Ngôn ngữ của lời nói dối — Noah Zandan
-
0:09 - 0:11"Xin lỗi, điện thoại tôi hết pin."
-
0:11 - 0:13"Tôi không sao cả. Tôi ổn."
-
0:13 - 0:17"Những luận điệu đó
hoàn toàn vô căn cứ." -
0:17 - 0:20"Công ty không biết
về bất cứ hành vi sai trật nào" -
0:21 - 0:23"Anh yêu em."
-
0:23 - 0:26Chúng ta nghe ở bất cứ đâu
từ 10 đến 200 lời nói dối mỗi ngày, -
0:26 - 0:30và chúng ta dành phần lớn lịch sử
để tìm những cách phát hiện chúng, -
0:30 - 0:33từ những hình thức tra tấn thời trung cổ
cho đến những máy dò, -
0:33 - 0:36kiểm tra huyết áp và hơi thở,
phân tích mức độ căng thẳng giọng nói, -
0:36 - 0:39theo dõi cử động mắt, quét sóng não,
-
0:39 - 0:42và cả những máy điện não đồ 400 pound.
-
0:42 - 0:45Nhưng bất chấp việc máy móc
được sử dụng, -
0:45 - 0:48phần lớn đều bị lừa
nếu có đủ thời gian chuẩn bị, -
0:48 - 0:52và không có loại nào có đủ độ tin cậy
để sử dụng tại tòa. -
0:52 - 0:54Nhưng, nếu như vấn đề
không nằm ở công nghệ, -
0:54 - 0:59mà có lẽ ở lời nói dối
tạo ra sự thay đổi sinh học? -
0:59 - 1:02Sẽ ra sao nếu chúng ta
tiếp cận một cách trực tiếp hơn, -
1:02 - 1:04sử dụng khoa học truyền thông
để phân tích chính lời nói dối? -
1:05 - 1:09Ở mức độ tâm lý học, chúng ta nói dối để
vẽ nên bức tranh tốt đẹp hơn về bản thân, -
1:09 - 1:13kết nối khả năng tưởng tượng của chúng ta
với người chúng ta mơ ước trở thành -
1:13 - 1:15hơn là bản thân hiện tại.
-
1:15 - 1:19Nhưng trong khi bộ não đang bận mơ tưởng,
nó để lộ ra rất nhiều dấu hiệu. -
1:19 - 1:24Khả năng lý trí chỉ điều khiển khoảng
5% biểu hiện nhận thức. -
1:24 - 1:25bao gồm giao tiếp,
-
1:25 - 1:29trong khi 95% còn lại xảy ra
cách vô thức, -
1:29 - 1:32và dựa trên tài liệu
kiểm định thực tế, -
1:32 - 1:34những câu chuyên dựa trên
kinh nghiệm tưởng tượng -
1:34 - 1:38có chât lượng khác với
những chuyện dựa trên kinh nghiệm thực tế. -
1:38 - 1:42Điều đó gợi ý rằng tạo ra một câu chuyện
giả về chủ đề cá nhân -
1:42 - 1:45dẫn đến việc một khuôn mẫu ngôn ngữ khác
được sử dụng. . -
1:45 - 1:48Một công nghệ được gọi là
phân tích ngôn ngữ -
1:48 - 1:51góp phần giúp xác định
4 mẫu thường gặp -
1:51 - 1:53trong ngôn ngữ tiềm thức của lời nói dối,
-
1:54 - 1:58Đầu tiên, người ta ít nói về chính mình,
khi tạo ra một lời nói dối. -
1:58 - 2:02Họ viết hoặc nói nhiều hơn về người khác,
thường dùng đến ngôi thứ ba -
2:02 - 2:05để tạo khoảng cách và phân biệt
họ với lời nói dối của họ, -
2:05 - 2:07nghe có vẻ càng giả tạo hơn:
-
2:07 - 2:10"Tuyệt đối không có party nào
đã được tố chức trong nhà cả" -
2:10 - 2:12hay "Tôi không có tổ chức tiệc ở đây,"
-
