< Return to Video

Jonas Eliasson: Làm thế nào để giải quyết tắc nghẽn giao thông.

  • 0:02 - 0:05
    Xin chào. Tôi ở đây để nói về sự tắc nghẽn
  • 0:05 - 0:06
    được gọi tên là tắc đường.
  • 0:06 - 0:08
    Tắc đường là một hiện tượng mang tính chất lan toả
  • 0:08 - 0:11
    Về cơ bản nó tồn tại ở tất cả các thành phố trên khắp thế giới
  • 0:11 - 0:13
    điều này có chút xíu ngạc nhiên khi các bạn nghĩ về nó.
  • 0:13 - 0:16
    Ý của tôi thực chất là, nghĩ về các thành phố khác nhau như thế nào
  • 0:16 - 0:18
    ý của tôi là, các bạn có các thành phố Châu Âu điển hình
  • 0:18 - 0:21
    với trung tâm thành thị đông đúc và phương tiện công cộng tốt
  • 0:21 - 0:23
    đa phần là thế, chứ không phải là rất nhiều không gian đường phố
  • 0:23 - 0:26
    Nhưng bạn cũng có những thành phố kiểu Mỹ
  • 0:26 - 0:28
    Nó tự mình di chuyển.
  • 0:28 - 0:31
    Dù sao đi nữa, các thành phố kiểu Mỹ là:
  • 0:31 - 0:34
    vô vàn các con đường tỏa đi nhiều hướng khác nhau trong không gian rộng lớn,
  • 0:34 - 0:36
    gần như không có phương tiện giao thông công cộng.
  • 0:36 - 0:38
    Và chúng ta có những thành phố mới nổi
  • 0:38 - 0:40
    với sự pha trộn của đủ loại phương tiện,
  • 0:40 - 0:42
    sự pha trộn của các làn đường, và cũng phân tán hơn
  • 0:42 - 0:45
    nhưng thường là những trung tâm thành thị rất đông đúc
  • 0:45 - 0:47
    Và những nhà hoạch định giao thông trên khắp thế giới đã và đang thử
  • 0:47 - 0:51
    rất nhiều cách định lượng khác nhau: đô thị đông đức hay đô thị phân tán
  • 0:51 - 0:53
    vô vàn còn đường hay vô vàn phương tiện giao thông công cộng
  • 0:53 - 0:56
    hay rất nhiều tuyến đường xe đạp hoặc nhiều thông tin khác
  • 0:56 - 1:00
    và rất nhiều điều khác nữa, nhưng dường như không có phương án nào hoạt động.
  • 1:00 - 1:03
    Nhưng tất cả những nỗ lực ấy có một điểm chung
  • 1:03 - 1:05
    Chúng cơ bản tập trung vào tìm ra
  • 1:05 - 1:09
    mọi người nên làn gì thay vì lái xe vào giờ cao điểm
  • 1:09 - 1:12
    Những nỗ lực đó là cần thiết, đi thẳng vào vấn đề, để hoạch định
  • 1:12 - 1:15
    mọi người nên làm gì, hoạch đình cuộc sống của họ.
  • 1:15 - 1:17
    hoạch định một hệ thống xã hội phức tạp
  • 1:17 - 1:20
    là một điều khó để làm, và để tôi kể cho các bạn nghe một câu chuyện.
  • 1:20 - 1:23
    Quay trở về năm 1989, khi thành Berlin sụp đổ
  • 1:23 - 1:26
    một nhà hoạch định đô thị ở Luân Đôn nhận một cuộc gọi
  • 1:26 - 1:28
    từ một người đồng nghiêp ở Moscow nói đại khái là
  • 1:28 - 1:31
    "Chào, Vladimir đây. Tôi muốn biết,
  • 1:31 - 1:34
    Ai quản lý viêc cung cấp bánh mì của Luân Đôn?"
