< Return to Video

Thiên tài của bảng tuần hoàn Mendeleev - Lou Serico

  • 0:14 - 0:17
    Bảng tuần hoàn có thể được nhận ra ngay lập tức.
  • 0:17 - 0:20
    Nó không phải chỉ xuất hiện trong mỗi phòng thí nghiệm hóa học trên toàn thế giới,
  • 0:20 - 0:23
    mà còn được tìm thấy trên áo thun, cốc cà phê, và rèm phòng tắm.
  • 0:23 - 0:26
    Nhưng bảng tuần hoàn không phải là một biểu tượng hợp thời trang.
  • 0:26 - 0:29
    Đó là một tấm bảng lớn của một con người thiên tài,
  • 0:29 - 0:35
    cùng với Taj Mahal, Mona Lisa và bánh sandwich kem
  • 0:35 - 0:40
    và tác giả của bảng, Dmitri Mendeleev, là một nhà khoa học tài ba nổi tiếng.
  • 0:40 - 0:43
    Nhưng tại sao? Điều gì tuyệt vời đến vậy về ông ta và tác phẩm của mình?
  • 0:43 - 0:46
    Có phải vì ông đã thực hiện một danh sách toàn diện của các nguyên tố đã biết?
  • 0:46 - 0:50
    Nah, bạn không kiếm được một vị trí trong khoa học Valhalla khi chỉ lập nên một danh sách.
  • 0:50 - 0:55
    Bên cạnh đó, Mendeleev không phải người đầu tiên làm điều đó.
  • 0:55 - 0:59
    Hay vì Mendeleev đã sắp xếp các nguyên tố với tính chất tương tự nhau thành hàng/ cột?
  • 0:59 - 1:01
    Không hẳn, điều đó cũng đã được thực hiện rồi.
  • 1:01 - 1:04
    Vậy, cái tài của Mendeleev là gì?
  • 1:04 - 1:08
    Hãy cùng xem một trong các phiên bản đầu tiên của bảng tuần hoàn khoảng năm 1870.
  • 1:08 - 1:12
    Ở đây chúng ta thấy các nguyên tố được biểu thị bởi hai chữ cái đầu tiên xếp trong một bảng các yếu tố.
  • 1:12 - 1:15
    Kiểm tra cột thứ ba, hàng thứ năm.
  • 1:15 - 1:17
    Có một dấu gạch ngang ở đó.
  • 1:17 - 1:22
    Dấu gạch khiêm tốn đó đã gợi lên ý tưởng thiên tài của Mendeleev.
  • 1:22 - 1:26
    Dấu gạch ngang đó là khoa học.
  • 1:26 - 1:29
    Bằng cách đặt dấu gạch ngang ở đó, Dmitri đã tuyên bố mạnh mẽ rằng
  • 1:29 - 1:31
    Ông nói - và tôi đang lặp lại đây--
  • 1:31 - 1:36
    Chúng ta chưa phát hiện ra các nguyên tố này. Trong khi chờ đợi, tôi sẽ cho nó một cái tên.
  • 1:36 - 1:40
    Nó cách nhôm một bước, vì vậy ta hãy gọi nó là eka-nhôm,
  • 1:40 - 1:42
    "eka" là tiếng Phạn cho một.
  • 1:42 - 1:46
    Chưa ai tìm thấy eka-nhôm cả, vì vậy ta không biết bất cứ điều gì về nó, đúng không?
  • 1:46 - 1:51
    Sai! Dựa trên vị trí của nó, tôi có thể cho bạn biết tất cả về nó.
  • 1:51 - 1:56
    Trước hết, một nguyên tử eka-nhôm có nguyên tử lượng của 68,
  • 1:56 - 1:58
    nặng hơn một nguyên tử hiđrô 68 lần.
  • 1:58 - 2:03
    Khi eka-nhôm bị cô lập, bạn sẽ thấy nó là một kim loại rắn ở nhiệt độ phòng.
  • 2:03 - 2:05
    Nó có ánh kim, nó dẫn nhiệt thực sự tốt,
  • 2:05 - 2:07
    nó có thể được tán phẳng thành tấm, kéo dài thành dây,
  • 2:07 - 2:12
    nhưng điểm nóng chảy của nó thấp. Như thế, thấp một cách kì lạ.
  • 2:12 - 2:16
    Oh, và một cm khối của nó sẽ cân nặng 6 gam.
  • 2:16 - 2:20
    Mendeleev có thể dự đoán tất cả những điều này chỉ đơn giản nhìn từ vị trí của nó trong bảng tuần hoàn.
