< Return to Video

Tối đa hóa lợi nhuận và đường chi phí trung bình

  • 0:01 - 0:03
    ♪ [âm nhạc] ♪
  • 0:09 - 0:11
    [Alex] Vì đã biết
    cách tìm điểm
  • 0:11 - 0:14
    tối đa lợi nhuận,
    bây giờ ta sẽ chỉ ra
  • 0:14 - 0:19
    khoản lợi nhuận trên biểu đồ
    thông qua đường chi phí trung bình.
  • 0:24 - 0:25
    Như tôi đã nói ở bài trước,
  • 0:25 - 0:28
    chi phí trung bình là chi phí
    trên mỗi sản phẩm bán ra.
  • 0:28 - 0:33
    Chi phí trung bình là
    tổng chi phí chia cho Q.
  • 0:33 - 0:36
    Giờ hãy nhớ lại
    là tổng chi phí có thể được tách thành
  • 0:36 - 0:39
    chi phí cố định
    cộng với chi phí biến đổi.
  • 0:39 - 0:43
    Vậy ta có thể viết chi phí trung bình
    dài hơn một chút.
  • 0:43 - 0:46
    Chi phí trung bình bằng
    chi phí cố định chia cho Q
  • 0:46 - 0:50
    cộng với chi phí biến đổi chia
    cho Q, tức sản lượng.
  • 0:50 - 0:54
    Công thức này khá hữu ích
    bởi chúng ta có thể thấy
  • 0:54 - 0:57
    (bằng trực giác) hình dáng của
    một đường chi phí trung bình tiêu biểu.
  • 0:58 - 1:02
    Để ý rằng chi phí cố định không thay đổi
    theo Q.
  • 1:02 - 1:04
    Đó là lý do khiến
    đây là chi phí cố định.
  • 1:04 - 1:07
    Vậy khi Q nhỏ,
  • 1:07 - 1:09
    giả sử chi phí cố định là 100,
  • 1:09 - 1:12
    mà Q nhỏ, thì số này
    sẽ lớn
  • 1:12 - 1:14
    như 100 chia cho 1.
  • 1:15 - 1:18
    Tuy nhiên, khi Q lớn hơn,
    số này
  • 1:18 - 1:20
    - tức chi phí cố định chia cho Q -
    sẽ nhỏ hơn.
  • 1:20 - 1:25
    Vậy khi Q = 10, con số này là
    100/10 = 10.
  • 1:26 - 1:29
    Vậy từ 100,
    con số này cứ giảm dần, giảm dần
  • 1:29 - 1:32
    thấp dần, thấp dần
    mỗi lần bạn chia
  • 1:32 - 1:33
    cho một sản lượng lớn hơn.
  • 1:34 - 1:38
    Mặt khác, chi phí biến đổi
    sẽ tăng theo sản lượng.
  • 1:38 - 1:42
    Hơn nữa, chúng ta đã thấy
    trên đường chi phí biên
  • 1:42 - 1:45
    là tại điểm nào đó,
    chi phí biến đổi sẽ
  • 1:45 - 1:47
    tăng nhanh hơn sản lượng.
  • 1:47 - 1:51
    Vậy điều sẽ xảy ra là
    vào thời điểm nào đó, số này
  • 1:51 - 1:53
    - chi phí biến đổi chia cho sản lượng -
    sẽ lớn dần,
  • 1:53 - 1:54
    lớn dần và lớn dần.
  • 1:54 - 1:59
    Vậy chúng ta có hai lực: một lực
    sẽ khiến chi phí trung bình giảm xuống.
  • 1:59 - 2:02
    Ban đầu thì lực này sẽ khá lớn.
  • 2:03 - 2:07
    Tuy nhiên, dần dần
    thì lực thứ hai
  • 2:07 - 2:09
    sẽ khiến chi phí trung bình
    tăng lên.
  • 2:09 - 2:12
    Vậy đây sẽ là hình dạng điển hình
    của đường chi phí trung bình:
  • 2:12 - 2:15
    giảm đến cực tiểu,
    rồi lại tăng lên.
  • 2:15 - 2:16
    Vậy hãy vẽ thế này nhé!
  • 2:16 - 2:19
    Vâng, đây là đường chi phí biên
    điển hình,
  • 2:19 - 2:22
    và đây là đường doanh thu
    biên, tương đương với giá.
  • 2:23 - 2:26
    Chúng ta biết rằng điểm tối đa lợi nhuận
    là điểm mà tại đó doanh thu biên
  • 2:26 - 2:28
    bằng với chi phí biên.
  • 2:28 - 2:32
    Đây là đường chi phí trung bình -
    hãy để ý hình dạng nhé,
  • 2:32 - 2:35
    đúng như tôi đã mô tả,
