< Return to Video

Những việc bạn có thể làm để phòng bệnh Alzheimer

  • 0:01 - 0:06
    Bao nhiêu người ở đây mong ước
    sống ít nhất 80 tuổi?
  • 0:06 - 0:08
    Vâng.
  • 0:08 - 0:10
    Tôi nghĩ tất cả chúng ta
    đều hy vọng
  • 0:10 - 0:12
    sống tới tuổi già.
  • 0:13 - 0:15
    Chúng ta hãy thử nhìn vào tương lai,
  • 0:15 - 0:16
    vào tương lai của chính mình,
  • 0:17 - 0:19
    và hãy tưởng tượng rằng
    chúng ta đang ở tuổi 85.
  • 0:20 - 0:22
    Bây giờ, mỗi người hãy nhìn 2 người khác.
  • 0:23 - 0:27
    Có thể là 1 trong 3 người
    đang bị Alzheimer.
  • 0:27 - 0:31
    (Cười)
  • 0:31 - 0:32
    Ôi, được rồi.
  • 0:33 - 0:37
    Và có thể bạn nghĩ:
    "Chắc là mình sẽ không bị đâu."
  • 0:37 - 0:41
    Tốt thôi. Lúc đó bạn là người chăm sóc
    cho những người kia.
  • 0:41 - 0:43
    Thế thì --
  • 0:43 - 0:45
    (Cười)
  • 0:45 - 0:47
    dù theo cách nào,
  • 0:47 - 0:50
    căn bệnh khủng khiếp này
    cũng ảnh hưởng đến tất cả chúng ta.
  • 0:51 - 0:54
    Nỗi sợ hãi về bệnh Alzheimer
    phần nào bắt nguồn từ suy nghĩ
  • 0:54 - 0:56
    là ta không thể làm gì được với nó.
  • 0:56 - 1:02
    Qua nhiều thập kỷ nghiên cứu, chúng ta
    vẫn chưa có cách điều trị làm suy giảm
  • 1:02 - 1:03
    hay phương án chữa bệnh.
  • 1:03 - 1:06
    Vậy nếu ta may mắn được sống đủ lâu,
  • 1:06 - 1:09
    thì não của ta khó tránh khỏi
    bệnh Alzheimer.
  • 1:09 - 1:11
    Nhưng có thể không phải như vậy.
  • 1:11 - 1:15
    Bạn nghĩ gì nếu tôi nói với bạn chúng ta
    có thể thay đổi được tỷ lệ mắc bệnh này,
  • 1:15 - 1:18
    thay đổi được số phận của bộ não
    theo nghĩa đen,
  • 1:18 - 1:21
    không cần nhờ đến trị liệu hay
    tiến bộ y khoa?
  • 1:21 - 1:25
    Chúng ta hãy bắt đầu bằng cách nhìn
    lại điều chúng ta hiểu biết
  • 1:25 - 1:28
    về khoa học thần kinh liên quan
    tới bệnh Alzheimer.
  • 1:28 - 1:31
    Đây là một bức tranh về
    2 nơ ron đang kết nối.
  • 1:31 - 1:34
    Điểm kết nối, vùng khoanh mực đỏ,
  • 1:34 - 1:36
    được gọi là khớp thần kinh.
  • 1:36 - 1:39
    Khớp thần kinh là nơi
    các chất dẫn truyền được giải phóng.
  • 1:39 - 1:43
    Đó là nơi tín hiệu được truyền đi,
    là nơi giao tiếp được thực hiện.
  • 1:43 - 1:48
    Đó là nơi chúng ta suy nghĩ, cảm
    giác, nhìn thấy, nghe thấy, ham muốn ...
  • 1:48 - 1:50
    và ghi nhớ.
  • 1:50 - 1:53
    Và khớp thần kinh là nơi
    bệnh Alzheimer xuất hiện.
  • 1:53 - 1:55
    Hãy phóng to hình khớp thần kinh
  • 1:55 - 1:58
    và hãy nhìn hình minh họa cho sự
    việc đang diễn ra.
