28
    sẽ tiếp tục sống
    trong tâm trí mọi người.
  • 3:28 - 3:29
    Có một nhu cầu về sự bất tử
  • 3:29 - 3:32
    trong tim và trong suy nghĩ
    của những người yêu quý,
  • 3:32 - 3:35
    từ chính tôi, đội của tôi,
    hay bất cứ người nào xung quanh.
  • 3:35 - 3:38
    Vô số lần, bệnh nhân
    nhìn thẳng vào mắt tôi
  • 3:38 - 3:42
    và nói: "Anh sẽ nhớ đến tôi chứ?".
  • 3:42 - 3:45
    Mẫu thứ 3 mà tôi quan sát thấy
  • 3:45 - 3:48
    luôn làm tôi xúc động
    từ trong sâu thẳm tâm hồn.
  • 3:48 - 3:51
    Người chết cần biết rằng
    cuộc sống của họ có ý nghĩa.
  • 3:51 - 3:54
    Họ cần biết rằng họ không phí hoài
    cuộc sống của mình
  • 3:54 - 3:57
    vào những điều vô nghĩa.
  • 3:57 - 4:00
    Điều này xảy ra với tôi,
    từ buổi mới đầu vào nghề.
  • 4:00 - 4:02
    Tôi trả lời một cuộc điện thoại.
  • 4:02 - 4:04
    Một người phụ nữ gần 60
  • 4:04 - 4:06
    bị dính chặt trong xe
  • 4:06 - 4:10
    Bà ấy bị đâm ngang
    ở tốc độ cao,
  • 4:10 - 4:12
    đang trong tình trạng nguy kịch.
  • 4:12 - 4:15
    Khi đội cứu hỏa làm việc
    để đưa bà ra khỏi xe,
  • 4:15 - 4:18
    tôi trèo vào
    để làm công việc chăm sóc.
  • 4:18 - 4:21
    Trong cuộc nói chuyện,
    bà bảo tôi:
  • 4:21 - 4:24
    "Có nhiều điều tôi muốn làm
    trong cuộc sống của mình."
  • 4:24 - 4:28
    Bà cảm thấy mình đã không để lại
    dấu ấn gì trên trái đất này.
  • 4:28 - 4:30
    Khi nói chuyện nhiều hơn,
    hóa ra rằng
  • 4:30 - 4:32
    bà là mẹ của 2 đứa con nuôi
  • 4:32 - 4:35
    sắp thi vào trường Y.
  • 4:35 - 4:37
    Nhờ có bà, mà 2 đứa trẻ
  • 4:37 - 4:40
    có được cơ hội
    mà đáng ra chúng không thể có
  • 4:40 - 4:45
    và sẽ tiếp tục cứu sống người khác
    trong vai trò là bác sĩ.
  • 4:45 - 4:46
    Mất 45 phút
  • 4:46 - 4:48
    để đưa bà ra khỏi chiếc xe.
  • 4:48 - 4:53
    Tuy nhiên, bà đã chết
    từ trước đó.
  • 4:53 - 4:55
    Tôi tin rằng, điều bạn
    nhìn thấy trong phim:
  • 4:55 - 4:56
    trong những khoảnh khắc cuối cùng
  • 4:56 - 4:59
    điều đó thật sự
    gây khủng hoảng và đáng sợ.
  • 4:59 - 5:02
    Tôi nhận ra,
    trong bất kể hoàn cảnh,
  • 5:02 - 5:04
    sự bình an và chấp nhận
    gặp nhau
  • 5:04 - 5:08
    rằng những điều nhỏ nhất,
    những khoảnh khắc nhỏ nhất,
  • 5:08 - 5:12
    những điều nhỏ nhất mang bạn
    đến thế giới này
  • 5:12 - 5:15
    cho bạn sự bình an trong thời khắc
    cuối cùng của cuộc đời.
  • 5:15 - 5:17
    Xin cảm ơn
  • 5:17 - 5:20
    (Vỗ tay)
Title:
"Có phải tôi sắp chết?" Câu trả lời trung thực
Speaker:
Matthew O'Reilly
Description:

Matthew O'Reilly là kỹ thuật viên y tế cho những ca cấp cứu ở Long Island, New York. Trong bài nói chuyện này, O'Reilly mô tả điều gì xảy ra tiếp theo khi một bệnh nhân bị tan nạn nghiêm trọng hỏi anh "Có phải tôi sắp chết?"

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
05:33

Vietnamese subtitles

Revisions