< Return to Video

Tảng thạch Rosetta cho chữ Indus

  • 0:00 - 0:03
    Tôi muốn bắt đầu bằng một ý tưởng
  • 0:04 - 0:07
    Hãy tưởng tượng 4000 năm sau này
  • 0:07 - 0:09
    Nền văn minh của chúng ta
  • 0:09 - 0:11
    đã không còn tồn tại
  • 0:11 - 0:13
    không còn những cuốn sách,
  • 0:13 - 0:16
    không còn những thiết bị điện
  • 0:16 - 0:19
    không Facebook hay Twitter
  • 0:19 - 0:22
    Mọi hiểu biết về tiếng Anh
  • 0:22 - 0:24
    lẫn bảng chữ cái của nó đã biến mất.
  • 0:24 - 0:26
    Giờ hãy tưởng tượng về những nhà khảo cổ
  • 0:26 - 0:28
    đào bới xuyên đống đổ vụn từ một trong
    những thành phố của chúng ta
  • 0:28 - 0:30
    Họ sẽ tìm thấy được những gì?
  • 0:30 - 0:33
    Có lẽ là những miếng nhựa hình chữ nhật
  • 0:33 - 0:36
    với những kí hiệu lạ lẫm trên đó.
  • 0:36 - 0:39
    Có lẽ vài mảnh kim loại tròn.
  • 0:39 - 0:41
    Có lẽ là vài vật chứa hình trụ
  • 0:41 - 0:43
    với những kí hiệu trên đó.
  • 0:43 - 0:46
    Có lẽ một nhà khảo cổ sẽ ngay lập tức nổi tiếng
  • 0:46 - 0:48
    khi cô tìm ra
  • 0:48 - 0:50
    chôn dưới những ngọn đồi đâu đó ở Bắc Mỹ
  • 0:50 - 0:53
    phiên bản lớn của những kí hiệu giống vậy.
  • 0:55 - 0:57
    Bây giờ, chúng ta hãy tự hỏi mình
  • 0:57 - 1:00
    những di vật đấy có thể nói gì về chúng ta
  • 1:00 - 1:03
    với những người của 4000 năm sau?
  • 1:03 - 1:05
    Đây không phải là câu hỏi chỉ mang tính giả thuyết
  • 1:05 - 1:08
    Thực ra, đây chính là vấn đề mà chúng ta phải đối mặt
  • 1:08 - 1:11
    khi chúng ta cố gắng để tìm hiểu về nền văn minh thung lũng Indus
  • 1:11 - 1:13
    tồn tại 4000 năm trước.
  • 1:13 - 1:16
    Nền văn minh Indus được phỏng đoán là cùng thời
  • 1:16 - 1:19
    với những nền văn minh nổi tiếng khác như Ai Cập hay Lưỡng Hà
  • 1:19 - 1:22
    nhưng nó thật ra còn lớn hơn bất kì một trong hai cái trên.
  • 1:22 - 1:24
    Nó chiếm giữ một diện tích
  • 1:24 - 1:26
    cỡ khoảng 1 triệu kilomet vuông
  • 1:26 - 1:28
    bao phủ Parkistan ngày nay,
  • 1:28 - 1:30
    Tây bắc Ấn Độ
  • 1:30 - 1:32
    và một phần của Afghanistan và Iran.
  • 1:32 - 1:34
    Vì nó là một nền văn minh rộng lớn
  • 1:34 - 1:38
    bạn có lẽ nghĩ rằng nó có những người cai trị đầy mạnh mẽ, những vị vua chúa
  • 1:38 - 1:41
    và những lăng tẩm khổng lồ để tưởng niệm những ông vua quyền lực đó.
  • 1:41 - 1:43
    Thực tế là
  • 1:43 - 1:45
    những nhà khảo cổ không tìm thấy
    bất kì thứ gì như vậy.
  • 1:45 - 1:48
    Họ đã tìm được những vật thể nhỏ như thế này.
  • 1:48 - 1:51
    Đây là ví dụ cho một trong số chúng.
  • 1:51 - 1:53
    Đương nhiên, đây chỉ là một bản sao.
  • 1:53 - 1:56
    Nhưng đây là ai?
  • 1:56 - 1:58
    Một ông vua? Một vị thần?
  • 1:58 - 2:00
    Một thầy tế?
  • 2:00 - 2:02
    Hay chỉ là một người bình thường
  • 2:02 - 2:04
    như bạn và tôi?
  • 2:04 - 2:06
    Chúng ta không biết.
  • 2:06 - 2:09
    Nhưng người Indus cũng đã để lại những hiện vật
    với chữ viết lên đó
  • 2:09 - 2:11
    Tất nhiên, Không phải những mảnh nhựa
  • 2:11 - 2:14
    nhưng là những con dấu bằng đá, những miếng đồng
  • 2:14 - 2:16
    những món đồ gốm, và ngạc nhiên hơn
  • 2:16 - 2:18
    một tấm bảng lớn
  • 2:18 - 2:20
    được chôn gần cổng của một thành phố.