  • 1:34 - 1:36
    Và nhà hoạch định ở London nói:
  • 1:36 - 1:38
    "Ý của ông là gì, ai quản lý (việc cung cấp bánh mì) của London-
  • 1:38 - 1:39
    Ý tôi là, không ai hết."
  • 1:39 - 1:41
    "Oh, nhưng chắc phải có ai đó chứ.
  • 1:41 - 1:44
    Ý của tôi là, nó là một hệ thống phức tạp. Phải có một ai đó kiểm soát nó"
  • 1:44 - 1:47
    "Không. Không. Không ai hết mà.
  • 1:47 - 1:50
    Ý tôi là, thật ra,--Tôi chưa bao giờ thực sự nghĩ đến nó.
  • 1:50 - 1:53
    Nó tự quản lý hoạt động bằng bản thân nó."
  • 1:53 - 1:55
    Nó tự hình thành.
  • 1:55 - 1:58
    Đó là một ví dụ về một hệ thống xã hội phức tạp
  • 1:58 - 2:01
    nó có khẳ năng tự tổ chức
  • 2:01 - 2:03
    và đây thực sự là một cái nhìn sâu sắc.
  • 2:03 - 2:07
    Khi bạn cố giải quyết những vấn đề xã hội phức tạp,
  • 2:07 - 2:08
    điều đúng đắn phải làm là
  • 2:08 - 2:10
    tạo ra sự khuyến khích.
  • 2:10 - 2:12
    Bạn không lên kế hoạch các tiểu tiết,
  • 2:12 - 2:15
    và mọi người sẽ tìm ra phải làm gì,
  • 2:15 - 2:16
    làm thế nào để thích nghi với khuôn khổ mới
  • 2:16 - 2:20
    Và bây giờ hãy xem làm thế nào chúng ta có thể sử dụng nhận thức này
  • 2:20 - 2:22
    để xử lý vấn đề tắc đường
  • 2:22 - 2:24
    Đây là bản đồ của Stockholm, quê hương tôi.
  • 2:24 - 2:27
    Stockholm là một thành phố có diện tích trung bình, có khoảng 2 triệu người,
  • 2:27 - 2:30
    nhưng Stockholm có rất nhiều rất nhiều nước
  • 2:30 - 2:33
    bằng nghĩa với việc có rất nhiều cây cầu- những cây cầu nhỏ hoặc cũ-
  • 2:33 - 2:37
    điều đó có nghĩa tắc đường xảy ra rất nhiều
  • 2:37 - 2:40
    Và những chấm đỏ này chỉ ra những phần tắc đường nhiều nhất
  • 2:40 - 2:43
    đó cũng chính là những cây cầu dẫn tới trung tâm thành phố
  • 2:43 - 2:45
    Và có người đã đưa ra ý kiến rằng,
  • 2:45 - 2:47
    ngoại trừ việc có phương tiện giao thông công cộng tốt
  • 2:47 - 2:50
    ngoại trừ việc dùng tiền để xây dựng các con đường
  • 2:50 - 2:54
    hãy thử thu phí các lãi xe từ 1 đến 2 euros ở những điểm tắc nghẽn này.
  • 2:54 - 2:57
    1-2 euros, đó không phải là một số tiền lớn,
  • 2:57 - 2:59
    Ý tôi là so sánh với tiền đỗ xe, và các chi phí khác, vân vân.,
  • 2:59 - 3:02
    cho nên bạn có thể đoán là các lái xe
  • 3:02 - 3:05
    sẽ không phản ứng gì với số phí nhỏ này
  • 3:05 - 3:06
    Bạn đã sai.
  • 3:06 - 3:10
    1-2 euros đủ để làm 20% số lượng ô tô
  • 3:10 - 3:12
    biến mất trong giờ cao điểm.
  • 3:12 - 3:16
    20%, nó là một con số khá khổng lồ, bạn có thể nghĩ,
  • 3:16 - 3:18
    nhưng chúng ta vẫn còn 80% của vấn đề, đúng không?
