1 00:00:01,416 --> 00:00:03,205 ♪ [âm nhạc] ♪ 2 00:00:09,076 --> 00:00:11,394 [Alex] Vì đã biết cách tìm điểm 3 00:00:11,394 --> 00:00:13,805 tối đa lợi nhuận, bây giờ ta sẽ chỉ ra 4 00:00:13,805 --> 00:00:18,706 khoản lợi nhuận trên biểu đồ thông qua đường chi phí trung bình. 5 00:00:23,816 --> 00:00:25,398 Như tôi đã nói ở bài trước, 6 00:00:25,398 --> 00:00:28,308 chi phí trung bình là chi phí trên mỗi sản phẩm bán ra. 7 00:00:28,308 --> 00:00:32,792 Chi phí trung bình là tổng chi phí chia cho Q. 8 00:00:33,140 --> 00:00:36,041 Giờ hãy nhớ lại là tổng chi phí có thể được tách thành 9 00:00:36,041 --> 00:00:38,842 chi phí cố định cộng với chi phí biến đổi. 10 00:00:39,219 --> 00:00:42,681 Vậy ta có thể viết chi phí trung bình dài hơn một chút. 11 00:00:42,681 --> 00:00:45,507 Chi phí trung bình bằng chi phí cố định chia cho Q 12 00:00:45,507 --> 00:00:49,588 cộng với chi phí biến đổi chia cho Q, tức sản lượng. 13 00:00:50,194 --> 00:00:53,702 Công thức này khá hữu ích bởi chúng ta có thể thấy 14 00:00:53,702 --> 00:00:57,188 (bằng trực giác) hình dáng của một đường chi phí trung bình tiêu biểu. 15 00:00:57,557 --> 00:01:02,324 Để ý rằng chi phí cố định không thay đổi theo Q. 16 00:01:02,456 --> 00:01:04,261 Đó là lý do khiến đây là chi phí cố định. 17 00:01:04,261 --> 00:01:07,312 Vậy khi Q nhỏ, 18 00:01:07,312 --> 00:01:09,143 giả sử chi phí cố định là 100, 19 00:01:09,143 --> 00:01:12,292 mà Q nhỏ, thì số này sẽ lớn 20 00:01:12,292 --> 00:01:14,431 như 100 chia cho 1. 21 00:01:14,981 --> 00:01:17,991 Tuy nhiên, khi Q lớn hơn, số này 22 00:01:17,991 --> 00:01:20,412 - tức chi phí cố định chia cho Q - sẽ nhỏ hơn. 23 00:01:20,412 --> 00:01:25,320 Vậy khi Q = 10, con số này là 100/10 = 10. 24 00:01:25,674 --> 00:01:29,099 Vậy từ 100, con số này cứ giảm dần, giảm dần 25 00:01:29,099 --> 00:01:31,812 thấp dần, thấp dần mỗi lần bạn chia 26 00:01:31,812 --> 00:01:33,489 cho một sản lượng lớn hơn. 27 00:01:33,626 --> 00:01:38,154 Mặt khác, chi phí biến đổi sẽ tăng theo sản lượng. 28 00:01:38,154 --> 00:01:41,774 Hơn nữa, chúng ta đã thấy trên đường chi phí biên 29 00:01:41,774 --> 00:01:44,925 là tại điểm nào đó, chi phí biến đổi sẽ 30 00:01:44,925 --> 00:01:47,397 tăng nhanh hơn sản lượng. 31 00:01:47,397 --> 00:01:50,676 Vậy điều sẽ xảy ra là vào thời điểm nào đó, số này 32 00:01:50,676 --> 00:01:52,857 - chi phí biến đổi chia cho sản lượng - sẽ lớn dần, 33 00:01:52,857 --> 00:01:54,196 lớn dần và lớn dần. 34 00:01:54,241 --> 00:01:58,824 Vậy chúng ta có hai lực: một lực sẽ khiến chi phí trung bình giảm xuống. 