< Return to Video

What Makes a Good Life? Lessons from the Longest Study on Happiness | Robert Waldinger | TED Talks

  • 0:13 - 0:17
    Điều gì giữ cho chúng ta được vui vẻ
    và khỏe mạnh trong suốt cả cuộc đời?
  • 0:19 - 0:21
    Nếu bạn có ý định đầu tư ngay từ bây giờ
  • 0:21 - 0:26
    để trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình trong tương lai,
    bạn sẽ dành thời gian và tâm sức ở đâu?
  • 0:27 - 0:35
    Có một cuộc khảo sát tiến hành gần đây giữa
    những người trẻ gen Y về mục tiêu quan trọng nhất trong đời,
  • 0:35 - 0:37
    và tới hơn 80% đã trả lời rằng
  • 0:37 - 0:41
    mục tiêu chủ chốt họ đặt ra là làm giàu.
  • 0:41 - 0:45
    Và 50% khác trong số những người tham gia khảo sát
  • 0:45 - 0:48
    nói rằng mục tiêu chính khác
  • 0:48 - 0:50
    là trở nên nổi tiếng.
  • 0:51 - 0:52
    (Cười)
  • 0:52 - 0:59
    Và chúng ta liên tục được nhắc rằng phải
    dấn thân vào công việc, cố gắng nhiều hơn
  • 0:59 - 1:01
    và đạt được nhiều thành tựu hơn nữa.
  • 1:01 - 1:06
    Thành ra, chúng ta bị ấn tượng rằng đó chính là
    những điều bản thân cần theo đuổi để có một cuộc sống tốt.
  • 1:06 - 1:09
    Bức tranh của cả cuộc đời,
  • 1:09 - 1:14
    về những lựa chọn của mỗi người
    và sự ảnh hưởng của những lựa chọn đó tới họ,
  • 1:14 - 1:17
    Đó là một bức tranh
    mà gần như bất khả thi để đạt được.
  • 1:18 - 1:21
    Đa số những gì chúng ta biết về cuộc sống
  • 1:21 - 1:25
    là thông qua việc hỏi người khác về quá khứ,
  • 1:25 - 1:29
    và ta đều biết là hồi tưởng
    thì không thể chính xác hoàn toàn được.
  • 1:29 - 1:33
    Chúng ta bỏ quên rất nhiều chuyện
    đã xảy ra trong đời,
  • 1:33 - 1:36
    và đôi lúc kí ức hoàn toàn là do ta tự sáng tạo mà có.
  • 1:37 - 1:41
    Song sẽ thế nào nếu chúng ta có thể
    quan sát toàn bộ cuộc đời
  • 1:41 - 1:44
    theo đúng diễn tiến của nó?
  • 1:44 - 1:48
    Nếu có thể nghiên cứu một con người
    từ lúc còn là thanh thiếu niên
  • 1:48 - 1:54
    tới tận lúc họ bước vào thời già lão để thực sự xem
    đâu là thứ giữ cho con người khỏe mạnh và hạnh phúc?
  • 1:56 - 1:57
    Chúng tôi đã làm được điều đó.
  • 1:58 - 2:00
    Nghiên cứu về sự phát triển
    của người trưởng thành của Đại học Harvard
  • 2:00 - 2:05
    có lẽ là nghiên cứu lâu nhất từng được tiến hành
    về cuộc đời của người trưởng thành.
  • 2:06 - 2:12
    Trong vòng 75 năm, chúng tôi đã theo dõi
    cuộc sống của 724 người đàn ông,
  • 2:13 - 2:18
    năm này qua năm khác, hỏi về công việc,
    cuộc sống gia đình, sức khỏe của họ,
  • 2:18 - 2:22
    và đương nhiên là hỏi trong vô thức
    mà không hề biết câu chuyện cuộc đời họ
  • 2:22 - 2:24
    sẽ xảy ra như thế nào.
  • 2:25 - 2:29
    Những nghiên cứu kiểu như vậy thì vô cùng hiếm.
  • 2:29 - 2:33
    Gần như tất cả các dự án tiến hành kiểu này
    đều đổ bể trong vòng một thập kỷ
  • 2:33 - 2:36
    bởi vì có quá nhiều người bỏ ngang,
  • 2:36 - 2:39
    hoặc cạn kiệt kinh phí,
  • 2:39 - 2:41
    hay những nhà nghiên cứu bị sao nhãng,
  • 2:41 - 2:45
    hoặc họ mất đi và không có ai kế thừa.