  • 2:20 - 2:22
    Chúng ta giờ vẫn không biết nếu nó viết Hollywood
  • 2:22 - 2:24
    hay thậm chí là Bollywood.
  • 2:24 - 2:26
    Sự thật là, chúng ta vẫn không biết được
  • 2:26 - 2:28
    rằng những vật này nói lên điều gì,
  • 2:28 - 2:31
    vì chữ viết của người Indus chưa được giải mã.
  • 2:31 - 2:33
    Chúng ta vẫn không biết rằng những kí hiệu
    này mang ý nghĩa gì.
  • 2:33 - 2:36
    Những kí hiệu thường thấy nhất trên những con dấu.
  • 2:36 - 2:38
    Bạn có thể thấy một cái tương tự như vậy
  • 2:38 - 2:41
    Đó là một vật thế hình vuông với hình một con thú
    như là kì lân trên đấy.
  • 2:41 - 2:43
    Đây là một mảnh nghệ thuật tuyệt tác.
  • 2:43 - 2:45
    Bạn nghĩ nó lớn cỡ nào?
  • 2:45 - 2:47
    Lớn như thế này?
  • 2:47 - 2:49
    Hay lớn như vậy?
  • 2:49 - 2:51
    Để tôi chỉ cho bạn.
  • 2:52 - 2:55
    Dưới đây là bản sao của một con dấu như vậy.
  • 2:55 - 2:57
    Nó chỉ có kích thước 1 inch vuôn --
  • 2:57 - 2:59
    khá là nhỏ.
  • 2:59 - 3:01
    Vậy chúng được dùng để làm gì?
  • 3:01 - 3:04
    Chúng tôi biết rằng chúng được sử dụng
    để dập thẻ đất sét
  • 3:04 - 3:07
    mà đã được gắn vào hàng hóa gửi đi
    từ nơi này sang nơi khác.
  • 3:07 - 3:10
    Vì vậy, bạn có để ý những phiếu đóng gói bạn
    nhận được trên hộp FedEx của bạn?
  • 3:10 - 3:13
    Những vật này được sử dụng để làm những
    phiếu đóng gói.
  • 3:13 - 3:16
    Bạn có thể hiếu kỳ
  • 3:16 - 3:18
    ý nghĩa của những chữ viết là gì.
  • 3:18 - 3:20
    Có lẽ chúng là họ tên của người gửi
  • 3:20 - 3:22
    hoặc một số thông tin về hàng hóa
  • 3:22 - 3:25
    đang được gửi từ nơi này sang nơi khác -
    chúng ta không biết.
  • 3:25 - 3:27
    Chúng tôi cần phải giải mã các con chữ
    để trả lời câu hỏi đó.
  • 3:27 - 3:29
    Giải mã chữ viết
  • 3:29 - 3:31
    không chỉ là một câu đố trí tuệ,
  • 3:31 - 3:33
    nó thực sự trở thành một câu hỏi
  • 3:33 - 3:35
    mà liên kết trực tiếp
  • 3:35 - 3:38
    với nền chính trị và lịch sử văn hóa của Nam Á.
  • 3:38 - 3:41
    Trong thực tế, chữ viết đã trở thành một
    bãi chiến trường
  • 3:41 - 3:43
    giữa ba nhóm người khác nhau.
  • 3:43 - 3:45
    Trước tiên, có một nhóm người
  • 3:45 - 3:47
    tin tưởng vững chắc rằng
  • 3:47 - 3:49
    rằng hệ thống chữ Indus
  • 3:49 - 3:51
    không đại diện cho một thứ ngôn ngữ.
  • 3:51 - 3:53
    Những người này tin rằng những biểu tượng
  • 3:53 - 3:56
    rất giống với các loại biểu tượng mà bạn tìm thấy
    trên biển báo giao thông
  • 3:56 - 3:59
    hoặc các biểu tượng bạn tìm thấy trên những cái khiên.
  • 3:59 - 4:01
    Nhóm người thứ hai thì tin rằng
  • 4:01 - 4:04
    hệ thống chữ Indus đại diện cho một loại
    ngôn ngữ Ấn-Âu.
  • 4:04 - 4:06
    Nếu bạn nhìn vào một bản đồ Ấn Độ ngày nay,
  • 4:06 - 4:09
    bạn sẽ thấy rằng hầu hết các ngôn ngữ được nói ở
    Bắc Ấn Độ
  • 4:09 - 4:12
    thuộc họ ngôn ngữ Ấn-Âu.
  • 4:12 - 4:14
    Vì vậy, một số người tin rằng hệ thống chữ Indus
  • 4:14 - 4:17
    đại diện cho một ngôn ngữ Ấn-Âu cổ như tiếng Phạn.
  • 4:17 - 4:19
    Còn nhóm người cuối cùng,
  • 4:19 - 4:22
    những người tin rằng người Indus
  • 4:22 - 4:25
    là tổ tiên của người dân sống ở miền Nam Ấn Độ ngày nay.