  • 1:59 - 2:01
    Trong quá trình trao đổi thông tin,
  • 2:01 - 2:05
    ngoài việc giải phóng chất dẫn truyền thần
    kinh như glutamate vào khớp thần kinh,
  • 2:05 - 2:10
    nơ ron còn giải phóng một peptide nhỏ
    được gọi là amyloid beta.
  • 2:11 - 2:16
    thông thường, amyloid beta chuyển thành
    năng lượng nhờ tế bào thần kinh microglia,
  • 2:16 - 2:18
    được gọi là tế bào giữ cổng của não.
  • 2:18 - 2:22
    Trong khi những nguyên nhân gốc rễ của
    bệnh Alzheimer còn đang được tranh cãi,
  • 2:22 - 2:26
    phần lớn những nhà thần kinh học tin rằng
    bệnh này xuất hiện
  • 2:26 - 2:28
    khi amiloid beta bắt đầu tích tụ.
  • 2:29 - 2:32
    Chúng quá nhiều hay không được xóa sạch,
  • 2:32 - 2:35
    và khớp thần kinh bắt đầu tích tụ chúng.
  • 2:35 - 2:37
    Và khi điều đó xảy ra, khớp bị dính lại,
  • 2:37 - 2:41
    tạo ra những khối kết dính
    được gọi là những mảng amyloid.
  • 2:42 - 2:45
    Bao nhiêu người ở đây
    có tuổi từ 40 trở lên?
  • 2:45 - 2:48
    Đến lúc bạn lo sợ mảng amyloid rồi đấy.
  • 2:48 - 2:50
    Bước đầu tiên của căn bệnh,
  • 2:50 - 2:53
    sự tích tụ của mảng amyloid,
  • 2:53 - 2:56
    có thể được tìm thấy trong não của bạn.
  • 2:56 - 3:00
    Để có thể biết chắc, ta chỉ có cách
    là dùng máy PET scan,
  • 3:00 - 3:04
    vì ở mức độ này, bạn
    hoàn toàn không nhận biết được.
  • 3:04 - 3:08
    Bạn chưa hề có dấu hiệu suy giảm trí nhớ,
    ngôn ngữ hay nhận thức ...
  • 3:08 - 3:09
    chưa đâu.
  • 3:09 - 3:14
    Chúng tôi nghĩ ít nhất phải 15 đến 20 năm
    tích tụ mảng amyloid
  • 3:14 - 3:16
    thì mới đến điểm bùng phát.
  • 3:16 - 3:19
    rồi đến kích hoạt tầng phân tử
  • 3:19 - 3:21
    gây ra những triệu chứng
    lâm sàng của bệnh.
  • 3:22 - 3:24
    Trước khi chạm điểm bùng phát,
  • 3:24 - 3:27
    những lổ hổng trong trí nhớ có thể
    gồm những thứ như,
  • 3:27 - 3:30
    "Tại sao tôi đến phòng này nhỉ?"
  • 3:30 - 3:32
    hay là "Ôi ... tên anh ta là gì nhỉ?"
  • 3:32 - 3:35
    hay là " Tôi để chìa khóa ở đâu rồi?"
  • 3:36 - 3:38
    Bây giờ, trước khi tất cả các bạn
    bắt đầu lo sợ,
  • 3:38 - 3:44
    vì tôi biết một nửa số trong các bạn đã ít
    nhất 1 lần bị như thế trong 24 giờ qua --
  • 3:44 - 3:47
    Những lần quên như thế là bình thường.
  • 3:47 - 3:49
    Thực ra, tôi sẽ nói rằng những ví dụ này
  • 3:49 - 3:52
    có thể thậm chí không liên quan gì đến
    trí nhớ của bạn,
  • 3:52 - 3:54
    vì bạn đã không chú ý đến nơi
    mình để chìa khóa
  • 3:54 - 3:55
    lúc ban đầu.
  • 3:55 - 3:57
    Sau khi chạm mốc điểm bùng phát,
  • 3:57 - 4:01
    những vấn đề về trí nhớ, ngôn ngữ và
    nhận thức thật sự đáng ngại.
