< Return to Video

Đừng dùng Sao Hỏa làm hành tinh dự phòng

  • 0:01 - 0:03
    Chúng ta đang ở thời khắc
    trong lịch sử nhân loại
  • 0:03 - 0:09
    đứng giữa việc chiếm những ngôi sao
    hay để mất cái hành tinh ta gọi là 'nhà'.
  • 0:09 - 0:12
    Chỉ trong vài năm gần đây, chúng ta
    biết thêm rất nhiều
  • 0:12 - 0:16
    về việc Trái Đất hoà hợp
    với vũ trụ như thế nào.
  • 0:16 - 0:19
    Dự án Kepler của NASA đã khám phá được
  • 0:19 - 0:22
    hàng ngàn hành tinh tiềm năng
    quanh các ngôi sao khác,
  • 0:22 - 0:26
    chứng tỏ rằng Trái Đất chỉ là một
    trong hàng tỷ hành tinh của dải ngân hà.
  • 0:26 - 0:28
    Kepler là kính viễn vọng không gian
  • 0:28 - 0:32
    đo sự mờ ánh sáng đột ngột của
    các ngôi sao khi có hành tinh ngang qua,
  • 0:32 - 0:35
    làm cản một chút ánh sáng chiếu đến đó.
  • 0:36 - 0:38
    Dữ liệu của Kepler cho thấy kích cỡ
  • 0:38 - 0:41
    và khoảng cách giữa các ngôi sao
    và ngôi sao chủ.
  • 0:41 - 0:45
    Nhờ đó, chúng ta biết được những hành tinh
    liệu có nhỏ và gồ ghề đá
  • 0:45 - 0:48
    như các hành tinh
    trong Hệ Mặt trời của ta,
  • 0:48 - 0:51
    và cũng như chúng nhận được
    bao nhiêu ánh sáng từ mặt trời.
  • 0:51 - 0:55
    Từ đó, ta có manh mối xem
    những hành tinh ta khám phá
  • 0:55 - 0:57
    có thích hợp với sự sống hay không.
  • 0:57 - 1:01
    Không may là trong lúc ta
    đang khám phá kho báu về
  • 1:01 - 1:04
    những hành tinh có tiềm năng
    nuôi sự sống này,
  • 1:04 - 1:07
    hành tinh của chúng ta đang
    oằn xuống dưới sức nặng của nhân loại.
  • 1:07 - 1:11
    2014 là năm nóng kỷ lục.
  • 1:11 - 1:15
    Sông băng và đá biển ở với chúng ta
    hằng thiên niên kỷ
  • 1:15 - 1:18
    đang mất dần chỉ trong vài thập niên.
  • 1:18 - 1:23
    Những thay đổi môi trường
    quy mô toàn hành tinh do ta gây ra,
  • 1:23 - 1:27
    đang tiến triển nhanh
    hơn khả năng ta thay đổi được tình hình.
  • 1:27 - 1:31
    Nhưng tôi không phải nhà khoa học khí hậu,
    tôi là nhà thiên văn.
  • 1:31 - 1:34
    Tôi nghiên cứu khả năng sống ở địa cầu
    dưới sự ảnh hưởng của các ngôi sao
  • 1:34 - 1:37
    với hi vọng sẽ tìm được
    những nơi trong vũ trụ
  • 1:37 - 1:40
    mà ta có thể phát hiện được
    sự sống ngoài Trái Đất.
  • 1:40 - 1:43
    Có thể nói tôi tìm bất động sản
    ngoài hành tinh.
  • 1:44 - 1:48
    Là một người gắn kết sâu sắc
    với cuộc tìm kiếm sự sống trong vũ trụ,
  • 1:48 - 1:52
    tôi nói với bạn rằng
    càng tìm những hành tinh giống Trái Đất,
  • 1:52 - 1:55
    bạn càng nâng niu Trái Đất của chúng ta.
  • 1:55 - 1:58
    Mỗi một thế giới mới mời gọi
    một sự so sánh
  • 1:58 - 2:02
    giữa hành tinh vừa tìm được
    và các hành tinh ta biết rõ nhất:
  • 2:02 - 2:04