  • 4:25 - 4:27
    Những người này tin rằng hệ thống chữ Indus
  • 4:27 - 4:29
    đại diện cho một hình thức cổ xưa
  • 4:29 - 4:31
    thuộc ngôn ngữ Dravidian,
  • 4:31 - 4:34
    là họ ngôn ngữ được sử dụng tại phần lớn miền Nam Ấn Độ ngày nay.
  • 4:34 - 4:36
    Và những người ủng hộ giả thuyết này
  • 4:36 - 4:39
    chỉ ra rằng một nhóm nhỏ người nói tiếng Dravidian ở miền Bắc,
  • 4:39 - 4:41
    thực sự gần Afghanistan,
  • 4:41 - 4:44
    và họ nói rằng có lẽ, đã có lúc trong quá khứ
  • 4:44 - 4:47
    Ngôn ngữ Dravidian được nói trên khắp Ấn Độ
  • 4:47 - 4:49
    và rằng điều này cho thấy
  • 4:49 - 4:52
    nền văn minh Indus có lẽ cũng chính là nền văn minh Dravidian.
  • 4:52 - 4:55
    Giả thuyết nào trong số chúng có thể là sự thật?
  • 4:55 - 4:57
    Chúng ta không biết, nhưng có lẽ nếu bạn giải mã được những con chữ
  • 4:57 - 4:59
    bạn sẽ có thể trả lời cho câu hỏi này.
  • 4:59 - 5:01
    Nhưng giải mã chữ viết là một nhiệm vụ rất khó khăn.
  • 5:01 - 5:03
    Trước nhất, ta không có Rosetta Stone.
  • 5:03 - 5:05
    Tôi không nói tới một phần mềm
  • 5:05 - 5:07
    Ý tôi là một tạo tác cổ đại
  • 5:07 - 5:09
    có chứa trong cùng một văn bản
  • 5:09 - 5:12
    vừa là văn bản đã biết vừa là một văn bản chưa rõ ràng.
  • 5:12 - 5:15
    Chúng ta không có một cổ vật cho hệ thống chữ Indus.
  • 5:15 - 5:18
    Và hơn nữa, chúng tôi thậm chí không biết
    họ nói ngôn ngữ gì.
  • 5:18 - 5:20
    Và làm cho vấn đề càng khó hơn,
  • 5:20 - 5:22
    hầu hết các chữ viết chúng ta có rất là ngắn.
  • 5:22 - 5:24
    như tôi đã cho các bạn thấy , chúng thường được
    tìm thấy trên các con dấu
  • 5:24 - 5:26
    mà rất, rất nhỏ.
  • 5:26 - 5:28
    Và trước những trờ ngại to lớn như vậy
  • 5:28 - 5:30
    người ta có thể tự hỏi và lo lắng
  • 5:30 - 5:33
    liệu ai sẽ có thể giải mã hệ thống chữ Indus.
  • 5:33 - 5:35
    Trong phần còn lại của bài nói chuyện,
  • 5:35 - 5:37
    tôi muốn kể cho các bạn về cách tôi đã học
    để ngừng lo lắng
  • 5:37 - 5:39
    và yêu thích thách thức đặt ra bởi hệ thống chữ Indus.
  • 5:39 - 5:42
    Tôi luôn bị cuốn hút bởi chúng
  • 5:42 - 5:44
    kể từ khi tôi đọc về nó trong một cuốn sách
    giáo khoa trung học.
  • 5:44 - 5:46
    Và tại sao tôi lại bị lôi cuốn?
  • 5:46 - 5:50
    Vâng, vì đó là một đại ngôn ngữ cuối cùng
    chưa được giải mã trong thế giới cổ đại.
  • 5:50 - 5:53
    Con đường sự nghiệp của tôi đã dẫn tôi trở thành
    một nhà thần kinh học tính toán,
  • 5:53 - 5:55
    trong công việc thường ngày của tôi,
  • 5:55 - 5:57
    tôi tạo ra mô hình máy tính của não
  • 5:57 - 6:00
    để cố gắng hiểu cách bộ não ra các dự đoán,
  • 6:00 - 6:02
    cách thức bộ não đưa ra các quyết định,
  • 6:02 - 6:04
    cách thức bộ não học và vân vân.
  • 6:04 - 6:07
    Nhưng vào năm 2007, con đường tôi đi một lần nữa
    đưa tôi đến hệ thống chữ Indus.
  • 6:07 - 6:09
    Đó là khi tôi còn ở Ấn Độ,
  • 6:09 - 6:11
    và tôi đã có cơ hội tuyệt vời
  • 6:11 - 6:13
    để gặp một số nhà khoa học Ấn Độ
  • 6:13 - 6:16
    những người đã sử dụng mô hình máy tính
    để cố gắng phân tích những đoạn văn.
  • 6:16 - 6:18
    Và do đó, đấy cũng là lúc tôi nhận ra
  • 6:18 - 6:21
    đây là cơ hội cho tôi để cộng tác với các nhà khoa học,
  • 6:21 - 6:23
    và vì vậy tôi liền bắt lấy cơ hội đó.
  • 6:23 - 6:25
    Và tôi muốn mô tả một số kết quả mà
    chúng tôi đã được tìm thấy.