35 00:01:59,412 --> 00:02:02,365 Ban đầu thì lực này sẽ khá lớn. 36 00:02:03,123 --> 00:02:06,784 Tuy nhiên, dần dần thì lực thứ hai 37 00:02:06,784 --> 00:02:09,112 sẽ khiến chi phí trung bình tăng lên. 38 00:02:09,112 --> 00:02:12,191 Vậy đây sẽ là hình dạng điển hình của đường chi phí trung bình: 39 00:02:12,191 --> 00:02:14,554 giảm đến cực tiểu, rồi lại tăng lên. 40 00:02:14,666 --> 00:02:16,241 Vậy hãy vẽ thế này nhé! 41 00:02:16,452 --> 00:02:18,790 Vâng, đây là đường chi phí biên điển hình, 42 00:02:19,082 --> 00:02:22,366 và đây là đường doanh thu biên, tương đương với giá. 43 00:02:22,676 --> 00:02:26,405 Chúng ta biết rằng điểm tối đa lợi nhuận là điểm mà tại đó doanh thu biên 44 00:02:26,405 --> 00:02:28,006 bằng với chi phí biên. 45 00:02:28,216 --> 00:02:31,699 Đây là đường chi phí trung bình - hãy để ý hình dạng nhé, 46 00:02:31,699 --> 00:02:35,157 đúng như tôi đã mô tả, lên cao, rồi hạ xuống 47 00:02:35,157 --> 00:02:37,656 tới điểm cực tiểu, rồi lại lên cao. 48 00:02:37,815 --> 00:02:42,644 Một vài điểm khác cần lưu ý là điểm cực tiểu, 49 00:02:42,644 --> 00:02:46,396 đường chi phí biên đi qua điểm cực tiểu 50 00:02:46,396 --> 00:02:48,415 của đường chi phí trung bình. 51 00:02:48,415 --> 00:02:52,046 Đây là kiến thức toán học, nhưng hãy để tôi giúp bạn hình dung. 52 00:02:52,046 --> 00:02:54,958 Thay vì chi phí, tôi muốn nói về điểm trung bình các môn học 53 00:02:54,958 --> 00:02:56,867 và điểm môn học biên. 54 00:02:57,143 --> 00:03:01,545 Giả sử điểm trung bình môn học của bạn là 80%. 55 00:03:01,545 --> 00:03:05,034 Bạn đang học khá tốt, nhưng vào bài kiểm tra sau 56 00:03:05,034 --> 00:03:08,165 bạn chỉ đạt 60%, tức là thấp hơn. 57 00:03:08,165 --> 00:03:10,568 Vậy điểm trung bình của bạn sẽ ra sao? 58 00:03:10,568 --> 00:03:13,464 Vâng, điểm kiểm tra sẽ kéo điểm trung bình xuống. 59 00:03:13,464 --> 00:03:18,045 Thực tế là bất cứ khi nào điểm biên thấp hơn điểm trung bình, 60 00:03:18,045 --> 00:03:20,395 thì điểm trung bình sẽ giảm. 61 00:03:20,395 --> 00:03:24,326 Mặt khác, giả sử điểm trung bình môn học của bạn là 80%, 62 00:03:24,326 --> 00:03:26,944 và trong bài kiểm tra sau bạn đạt 90%. 63 00:03:26,944 --> 00:03:29,534 Tuyệt! Vậy điểm trung bình của bạn sẽ ra sao? 64 00:03:29,534 --> 00:03:31,948 Điểm kiểm tra sẽ kéo điểm trung bình lên. 65 00:03:31,948 --> 00:03:35,846 Thực tế là bất cứ khi nào điểm biên cao hơn điểm trung bình, 66 00:03:35,846 --> 00:03:37,776 thì điểm trung bình sẽ tăng. 67 00:03:37,776 --> 00:03:41,486 Giờ giả sử điểm trung bình của bạn là 80%, 68 00:03:41,486 --> 00:03:45,347 và trong bài kiểm tra sau bạn cũng đạt 80%. 69 00:03:45,347 --> 00:03:49,319 Vậy khi đó điểm biên bằng với điểm trung bình, 70 00:03:49,319 --> 00:03:54,465 và điểm trung bình không thay đổi mà nằm ngang. 71 00:03:54,465 --> 00:03:58,197 Điều xảy ra với điểm trung bình và điểm biên cũng xảy ra 72 00:03:58,197 --> 00:04:00,666 với chi phí trung bình và chi phí biên. 73 00:04:00,791 --> 00:04:06,868 Bất cứ khi nào chi phí biên thấp hơn chi phí trung bình, 74 00:04:06,868 --> 00:04:08,698 thì chi phí trung bình sẽ giảm xuống. 75 00:04:08,698 --> 00:04:11,867 Bất cứ khi nào chi phí biên cao hơn chi phí trung bình, 76 00:04:11,867 --> 00:04:13,623 thì chi phí trung bình sẽ tăng lên. 77 00:04:13,623 --> 00:04:16,467 Và khi chi phí biên bằng với chi phí trung bình, 78 00:04:16,467 --> 00:04:18,386 đường trung bình có dạng phẳng. 