    những hành tinh trong Hệ Mặt trời.
  • 2:04 - 2:06
    Hãy xem hàng xóm sao Hỏa của chúng ta.
  • 2:06 - 2:09
    Sao Hỏa nhỏ, toàn đá,
    và dù hơi xa Mặt trời,
  • 2:09 - 2:12
    có thể được coi là
    một thế giới có tiềm năng sinh sống
  • 2:12 - 2:14
    nếu một dự án như Kepler tìm thấy nó.
  • 2:14 - 2:17
    Đúng là sao Hỏa có thể đã từng
    được sinh sống trong quá khứ,
  • 2:17 - 2:21
    và cũng là một phần lý do
    ta nghiên cứu nhiều về sao Hoả.
  • 2:21 - 2:24
    Các tàu thăm dò tự hành, như Curiosity,
    bò khắp bề mặt nó,
  • 2:24 - 2:27
    tìm kiếm manh mối
    về nguồn gốc sự sống mà ta biết.
  • 2:27 - 2:31
    Các tàu trong quỹ đạo như MAVEN
    lấy mẫu khí quyển sao Hỏa,
  • 2:31 - 2:35
    cố gắng hiểu tại sao nó mất đi
    sự sống đã từng có.
  • 2:35 - 2:39
    Các công ty tư nhân giờ cung cấp không chỉ
    một chuyến đi ngắn tới vũ trụ gần
  • 2:39 - 2:43
    mà còn khả năng sinh sống
    trên sao Hỏa, như trêu ngươi vậy.
  • 2:43 - 2:45
    Nhưng dù những viễn cảnh này về sao Hỏa
  • 2:45 - 2:47
    giống như những sa mạc
    ở thế giới của chúng ta,
  • 2:47 - 2:53
    những nơi gợi sự tưởng tượng
    về sự tiên phong, mở rộng bờ cõi,
  • 2:53 - 2:55
    so với Trái Đất
  • 2:55 - 2:58
    sao Hỏa là một nơi kinh khủng để sống.
  • 2:58 - 3:01
    Xét việc ta vẫn chưa định cư
  • 3:01 - 3:03
    tại những sa mạc của hành tinh chúng ta,
  • 3:03 - 3:06
    những nơi vẫn còn tươi tốt hơn sao Hỏa.
  • 3:06 - 3:09
    Ngay cả những nơi khô cằn nhất,
    cao nhất trên Trái Đất,
  • 3:09 - 3:11
    không khí vẫn ngọt và dày khí oxy
  • 3:11 - 3:15
    thải ra từ những cánh rừng nhiệt đới
    cách đó hàng ngàn dặm
  • 3:15 - 3:21
    Tôi lo lắm, lo rằng sự phấn khởi về việc
    chiếm đóng sao Hỏa và những hành tinh khác
  • 3:21 - 3:24
    đi kèm với một cái bóng dài và tối:
  • 3:24 - 3:26
    sự ám chỉ và niềm tin của nhiều người rằng
  • 3:26 - 3:30
    sao Hỏa sẽ sẵn sàng cứu chúng ta
    khỏi sự hủy diệt ta tự tạo ra
  • 3:30 - 3:34
    cho hành tinh duy nhất ta biết
    có khả năng sinh sống, Trái Đất.
  • 3:34 - 3:37
    Tôi có yêu việc
    thám hiểm các hành tinh thế nào
  • 3:37 - 3:39
    thì cũng không đồng ý với cách nghĩ đó.
  • 3:39 - 3:42
    Có nhiều lý do chính đáng để tới sao Hỏa,
  • 3:42 - 3:45
    nhưng có ai đó nói rằng sao Hỏa
    sẽ là nơi dự phòng cho nhân loại
  • 3:45 - 3:48
    thì như chuyện thuyền trưởng tàu Titanic
    bảo rằng bữa tiệc thật sự
  • 3:48 - 3:51
    sẽ diễn ra tí nữa trên các tàu cứu sinh.
  • 3:51 - 3:53
    (Tiếng cười)
  • 3:53 - 3:56
    (Vỗ tay)
  • 3:56 - 3:59
    Cám ơn.
  • 3:59 - 4:03
    Nhưng những mục tiêu của việc
    thám hiểm hành tinh và bảo tồn hành tinh
  • 4:03 - 4:05
    hoàn toàn không đối chọi nhau.