  • 2:46 - 2:49
    Tuy nhiên, nhờ sự kết hợp của may mắn
  • 2:49 - 2:52
    cũng như sự bền bỉ của vài thế hệ các nhà nghiên cứu,
  • 2:52 - 2:54
    nghiên cứu này vẫn tồn tại.
  • 2:55 - 2:59
    Khoảng 60 người trong số 724 đối tượng nghiên cứu
  • 2:59 - 3:00
    hiện vẫn còn sống,
  • 3:00 - 3:03
    và vẫn đang tham gia nghiên cứu,
  • 3:03 - 3:05
    phần lớn họ đều đã trong độ tuổi 90.
  • 3:06 - 3:11
    Và giờ đây chúng tôi bắt đầu nghiên cứu
    hơn 2000 người con của họ.
  • 3:12 - 3:14
    Tôi là giám đốc thứ 4 của nghiên cứu này.
  • 3:15 - 3:20
    Kể từ năm 1938, chúng tôi đã theo dõi
    cuộc sống của 2 nhóm người.
  • 3:20 - 3:22
    Nhóm đầu tiên tham gia nghiên cứu
  • 3:22 - 3:25
    khi còn là sinh viên năm 2 tại Đại học Harvard.
  • 3:25 - 3:30
    Họ học xong đại học trong thời gian diễn ra
    chiến tranh Thế giới thứ II, rồi đa số lên đường nhập ngũ.
  • 3:31 - 3:33
    Còn nhóm thứ 2 chúng tôi theo dõi
  • 3:33 - 3:38
    là một nhóm các cậu trai
    từ khu dân cư nghèo nhất tại Boston,
  • 3:38 - 3:40
    họ được đặc biệt lựa chọn để nghiên cứu
  • 3:40 - 3:45
    vì sinh ra trong những gia đình khó khăn
    và thiệt thòi bậc nhất
  • 3:45 - 3:48
    tại Boston vào những năm 1930.
  • 3:48 - 3:52
    Đa số sống ở những khu tập thể,
    nhiều nơi còn không có cả nước nóng và nước lạnh.
  • 3:55 - 3:56
    Khi họ tham gia vào nghiên cứu,
  • 3:56 - 3:59
    tất cả đều được phỏng vấn.
  • 3:59 - 4:02
    Họ cũng được thăm khám sức khỏe đầy đủ.
  • 4:02 - 4:05
    Chúng tôi tới thăm từng căn nhà
    và phỏng vấn cha mẹ họ.
  • 4:05 - 4:08
    Sau đó các thanh thiếu niên này trưởng thành
  • 4:08 - 4:10
    và trải qua tất cả các giai đoạn của cuộc đời.
  • 4:10 - 4:16
    Người thì trở thành công nhân,
    người thì làm luật sư, thợ xây hay bác sĩ,
  • 4:16 - 4:19
    một người còn trở thành Tổng thống Mỹ.
  • 4:20 - 4:24
    Vài người trở nên nghiện rượu.
    Một số ít bị tâm thần phân liệt.
  • 4:25 - 4:31
    Một số người leo từng bước trên bậc thang xã hội
    từ tận dưới cùng lên đến bậc cao nhất,
  • 4:31 - 4:34
    còn có người lại đi theo chiều ngược lại.
  • 4:36 - 4:38
    Các nhà sáng lập của nghiên cứu này
  • 4:38 - 4:40
    sẽ không thể nào tưởng tượng được
  • 4:41 - 4:45
    dù là trong giấc mơ hoang đường nhất của họ,
    rằng tôi sẽ đứng đây, 75 năm sau,
  • 4:45 - 4:48
    và nói với các bạn rằng
    nghiên cứu vẫn đang tiếp tục.
  • 4:49 - 4:53
    Cứ mỗi 2 năm, các nhân viên nghiên cứu
    đầy kiên nhẫn và tận tụy của chúng tôi
  • 4:53 - 4:56
    lại gọi điện cho đối tượng nghiên cứu
    và hỏi liệu chúng tôi có thể gửi đi
  • 4:56 - 4:59
    thêm một bộ câu hỏi nữa
    về cuộc sống của họ hay không.
  • 5:00 - 5:04
    Nhiều người đàn ông ở nội thành Boston
    đã hỏi chúng tôi,
  • 5:04 - 5:08
    "Tại sao các ông vẫn nghiên cứu tôi vậy?
    Cuộc đời của tôi đâu thú vị đến thế."
  • 5:09 - 5:11
    Những người từ Harvard
    thì chưa từng đặt câu hỏi đó.