79 00:04:18,448 --> 00:04:21,084 Nói cách khác, chúng ta đang ở điểm cực tiểu 80 00:04:21,084 --> 00:04:23,856 của đường chi phí trung bình. 81 00:04:23,856 --> 00:04:26,738 Được rồi, giờ chúng ta có thể dùng đường chi phí trung bình 82 00:04:26,747 --> 00:04:29,378 để tính lợi nhuận, nghĩa là chỉ ra lợi nhuận trên biểu đồ. 83 00:04:29,477 --> 00:04:32,522 Chúng ta có thể làm việc này bằng cách sắp xếp lại một chút. 84 00:04:32,522 --> 00:04:35,976 Nhớ là lợi nhuận bằng tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí, 85 00:04:35,976 --> 00:04:39,574 còn tổng doanh thu là giá nhân sản lượng, tức PxQ. 86 00:04:39,574 --> 00:04:42,114 Chúng ta cũng biết chi phí trung bình 87 00:04:42,114 --> 00:04:44,804 bằng tổng chi phí chia sản lượng. 88 00:04:44,804 --> 00:04:48,834 Ta hãy viết lại phương trình, sao cho tổng chi phí 89 00:04:48,834 --> 00:04:51,293 bằng chi phí trung bình x sản lượng. 90 00:04:51,293 --> 00:04:54,404 Vậy chỉ cần lấy số này và nhân cả hai số hạng với Q. 91 00:04:54,783 --> 00:04:59,744 Giờ ta thay vào công thức tính lợi nhuận. 92 00:04:59,814 --> 00:05:03,896 Như vậy, lợi nhuận bằng tổng doanh thu 93 00:05:03,896 --> 00:05:06,442 (tức giá x sản lượng) trừ đi tổng chi phí 94 00:05:06,442 --> 00:05:08,215 (tức chi phí trung bình x sản lượng). 95 00:05:08,323 --> 00:05:12,285 Ta sẽ rút Q ở cả hai vế của phương trình, 96 00:05:12,285 --> 00:05:16,604 và lợi nhuận có thể được viết là giá cả 97 00:05:16,604 --> 00:05:19,982 trừ chi phí trung bình, tất cả nhân sản lượng. 98 00:05:20,593 --> 00:05:22,604 Thật hay vì bạn có thể tìm 99 00:05:22,604 --> 00:05:26,316 tất cả những yếu tố này trên biểu đồ. 100 00:05:26,783 --> 00:05:28,336 Đây là giá cả. 101 00:05:28,336 --> 00:05:32,414 Đây là chi phí trung bình của mức sản lượng cho lợi nhuận tối đa. 102 00:05:32,874 --> 00:05:35,125 Hãy xem nhé! Đây là giá cả. 103 00:05:35,544 --> 00:05:40,094 Đây là chi phí trung bình của sản lượng cho lợi nhuận tối đa. 104 00:05:40,094 --> 00:05:44,144 Vậy lợi nhuận của mức sản lượng tạo ra lợi nhuận tối đa 105 00:05:44,144 --> 00:05:47,404 là khu vực màu xanh ở đây, 106 00:05:47,742 --> 00:05:52,041 bằng giá cả trừ đi chi phí trung bình nhân với sản lượng. 107 00:05:52,041 --> 00:05:54,696 Giờ ta có một cách hay để thể hiện chính xác 108 00:05:54,696 --> 00:05:57,237 mức lợi nhuận trên biểu đồ này. 109 00:05:57,746 --> 00:05:59,662 Sau này ta sẽ tiếp tục dùng công cụ đó. 110 00:06:00,291 --> 00:06:03,146 Đây là một ví dụ khác của ứng dụng đường chi phí trung bình. 111 00:06:03,169 --> 00:06:06,669 Nhớ là tôi đã nói việc tối đa hóa lợi nhuận không có nghĩa 112 00:06:06,669 --> 00:06:09,241 doanh nghiệp đang có lãi dương. 