    lên cao, rồi hạ xuống
  • 2:35 - 2:38
    tới điểm cực tiểu,
    rồi lại lên cao.
  • 2:38 - 2:43
    Một vài điểm khác cần lưu ý
    là điểm cực tiểu,
  • 2:43 - 2:46
    đường chi phí biên đi
    qua điểm cực tiểu
  • 2:46 - 2:48
    của đường chi phí trung bình.
  • 2:48 - 2:52
    Đây là kiến thức toán học,
    nhưng hãy để tôi giúp bạn hình dung.
  • 2:52 - 2:55
    Thay vì chi phí, tôi muốn
    nói về điểm trung bình các môn học
  • 2:55 - 2:57
    và điểm môn học biên.
  • 2:57 - 3:02
    Giả sử điểm trung bình
    môn học của bạn là 80%.
  • 3:02 - 3:05
    Bạn đang học khá tốt,
    nhưng vào bài kiểm tra sau
  • 3:05 - 3:08
    bạn chỉ đạt 60%, tức là thấp hơn.
  • 3:08 - 3:11
    Vậy điểm trung bình của
    bạn sẽ ra sao?
  • 3:11 - 3:13
    Vâng, điểm kiểm tra
    sẽ kéo điểm trung bình xuống.
  • 3:13 - 3:18
    Thực tế là bất cứ khi nào điểm biên
    thấp hơn điểm trung bình,
  • 3:18 - 3:20
    thì điểm trung bình sẽ giảm.
  • 3:20 - 3:24
    Mặt khác, giả sử
    điểm trung bình môn học của bạn là 80%,
  • 3:24 - 3:27
    và trong bài kiểm tra sau
    bạn đạt 90%.
  • 3:27 - 3:30
    Tuyệt! Vậy điểm trung bình
    của bạn sẽ ra sao?
  • 3:30 - 3:32
    Điểm kiểm tra sẽ kéo điểm trung bình lên.
  • 3:32 - 3:36
    Thực tế là bất cứ khi nào điểm biên
    cao hơn điểm trung bình,
  • 3:36 - 3:38
    thì điểm trung bình sẽ tăng.
  • 3:38 - 3:41
    Giờ giả sử điểm trung bình
    của bạn là 80%,
  • 3:41 - 3:45
    và trong bài kiểm tra sau
    bạn cũng đạt 80%.
  • 3:45 - 3:49
    Vậy khi đó điểm biên
    bằng với điểm trung bình,
  • 3:49 - 3:54
    và điểm trung bình
    không thay đổi mà nằm ngang.
  • 3:54 - 3:58
    Điều xảy ra với điểm trung bình và điểm biên
    cũng xảy ra
  • 3:58 - 4:01
    với chi phí trung bình và chi phí biên.
  • 4:01 - 4:07
    Bất cứ khi nào chi phí biên
    thấp hơn chi phí trung bình,
  • 4:07 - 4:09
    thì chi phí trung bình sẽ giảm xuống.
  • 4:09 - 4:12
    Bất cứ khi nào chi phí biên
    cao hơn chi phí trung bình,
  • 4:12 - 4:14
    thì chi phí trung bình sẽ tăng lên.
  • 4:14 - 4:16
    Và khi chi phí biên
    bằng với chi phí trung bình,
  • 4:16 - 4:18
    đường trung bình có dạng phẳng.
  • 4:18 - 4:21
    Nói cách khác, chúng ta đang ở điểm
    cực tiểu
  • 4:21 - 4:24
    của đường chi phí trung bình.
  • 4:24 - 4:27
    Được rồi, giờ chúng ta
    có thể dùng đường chi phí trung bình
  • 4:27 - 4:29
    để tính lợi nhuận,
    nghĩa là chỉ ra lợi nhuận trên biểu đồ.
  • 4:29 - 4:33
    Chúng ta có thể làm việc này
    bằng cách sắp xếp lại một chút.
  • 4:33 - 4:36
    Nhớ là lợi nhuận
    bằng tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí,
  • 4:36 - 4:40
    còn tổng doanh thu là
    giá nhân sản lượng, tức PxQ.
  • 4:40 - 4:42
    Chúng ta cũng biết
    chi phí trung bình
  • 4:42 - 4:45
    bằng tổng chi phí chia sản lượng.
  • 4:45 - 4:49
    Ta hãy viết lại phương trình,
    sao cho tổng chi phí
  • 4:49 - 4:51
    bằng chi phí trung bình x sản lượng.
  • 4:51 - 4:54
    Vậy chỉ cần lấy số này
    và nhân cả hai số hạng với Q.
  • 4:55 - 5:00
    Giờ ta thay vào