  • 3:18 - 3:20
    Bởi bạn vẫn còn 80% tham gia giao thông.
  • 3:20 - 3:23
    Và điều đó cũng sai, bởi giao thông diễn ra
  • 3:23 - 3:26
    là một hiện tượng phi tuyến tính, có nghĩa ra
  • 3:26 - 3:29
    khi bạn đạt tới một ngưỡng không gian nhất định nào đó
  • 3:29 - 3:32
    thì sự tắc nghẽn bắt đầu gia tăng rất nhanh.
  • 3:32 - 3:35
    Nhưng may mắn thay, điều này cũng xảy ra ở chiều hướng ngược lại.
  • 3:35 - 3:38
    Nếu bạn có thể giảm lượng giao thông như thế nào đó, thì sự nghẽn
  • 3:38 - 3:42
    sẽ giảm nhanh hơn mức bạn nghĩ.
  • 3:42 - 3:45
    Vậy phí tắc nghẽn đã được ban hành ở Stockholm
  • 3:45 - 3:49
    vào ngày 3 tháng 1, 2006, và đây là bức tranh đầu tiên
  • 3:49 - 3:53
    ở Stockholm, một trong những tuyến đường điển hình, ngày 2 tháng 1
  • 3:53 - 3:57
    Ngày đầu tiên với thu phí tắc được trông như thế này
  • 3:57 - 4:00
    Đây là những gì đã diễn ra khi bạn giảm
  • 4:00 - 4:02
    20% số lượng ô tô trên các con đường
  • 4:02 - 4:05
    Bạn thực sự giảm sự tắc nghẽn một cách đáng kể.
  • 4:05 - 4:08
    Nhưng, như tôi đã nói, các lái xe thích nghi, đúng không?
  • 4:08 - 4:11
    Vây, sau đó một thời gian, họ sẽ trở lại bởi họ
  • 4:11 - 4:13
    bởi họ phần nào cũng quen với việc thu phí này.
  • 4:13 - 4:16
    Lại sai nữa. Đã sáu năm rưỡi
  • 4:16 - 4:18
    kể từ khi phí tắc nghẽn được giới thiệu ở Stockholm,
  • 4:18 - 4:22
    và chúng ta cơ bản vẫn duy trì được lượng giao thông mức độ thấp.
  • 4:22 - 4:25
    Nhưng như các bạn thấy, ở đây có một bản đồ rất thú vị trong chuỗi thời gian
  • 4:25 - 4:26
    vào năm 2007.
  • 4:26 - 4:29
    Vấn đề là, phí tắc nghẽn,
  • 4:29 - 4:32
    đã được giới thiệu lần đầu như một phép thử, vì vậy nó đã được đưa ra
  • 4:32 - 4:36
    vào tháng 1 và bị bãi bỏ lại vào cuối tháng 6,
  • 4:36 - 4:38
    theo trưng cầu dân ý, và sau đó nó lại được đưa ra một lần nữa
  • 4:38 - 4:42
    vào năm 2007, thực sự là một cơ hội khoa học tuyệt với.
  • 4:42 - 4:47
    Ý của tôi là, đó thực sự là một thử nghiệm thú vị để bắt đầu,
  • 4:47 - 4:48
    và chúng ta phải làm nó 2 lần
  • 4:48 - 4:50
    Và theo ý của riêng tôi, tôi muốn thực thi nó(phí tắc nghẽn) mỗi năm một lần hoặc tương tự vậy,
  • 4:50 - 4:52
    nhưng họ không để tôi làm như thế.
  • 4:52 - 4:54
    Nhưng dù sao nó cũng rất thú vị.
  • 4:54 - 4:57
    Chúng tôi theo sau đó. Điều gì đã xảy ra?