113 00:06:09,539 --> 00:06:12,889 Đôi khi, điều tốt nhất bạn có thể làm là hạn chế tối thiểu tổn thất. 114 00:06:12,889 --> 00:06:14,768 Bạn có thể phải chịu lỗ. 115 00:06:14,768 --> 00:06:18,919 Ví dụ, giả sử giá thấp hơn 17 đô la. 116 00:06:18,919 --> 00:06:22,169 Vậy, giá thị trường bằng với doanh thu biên 117 00:06:22,169 --> 00:06:23,789 của doanh nghiệp. 118 00:06:24,099 --> 00:06:26,133 Doanh nghiệp sẽ tối đa hóa lợi nhuận bằng cách nào? 119 00:06:26,133 --> 00:06:28,848 Doanh nghiệp sẽ chọn mức sản lượng mà tại đó doanh thu biên 120 00:06:28,848 --> 00:06:30,640 bằng với chi phí biên. 121 00:06:30,640 --> 00:06:33,172 Trong trường hợp đó, sản lượng là 1. 122 00:06:33,172 --> 00:06:35,056 Vậy đâu là lợi nhuận cho doanh nghiệp? 123 00:06:35,056 --> 00:06:37,513 Thông thường ta có: lợi nhuận 124 00:06:37,513 --> 00:06:39,971 bằng giá - chi phí trung bình x sản lượng. 125 00:06:42,791 --> 00:06:46,820 Bạn thấy giá đó thấp hơn chi phí trung bình 126 00:06:46,820 --> 00:06:50,769 tại mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận = 1. 127 00:06:50,769 --> 00:06:55,970 Do giá thấp hơn chi phí trung bình, doanh nghiệp bị lỗ. 128 00:06:55,970 --> 00:06:57,700 Mức sản lượng bị âm. 129 00:06:57,700 --> 00:07:05,877 Đó là một khoản lỗ. Trên thực tế, giá hòa vốn là 17 đô la, 130 00:07:05,877 --> 00:07:09,430 tức là mức cực tiểu trên đường chi phí biên. 131 00:07:09,430 --> 00:07:14,242 Để có được lợi nhuận, doanh nghiệp ít nhất phải 132 00:07:14,242 --> 00:07:17,430 đạt được mức cực tiểu trên đường chi phí trung bình. 133 00:07:17,430 --> 00:07:21,332 Với bất kỳ mức giá nào dưới 17 đô la, ta sẽ đạt lợi nhuận tối đa 134 00:07:21,332 --> 00:07:24,101 ở điểm mà giá cả bằng với chi phí biên, 135 00:07:24,101 --> 00:07:28,711 và tất cả mức giá này đều thấp hơn chi phí trung bình. 136 00:07:28,711 --> 00:07:30,853 Vậy tất cả khu vực từ đây trở xuống, 137 00:07:30,853 --> 00:07:35,738 kể cả mức sản lượng cho lợi nhuận tối đa, cũng là một khoản lỗ. 138 00:07:36,281 --> 00:07:40,929 Mặt khác, khi giá đạt trên 17 đô la, tức là trên mức cực tiểu 139 00:07:40,929 --> 00:07:45,561 của đường chi phí trung bình, thì ta có thể định giá ngang bằng chi phí biên. 140 00:07:45,561 --> 00:07:49,271 Ta có thể chọn mức sản lượng mà giá cả ngang bằng chi phí biên. 141 00:07:49,334 --> 00:07:54,055 Giá đó sẽ cao hơn chi phí trung bình, vì thế sẽ tạo ra một khoản lãi. 142 00:07:54,525 --> 00:07:59,224 Vậy điểm 17 đô la, tức điểm cực tiểu trên đường chi phí trung bình 143 00:07:59,224 --> 00:08:01,216 là điểm hòa vốn. 144 00:08:01,563 --> 00:08:04,027 Nếu giá thấp hơn điểm cực tiểu 145 00:08:04,027 --> 00:08:07,277 trên đường chi phí trung bình, ta sẽ chịu một khoản lỗ. 146 00:08:07,372 --> 00:08:09,344 Nếu giá cao hơn điểm cực tiểu 147 00:08:09,344 --> 00:08:12,244 trên đường chi phí trung bình, thì ta có thể tạo ra một khoản lãi. 148 00:08:12,982 --> 00:08:15,784 Vậy khi nào doanh nghiệp nên gia nhập hay rời khỏi một ngành? 