< Return to Video

Xe tự lái "thấy đường" như thế nào? - Sajan Saini

  • 0:07 - 0:10
    Đêm đã khuya, trời tối đen,
  • 0:10 - 0:15
    một chiếc xe tự lái
    chạy dọc con đường làng nhỏ hẹp.
  • 0:15 - 0:19
    Đột nhiên, ba chướng ngại vật
    cùng xuất hiện.
  • 0:19 - 0:21
    Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?
  • 0:21 - 0:23
    Trước khi có thể
    đổi hướng để tránh,
  • 0:23 - 0:26
    xe phải phát hiện ra
    các chướng ngại vật,
  • 0:26 - 0:30
    thu thập đầy đủ thông tin
    về kích cỡ, hình dáng và vị trí của chúng,
  • 0:30 - 0:34
    để các thuật toán điều khiển
    có thể tính toán lộ trình an toàn nhất.
  • 0:34 - 0:36
    Vì không có người lái,
  • 0:36 - 0:41
    xe cần những con mắt thông minh,
    cảm biến để xử lý thông tin chi tiết.
  • 0:41 - 0:44
    Bất kể môi trường xung quanh,
    thời tiết hay trời tối thế nào,
  • 0:44 - 0:46
    nó cần thu thập mọi thông tin
    trong tích tắc.
  • 0:46 - 0:48
    Một nhiệm vụ khó khăn,
  • 0:48 - 0:50
    nhưng khả thi
    bằng cách kết hợp hai thiết bị:
  • 0:50 - 0:53
    đầu dò laser đặc biệt
    tên là LIDAR,
  • 0:53 - 0:57
    và phiên bản thu nhỏ
    của công nghệ truyền thông
  • 0:57 - 1:01
    thúc đẩy sự phát triển của internet,
    gọi là quang tử tích hợp.
  • 1:01 - 1:05
    Để hiểu LIDAR, trước tiên cần hiểu
    về một công nghệ tương quan - radar.
  • 1:05 - 1:07
    Trong ngành hàng không,
  • 1:07 - 1:12
    ăng-ten radar phát ra xung sóng vô tuyến
    hoặc vi sóng đến máy bay,
  • 1:12 - 1:17
    thời gian chùm tia phản hồi trở lại
    cho biết vị trí của chúng.
  • 1:17 - 1:19
    Tuy nhiên, cách này có những hạn chế,
  • 1:19 - 1:20
    vì dù chùm tia có lớn hơn
  • 1:20 - 1:23
    cũng không thể cho ra
    thông số hình ảnh chi tiết.
  • 1:23 - 1:26
    Ngược lại, hệ thống LIDAR
    của xe tự lái,
  • 1:26 - 1:29
    viết tắt của
    Phát hiện và Định tầm bằng Ánh sáng,
  • 1:29 - 1:32
    dùng tia laser hồng ngoại nhỏ, vô hình,
  • 1:32 - 1:35
    có thể nhận dạng các vật nhỏ
    như chiếc nút trên áo sơ mi
  • 1:35 - 1:38
    của người đi bộ bên kia đường.
  • 1:38 - 1:42
    Nhưng làm thế nào để xác định
    hình dạng và độ dày của các vật thể này?
  • 1:42 - 1:48
    LIDAR phát ra
    chuỗi xung laser siêu ngắn để đo độ dày.
  • 1:48 - 1:51
    Lấy con nai trên đường làm ví dụ.
  • 1:51 - 1:56
    Khi xe chạy ngang,
    một xung LIDAR truyền đến đáy gạc,
  • 1:56 - 2:01
    tia kế tiếp truyền đến đỉnh,
    rồi phản xạ trở lại.
  • 2:01 - 2:04
    Tính toán khác biệt
    thời gian của hai xung
  • 2:04 - 2:07
    cho ta dữ liệu về hình dạng gạc.
  • 2:07 - 2:09
    Nhờ nhiều xung ngắn
    liên tục được phát ra,
  • 2:09 - 2:13
    hệ LIDAR nhanh chóng thiết lập
    hồ sơ chi tiết về đối tượng.
  • 2:13 - 2:16
    Dĩ nhiên, cách đơn giản nhất
    để tạo ra xung ánh sáng
  • 2:16 - 2:19
    là bật và tắt nguồn laser
  • 2:19 - 2:21
    nhưng sẽ làm nó không ổn định
  • 2:21 - 2:23
    và khiến thời gian phát xung
    không chuẩn xác,
  • 2:23 - 2:26
    giới hạn việc phân giải độ sâu.
  • 2:26 - 2:28
    Tốt hơn hết là giữ nó luôn mở,
  • 2:28 - 2:33
    và dùng một vật đáng tin khác
    để chặn ánh sáng thật nhanh.
  • 2:33 - 2:36
    Đó là lúc cần đến
    quang tử tích hợp.
  • 2:36 - 2:38
    Dữ liệu số của Internet
  • 2:38 - 2:41
    được truyền tải với thời gian chuẩn xác
    bằng xung ánh sáng,
  • 2:41 - 2:44
    đôi khi ngắn cỡ
    một trăm pico giây (100x10^−12 giây).
  • 2:44 - 2:49
    Một phương pháp để tạo ra xung này
    là sử dụng giao thoa kế Mach-Zehnder.