  • 5:11 - 5:16
    (Cười)
  • 5:21 - 5:24
    Để có được bức tranh rõ nét nhất
    về cuộc đời của những người này,
  • 5:24 - 5:27
    chúng tôi không chỉ gửi họ bộ câu hỏi.
  • 5:27 - 5:29
    Chúng tôi còn phỏng vấn họ,
    tại phòng khách trong chính ngôi nhà của họ.
  • 5:29 - 5:32
    Cũng như thu thập hồ sơ y tế từ các bác sĩ của họ.
  • 5:32 - 5:35
    Chúng tôi lấy máu, chụp hình ảnh não bộ,
  • 5:35 - 5:36
    trò chuyện với con cái họ.
  • 5:36 - 5:42
    Chúng tôi cũng quay lại cuộc trò chuyện của họ
    với vợ về những mối quan ngại thầm kín nhất.
  • 5:42 - 5:45
    Và khoảng một thập kỉ trước,
    khi chúng tôi hỏi các người vợ
  • 5:45 - 5:48
    liệu họ có muốn tham gia cùng chúng tôi
    với vai trò là thành viên của nghiên cứu không,
  • 5:48 - 5:51
    nhiều người phụ nữ trong số đó đã nói:
    “Cũng đến lúc rồi đó”. (Cười)
  • 5:51 - 5:53
    Vậy chúng ta học được gì?
  • 5:53 - 5:58
    Bài học rút ra từ hàng chục nghìn trang
  • 5:58 - 6:03
    thông tin mà chúng tôi đã thu thập được từ cuộc đời
    của những đối tượng nghiên cứu là gì?
  • 6:04 - 6:09
    Những bài học ở đây không phải về sự giàu có,
    danh vọng hay làm việc cật lực.
  • 6:11 - 6:17
    Thông điệp rõ ràng nhất chúng tôi rút ra
    từ nghiên cứu kéo dài 75 năm này là:
  • 6:17 - 6:22
    Các mối quan hệ tốt khiến chúng ta vui vẻ
    và khỏe mạnh hơn. Chấm hết.
  • 6:23 - 6:27
    Chúng ta học được 3 bài học lớn về các mối quan hệ.
  • 6:27 - 6:31
    Đầu tiên đó là các tương tác xã hội
    thực sự tốt cho chúng ta,
  • 6:31 - 6:33
    và sự cô đơn sẽ giết ta.
  • 6:33 - 6:37
    Sự thật là những người kết nối nhiều hơn
  • 6:37 - 6:40
    với gia đình, bạn bè và cộng đồng xung quanh,
  • 6:40 - 6:45
    thì hạnh phúc hơn, thể chất cũng tốt hơn
    và sống thọ hơn
  • 6:45 - 6:48
    so với những người ít kết nối.
  • 6:48 - 6:52
    Và sự cô đơn thì khá là độc hại.
  • 6:52 - 6:57
    Những người sống biệt lập
    và không muốn ở cạnh người khác
  • 6:57 - 7:00
    tự thấy rằng bản thân ít hạnh phúc,
  • 7:00 - 7:03
    sức khỏe thì suy giảm sớm ngay từ tuổi trung niên,
  • 7:03 - 7:05
    chức năng của não bộ cũng giảm sút
  • 7:05 - 7:09
    và tuổi thọ của họ thường ngắn hơn
    những người không cô đơn.
  • 7:10 - 7:13
    Và sự thật đáng buồn là dù ở bất kỳ thời điểm nào,
  • 7:13 - 7:18
    cứ 5 người Mỹ thì có ít nhất 1 người
    bảo rằng họ đang cô đơn.
  • 7:19 - 7:24
    Và chúng tôi biết bạn có thể thấy cô đơn giữa đám đông
    có thể lạc lõng trong hôn nhân,
  • 7:24 - 7:27
    vì vậy bài học lớn thứ hai chúng tôi rút ra
  • 7:27 - 7:30
    là không phải số lượng bạn bè bạn có,
  • 7:30 - 7:33
    và dù bạn có đang cam kết
    trong một mối quan hệ hay không,
  • 7:33 - 7:38
    thì chất lượng các mối quan hệ thân thiết
    của bạn mới là điểm mấu chốt.
  • 7:39 - 7:43
    Hóa ra là sống giữa các cuộc xung đột
    thì thực sự ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của chúng ta.