  • 4:01 - 4:04
    Thay vì tìm thấy chìa khóa
    trong túi áo khoác
  • 4:04 - 4:06
    hay trên bàn gần cửa,
  • 4:06 - 4:08
    bạn tìm thấy chúng ở trong tủ lạnh,
  • 4:08 - 4:10
    hay là lúc tìm thấy chúng, bạn lại nghĩ,
  • 4:10 - 4:13
    "Mấy chìa khóa này để làm gì nhỉ?"
  • 4:13 - 4:18
    Vậy thì điều gì xảy ra khi mảng amyloid
    tích tụ đến điểm bùng phát?
  • 4:18 - 4:21
    Tế bào gác cổng microglia của chúng ta
    trở nên bị kích hoạt quá mức,
  • 4:21 - 4:26
    giải phóng ra những chất hóa học
    làm cho tế bào bị viêm và hư hại.
  • 4:26 - 4:28
    Chúng tôi nghĩ có thể chúng
    đã bắt đầu tự phá hủy
  • 4:28 - 4:30
    những khớp thần kinh.
  • 4:30 - 4:35
    Một protein thần kinh vận chuyển có
    tên gọi là "tau" bị phosphat hóa quá mức
  • 4:35 - 4:37
    và tự xoắn lại trong cái
    được gọi là "thắt nơ,"
  • 4:37 - 4:41
    nó cô lập các nơ ron với bên ngoài.
  • 4:41 - 4:44
    Ở giai đoạn giữa của bệnh Alzheimer,
    chúng ta có những chỗ bị viêm và bị rối
  • 4:44 - 4:46
    và cuộc chiến toàn diện tại khớp thần kinh
  • 4:46 - 4:48
    và tế bào chết.
  • 4:48 - 4:51
    Vậy nếu bạn là một nhà khoa học
    đang cố gắng chữa trị bệnh này,
  • 4:51 - 4:54
    ở điểm nào bạn muốn can thiệp?
  • 4:55 - 4:59
    Nhiều nhà khoa học đang đánh cược lớn
    trên giải pháp đơn giản nhất:
  • 4:59 - 5:03
    giữ cho mảng amyloid dưới điểm bùng phát,
  • 5:03 - 5:07
    có nghĩa là tìm ra một loại thuốc tập
    trung vào sự phát triển một hợp chất
  • 5:07 - 5:12
    có thể ngăn ngừa, loại bỏ hay giảm bớt
    sự tích tụ của mảng bám amyloid.
  • 5:13 - 5:18
    Vậy việc chữa trị bệnh Alzheimer có thể
    dùng một loại thuốc ngăn ngừa.
  • 5:18 - 5:22
    Chúng ta sẽ phải uống thuốc này trước
    khi chúng ta chạm điểm bùng phát,
  • 5:22 - 5:24
    trước khi lớp mảng bám được kích hoạt,
  • 5:24 - 5:27
    trước khi chúng ta bắt đầu bỏ quên chìa
    khóa trong tủ lạnh.
  • 5:27 - 5:31
    Chúng tôi nghĩ đó là lý do tại sao,
    đến nay, những loại thuốc này đã thất bại
  • 5:31 - 5:32
    trong thử nghiệm lâm sàng --
  • 5:32 - 5:35
    không phải vì khoa học yếu kém,
  • 5:35 - 5:39
    mà vì người được thử nghiệm
    đã có triệu chứng thật sự rồi.
  • 5:39 - 5:41
    Đã quá trễ.
  • 5:41 - 5:44
    Hãy xem mảng bám amyloid như mồi lửa.
  • 5:44 - 5:47
    Tại thời điểm bùng phát, lửa đã bốc
    cháy trong rừng rồi.
  • 5:48 - 5:50
    Lúc đó khu rừng đã rực cháy,
  • 5:50 - 5:52
    không có gì thổi tắt nó được nữa.
  • 5:52 - 5:56
    Bạn phải thổi tắt ngay mồi lửa
    trước khi khu rừng bốc cháy.
  • 5:56 - 5:58
    Nếu các nhà khoa học thông báo
  • 5:58 - 6:01
    thì thông tin này cũng thực sự tốt cho
    chúng ta,
  • 6:01 - 6:05
    vì hóa ra cách chúng ta sống có thể
    ảnh hưởng đến việc tích tụ
  • 6:05 - 6:06
    các mảng bám amyloid.