2:13 - 2:16Thứ hai, lời nói dối
có khuynh hướng phủ định, -
2:16 - 2:19vì trong tiềm thức,
họ cảm thấy có lỗi vì nói dối. -
2:19 - 2:21Ví dụ, một lời nói dối có dạng như,
-
2:21 - 2:26"Xin lỗi, chiếc điện thoại ngu ngốc
của tôi hết pin. Tôi ghét điều đó." -
2:26 - 2:29Thứ ba, lời nói dối giải thích sự kiện
bằng một cụm từ đơn giản -
2:29 - 2:32trong khi bộ não chúng ta cố
để tạo nên một lời nói dối phức tạp. -
2:32 - 2:33Phán xét và đánh giá
-
2:33 - 2:36là những thứ phức tạp
đối với bộ não để xử lý. -
2:36 - 2:39Một tổng thống Mỹ đã có
một tuyên bố nổi tiếng: -
2:39 - 2:42"Tôi không có mối quan hệ tình cảm nào
với cô ta." -
2:42 - 2:45Và cuối cùng, trong khi lời nói dối
cố để miêu tả đơn giản, -
2:45 - 2:48nó lại có khuynh hướng sử dụng câu dài
và cấu trúc phức tạp, -
2:48 - 2:50chèn thêm những từ không cần thiết
-
2:50 - 2:53và không thích hợp nhưng nghe có vẻ
có căn cứ để thêm vào lời nói dối. -
2:53 - 2:56Một tổng thống bị cáo buộc khác tuyên bố:
-
2:56 - 3:00"Tôi có thể khẳng định dứt khoát rằng,
cuộc điều tra đã chỉ ra -
3:00 - 3:01không một nhân viên Nhà Trắng nào,
-
3:01 - 3:04không một ai đang làm việc ở hiện tại
-
3:04 - 3:07bị dính líu đến vụ tai nạn kì lạ này."
-
3:07 - 3:10Chúng ta hãy áp dụng phân tích ngôn ngữ
vào một vài ví dụ nổi tiếng. -
3:10 - 3:13Nhà vô địch 7 lần của Tour de France,
Lance Amstrong. -
3:13 - 3:15Khi so sánh một bài phỏng vấn năm 2005,
-
3:15 - 3:18trong đó anh ta phủ nhận việc sử dụng
chất kích thích -
3:18 - 3:21với một bài năm 2013,
mà anh ta thừa nhận, -
3:21 - 3:25anh ta sử dụng thêm các đại từ
tăng gần 3/4 lần. -
3:25 - 3:28Chú ý sự tương phản của 2 câu nói sau đây.
-
3:28 - 3:32Một: "OK, bạn biết đó, một gã ở Pháp,
trong một phòng thí nghiệm tại Paris -
3:32 - 3:36mở mẫu thử của bạn ra, là Jean-Francis,
và gã kiểm tra nó. -
3:36 - 3:39Và rồi bạn nhận một cú điện từ báo chí
và nói rằng: -
3:39 - 3:42"Chúng tôi tìm thấy EPO
gấp 6 lần cho phép." -
3:43 - 3:45Hai: "Tôi đánh mất mình qua chuyện đó.
-
3:45 - 3:48Tôi chắc rằng cũng có người
không thể điều khiển được nó, -
3:48 - 3:50và dĩ nhiên tôi cũng không thể,
-
3:50 - 3:53và tôi đã từng điều khiển được mọi thứ
trong cuộc sống của mình. -
3:53 - 3:55Tôi điều khiển mọi tác động
của cuộc sống mình." -
3:55 - 3:59Trong lời phủ nhận của mình,
Armstrong miêu tả một hoàn cảnh giả định -
3:59 - 4:00tập trung vào một đối tượng khác,
-
4:00 - 4:03và hoàn cảnh đó
hoàn toàn không liên quan đến bản thân, -
4:03 - 4:06Trong lời thú nhận,
anh ta làm chủ tình thế của mình, -
4:06 - 4:09đào sâu cảm xúc và động cơ cá nhân.