  • 2:49 - 2:53
    Thiết bị này dựa trên
    một thuộc tính đặc biệt của sóng,
  • 2:53 - 2:55
    gọi là giao thoa.
  • 2:55 - 2:58
    Hãy tưởng tượng
    thả những viên sỏi xuống ao:
  • 2:58 - 3:02
    vân giao thoa hình thành
    khi các gợn sóng lan ra và chồng lên nhau.
  • 3:02 - 3:05
    Tại vài vị trí, đỉnh sóng tăng cường,
    dao động có biên độ lớn;
  • 3:05 - 3:08
    một số khác,
    chúng hoàn toàn triệt tiêu lẫn nhau.
  • 3:08 - 3:12
    Giao thoa kế Mach-Zehnder
    có nguyên lý hoạt động tương tự:
  • 3:12 - 3:15
    phân tách sóng ánh sáng
    thành hai nhánh song song
  • 3:15 - 3:17
    rồi kết hợp chúng lại tại đầu ra.
  • 3:17 - 3:21
    Nếu chùm sáng
    trong một nhánh bị trễ pha,
  • 3:21 - 3:26
    sóng kết hợp sẽ lệch pha và bị triệt tiêu,
    nên không có ánh sáng đi ra.
  • 3:26 - 3:28
    Bằng cách thay đổi độ trễ
    trong một nhánh,
  • 3:28 - 3:31
    bộ điều biến
    hoạt động như một công tắc bật / tắt,
  • 3:31 - 3:34
    phát ra các xung ánh sáng.
  • 3:34 - 3:36
    Một xung ánh sáng
    dài một trăm pico giây
  • 3:36 - 3:40
    có thể phân giải độ sâu
    vài xen-ti-mét,
  • 3:40 - 3:43
    nhưng trong tương lai,
    xe cần có độ phân giải tốt hơn.
  • 3:43 - 3:48
    Bằng cách ghép nối bộ điều biến
    với máy dò ánh sáng nhanh và siêu nhạy,
  • 3:48 - 3:51
    có thể tăng độ phân giải
    lên tầm một mi-li-mét.
  • 3:51 - 3:53
    Tốt hơn hàng trăm lần
  • 3:53 - 3:57
    thị lực 20/20 của người bình thường
    từ bên kia đường.
  • 3:57 - 4:03
    Thế hệ xe tự lái đầu tiên
    sử dụng một hệ thống quay phức tạp
  • 4:03 - 4:06
    quét từ đỉnh hoặc mui xe.
  • 4:06 - 4:07
    Với quang tử tích hợp,
  • 4:07 - 4:13
    kích cỡ bộ điều biến và máy dò
    có thể giảm xuống còn dưới 1/10 mi-li-mét,
  • 4:13 - 4:18
    và tích hợp thành những con chip nhỏ,
    một ngày kia, có thể lắp vừa trong đèn xe.
  • 4:18 - 4:22
    Những con chip này cũng sẽ có thêm
    một biến tấu trên bộ điều biến
  • 4:22 - 4:27
    giúp tách biệt với bộ phận quay
    và quét tốc độ cao.
  • 4:27 - 4:31
    Bằng cách làm trễ pha ánh sáng
    trong một nhánh của bộ điều biến,
  • 4:31 - 4:36
    phụ kiện này sẽ hoạt động giống như
    dụng cụ chỉnh sáng hơn là công tắc.
  • 4:36 - 4:41
    Việc tạo ra một dãy các nhánh
    có thể kiểm soát độ trễ pha,
  • 4:41 - 4:45
    và đặt song song với nhau,
    có thể tạo ra một thứ mới:
  • 4:45 - 4:47
    một chùm tia laser ổn định.
  • 4:47 - 4:49
    Với những lợi thế mới này,
  • 4:49 - 4:52
    những con mắt thông minh này
    có thể dò và nhìn kỹ lưỡng hơn
  • 4:52 - 4:55
    bất cứ tạo vật nào
    mà tạo hóa tạo ra,
  • 4:55 - 4:58
    và giúp điều hướng
    qua mọi chướng ngại vật
  • 4:58 - 5:00
    mà không khiến bất kì ai
    phải toát mồ hôi,
  • 5:00 - 5:04
    ngoại trừ, có lẽ,
    chú nai bị mất phương hướng.
Title:
Xe tự lái "thấy đường" như thế nào? - Sajan Saini
Speaker:
Sajan Saini
Description:

Xem toàn bộ bài học tại: https://ed.ted.com/lessons/how-do-elf-dishing-cars-see-sajan-saini

Đêm đã khuya, trời tối đen, một chiếc xe tự lái chạy dọc con đường làng nhỏ hẹp. Đột nhiên, ba chướng ngại vật xuất hiện. Không có người lái, xe sử dụng những con mắt thông minh, cảm biến để xử lí mọi thông tin trong tích tắc. Sao lại có thể? Sajan Saini sẽ giải thích cách mà LIDAR và công nghệ quang tử tích hợp giúp biến xe tự lái thành hiện thực.

Bài học bởi Sajan Saini, đạo diễn bởi Artrake Studio.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
05:04

Vietnamese subtitles

Revisions