  • 4:57 - 5:01
    Đây là ngày cuối cùng của luật thu phí tắc nghẽn, 31 tháng 7
  • 5:01 - 5:03
    và bạn đang thấy cùng một con đường, nhưng vào mùa hè
  • 5:03 - 5:05
    và mùa hè ở Stockholm khoảng thời gian rất đẹp
  • 5:05 - 5:07
    khoảng thời gian nhẹ nhàng của năm,
  • 5:07 - 5:10
    và ngày đầu tiền không còn thu phí tắc nghẽn
  • 5:10 - 5:11
    trông như thế này.
  • 5:11 - 5:14
    Tất cả ô tô đã trở lại, và bạn thậm chí còn phải ngưỡng mộ
  • 5:14 - 5:17
    các lại xe. Họ thích nghi quá nhanh.
  • 5:17 - 5:19
    Ngày đầu tiên tất cả quay trở lại.
  • 5:19 - 5:24
    Và hậu quả của nó kéo dài. Và biểu đồ năm 2007 trông như thế này.
  • 5:24 - 5:27
    Và biểu đồ giao thông thực sự là thú vị
  • 5:27 - 5:29
    và có một chút ngạc nhiên và rất hữu ích để biết,
  • 5:29 - 5:32
    cái slide đáng ngạc nhiên nhất ở đây
  • 5:32 - 5:36
    cái tôi sẽ cho các bạn xem hôm nay không phải là cái này. Là cái này cơ.
  • 5:36 - 5:40
    Nó cho ta thấy sự ủng hộ của cộng đồng với việc thu phí tắc nghẽn ở Stockholm,
  • 5:40 - 5:42
    và bạn thấy rằng khi thu phí tắc nghẽn được giới thiệu
  • 5:42 - 5:47
    vào đầu năm 2006, mọi người đã chống lại nó một cách gay gắt
  • 5:47 - 5:50
    70% dân số không muốn nó.
  • 5:50 - 5:51
    Nhưng điều đã xảy ra với lệ phí tắc nghẽn
  • 5:51 - 5:55
    không phải điều mà bạn trông đợi, bạn sẽ ghét nó nhiều hơn
  • 5:55 - 5:58
    không, trái lại, họ đã thay đổi, lên tới mức
  • 5:58 - 6:02
    mà chúng ta có tới 70% ủng hộ cho việc tiếp tục thu phí
  • 6:02 - 6:03
    có nghĩa rằng--Ý của tôi là, hãy để tôi nhắc lại một lần nữa
  • 6:03 - 6:06
    70% dân số ở Stokholm
  • 6:06 - 6:10
    muốn duy trì lệ phí cho một điều mà đã từng miễn phí
  • 6:10 - 6:14
    Vậy làm sao nó có thể như thế? Tại sao lại vậy?
  • 6:14 - 6:17
    Hãy nghĩ về nó theo cách này. Ai đã thay đổi?
  • 6:17 - 6:19
    20% các lại xe biến mất,
  • 6:19 - 6:21
    Chắc chắn họ phải phẫn nộ với cách này
  • 6:21 - 6:24
    Và họ đã đi đâu? Nếu chúng ta hiểu điều này
  • 6:24 - 6:28
    thì chúng ta có thể hiểu được làm thế nào mọi người lại hài lòng với nó.
  • 6:28 - 6:30
    Vậy chúng tôi làm một cuộc điều tra lớn
  • 6:30 - 6:32
    với rất nhiều dịch vụ du lịch, và cố để hiểu
  • 6:32 - 6:34
    ai đã thay đổi, và họ đi đâu?
  • 6:34 - 6:38
    Và kết quả là chính họ cũng không biết. (Cười)
  • 6:38 - 6:43
    Vì lý do nào đó, mà các lái xe =
  • 6:43 - 6:47
    họ tin, họ vẫn đi con đường mà họ vẫn đi
  • 6:47 - 6:49
    Tại sao lai như vây? Bởi vì những thành phần tham gia giao thông
  • 6:49 - 6:51
    không ổn đinh như bạn tưởng.