  • 7:43 - 7:47
    Những cuộc hôn nhân hay xảy ra mâu thuẫn,
    ví dụ, thiếu thốn về tình cảm,
  • 7:47 - 7:53
    thì thường có hại cho sức khỏe,
    có lẽ còn tệ hơn cả ly hôn.
  • 7:53 - 7:58
    Và việc sống trong các mối quan hệ lành mạnh
    và ấm áp sẽ bảo vệ chúng ta.
  • 7:58 - 8:01
    Khi đã dõi theo cuộc đời của những người đàn ông
    tới năm họ ngoài 80 tuổi,
  • 8:01 - 8:06
    chúng tôi muốn nhìn lại họ vào giai đoạn trung niên
    để xem liệu có thể dự đoán được
  • 8:06 - 8:10
    ai sẽ trở thành một ông già 80 tuổi
    hạnh phúc, khỏe mạnh
  • 8:10 - 8:11
    và ai sẽ không.
  • 8:12 - 8:16
    Và khi chúng tôi thu thập lại
    tất cả những gì mình biết về họ
  • 8:16 - 8:17
    ở độ tuổi 50,
  • 8:18 - 8:24
    không phải là nồng độ cholesterol lúc trung tuổi
    sẽ dự báo cách họ già đi như thế nào.
  • 8:24 - 8:27
    mà đó chính là mức độ hài lòng của họ
    trong các mối quan hệ.
  • 8:27 - 8:32
    Những người ở trong các mối quan hệ
    khiến họ thỏa mãn nhất lúc 50 tuổi
  • 8:32 - 8:34
    là những người khỏe mạnh nhất khi 80.
  • 8:36 - 8:39
    Và các mối quan hệ tốt và gần gũi có vẻ
    sẽ giúp chúng ta giảm bớt
  • 8:39 - 8:42
    các tác hại của tuổi già.
  • 8:42 - 8:46
    Cặp đôi hạnh phúc nhất của chúng tôi
  • 8:46 - 8:49
    đã bảo rằng, khi họ trong độ tuổi 80,
  • 8:49 - 8:51
    vào những ngày họ phải chịu đựng
    nhiều hơn nỗi đau về mặt thể xác,
  • 8:52 - 8:53
    thì tâm trạng của họ vẫn vui vẻ.
  • 8:54 - 8:58
    Nhưng với những người ở trong các mối quan hệ
    không hạnh phúc,
  • 8:58 - 9:04
    những cơn đau về mặt vật lý, bị khuyếch đại thêm nhiều lần
    bởi những tổn thương về tinh thần.
  • 9:04 - 9:09
    Và bài học lớn thứ 3 về các mối quan hệ và sức khỏe
  • 9:09 - 9:14
    là các mối quan hệ tốt không chỉ bảo vệ thân thể chúng ta,
    mà còn cả trí não của chúng ta nữa.
  • 9:14 - 9:19
    Sự thật là, việc ở trong một mối quan hệ
    gắn bó và an toàn
  • 9:19 - 9:23
    với một người khác khi bạn ngoài 80 tuổi
    thì sẽ bảo vệ bạn,
  • 9:23 - 9:25
    những người trong các mối quan hệ
  • 9:25 - 9:29
    mà họ có thể nương tựa khi cần
  • 9:29 - 9:33
    thì họ sẽ có trí nhớ minh mẫn hơn.
  • 9:33 - 9:38
    Còn những người trong các mối quan hệ
    họ chẳng dựa dẫm được gì,
  • 9:38 - 9:41
    thì tình trạng suy giảm trí nhớ xảy ra sớm hơn.
  • 9:43 - 9:46
    Và kể cả các mối quan hệ tốt đẹp
    thì không phải lúc nào cũng suôn sẻ.
  • 9:46 - 9:50
    Một vài cặp đôi lớn tuổi
    vẫn có thể cãi nhau chuyện vặt vãnh
  • 9:50 - 9:51
    ngày này qua ngày khác,
  • 9:51 - 9:55
    nhưng miễn là họ cảm thấy có thể dựa vào đối phương
  • 9:55 - 9:56
    khi gặp khó khăn,
  • 9:56 - 10:00
    thì các cuộc tranh cãi đó chẳng ảnh hưởng gì
    đến trí nhớ của họ.
  • 10:02 - 10:04
    Vì vậy thông điệp này,
  • 10:04 - 10:10
    rằng các mối quan hệ tốt đẹp và bền chặt
    thì tốt cho sức khỏe và hạnh phúc của chúng ta,
  • 10:10 - 10:13
    sự thật này thì xưa như trái đất rồi.