  • 6:25 - 6:28
    Hoặc tốt hơn, tất cả chúng ta hãy cùng giải mã.
  • 6:28 - 6:30
    Bạn đã sẵn sàng chưa?
  • 6:30 - 6:33
    Việc đầu tiên mà bạn cần làm khi bạn có
    một loại ngôn ngữ chưa được giải mã
  • 6:33 - 6:35
    là cố gắng tìm ra hướng của ngôn ngữ đó.
  • 6:35 - 6:38
    Đây là hai văn bản có chứa một số biểu tượng trên chúng.
  • 6:38 - 6:40
    Bạn có thể nói cho tôi
  • 6:40 - 6:43
    chiều viết của văn bản là phải sang trái
    hoặc trái sang phải?
  • 6:43 - 6:46
    Tôi sẽ cho bạn một vài giây.
  • 6:46 - 6:49
    Được. Phải sang trái, bao nhiêu người đồng ý? Đuợc.
  • 6:49 - 6:51
    Được. Trái sang phải?
  • 6:51 - 6:53
    Ồ, gần như là 50/50. Đuợc.
  • 6:53 - 6:55
    Câu trả lời là:
  • 6:55 - 6:57
    nếu bạn nhìn vào phía bên trái của hai văn bản,
  • 6:57 - 7:00
    bạn sẽ nhận thấy rằng có một dấu hiệu của sự dồn chữ
  • 7:00 - 7:02
    và nó có vẻ như 4.000 năm trước đây,
  • 7:02 - 7:04
    khi người ghi chép viết từ phải sang trái,
  • 7:04 - 7:06
    họ thiếu chỗ để viết
  • 7:06 - 7:08
    Và vì vậy họ đã phải nhồi nhét những dấu hiệu.
  • 7:08 - 7:10
    một dấu hiệu khác là dưới dòng chữ trên đầu trang.
  • 7:10 - 7:12
    Điều này cho thấy hướng viết
  • 7:12 - 7:14
    có lẽ là từ phải sang trái,
  • 7:14 - 7:16
    và vì vậy, đó là một trong những điều đầu tiên chúng ta đã biết,
  • 7:16 - 7:19
    hướng viết là một khía cạnh rất quan trọng
    của ngôn ngữ.
  • 7:19 - 7:21
    Và hệ thống chữ Indus có
  • 7:21 - 7:23
    tính chất đặc biệt này
  • 7:23 - 7:25
    Văn bản này còn cho ta thấy những tính chất
    nào khác của ngôn ngữ?
  • 7:25 - 7:27
    Ngôn ngữ chứa các kiểu mẫu.
  • 7:27 - 7:29
    Nếu tôi cho bạn chữ Q
  • 7:29 - 7:32
    và yêu cầu bạn dự đoán các chữ cái tiếp theo,
    bạn nghĩ rằng sẽ là chữ cái gì?
  • 7:32 - 7:34
    Hầu hết các bạn nói U, đúng.
  • 7:34 - 7:36
    Bây giờ nếu tôi hỏi bạn dự đoán một chữ cái nữa,
  • 7:36 - 7:38
    bạn nghĩ nó sẽ là gì?
  • 7:38 - 7:41
    Chúng ta có vài ý tưởng. E, cũng có thể là I. Nó cũng có thể là A,
  • 7:41 - 7:44
    nhưng chắc chắn không phải B, C hoặc D, phải không?
  • 7:44 - 7:47
    Hệ thống chữ Indus cũng cho thấy các mẫu tương tự.
  • 7:47 - 7:50
    Có rất nhiều các văn bản bắt đầu với biểu tượng hình kim cương này.
  • 7:50 - 7:52
    Và theo sau lần lượt thường là
  • 7:52 - 7:54
    bằng biểu tượng giống như dấu ngoặc kép này.
  • 7:54 - 7:56
    Và tương tự như ví dụ với chữ Q và U.
  • 7:56 - 7:58
    Theo sau biểu tượng này lần lượt có thể là
  • 7:58 - 8:01
    các biểu tượng như hình cá và một số biểu tượng khác,
  • 8:01 - 8:03
    nhưng không bao giờ bằng những
    dấu hiệu ở phía dưới.
  • 8:03 - 8:05
    Và hơn nữa, có một số dấu hiệu
  • 8:05 - 8:07
    thường nằm ở kết thúc văn bản,
  • 8:07 - 8:09
    chẳng hạn như kí tự có hình chiếc hũ này
  • 8:09 - 8:11
    và kí tự này, trên thực tế, là
  • 8:11 - 8:13
    kí tự thường gặp nhất trong các đoạn văn.
  • 8:13 - 8:16
    Với mô hình như vậy, đây là ý kiến của chúng tôi.
  • 8:16 - 8:18
    Ý kiến ở đây là sử dụng một máy tính
  • 8:18 - 8:20
    để tìm hiểu những mô hình,
  • 8:20 - 8:23
    và vì vậy chúng tôi đã cho máy tính các đoạn văn đã tìm được.