149 00:08:15,854 --> 00:08:19,322 Trong dài hạn, doanh nghiệp sẽ gia nhập ngành khi giá 150 00:08:19,322 --> 00:08:21,189 cao hơn chi phí trung bình. 151 00:08:21,189 --> 00:08:23,689 Nếu giá ở điểm nào đó cao hơn đường chi phí trung bình 152 00:08:23,699 --> 00:08:26,098 thì doanh nghiệp có thể tạo lãi khi nhập ngành, 153 00:08:26,098 --> 00:08:28,008 và đó là điều doanh nghiệp muốn làm. 154 00:08:28,008 --> 00:08:30,251 Họ muốn có lãi, nên sẽ muốn lao vào 155 00:08:30,251 --> 00:08:32,010 bất cứ nơi nào có thể sinh ra một khoản lãi. 156 00:08:32,010 --> 00:08:35,640 Doanh nghiệp sẽ rút khỏi ngành khi giá nằm bên dưới 157 00:08:35,640 --> 00:08:37,229 đường chi phí trung bình. 158 00:08:37,229 --> 00:08:38,550 Rồi thì họ sẽ chịu lỗ 159 00:08:38,550 --> 00:08:40,269 và muốn rời khỏi ngành. 160 00:08:40,364 --> 00:08:44,171 Cuối cùng, khi giá bằng với mức cực tiểu 161 00:08:44,228 --> 00:08:46,930 của đường chi phí trung bình, tức là ngang đáy của đường chi phí trung bình, 162 00:08:46,930 --> 00:08:49,758 thì lợi nhuận bằng 0 163 00:08:49,758 --> 00:08:51,277 và không còn động cơ 164 00:08:51,277 --> 00:08:54,029 để rút khỏi hay gia nhập ngành nữa. 165 00:08:54,163 --> 00:08:56,519 Giờ bạn có thể hỏi, vì sao các doanh nghiệp 166 00:08:56,519 --> 00:08:59,413 vẫn cố trụ lại ngành, khi mà lợi nhuận bằng 0? 167 00:08:59,413 --> 00:09:03,403 Lợi nhuận bằng 0, về mặt thuật ngữ, 168 00:09:03,403 --> 00:09:07,013 có nghĩa là tại mức giá thị trường doanh nghiệp đang tự trang trải 169 00:09:07,013 --> 00:09:10,871 toàn bộ chi phí, kể cả chi phí nhân công và vốn, 170 00:09:10,871 --> 00:09:13,134 tức chi phí cơ hội thông thường. 171 00:09:13,494 --> 00:09:17,652 Vậy lợi nhuận bằng 0 có nghĩa mọi người đều sẽ được trả tiền 172 00:09:17,652 --> 00:09:19,573 đủ để họ thỏa mãn. 173 00:09:19,715 --> 00:09:23,514 Nói cách khác, lợi nhuận bằng không là lợi nhuận thông thường, 174 00:09:23,514 --> 00:09:25,496 theo cách hiểu của người thường. 175 00:09:25,496 --> 00:09:27,708 Còn nhà kinh tế học nói lợi nhuận bằng 0, 176 00:09:27,708 --> 00:09:30,084 chỉ là thay thế là lợi nhuận thông thường. 177 00:09:30,344 --> 00:09:32,824 Thêm một điểm nữa về việc gia nhập và rời khỏi ngành. 178 00:09:32,974 --> 00:09:36,876 Không phải lúc nào cũng hợp lý khi doanh nghiệp ra khỏi ngành ngay khi 179 00:09:36,938 --> 00:09:38,997 giá thấp hơn chi phí trung bình, 180 00:09:39,208 --> 00:09:43,127 hay gia nhập ngành ngay khi giá cao hơn chi phí trung bình. 181 00:09:43,247 --> 00:09:47,916 Vì sao? Vì vẫn luôn có chi phí gia nhập và rời khỏi ngành. 182 00:09:48,279 --> 00:09:50,717 Ví dụ, giả sử giá dầu 183 00:09:50,717 --> 00:09:55,369 hiện cao hơn chi phí trung bình cho việc bơm dầu, 184 00:09:55,369 --> 00:09:59,011 và nếu bạn đã có giếng dầu rồi. Bạn có nên gia nhập thị trường không? 185 00:09:59,269 --> 00:10:01,248 Ồ, có thể không cần thiết. 