  • 4:05 - 4:08
    Không, chúng thật ra là hai mặt
    của cùng một mục tiêu:
  • 4:08 - 4:12
    hiểu, bảo tồn và cải thiện
    sự sống trong tương lai.
  • 4:12 - 4:16
    Những môi trường khắc nghiệt của Trái Đất
    là những khung cảnh ngoài hành tinh.
  • 4:16 - 4:18
    Chúng chỉ ở gần ta hơn.
  • 4:18 - 4:22
    Nếu ta có thể hiểu cách tạo ra và duy trì
    không gian có thể sinh sống được
  • 4:22 - 4:25
    từ những nơi khắc nghiệt,
    khó ưa ngay trên Trái Đất,
  • 4:25 - 4:29
    có lẽ ta sẽ đáp ứng được nhu cầu
    cả về bảo tồn môi trường của ta
  • 4:29 - 4:31
    và đi xa hơn thế.
  • 4:31 - 4:33
    Tôi cho bạn một thí nghiệm tư tưởng:
  • 4:33 - 4:35
    nghịch lý Fermi.
  • 4:35 - 4:39
    Nhiều năm trước,
    nhà vật lý Enrico Fermi hỏi rằng,
  • 4:39 - 4:43
    nếu cho giả thuyết là
    vũ trụ này đã tồn tại rất lâu
  • 4:43 - 4:46
    và rằng ta nghĩ có nhiều hành tinh
    trong đó,
  • 4:46 - 4:49
    thì lẽ ra giờ ta đã tìm được bằng chứng
    của người ngoài hành tinh rồi.
  • 4:49 - 4:51
    Vậy họ ở đâu?
  • 4:51 - 4:54
    Một giải pháp khả thi
    cho nghịch lý Fermi là
  • 4:54 - 4:58
    khi các nền văn minh
    tiến bộ đủ xa về kỹ thuật
  • 4:58 - 5:00
    để xét đến việc sống giữa những vì sao,
  • 5:00 - 5:05
    họ quên quan trọng thế nào
    việc bảo vệ ngôi nhà thể giới,
  • 5:05 - 5:07
    nơi nuôi nấng sự tiến bộ đó lúc đầu.
  • 5:07 - 5:11
    Thật ngạo mạn khi tin rằng
    chỉ việc chiếm đóng những hành tinh khác
  • 5:11 - 5:13
    sẽ cứu chúng ta khỏi chúng ta,
  • 5:13 - 5:17
    nhưng bảo tồn hành tinh
    và thám hiểm hành tinh khác
  • 5:17 - 5:19
    có thể đi đôi với nhau.
  • 5:19 - 5:21
    Nếu ta thật sự tin vào khả năng của mình
  • 5:21 - 5:24
    để biến các môi trường sao Hỏa khắc nghiệt
    thành nơi con người trú ngụ,
  • 5:24 - 5:28
    thì ta chắc phải chinh phục được
    nhiệm vụ dễ dàng hơn,
  • 5:28 - 5:30
    đó là bảo tồn khả năng
    sinh sống của Trái Đất.
  • 5:30 - 5:31
    Xin cảm ơn.
  • 5:31 - 5:38
    (vỗ tay)
Title:
Đừng dùng Sao Hỏa làm hành tinh dự phòng
Speaker:
Lucianne Walkowicz
Description:

Nhà thiên văn học chuyên về sao và Hội viên TED Cao cấp Lucianne Walkowicz đang làm việc cho dự án Kepler của NASA, tìm kiếm nơi nào trong vũ trụ có thể hỗ trợ sự sống. Vì vậy, ta nên nghe lời cô, suy nghĩ cẩn thận về Sao Hỏa. Trong bài nói ngắn ngày, cô đề nghị chúng ta nên dừng giấc mơ cuối cùng cũng chuyển tới sao Hỏa ở khi ta phá hoại Trái Đất, và nên bắt đầu nghĩ đến việc khám phá những hành tinh và bảo tồn Trái Đất như hai mặt của một mục đích. Cô nói, "Bạn càng tìm những hành tinh giống Trái Đất, bạn càng nâng niu hành tinh của chúng ta hơn."

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
05:50

Vietnamese subtitles

Revisions