  • 8:23 - 8:25
    Và các máy tính đã học được một mô hình thống kê
  • 8:25 - 8:27
    trong đó các ký hiệu có xu hướng xuất hiện cùng nhau
  • 8:27 - 8:29
    và biểu tượng mà có xu hướng đi theo nhau.
  • 8:29 - 8:31
    Theo mô hình của máy tính,
  • 8:31 - 8:34
    chúng ta đánh giá mô hình bằng khảo sát bản chất của chúng
  • 8:34 - 8:36
    Vì vậy, chúng tôi cố ý xóa một số ký hiệu,
  • 8:36 - 8:39
    và chúng tôi có thể yêu cầu nó dự đoán
    những biểu tượng đã bị xóa
  • 8:39 - 8:42
    Dưới đây là một số ví dụ.
  • 8:45 - 8:47
    Bạn có thể xem đây
  • 8:47 - 8:49
    có lẽ như môt trò chơi cố nhất
  • 8:49 - 8:52
    của "Bánh Xe Vận Mệnh."
  • 8:53 - 8:55
    Chúng tôi tìm thấy
  • 8:55 - 8:57
    các máy tính đã thành công trong 75 phần trăm
    các trường hợp
  • 8:57 - 8:59
    trong việc dự đoán các biểu tượng chính xác.
  • 8:59 - 9:01
    Trong các trường hợp còn lại,
  • 9:01 - 9:04
    thường thì dự đoán chính xác nằm ở
    lần thứ hai hay ba.
  • 9:04 - 9:06
    Ngoài ra còn có ứng dụng thực tế
  • 9:06 - 9:08
    cho quy trình đặc biệt này.
  • 9:08 - 9:10
    Có rất nhiều những văn bản bị hư hỏng.
  • 9:10 - 9:12
    Dưới đây là một ví dụ về một văn bản như vậy.
  • 9:12 - 9:15
    Và chúng ta có thể sử dụng mô hình máy tính hiện nay
    để cố gắng hoàn thành văn bản này
  • 9:15 - 9:17
    và thực hiện một dự đoán tốt nhất.
  • 9:17 - 9:20
    Dưới đây là một ví dụ về một biểu tượng mà đã được dự đoán.
  • 9:20 - 9:22
    Và điều này có thể thực sự hữu ích khi chúng tôi
    cố gắng giải mã các văn bản
  • 9:22 - 9:25
    bằng cách tạo ra nhiều dữ liệu mà chúng tôi
    có thể phân tích.
  • 9:25 - 9:28
    Bây giờ đây là một điều khác bạn có thể làm
    với các mô hình máy tính.
  • 9:28 - 9:30
    Hãy tưởng tượng một con khỉ
  • 9:30 - 9:32
    ngồi ở trước bàn phím.
  • 9:32 - 9:35
    Tôi nghĩ rằng bạn có thể nhận được một mớ chữ cái
    lộn xộn ngẫu nhiên trông như thế này.
  • 9:35 - 9:37
    Mớ trộn lộn ngẫu nhiên như thế của các chữ cái
  • 9:37 - 9:39
    có mức độ ngẫu nhiên (entropy) cao.
  • 9:39 - 9:41
    Đây là một thuật ngữ lý thuyết vật lý và thông tin.
  • 9:41 - 9:44
    Nhưng chỉ cần tưởng tượng đó là một mớ
    chữ cái lẫn lộn ngẫu nhiên.
  • 9:44 - 9:48
    Bao nhiêu người trong các bạn đã đổ cà phê
    lên bàn phím?
  • 9:48 - 9:50
    Bạn có thể dính phải việc kẹt phím
  • 9:50 - 9:53
    vì vậy một biểu tượng được lặp đi lặp lại nhiều lần.
  • 9:53 - 9:56
    Kiểu trình tự này được cho là có mức độ ngẫu nhiên (entropy)
    rất thấp
  • 9:56 - 9:58
    bởi vì không có sự thay đổi nào cả.
  • 9:58 - 10:01
    Ngôn ngữ, mặt khác, có độ ngẫu nhiên trung bình;
  • 10:01 - 10:03
    nó không phải quá cứng nhắc,
  • 10:03 - 10:05
    cũng không quá ngẫu nhiên.
  • 10:05 - 10:07
    Còn hệ thống chữ Indus thì sao?
  • 10:07 - 10:11
    Dưới đây là một biểu đồ hiển thị mức độ
    hỗn loạn của một nhóm
  • 10:11 - 10:13
    Bạn có thể thấy ở cao nhất là những chuỗi thống nhất ngẫu nhiên,
  • 10:13 - 10:15
    đó là một mớ lộn xộn ngẫu nhiên của các chữ cái,
  • 10:15 - 10:17
    và hay nữa, chúng tôi cũng tìm thấy
  • 10:17 - 10:20
    trình tự DNA trong hệ gen của con người và nhạc cụ.
  • 10:20 - 10:22
    Và cả hai đều rất, rất linh hoạt,
  • 10:22 - 10:24
    đó là lý do tại sao bạn tìm thấy chúng trong
    phạm vi rất rộng.