  • 6:06 - 6:08
    Và như vậy có những thứ chúng
    ta có thể làm
  • 6:08 - 6:11
    để giữ cho chúng ta tránh
    được những nguy cơ.
  • 6:11 - 6:14
    Hãy xem những nguy cơ bệnh
    Alzheimer như cái bập bênh.
  • 6:14 - 6:17
    Chúng ta đang tích tụ những tác nhân
    gây hại ở một bên,
  • 6:17 - 6:20
    và khi bên đó đi xuống đụng đất,
    thì bạn đã có các triệu chứng rồi
  • 6:20 - 6:22
    và bị chuẩn đoán là mắc bệnh Alzheimer.
  • 6:22 - 6:25
    Hãy tưởng tượng bạn 50 tuổi.
  • 6:25 - 6:27
    Bạn không còn trẻ trung nữa,
  • 6:27 - 6:30
    vậy là bạn đã tích tụ ít nhiều
    mảng bám amyloid rồi.
  • 6:30 - 6:32
    Cái bập bênh của bạn đã nghiêng rồi đấy.
  • 6:32 - 6:34
    Bây giờ hãy nhìn ADN của bạn.
  • 6:35 - 6:38
    Tất cả chúng ta thừa hưởng gen
    từ bố và mẹ.
  • 6:38 - 6:42
    Một vài gen này có nhiều nguy cơ
    và một vài gen có ít nguy cơ hơn.
  • 6:42 - 6:44
    Nếu bạn như Alice
    trong phim "Still Alice,"
  • 6:44 - 6:49
    bạn có đột biến gen hiếm
    bắt đầu khởi động amyloid beta,
  • 6:49 - 6:53
    và chỉ như thế thôi bập bênh của bạn
    sẽ nghiêng xuống đụng đất.
  • 6:53 - 6:57
    Nhưng phần lớn chúng ta, gen mà chúng ta
    thừa hưởng sẽ chỉ tác động một ít thôi.
  • 6:57 - 7:02
    Ví dụ, gen APOE4 là một biến thể gen
    làm tăng amyloid,
  • 7:02 - 7:05
    nhưng bạn có thể thừa hưởng một bản sao
    APOE4 từ bố và mẹ
  • 7:05 - 7:07
    và sẽ không bao giờ bị Alzheimer,
  • 7:07 - 7:09
    nghĩa là phần lớn chúng ta,
  • 7:09 - 7:13
    ADN của chúng ta không quyết định liệu
    chúng ta có bị Alzheimer hay không.
  • 7:14 - 7:15
    Vậy thì cái gì?
  • 7:15 - 7:19
    Ta không thể làm gì để bớt già đi
    hay để xử lý những gen thừa hưởng.
  • 7:19 - 7:22
    Cho đến nay, chúng ta chưa thay đổi
    được số mệnh của bộ não.
  • 7:23 - 7:25
    Còn giấc ngủ thì sao?
  • 7:25 - 7:29
    Trong giấc ngủ sâu, tế bào thần kinh đệm
    làm sạch sẽ dịch não tủy
  • 7:29 - 7:31
    trong toàn bộ não,
  • 7:31 - 7:34
    làm sạch chất bài tiết
    đã tích tụ trong các khớp thần kinh
  • 7:34 - 7:36
    khi ta thức.
  • 7:36 - 7:39
    Giấc ngủ sâu như là một chất tẩy
    rửa mạnh của bộ não.
  • 7:40 - 7:43
    Nhưng điều gì xảy ra nếu bạn thiếu ngủ?
  • 7:43 - 7:45
    Nhiều nhà khoa học tin rằng
  • 7:45 - 7:49
    chế độ ngủ không đủ có thể là một
    dự báo của bệnh Alzheimer.
  • 7:50 - 7:55
    Một đêm mất ngủ có thể làm
    tăng lượng amyloid beta.
  • 7:55 - 7:59
    Và sự tích tụ amyloid
    được chứng minh là phá giấc ngủ,
  • 7:59 - 8:01
    điều đó lại càng làm tăng
    sự tích tụ amyloid.