    công thức tính lợi nhuận.
  • 5:00 - 5:04
    Như vậy, lợi nhuận
    bằng tổng doanh thu
  • 5:04 - 5:06
    (tức giá x sản lượng) trừ đi tổng chi phí
  • 5:06 - 5:08
    (tức chi phí trung bình x sản lượng).
  • 5:08 - 5:12
    Ta sẽ rút Q
    ở cả hai vế của phương trình,
  • 5:12 - 5:17
    và lợi nhuận
    có thể được viết là giá cả
  • 5:17 - 5:20
    trừ chi phí trung bình,
    tất cả nhân sản lượng.
  • 5:21 - 5:23
    Thật hay vì bạn có thể tìm
  • 5:23 - 5:26
    tất cả những yếu tố này
    trên biểu đồ.
  • 5:27 - 5:28
    Đây là giá cả.
  • 5:28 - 5:32
    Đây là chi phí trung bình của
    mức sản lượng cho lợi nhuận tối đa.
  • 5:33 - 5:35
    Hãy xem nhé!
    Đây là giá cả.
  • 5:36 - 5:40
    Đây là chi phí trung bình
    của sản lượng cho lợi nhuận tối đa.
  • 5:40 - 5:44
    Vậy lợi nhuận của
    mức sản lượng tạo ra lợi nhuận tối đa
  • 5:44 - 5:47
    là khu vực màu xanh ở đây,
  • 5:48 - 5:52
    bằng giá cả trừ đi chi phí trung bình
    nhân với sản lượng.
  • 5:52 - 5:55
    Giờ ta có một cách hay
    để thể hiện chính xác
  • 5:55 - 5:57
    mức lợi nhuận trên biểu đồ này.
  • 5:58 - 6:00
    Sau này ta sẽ tiếp tục dùng công cụ đó.
  • 6:00 - 6:03
    Đây là một ví dụ khác
    của ứng dụng đường chi phí trung bình.
  • 6:03 - 6:07
    Nhớ là tôi đã nói việc tối đa hóa lợi nhuận
    không có nghĩa
  • 6:07 - 6:09
    doanh nghiệp đang có lãi dương.
  • 6:10 - 6:13
    Đôi khi, điều tốt nhất bạn có thể làm
    là hạn chế tối thiểu tổn thất.
  • 6:13 - 6:15
    Bạn có thể phải chịu lỗ.
  • 6:15 - 6:19
    Ví dụ, giả sử
    giá thấp hơn 17 đô la.
  • 6:19 - 6:22
    Vậy, giá thị trường
    bằng với doanh thu biên
  • 6:22 - 6:24
    của doanh nghiệp.
  • 6:24 - 6:26
    Doanh nghiệp sẽ
    tối đa hóa lợi nhuận bằng cách nào?
  • 6:26 - 6:29
    Doanh nghiệp sẽ chọn mức sản lượng
    mà tại đó doanh thu biên
  • 6:29 - 6:31
    bằng với chi phí biên.
  • 6:31 - 6:33
    Trong trường hợp đó, sản lượng là 1.
  • 6:33 - 6:35
    Vậy đâu là lợi nhuận cho doanh nghiệp?
  • 6:35 - 6:38
    Thông thường ta có:
    lợi nhuận
  • 6:38 - 6:40
    bằng giá - chi phí trung bình x sản lượng.
  • 6:43 - 6:47
    Bạn thấy giá đó
    thấp hơn chi phí trung bình
  • 6:47 - 6:51
    tại mức sản lượng
    tối đa hóa lợi nhuận = 1.
  • 6:51 - 6:56
    Do giá thấp hơn chi phí trung bình,
    doanh nghiệp bị lỗ.
  • 6:56 - 6:58
    Mức sản lượng bị âm.
  • 6:58 - 7:06
    Đó là một khoản lỗ. Trên thực tế,
    giá hòa vốn là 17 đô la,
  • 7:06 - 7:09
    tức là mức cực tiểu
    trên đường chi phí biên.
  • 7:09 - 7:14
    Để có được lợi nhuận,
    doanh nghiệp ít nhất phải
  • 7:14 - 7:17
    đạt được mức cực tiểu trên
    đường chi phí trung bình.
  • 7:17 - 7:21
    Với bất kỳ mức giá nào dưới 17 đô la,
    ta sẽ đạt lợi nhuận tối đa
  • 7:21 - 7:24
    ở điểm mà giá cả
    bằng với chi phí biên,
  • 7:24 - 7:29
    và tất cả mức giá này
    đều thấp hơn chi phí trung bình.
  • 7:29 - 7:31
    Vậy tất cả khu vực từ đây trở xuống,
  • 7:31 - 7:36
    kể cả mức sản lượng
    cho lợi nhuận tối đa,
    cũng là một khoản lỗ.