  • 10:24 - 10:26
    Vào cuối thấp của quy mô,
  • 10:26 - 10:28
    bạn tìm thấy một chuỗi cứng nhắc, một chuỗi toàn điểm A,
  • 10:28 - 10:30
    và bạn cũng tìm thấy một chương trình máy tính,
  • 10:30 - 10:32
    trong trường hợp này bằng ngôn ngữ Fortran,
  • 10:32 - 10:34
    mà tuân theo quy tắc thực sự nghiêm ngặt.
  • 10:34 - 10:36
    Văn bản ngôn ngữ
  • 10:36 - 10:38
    nằm ở khoảng giữa.
  • 10:38 - 10:40
    Còn hệ thống chữ Indus thì sao?
  • 10:40 - 10:42
    Chúng tôi thấy rằng hệ thống chữ Indus
  • 10:42 - 10:44
    thực sự nằm trong phạm vi của các văn bản.
  • 10:44 - 10:46
    Khi kết quả này được công bố đầu tiên,
  • 10:46 - 10:49
    nó đã gây nhiều tranh cãi.
  • 10:49 - 10:52
    Có những người kêu la phản đối,
  • 10:52 - 10:54
    và những người này là những người tin tưởng
  • 10:54 - 10:57
    rằng hệ thống chữ Indus không đại diện cho ngôn ngữ.
  • 10:57 - 10:59
    Tôi thậm chí bắt đầu nhận được những lá thư căm ghét
  • 10:59 - 11:01
    Học sinh của tôi nói
  • 11:01 - 11:04
    rằng tôi nên thực sự nghiêm túc xem xét
    việc phòng thân.
  • 11:04 - 11:06
    Ai có thể nghĩ
  • 11:06 - 11:08
    giải mã có thể là một nghề nguy hiểm không?
  • 11:08 - 11:10
    Kết quả này đã cho thấy những điều gì?
  • 11:10 - 11:12
    Nó cho thấy rằng hệ thống chữ Indus
  • 11:12 - 11:14
    chia sẻ một tính chất quan trọng của ngôn ngữ.
  • 11:14 - 11:16
    Vì vậy, như câu nói xưa,
  • 11:16 - 11:18
    nếu nó trông giống như một hệ thống ngôn ngữ
  • 11:18 - 11:20
    và nó hoạt động như một hệ thống ngôn ngữ
  • 11:20 - 11:23
    thì có lẽ chúng ta có thể có một hệ thống
    ngôn ngữ trong tay.
  • 11:23 - 11:25
    Có bằng chứng nào khác
  • 11:25 - 11:27
    chữ viết liệu có thể mã hóa được ngôn ngữ?
  • 11:27 - 11:30
    Vâng chữ viết thực sự có thể mã hóa nhiều ngôn ngữ.
  • 11:30 - 11:33
    Vì vậy, ví dụ, đây là một câu viết bằng tiếng Anh
  • 11:33 - 11:35
    và cùng một câu được viết bằng tiếng Hà Lan
  • 11:35 - 11:37
    sử dụng các chữ cái tương tự của bảng chữ cái.
  • 11:37 - 11:40
    Nếu bạn không biết tiếng Hà Lan và bạn chỉ biết tiếng Anh
  • 11:40 - 11:42
    và tôi đưa cho bạn một số từ bằng tiếng Hà Lan,
  • 11:42 - 11:44
    bạn sẽ cho tôi biết rằng những từ này chứa
  • 11:44 - 11:46
    một số mẫu rất bất bình thường.
  • 11:46 - 11:48
    Một số chữ có vẻ không đúng,
  • 11:48 - 11:51
    và bạn sẽ nói những từ này có lẽ không phải từ tiếng Anh.
  • 11:51 - 11:53
    Điều tương tự cũng xảy ra trong trường hợp
    của hệ thống chữ Indus.
  • 11:53 - 11:55
    Máy tính đã tìm thấy một số văn bản
  • 11:55 - 11:57
    đây là hai trong số chúng,
  • 11:57 - 11:59
    có cấu trúc rất không bình thường.
  • 11:59 - 12:01
    Ví dụ như mẫu đầu tiên
  • 12:01 - 12:04
    có tới hai kí hiệu hình cái hũ
  • 12:04 - 12:06
    Đây là dấu hiệu thường được bắt gặp nhất
  • 12:06 - 12:08
    trong những văn bản tiếng Indus,
  • 12:08 - 12:10
    và nó chỉ có trong văn bản này
  • 12:10 - 12:12
    mà có tới hai cái cùng lúc
  • 12:12 - 12:14
    Tại sao lại có trường hợp như vậy?
  • 12:14 - 12:17
    Chúng tôi đã đi lại và tìm nơi mà các văn bản
    cụ thể đã được tìm thấy
  • 12:17 - 12:19
    và hóa ra chúng đã được tìm thấy
  • 12:19 - 12:21
    rất, rất xa từ thung lũng Indus.
  • 12:21 - 12:24
    Chúng đã được tìm thấy ở Iraq ngày nay và Iran.
  • 12:24 - 12:26
    Và tại sao chúng lại được tìm thấy ở đó?