  • 8:01 - 8:04
    Vậy, bây giờ chúng ta rơi vào cái
    vòng lặp tăng thêm
  • 8:04 - 8:07
    nó càng làm tăng rối loạn hệ thống.
  • 8:07 - 8:09
    Cái gì nữa?
  • 8:09 - 8:10
    Sức khỏe tim mạch.
  • 8:11 - 8:15
    Huyết áp cao, tiểu đường,
    béo phì, thuốc lá, cholesterol cao,
  • 8:15 - 8:19
    tất cả làm tăng nguy cơ phát triển
    bệnh Alzheimer.
  • 8:19 - 8:21
    Những nghiên cứu trên tử thi cho thấy
  • 8:21 - 8:24
    80% người bệnh Alzheimer
  • 8:24 - 8:26
    có bệnh tim mạch.
  • 8:26 - 8:31
    Trong nhiều nghiên cứu, bài tập aerobic
    được cho là có thể làm giảm amyloid beta
  • 8:31 - 8:34
    trong các mẫu động vật được dùng để
    nghiên cứu về căn bệnh.
  • 8:34 - 8:37
    Vậy một lối sống và chế độ ăn
    Địa Trung Hải có lợi cho tim
  • 8:37 - 8:40
    có thể giúp hạn chế độ lệch bập bênh.
  • 8:40 - 8:43
    Vậy có nhiều thứ mà ta có thể làm
  • 8:43 - 8:45
    để phòng ngừa hay làm chậm
    sự tấn công của bệnh Alzheimer.
  • 8:45 - 8:48
    Nhưng giả sử bạn chưa làm gì cả.
  • 8:48 - 8:51
    Ta tưởng tượng bạn 65 tuổi;
  • 8:51 - 8:54
    có người bệnh Alzheimer trong gia
    đình mình, vậy bạn có thể có 1 hoặc 2 gen
  • 8:54 - 8:56
    có thể đè cái bập bênh của bạn xuống;
  • 8:56 - 8:59
    bạn đang đốt cây nến cả ở hai đầu
    nhiều năm rồi;
  • 8:59 - 9:01
    bạn thích thịt lợn muối;
  • 9:01 - 9:03
    và bạn không chịu chạy bộ
    trừ khi bị ai đó rượt đuổi.
  • 9:03 - 9:04
    (Cười)
  • 9:04 - 9:08
    Chúng ta hãy tưởng tượng các mảng amyloid
    đạt đến điểm bùng phát.
  • 9:08 - 9:10
    Chiếc bập bênh của bạn đã đập xuống đất.
  • 9:10 - 9:12
    Bạn như bị rơi vào dòng thác,
  • 9:12 - 9:13
    bạn đã châm lửa cháy rừng,
  • 9:13 - 9:16
    đó là sự viêm, rối và làm chết tế bào.
  • 9:17 - 9:20
    Bạn có lẽ đã có những triệu
    chứng của bệnh Alzheimer.
  • 9:20 - 9:23
    Bạn có những vấn đề khi tìm từ để nói
    hay tìm chìa khóa
  • 9:23 - 9:26
    và khó nhớ điều tôi nói lúc đầu của
    buổi thuyết trình này.
  • 9:27 - 9:29
    Nhưng bạn có thể không bị như thế.
  • 9:29 - 9:32
    Có nhiều cách để bạn có thể làm
    để bảo vệ mình
  • 9:32 - 9:34
    để tránh những triệu chứng Alzheimer,
  • 9:34 - 9:39
    ngay cả khi bạn bị bệnh thật sự,
    căn bệnh đang hoành hành trong não bạn.
  • 9:39 - 9:43
    Đó là phải luyện tập thần kinh
    và rèn luyện nhận thức.
  • 9:43 - 9:46
    Hãy nhớ rằng, bệnh Alzheimer
  • 9:46 - 9:49
    là hậu quả của việc
    mất khớp thần kinh.
  • 9:49 - 9:53
    Bộ não trung bình có trên
    100 tỷ khớp thần kinh,
  • 9:53 - 9:55
    thậy kỳ diệu;
    chúng ta có nhiều thứ để làm.
  • 9:55 - 9:57
    Và đây không phải là con số cố định.