-
4:09 - 4:13Nhưng việc sử dụng đại từ nhân xưng
chỉ là một dấu hiệu của nói dối. -
4:13 - 4:15Hãy cùng xem xét một ví dụ
từ vị thượng nghị sĩ tiền nhiệm -
4:15 - 4:17và ứng cử viên tổng thống Mỹ John Edwards:
-
4:17 - 4:21"Tôi chỉ biết người cha trên danh nghĩa
đã nói trước công chúng rằng -
4:21 - 4:23ông ta là cha của đứa bé.
-
4:23 - 4:26Tôi cũng không bị ràng buộc bởi bất cứ
văn bản -
4:26 - 4:29yêu cầu hay hỗ trợ chi trả
dưới bất cứ hình thức nào -
4:29 - 4:32cho mẹ hay cha của đứa bé."
-
4:32 - 4:36Không chỉ dùng một cách diễn tả dài dòng
để nói rằng "Đó không phải con tôi" -
4:36 - 4:39mà Edward còn không hề
gọi tên của những người khác, -
4:39 - 4:43thay vào đó là "đứa trẻ",
"người phụ nữ", và "cha trên danh nghĩa" -
4:43 - 4:46Bây giờ hãy xem những lời
khi ông ta thừa nhận mối quan hệ cha con: -
4:46 - 4:48"Tôi là cha của Quinn.
-
4:48 - 4:50Tôi sẽ làm mọi thứ để nuôi nó
-
4:50 - 4:53với tình yêu và sự hỗ trợ mà
con đáng được nhận." -
4:53 - 4:55Câu nói ngắn gọn và trực tiếp,
-
4:55 - 4:58gọi tên của đứa bé và xác nhận
vai trò của ông ta trên cuộc đời bé. -
4:58 - 5:01Vậy làm sao để áp dụng kĩ thuật
phảt hiện nói dối này vào đời sống? -
5:01 - 5:05Đầu tiên, hãy nhớ rằng có rất nhiều
lời nói dối mà chúng ta gặp hàng ngày -
5:05 - 5:10và ít khi chúng trở nên nghiêm trọng
như trong các ví dụ và đôi lúc là vô hại -
5:10 - 5:12nhưng cũng thật thú vị
khi phát hiện được các manh mối, -
5:12 - 5:16như là việc liên hệ bản thân,
dùng câu phủ định, -
5:16 - 5:19giải thích sơ sài
và các câu rối rắm. -
5:20 - 5:23Nó sẽ giúp bạn tránh khỏi việc
đánh giá quá cao một cổ phiếu, -
5:23 - 5:26một sản phẩm không hiệu quả,
hay ngay cả một mối quan hệ tồi.
- Title:
- Ngôn ngữ của lời nói dối — Noah Zandan
- Speaker:
- Noah Zandan
- Description:
-
Bản đầy đủ: http://ed.ted.com/lessons/the-language-of-lying-noah-zandan
Chúng ta nghe ở bất cứ nơi đâu từ 10 đến 200 lời nói dối mỗi ngày. Và bất chấp việc chúng ta dành rất nhiều thời gian để phát hiện chúng qua việc theo dõi sự thay đổi sinh lý của người nói, phương pháp này vẫn không đủ độ tin cậy. Có cách tiếp cận nào trực tiếp hơn không? Noah Zandan dùng những ví dụ nổi tiếng để minh họa cho việc chúng ta có thể dùng khoa học truyền thông để phân tích lời nói dối.
Lesson by Noah Zandan, animation by The Moving Company Animation Studio. - Video Language:
- English
- Team:
- closed TED
- Project:
- TED-Ed
- Duration:
- 05:42
Dimitra Papageorgiou approved Vietnamese subtitles for The language of lying | ||
Thai Thao Ton accepted Vietnamese subtitles for The language of lying | ||
Thai Thao Ton edited Vietnamese subtitles for The language of lying | ||
Thai Thao Ton edited Vietnamese subtitles for The language of lying | ||
Thai Thao Ton edited Vietnamese subtitles for The language of lying | ||
Tan Doan Nhut edited Vietnamese subtitles for The language of lying | ||
Tan Doan Nhut edited Vietnamese subtitles for The language of lying | ||
Tan Doan Nhut edited Vietnamese subtitles for The language of lying |