  • 12:26 - 12:28
    Những gì tôi đã chưa nói với bạn là
  • 12:28 - 12:30
    người Indus đã rất, rất khéo kinh doanh
  • 12:30 - 12:33
    Họ đã từng giao dịch với những người
    khá xa nơi họ sống,
  • 12:33 - 12:36
    và do đó, trong trường hợp này, họ đã đi
    bằng đường biển
  • 12:36 - 12:39
    lên tới tận Lưỡng Hà, Iraq ngày nay.
  • 12:39 - 12:41
    Và những gì có vẻ như đã xảy ra ở đây
  • 12:41 - 12:44
    là các thương gia Indus, các thương gia,
  • 12:44 - 12:47
    đã sử dụng chữ viết này để viết một
    ngôn ngữ nước ngoài.
  • 12:47 - 12:49
    Nó giống như ví dụ về tiếng Anh và Hà Lan.
  • 12:49 - 12:51
    Và đó sẽ giải thích tại sao chúng ta có những mô hình kỳ lạ
  • 12:51 - 12:54
    mà chúng khác xa với loại chữ viết được tìm thấy
  • 12:54 - 12:57
    nơi thung lũng Indus.
  • 12:57 - 12:59
    Điều này gợi nên ý nghĩ rằng, chữ viểt Indus
  • 12:59 - 13:02
    có thể đã được sử dụng để viểt nhiều thứ
    ngôn ngữ khác nhau.
  • 13:02 - 13:05
    Kết quả chúng ta đã có dường như chỉ đến kết luận
  • 13:05 - 13:08
    rằng hệ thống chữ Indus có thể đại diện cho ngôn ngữ.
  • 13:08 - 13:10
    Nếu nó đại diện cho ngôn ngữ,
  • 13:10 - 13:12
    làm thế nào để chúng ta đọc các biểu tượng?
  • 13:12 - 13:14
    Đó là thách thức lớn tiếp theo của chúng tôi.
  • 13:14 - 13:16
    Bạn có thể để ý thấy nhiều kí hiệu
  • 13:16 - 13:18
    trông giống như hình ảnh của con người,
    của các loài côn trùng,
  • 13:18 - 13:21
    của các loài cá, các loài chim.
  • 13:21 - 13:23
    Hầu hết các chữ viết cổ xưa
  • 13:23 - 13:25
    sử dụng các nguyên tắc đố tên,
  • 13:25 - 13:28
    đó là, sử dụng hình ảnh đại diện cho các từ.
  • 13:28 - 13:31
    ví dụ, đây là một từ.
  • 13:31 - 13:33
    Bạn có thể viết nó bằng cách sử dụng hình ảnh không?
  • 13:33 - 13:35
    Tôi sẽ cho bạn một vài giây.
  • 13:35 - 13:37
    Xong chưa?
  • 13:37 - 13:39
    Được rồi, tốt
  • 13:39 - 13:41
    Đây là đáp án của tôi
  • 13:41 - 13:43
    Bạn có thể sử dụng hình ảnh của một con ong
    theo sau là một ảnh của một chiếc lá -
  • 13:43 - 13:45
    và đó là "niềm tin", bên phải.
  • 13:45 - 13:47
    Có thể có các giải pháp khác.
  • 13:47 - 13:49
    Trong trường hợp của hệ thống chữ Indus,
  • 13:49 - 13:51
    vấn đề là ngược lại.
  • 13:51 - 13:54
    Bạn phải tìm ra các âm thanh của mỗi hình ảnh
  • 13:54 - 13:56
    như vậy toàn bộ chuỗi mới có ý nghĩa.
  • 13:56 - 13:59
    Vì vậy, đây là giống như một trò đố ô chữ,
  • 13:59 - 14:02
    ngoại trừ việc này như là mẹ của tất cả các trò đố ô chữ
  • 14:02 - 14:06
    bởi vì hậu quả rất cao nếu ta giải mã nó.
  • 14:06 - 14:09
    Đồng nghiệp của tôi, Iravatham Mahadevan
    và Asko Parpola,
  • 14:09 - 14:11
    đã có một số cải tiến cụ thể về vấn đề này
  • 14:11 - 14:13
    tôi muốn cung cấp cho bạn một ví dụ nhanh
    về công việc của Parpola
  • 14:13 - 14:15
    Dưới đây là một đoạn thực sự ngắn.
  • 14:15 - 14:18
    Nó chứa bảy nét thẳng đứng tiếp theo là
    dấu hiệu giống cá này.
  • 14:18 - 14:20
    Và tôi muốn đề cập rằng con dấu này
    đã được sử dụng
  • 14:20 - 14:22
    cho dập thẻ đất sét
  • 14:22 - 14:24
    mà đã được gắn vào bó của hàng hóa,
  • 14:24 - 14:27
    vì vậy nó rất có thể là những thẻ này,
    ít nhất là một số trong số chúng.
  • 14:27 - 14:29
    chứa tên của thương gia.
  • 14:29 - 14:31
    Và hóa ra rằng ở Ấn Độ
  • 14:31 - 14:33
    có một truyền thống lâu đời
  • 14:33 - 14:35
    tên được dựa trên lá số tử vi
  • 14:35 - 14:38
    và chòm sao có mặt tại thời điểm sinh.