  • 9:57 - 10:00
    Chúng ta luôn có thể có được nhiều
    hơn hay mất dần các khớp đó,
  • 10:00 - 10:02
    thông qua quá trình được gọi
    là luyện tập thần kinh.
  • 10:02 - 10:04
    Khi bạn học bất cứ điều gì mới,
  • 10:05 - 10:09
    bạn đang tạo ra và làm mạnh mẽ
    những kết nối thần kinh,
  • 10:09 - 10:10
    những khớp thần kinh.
  • 10:11 - 10:13
    Trong nghiên cứu Nữ tu -Nun Study
  • 10:13 - 10:17
    khi nghiên cứu bắt đầu,
    678 nữ tu, tất cả trên 75 tuổi,
  • 10:18 - 10:20
    được theo dõi trên 20 năm.
  • 10:20 - 10:23
    Họ được kiểm tra thường xuyên
    về thể lực và khả năng nhận thức,
  • 10:23 - 10:27
    và khi họ chết, não của họ
    được hiến tặng để khám nghiệm y học.
  • 10:27 - 10:32
    Trong số não đó, các nhà khoa học đã
    tìm ra nhiều điều ngạc nhiên.
  • 10:32 - 10:36
    Thay vì có những mảng bám,
    chỗ bị rối và mất số lượng --
  • 10:36 - 10:39
    điều có vẻ luôn xảy ra với người
    bệnh Alzheimer --
  • 10:39 - 10:43
    những những bộ não của những nữ tu
    này không có dấu hiệu
  • 10:43 - 10:46
    của bệnh khi họ còn sống.
  • 10:46 - 10:48
    Làm sao có thể như thế được?
  • 10:48 - 10:52
    Chúng ta nghĩ đó là vì những nữ tu
    có mức độ luyện tập nhận thức cao,
  • 10:52 - 10:56
    nói theo cách khác đó là họ có nhiều
    khớp thần kinh hoạt động.
  • 10:56 - 10:59
    Người có nhiều thời gian học tập
  • 10:59 - 11:01
    sẽ có trình học vấn cao,
  • 11:01 - 11:04
    sẽ thường xuyên tham gia các hoạt động
    vận dụng trí não,
  • 11:04 - 11:07
    tất cả những hoạt động đó là
    là việc rèn luyện nhận thức.
  • 11:07 - 11:11
    Họ có nhiều và đôi khi rất thừa thãi
    những kết nối thần kinh.
  • 11:11 - 11:14
    Thậm chí trong trường hợp họ
    có bệnh như Alzheimer
  • 11:14 - 11:16
    làm tổn hại đến một số khớp thần kinh,
  • 11:16 - 11:19
    thì họ vẫn còn nhiều kết nối dự phòng,
  • 11:19 - 11:22
    và phần này bảo vệ họ khỏi bị
    những nhầm lẫn.
  • 11:23 - 11:25
    Hãy tưởng tượng một ví dụ đơn giản.
  • 11:25 - 11:28
    Giả sử bạn chỉ biết
    một việc về một chủ đề.
  • 11:28 - 11:30
    Chủ đề về tôi chẳng hạn.
  • 11:30 - 11:32
    Bạn biết Lisa Genova
    viết tác phẩm "Still Aice,"
  • 11:32 - 11:34
    và đó là thứ duy nhất bạn biết về tôi.
  • 11:34 - 11:37
    Bạn chỉ có 1 kết nối thần kinh,
  • 11:37 - 11:39
    bạn chỉ có 1 khớp thần kinh.
  • 11:39 - 11:41
    Bây giờ, tưởng tượng bạn
    bị bệnh Alzheimer.
  • 11:41 - 11:43
    Bạn có những mảng bám,
    tế bào bị rối và bị viêm
  • 11:43 - 11:46
    và microglia phá khớp thần kinh đó.
  • 11:47 - 11:51
    Khi ai đó hỏi bạn,
    "Ê, ai viết "Still Alice?"
  • 11:51 - 11:52
    bạn không thể nhớ,
  • 11:52 - 11:55
    vì khớp thần kinh đó
    đã bị yếu hoặc chết rồi.
  • 11:55 - 11:57
    Bạn quên tôi mãi mãi.