186 00:10:01,266 --> 00:10:04,776 Bởi việc gia nhập buộc bạn phải khoan giếng dầu, 187 00:10:04,776 --> 00:10:09,037 và việc khoan giếng dầu ở đây là chi phí ngầm - đúng theo nghĩa đen. 188 00:10:09,037 --> 00:10:14,438 Chi phí ngầm là chi phí mà một khi mất đi thì sẽ không bao giờ thu lại được. 189 00:10:14,741 --> 00:10:17,849 Vậy nếu gia nhập ngành và khoan dầu, 190 00:10:17,849 --> 00:10:21,548 bạn sẽ không lấy lại được số tiền này khi rút khỏi ngành. 191 00:10:22,368 --> 00:10:24,930 Điều này có nghĩa bạn sẽ không muốn nhập ngành, 192 00:10:24,930 --> 00:10:30,286 trừ khi bạn kỳ vọng giá dầu giữ ở trên mức cực tiểu 193 00:10:30,286 --> 00:10:33,658 của đường chi phí trung bình 194 00:10:33,658 --> 00:10:38,828 đủ lâu để bạn kịp thu hồi chi phí gia nhập ngành. 195 00:10:39,435 --> 00:10:43,530 Vậy chỉ vì giá tăng trên mức chi phí trung bình một chút, 196 00:10:43,530 --> 00:10:46,498 bạn sẽ không ngay lập tức nhảy vào ngành đó. 197 00:10:46,786 --> 00:10:50,040 Bạn phải kỳ vọng là giá sẽ được giữ 198 00:10:50,040 --> 00:10:53,958 trên mức chi phí trung bình đủ lâu để bạn 199 00:10:53,958 --> 00:10:56,039 thu hồi chi phí gia nhập ngành. 200 00:10:56,954 --> 00:10:59,914 Cũng vì lý do này, - nếu có chi phí rời khỏi ngành - 201 00:10:59,925 --> 00:11:02,595 ví dụ phải đóng giếng khoan 202 00:11:02,595 --> 00:11:05,397 hay đổ xi măng lấp giếng khi rời khỏi ngành 203 00:11:05,397 --> 00:11:08,393 như ở Mỹ, khi giá xuống thấp 204 00:11:08,393 --> 00:11:11,382 dưới mức chi phí trung bình có thể là cách tốt nhất 205 00:11:11,382 --> 00:11:14,532 để xử lý vấn đề, vào một thời điểm nào đó trước khi bạn rút đi. 206 00:11:14,905 --> 00:11:20,795 Chỉ khi kỳ vọng giá dầu thấp hơn mức cực tiểu 207 00:11:20,795 --> 00:11:23,724 của chi phí trung bình trong một khoảng thời gian dài 208 00:11:23,724 --> 00:11:26,332 thì bạn mới nên rời khỏi ngành. 209 00:11:26,596 --> 00:11:30,265 Rốt cuộc, nếu giá dầu giảm xuống dưới mức chi phí trung bình 210 00:11:30,265 --> 00:11:32,958 chỉ một chút, rồi lại tăng lên 211 00:11:32,958 --> 00:11:35,944 thì vẫn có thể thu được lợi nhuận suốt đời. 212 00:11:36,370 --> 00:11:38,977 Vậy, gia nhập và rời khỏi ngành có thể khá phức tạp, 213 00:11:38,977 --> 00:11:40,665 bởi bạn phải tính toán 214 00:11:40,665 --> 00:11:44,798 về lợi nhuận suốt đời, chứ không chỉ là lợi nhuận tức thời. 215 00:11:45,194 --> 00:11:47,874 Tuy nhiên, kiến thức chúng ta rút ra khá đơn giản. 216 00:11:47,874 --> 00:11:52,055 Doanh nghiệp tìm kiếm lợi nhuận, và họ muốn tránh bị tổn thất. 217 00:11:52,231 --> 00:11:56,241 Vì thế, doanh nghiệp sẽ gia nhập ngành khi giá cả ở trên mức 218 00:11:56,241 --> 00:11:58,577 chi phí trung bình và có thể tạo ra lợi nhuận; 219 00:11:58,577 --> 00:12:02,174 và doanh nghiệp sẽ rút khỏi ngành khi giá cả thấp hơn chi phí trung bình. 220 00:12:02,503 --> 00:12:03,574 Cảm ơn các bạn. 221 00:12:04,630 --> 00:12:08,145 - [Lời dẫn] Nếu muốn tự kiểm tra, hãy nhấn "Practice Questions". 222 00:12:08,427 --> 00:12:11,989 Còn đã sẵn sàng học tiếp, hãy nhấn "Next Video". 223 00:12:12,509 --> 00:12:14,709 ♪ [âm nhạc] ♪