  • 6:51 - 6:54
    Mỗi ngày, mọi người lại ra một quyết định mới, và mọi người đổi thay
  • 6:54 - 6:57
    và thể giới thay đổi xung quanh họ, mỗi ngày
  • 6:57 - 7:00
    tất cả những quyết đinh ấy như một cú huých nhẹ
  • 7:00 - 7:02
    khỏi giờ cao điểm
  • 7:02 - 7:04
    theo cách mà ngay cả họ cũng không chú ý.
  • 7:04 - 7:06
    chính họ cũng không tự nhận thức được điều đó.
  • 7:06 - 7:09
    Và câu hỏi khác, ai đã thay đổi cách suy nghĩ của họ?
  • 7:09 - 7:11
    Ai đã thay đổi ý kiến của họ, và tại sao?
  • 7:11 - 7:14
    Vì thế chúng tôi làm một cuộc điều tra khác, cố để hiểu
  • 7:14 - 7:18
    tại sao họ thay đổi, và nhưng nhóm người nào thay đổi?
  • 7:18 - 7:21
    Sau khi phân tích câu trả lời, kết quả là
  • 7:21 - 7:25
    hơn nửa trong số họ tin rằng họ đã không thay đổi ý kiến.
  • 7:25 - 7:27
    Thực sự họ tự tin rằng họ
  • 7:27 - 7:30
    luôn thích lệ phí tắc nghẽn ngay từ đầu đến bây giờ
  • 7:30 - 7:32
    Điều này có nghĩa, chúng ta đang ở một vị trí
  • 7:32 - 7:35
    chúng ta đã giảm lượng giao thông
  • 7:35 - 7:38
    20% và giảm một lượng tắc nghẽn đáng kể
  • 7:38 - 7:41
    và mọi người thậm chí không nhận thức là họ thay đổi
  • 7:41 - 7:45
    và họ thực tự tin rằng, họ thích nó từ đầu.
  • 7:45 - 7:49
    Đây là sức mạnh của một những cái huých khi cố gắng giải quyết
  • 7:49 - 7:51
    những vấn đề phức tạp của xã hôi, và khi nào bạn làm điều đó,
  • 7:51 - 7:55
    bạn không nên cố nói với mọi người rằng làm thế nào để thích nghi.
  • 7:55 - 7:57
    bạn nên chỉ đẩy họ theo hướng đúng.
  • 7:57 - 7:59
    Và nếu bạn làm điều đó đúng,
  • 7:59 - 8:01
    mọi người sẽ thực sự dám thay đổi,
  • 8:01 - 8:04
    và nếu bạn làm đúng, mọi người thậm chí sẽ thích nó.
  • 8:04 - 8:07
    Cảm ơn. (Vỗ tay)
Title:
Jonas Eliasson: Làm thế nào để giải quyết tắc nghẽn giao thông.
Speaker:
Jonas Eliasson
Description:

Có một sự thật đáng buồn là ở hầu hết những thành phố lớn đều kẹt xe, nhất là vào giờ cao điểm. Jonas Eliasson khám phá cách mà chỉ cần loại bỏ một lượng nhỏ lái xe ở những con phố chính thì việc kẹt xe chỉ còn là điều trong quá khứ. (Được quay ở TEDxHalvetia)

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
08:27
Dimitra Papageorgiou approved Vietnamese subtitles for How to solve traffic jams
Trang Do accepted Vietnamese subtitles for How to solve traffic jams
Trang Do edited Vietnamese subtitles for How to solve traffic jams
Hong Nguyen edited Vietnamese subtitles for How to solve traffic jams
Hong Nguyen edited Vietnamese subtitles for How to solve traffic jams
Hong Nguyen added a translation

Vietnamese subtitles

Revisions