  • 11:58 - 12:00
    Nhưng điều gì xảy ra nếu
    bạn biết nhiều thứ về tôi?
  • 12:00 - 12:02
    Ví dụ bạn biết 4 thứ về tôi.
  • 12:03 - 12:04
    Hãy tưởng tượng bạn bị Alzheimer,
  • 12:04 - 12:07
    và 3 khớp thần kinh bị
    tổn hại hay phá hỏng.
  • 12:07 - 12:11
    Bạn vẫn còn một con đường
    vòng qua đống đổ nát để tìm ra tôi.
  • 12:11 - 12:13
    Bạn vẫn có thể nhớ tên tôi.
  • 12:13 - 12:17
    Vậy chúng ta có thể trụ được
    dù có bệnh Alzheimer
  • 12:17 - 12:20
    nhờ vào những lối đi
    chưa bị ảnh hưởng.
  • 12:20 - 12:24
    Và chúng ta tạo ra những lối đi này,
    đó là việc luyện tập nhận thức,
  • 12:24 - 12:26
    bằng cách học những điều mới lạ.
  • 12:26 - 12:31
    Lý tưởng, chúng ta ưa những thứ mới lạ
    phải phong phú nhất có thể,
  • 12:31 - 12:36
    bao gồm cả cảnh vật, âm thanh,
    quan hệ và cảm xúc.
  • 12:36 - 12:40
    Vậy điều đó không có nghĩa là
    chơi bảng ghép chữ.
  • 12:40 - 12:44
    Bạn không muốn đơn giản lấy lại
    những thông tin mà bạn đã học,
  • 12:44 - 12:47
    vì đó như là phải đi du lịch ở những
    những con đường cũ, quen thuộc
  • 12:47 - 12:50
    tìm những mối quan hệ hàng xóm
    mà bạn đã biết rồi.
  • 12:50 - 12:53
    Bạn muốn khám phá những con đường
    thần kinh mới.
  • 12:53 - 12:55
    Việc xây dựng bộ não chống
    lại bệnh Alzheimer
  • 12:56 - 12:58
    có nghĩa là học nói tiếng Ý,
  • 12:58 - 12:59
    gặp bạn bè mới,
  • 12:59 - 13:00
    đọc sách,
  • 13:00 - 13:03
    hay nghe những bài TED tuyệt vời.
  • 13:03 - 13:09
    Dù đã làm hết những điều đó, nếu một ngày
    bạn bị chuẩn đoán mắc Alzheimer,
  • 13:09 - 13:12
    có ba bài học mà tôi biết từ bà của tôi
  • 13:12 - 13:16
    và hàng chục người mà tôi biết
    họ sống với căn bệnh này.
  • 13:16 - 13:19
    Chuẩn đoán không nói
    bạn chết vào ngày mai.
  • 13:19 - 13:21
    Hãy cố sống.
  • 13:21 - 13:23
    Bạn sẽ không mất trí nhớ cảm xúc.
  • 13:23 - 13:27
    Bạn vẫn có thể hiểu tình yêu và vui thú.
  • 13:27 - 13:30
    Bạn có thể không nhớ điều tôi
    nói cách đây 5 phút,
  • 13:30 - 13:33
    nhưng bạn vẫn nhớ được cảm giác
    mà tôi tạo ra cho bạn.
  • 13:33 - 13:36
    Và bạn luôn quan trọng hơn
    điều mà bạn nhớ được.
  • 13:36 - 13:38
    Cảm ơn.
  • 13:38 - 13:43
    (Vỗ tay)
Title:
Những việc bạn có thể làm để phòng bệnh Alzheimer
Speaker:
Lisa Genova
Description:

Bệnh Alzheimer không phải là định mệnh của bộ não, Lisa Genova,nhà thần kinh học và là tác giả của "Still Alice", đã nói như thế. Bà chia sẻ những kiến thức khoa học mới nhất về căn bệnh -- và một vài nghiên cứu hứa hẹn về điều mỗi chúng ta có thể làm để xây dựng một bộ não chống lại lại được bệnh Alzheimer.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
13:56

Vietnamese subtitles

Revisions