  • 10:13 - 10:17
    Tại sao điều này khó mà đạt được
    và chúng ta thường phớt lờ dễ dàng?
  • 10:18 - 10:19
    Vâng, chúng ta là con người.
  • 10:19 - 10:22
    Cái ta muốn là một giải pháp thật nhanh chóng,
  • 10:22 - 10:24
    thứ mà chúng ta có thể đạt được
  • 10:24 - 10:26
    và làm cho cuộc sống chúng ta tốt đẹp
    cũng như duy trì nó như thế.
  • 10:27 - 10:31
    Các mối quan hệ thì rất rối ren và phức tạp
  • 10:31 - 10:34
    những nỗ lực để gắn bó với gia đình và bạn bè,
  • 10:35 - 10:37
    thì chẳng hấp dẫn hay hào nhoáng.
  • 10:37 - 10:41
    Đó là việc làm cả đời. Và nó chẳng có hồi kết.
  • 10:41 - 10:46
    Trong nghiên cứu 75 năm của chúng tôi,
    những người tham gia hạnh phúc nhất lúc về hưu
  • 10:46 - 10:51
    là những người đã rất năng nổ
    để biến đồng nghiệp thành bạn bè.
  • 10:51 - 10:54
    Giống như thế hệ trẻ gen Y trong nghiên cứu gần đây,
  • 10:54 - 10:58
    rất nhiều người trong số những người đàn ông
    của chúng tôi khởi đầu là những thanh niên
  • 10:58 - 11:02
    đã từng tin rằng danh vọng, sự thịnh vượng
    và thành tựu lẫy lừng
  • 11:02 - 11:06
    mới thực sự là thứ họ cần theo đuổi
    để có một cuộc sống tốt.
  • 11:06 - 11:10
    Nhưng qua 75 năm, nghiên cứu của chúng tôi đã chỉ ra
  • 11:10 - 11:16
    rằng những người hạnh phúc nhất
    là những người để tâm tới các mối quan hệ,
  • 11:16 - 11:19
    với gia đình, bạn bè và cộng đồng xung quanh.
  • 11:21 - 11:23
    Vậy bạn thì sao?
  • 11:23 - 11:27
    Cứ cho là bạn đang 25, 40 hay 60 tuổi.
  • 11:28 - 11:31
    Việc để tâm tới các mối quan hệ là như thế nào?
  • 11:32 - 11:35
    Thật ra có vô vàn cách.
  • 11:36 - 11:42
    Có thể đó đơn giản chỉ là bỏ điện thoại xuống
    và dành thời gian với mọi người
  • 11:42 - 11:46
    hay làm sống lại một mối quan hệ đã cũ kỹ
    bằng cách cùng nhau làm một điều gì mới,
  • 11:46 - 11:48
    cùng tản bộ hay những buổi tối hẹn hò,
  • 11:49 - 11:54
    hay nối lại liên lạc với một thành viên gia đình
    mà bạn đã không nói chuyện hàng năm trời,
  • 11:54 - 11:58
    do tất cả các mâu thuẫn gia đình
    quá đỗi bình thường ấy
  • 11:58 - 12:00
    có thể làm hại
  • 12:00 - 12:02
    tới những người hay hận thù.
  • 12:04 - 12:08
    Tôi muốn khép lại bằng
    một câu danh ngôn từ Mark Twain.
  • 12:09 - 12:12
    Hơn một thế kỷ trước,
  • 12:12 - 12:14
    ông ấy đã ngẫm lại cuộc đời của chính mình,
  • 12:14 - 12:16
    và viết ra câu này:
  • 12:17 - 12:21
    "Không có thời gian đâu, cuộc sống rất ngắn ngủi
  • 12:21 - 12:26
    cho những cuộc cãi vã vặt vãnh,
    những lời hối lỗi, làm đau trái tim, và đổ lỗi.
  • 12:27 - 12:30
    Ta chỉ còn thời gian cho sự yêu thương,
  • 12:30 - 12:33
    và ngay lập tức, hãy nói ra điều đó đi."
  • 12:35 - 12:39
    Cuộc sống tốt đẹp được xây dựng
    bởi những mối quan hệ tốt.
  • 12:39 - 12:40
    Xin cảm ơn.
  • 12:40 - 12:46
    (Vỗ tay)
Title:
What Makes a Good Life? Lessons from the Longest Study on Happiness | Robert Waldinger | TED Talks
Description:

more » « less
Video Language:
English
Team:
PACE
Duration:
12:47

Vietnamese subtitles

Revisions Compare revisions