  • 2:20 - 2:24
    và sự hiểu biết của ông về tính chất của các nguyên tố xung quanh nó.
  • 2:24 - 2:26
    Một vài năm sau dự đoán này,
  • 2:26 - 2:29
    một chàng trai người Pháp tên là Paul Émile Lecoq de Boisbaudran
  • 2:29 - 2:31
    đã phát hiện ra một nguyên tố mới trong quặng mẫu
  • 2:31 - 2:35
    và đặt tên nó là Gali, dựa theo tên Gaul, một cái tên lịch sử của nước Pháp.
  • 2:35 - 2:39
    Gali cách nhôm một bước trên bảng tuần hoàn.
  • 2:39 - 2:43
    Nó là eka-nhôm. Vậy dự đoán của Mendeleev có đúng không?
  • 2:43 - 2:47
    Khối lượng nguyên tử của gali là 69.72.
  • 2:47 - 2:51
    Một cm khối của nó nặng 5,9 gram.
  • 2:51 - 2:53
    nó là một kim loại rắn ở nhiệt độ phòng,
  • 2:53 - 2:56
    nhưng nó nóng chảy ở 30 độ Celsius,
  • 2:56 - 2:59
    85 độ Fahrenheit.
  • 2:59 - 3:01
    Nó tan chảy trong miệng của bạn và trong tay của bạn.
  • 3:01 - 3:04
    Mendeleev không chỉ dự đoán về Gali,
  • 3:04 - 3:07
    ông cũng dự đoán các nguyên tố khác chưa biết vào lúc đó:
  • 3:07 - 3:10
    scandi, gecmani, rheni.
  • 3:10 - 3:14
    Nguyên tố mà ông gọi là eka-mangan bây giờ được gọi là tecneti.
  • 3:14 - 3:22
    Tecneti rất hiếm nên nó không thể được cô lập cho đến khi nó được tổng hợp trong một máy gia tốc vào năm 1937,
  • 3:22 - 3:26
    gần 70 năm sau khi Dmitri dự đoán về sự tồn tại của nó,
  • 3:26 - 3:29
    30 năm sau khi ông qua đời.
  • 3:29 - 3:35
    Dmitri mất mà không có giải thưởng Nobel 1907, nhưng ông đã nhận được một vinh dự đặc quyền hơn thế.
  • 3:35 - 3:43
    Năm 1955, nhà khoa học tại UC Berkeley chế tạo thành công 17 nguyên tử của một nguyên tố vốn chưa được khám phá trước đây
  • 3:43 - 3:48
    Nguyên tố này lấp đầy một chỗ trống trong bảng tuần hoàn tại ô số 101,
  • 3:48 - 3:53
    và được chính thức đặt tên là Mendelevi vào năm 1963.
  • 3:53 - 3:56
    Đã có hơn 800 người đoạt giải Nobel,
  • 3:56 - 4:00
    nhưng chỉ có 15 nguyên tố đặt theo tên họ.
  • 4:00 - 4:02
    Vì vậy lần tới khi bạn dùng bảng tuần hoàn,
  • 4:02 - 4:07
    dù đó là trên tường của lớp đại học hoặc một cốc cà phê giá 5 đô la,
  • 4:07 - 4:11
    Dmitri Mendeleev, kiến trúc sư của bảng tuần hoàn,
  • 4:11 - 4:13
    sẽ nhìn lại bạn đấy.
Title:
Thiên tài của bảng tuần hoàn Mendeleev - Lou Serico
Speaker:
Lou Serico
Description:

Xem bài học đầy đủ tại: http://ed.ted.com/lessons/the-genius-of-mendeleev-s-periodic-table-lou-serico

Các nguyên tố đã được liệt kê và sắp xếp một cách cẩn thận trước thời của Dmitri Mendeleev. Chúng thậm chí còn được sắp xếp dựa theo các tính chất tương tự từ trước. Vậy tại sao bảng tuần hoàn Mendeelev lại là thứ duy nhất còn tồn tại và được biết đến? Lou Serico giải thích thông qua eka-nhôm, một nguyên tố mà sự tồn tại của nó đã được Mendeelev dự đoán nhiều năm trước khi nó thực sự được phát hiện.

Bài học: Lou Serico, Hoạt hình: TED-Ed.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
04:25

Vietnamese subtitles

Revisions