  • 7:36 - 7:41
    Mặt khác, khi giá đạt trên 17 đô la,
    tức là trên mức cực tiểu
  • 7:41 - 7:46
    của đường chi phí trung bình,
    thì ta có thể định giá ngang bằng chi phí biên.
  • 7:46 - 7:49
    Ta có thể chọn mức sản lượng
    mà giá cả ngang bằng chi phí biên.
  • 7:49 - 7:54
    Giá đó sẽ cao hơn chi phí trung bình,
    vì thế sẽ tạo ra một khoản lãi.
  • 7:55 - 7:59
    Vậy điểm 17 đô la, tức điểm cực tiểu trên đường chi phí trung bình
  • 7:59 - 8:01
    là điểm hòa vốn.
  • 8:02 - 8:04
    Nếu giá thấp hơn
    điểm cực tiểu
  • 8:04 - 8:07
    trên đường chi phí trung bình,
    ta sẽ chịu một khoản lỗ.
  • 8:07 - 8:09
    Nếu giá cao hơn
    điểm cực tiểu
  • 8:09 - 8:12
    trên đường chi phí trung bình,
    thì ta có thể tạo ra một khoản lãi.
  • 8:13 - 8:16
    Vậy khi nào doanh nghiệp
    nên gia nhập hay rời khỏi một ngành?
  • 8:16 - 8:19
    Trong dài hạn, doanh nghiệp sẽ
    gia nhập ngành khi giá
  • 8:19 - 8:21
    cao hơn chi phí trung bình.
  • 8:21 - 8:24
    Nếu giá ở điểm nào đó
    cao hơn đường chi phí trung bình
  • 8:24 - 8:26
    thì doanh nghiệp có thể
    tạo lãi khi nhập ngành,
  • 8:26 - 8:28
    và đó là điều doanh nghiệp muốn làm.
  • 8:28 - 8:30
    Họ muốn có lãi,
    nên sẽ muốn lao vào
  • 8:30 - 8:32
    bất cứ nơi nào
    có thể sinh ra một khoản lãi.
  • 8:32 - 8:36
    Doanh nghiệp sẽ rút khỏi ngành
    khi giá nằm bên dưới
  • 8:36 - 8:37
    đường chi phí trung bình.
  • 8:37 - 8:39
    Rồi thì họ sẽ
    chịu lỗ
  • 8:39 - 8:40
    và muốn rời khỏi ngành.
  • 8:40 - 8:44
    Cuối cùng, khi giá bằng với
    mức cực tiểu
  • 8:44 - 8:47
    của đường chi phí trung bình,
    tức là ngang đáy của đường chi phí trung bình,
  • 8:47 - 8:50
    thì lợi nhuận bằng 0
  • 8:50 - 8:51
    và không còn động cơ
  • 8:51 - 8:54
    để rút khỏi
    hay gia nhập ngành nữa.
  • 8:54 - 8:57
    Giờ bạn có thể hỏi,
    vì sao các doanh nghiệp
  • 8:57 - 8:59
    vẫn cố trụ lại ngành,
    khi mà lợi nhuận bằng 0?
  • 8:59 - 9:03
    Lợi nhuận bằng 0,
    về mặt thuật ngữ,
  • 9:03 - 9:07
    có nghĩa là tại mức giá thị trường
    doanh nghiệp đang tự trang trải
  • 9:07 - 9:11
    toàn bộ chi phí, kể cả
    chi phí nhân công và vốn,
  • 9:11 - 9:13
    tức chi phí cơ hội thông thường.
  • 9:13 - 9:18
    Vậy lợi nhuận bằng 0 có nghĩa
    mọi người đều sẽ được trả tiền
  • 9:18 - 9:20
    đủ để họ thỏa mãn.
  • 9:20 - 9:24
    Nói cách khác, lợi nhuận bằng không
    là lợi nhuận thông thường,
  • 9:24 - 9:25
    theo cách hiểu của người thường.
  • 9:25 - 9:28
    Còn nhà kinh tế học
    nói lợi nhuận bằng 0,
  • 9:28 - 9:30
    chỉ là thay thế là lợi nhuận thông thường.
  • 9:30 - 9:33
    Thêm một điểm nữa về việc
    gia nhập và rời khỏi ngành.
  • 9:33 - 9:37
    Không phải lúc nào cũng hợp lý
    khi doanh nghiệp ra khỏi ngành ngay khi
  • 9:37 - 9:39
    giá thấp hơn
    chi phí trung bình,
  • 9:39 - 9:43
    hay gia nhập ngành ngay khi
    giá cao hơn chi phí trung bình.
  • 9:43 - 9:48
    Vì sao? Vì vẫn luôn có
    chi phí gia nhập và rời khỏi ngành.
  • 9:48 - 9:51