  • 14:38 - 14:40
    Trong các ngôn ngữ Dravidian,
  • 14:40 - 14:42
    từ cho cá là "meen"
  • 14:42 - 14:45
    điều cũng xảy ra với từ ngữ cho chữ sao
  • 14:45 - 14:47
    Và như vậy bảy ngôi sao
  • 14:47 - 14:49
    sẽ có nghĩa là "elu meen,"
  • 14:49 - 14:51
    đó là từ Dravidian
  • 14:51 - 14:53
    cho chòm Bắc Đẩu.
  • 14:53 - 14:56
    Tương tự như vậy, có một chuỗi sáu sao,
  • 14:56 - 14:58
    và dịch thành "aru meen,"
  • 14:58 - 15:00
    đó là tên Dravidian cũ
  • 15:00 - 15:02
    cho chòm sao Tua Rua (Pleiades).
  • 15:02 - 15:05
    Và cuối cùng, có những kết hợp khác,
  • 15:05 - 15:08
    chẳng hạn như kí hiệu này như hình con cá
    với mái nhà trên đỉnh đầu.
  • 15:08 - 15:11
    Và đó có thể được dịch thành "mey meen,"
  • 15:11 - 15:14
    đó là tên Dravidian cũ cho sao Thổ.
  • 15:14 - 15:16
    Vì vậy, đó là khá thú vị.
  • 15:16 - 15:18
    Có vẻ như chúng ta đang đi tới đâu đó.
  • 15:18 - 15:20
    Nhưng liệu điều này chứng minh
  • 15:20 - 15:22
    rằng con dấu này chứa tên Dravidian
  • 15:22 - 15:24
    dựa trên các hành tinh và các chòm sao sao?
  • 15:24 - 15:26
    Cũng chưa.
  • 15:26 - 15:28
    Vì vậy, chúng tôi không có cách nào chứng thực
  • 15:28 - 15:30
    những con chữ cụ thể,
  • 15:30 - 15:33
    nhưng nếu càng có nhiều câu trở nên có nghĩa hơn
  • 15:33 - 15:35
    và nếu những chuỗi càng dài hơn
  • 15:35 - 15:37
    trở nên đúng,
  • 15:37 - 15:39
    thì chúng ta biết rằng mình đang đi đúng hướng.
  • 15:39 - 15:41
    Hôm nay,
  • 15:41 - 15:44
    chúng ta có thể viết một từ như TED
  • 15:44 - 15:47
    trong chữ tượng hình Ai Cập và trong chữ hình nêm,
  • 15:47 - 15:49
    vì cả hai đã được giải mã
  • 15:49 - 15:51
    trong thế kỷ 19.
  • 15:51 - 15:53
    Các giải mã của hai ngôn ngữ
  • 15:53 - 15:56
    cho phép những nền văn minh nầy
    trò chuyện với chúng ta cách trực tiếp.
  • 15:56 - 15:58
    Người Maya
  • 15:58 - 16:00
    bắt đầu nói với chúng ta trong thế kỷ 20,
  • 16:00 - 16:03
    nhưng nền văn minh Indus vẫn im lặng.
  • 16:03 - 16:05
    Tại sao chúng ta phải quan tâm?
  • 16:05 - 16:07
    Nền văn minh Indus không thuộc
  • 16:07 - 16:09
    về những người Ấn Độ hay Nam Bắc Ấn Độ
  • 16:09 - 16:11
    hoặc người Pakistan;
  • 16:11 - 16:13
    nó thuộc về tất cả chúng ta.
  • 16:13 - 16:15
    Đây là những tổ tiên của chúng ta -
  • 16:15 - 16:17
    của bạn và tôi.
  • 16:17 - 16:19
    Họ im lặng
  • 16:19 - 16:21
    bởi một tai nạn đáng tiếc của lịch sử.
  • 16:21 - 16:23
    Nếu chúng ta giải mã được chữ viết,
  • 16:23 - 16:25
    chúng ta sẽ giúp họ nói chuyện với chúng ta lần nữa
  • 16:25 - 16:28
    Họ sẽ nói với chúng ta về điều gì?
  • 16:28 - 16:31
    Chúng ta sẽ tìm thấy gì ở họ? Về chúng ta?
  • 16:31 - 16:34
    Tôi rất mong đợi để tìm hiểu.
  • 16:34 - 16:36
    Cảm ơn
  • 16:36 - 16:40
    (Vỗ tay)
Title:
Tảng thạch Rosetta cho chữ Indus
Speaker:
Rajesh Rao
Description:

Rajesh Rao bị quyến rủ bởi "Mẹ của các trò đố ô vuông": Làm cách nào để giải mã hệ thống 4000 năm xưa của ngôn ngữ Indus. Tại TED 2011, anh đã nói về cách anh dùng kỹ thuật của máy điện toán đọc chữ Indus, chìa khóa để hiểu được nền văn minh cổ xưa nầy.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
16:41

Vietnamese subtitles

Revisions