    Ví dụ,
    giả sử giá dầu
  • 9:51 - 9:55
    hiện cao hơn chi phí trung bình
    cho việc bơm dầu,
  • 9:55 - 9:59
    và nếu bạn đã có giếng dầu rồi.
    Bạn có nên gia nhập thị trường không?
  • 9:59 - 10:01
    Ồ, có thể không cần thiết.
  • 10:01 - 10:05
    Bởi việc gia nhập buộc bạn
    phải khoan giếng dầu,
  • 10:05 - 10:09
    và việc khoan giếng dầu ở đây
    là chi phí ngầm - đúng theo nghĩa đen.
  • 10:09 - 10:14
    Chi phí ngầm là chi phí mà một khi
    mất đi thì sẽ không bao giờ thu lại được.
  • 10:15 - 10:18
    Vậy nếu gia nhập ngành
    và khoan dầu,
  • 10:18 - 10:22
    bạn sẽ không lấy lại được số tiền này
    khi rút khỏi ngành.
  • 10:22 - 10:25
    Điều này có nghĩa bạn
    sẽ không muốn nhập ngành,
  • 10:25 - 10:30
    trừ khi bạn kỳ vọng
    giá dầu giữ ở trên mức cực tiểu
  • 10:30 - 10:34
    của đường chi phí trung bình
  • 10:34 - 10:39
    đủ lâu để bạn kịp thu hồi
    chi phí gia nhập ngành.
  • 10:39 - 10:44
    Vậy chỉ vì giá tăng trên mức
    chi phí trung bình một chút,
  • 10:44 - 10:46
    bạn sẽ không ngay lập tức
    nhảy vào ngành đó.
  • 10:47 - 10:50
    Bạn phải kỳ vọng là
    giá sẽ được giữ
  • 10:50 - 10:54
    trên mức chi phí trung bình
    đủ lâu để bạn
  • 10:54 - 10:56
    thu hồi chi phí gia nhập ngành.
  • 10:57 - 11:00
    Cũng vì lý do này,
    - nếu có chi phí rời khỏi ngành -
  • 11:00 - 11:03
    ví dụ phải đóng giếng khoan
  • 11:03 - 11:05
    hay đổ xi măng lấp giếng
    khi rời khỏi ngành
  • 11:05 - 11:08
    như ở Mỹ,
    khi giá xuống thấp
  • 11:08 - 11:11
    dưới mức chi phí trung bình
    có thể là cách tốt nhất
  • 11:11 - 11:15
    để xử lý vấn đề,
    vào một thời điểm nào đó
    trước khi bạn rút đi.
  • 11:15 - 11:21
    Chỉ khi kỳ vọng giá dầu
    thấp hơn mức cực tiểu
  • 11:21 - 11:24
    của chi phí trung bình
    trong một khoảng thời gian dài
  • 11:24 - 11:26
    thì bạn mới nên rời khỏi ngành.
  • 11:27 - 11:30
    Rốt cuộc, nếu giá dầu giảm xuống
    dưới mức chi phí trung bình
  • 11:30 - 11:33
    chỉ một chút,
    rồi lại tăng lên
  • 11:33 - 11:36
    thì vẫn có thể thu được
    lợi nhuận suốt đời.
  • 11:36 - 11:39
    Vậy, gia nhập và rời khỏi ngành
    có thể khá phức tạp,
  • 11:39 - 11:41
    bởi bạn phải
    tính toán
  • 11:41 - 11:45
    về lợi nhuận suốt đời,
    chứ không chỉ là lợi nhuận tức thời.
  • 11:45 - 11:48
    Tuy nhiên, kiến thức chúng ta rút ra
    khá đơn giản.
  • 11:48 - 11:52
    Doanh nghiệp tìm kiếm lợi nhuận,
    và họ muốn tránh bị tổn thất.
  • 11:52 - 11:56
    Vì thế, doanh nghiệp sẽ gia nhập
    ngành khi giá cả ở trên mức
  • 11:56 - 11:59
    chi phí trung bình
    và có thể tạo ra lợi nhuận;
  • 11:59 - 12:02
    và doanh nghiệp sẽ rút khỏi ngành khi
    giá cả thấp hơn chi phí trung bình.
  • 12:03 - 12:04
    Cảm ơn các bạn.
  • 12:05 - 12:08
    - [Lời dẫn] Nếu muốn tự kiểm tra,
    hãy nhấn "Practice Questions".
  • 12:08 - 12:12
    Còn đã sẵn sàng học tiếp,
    hãy nhấn "Next Video".
  • 12:13 - 12:15
    ♪ [âm nhạc] ♪
Title:
Tối đa hóa lợi nhuận và đường chi phí trung bình
Description:

Việc có thể dự đoán lợi nhuận của công ty bạn là một công cụ rất hữu ích. Trong video này, chúng tôi giới thiệu khái niệm thứ ba bạn cần để tối đa hóa lợi nhuận - chi phí trung bình. Khi xem xét kết hợp với doanh thu cận biên và chi phí cận biên, đường chi phí trung bình sẽ chỉ cho bạn cách dự đoán chính xác số tiền bạn có thể kiếm được!

Sự hữu ích của các công cụ này không dừng lại ở đó. Đôi khi, bạn có thể không kiếm được lợi nhuận. Bạn có thể sẽ chịu thua lỗ. Những công cụ này cũng có thể chỉ cho bạn cách giảm thiểu tổn thất và đưa ra quyết định về việc một công ty có nên rút khỏi ngành.

Chúng tôi cũng xác định các thuật ngữ như lợi nhuận bằng không và chi phí chìm trong video này.

Khóa học kinh tế vi mô: http://mruniversity.com/cifts/principles-economics-microeconomics

Đặt câu hỏi về video: http://mruniversity.com/cifts/principles-economics-microeconomics/profit-maximization-aenses-cost#QandA

Video tiếp theo: http://mruniversity.com/cifts/principles-economics-microeconomics/supply-curve-increasing-cost-industry

more » « less
Video Language:
English
Team:
Marginal Revolution University
Project:
Micro
Duration:
12:18

Vietnamese subtitles

Revisions