Những bức ảnh giúp khôi phục phần lịch sử đã mất
-
0:01 - 0:05Tại sao con người lại cố tình
phá hoại di sản văn hóa? -
0:06 - 0:07Làm như vậy, họ có tin rằng
-
0:07 - 0:11sẽ xóa đi được
lịch sử của chúng ta? -
0:11 - 0:13Kí ức về văn hóa
của chúng ta? -
0:15 - 0:19Sự thật là, ta mất đi
nhiều di sản văn hóa -
0:19 - 0:21do xói mòn hay thiên tai,
-
0:21 - 0:24đó là những điều khó mà tránh khỏi.
-
0:25 - 0:29Tôi, ở đây, hôm nay, để chỉ cho các bạn
cách sử dụng các bức hình -- -
0:29 - 0:31do chính các bạn chụp --
-
0:31 - 0:34để khôi phục phần lịch sử đã mất
-
0:34 - 0:37bằng cách sử dụng công nghệ tiên tiến
-
0:37 - 0:39và sự giúp sức của các tình nguyện viên.
-
0:40 - 0:42Vào đầu thế kỉ 20,
-
0:42 - 0:46các nhà khảo cổ khám phá ra
hàng trăm bức tượng và đồ tạo tác -
0:46 - 0:48ở thành phố Hatra cổ xưa,
-
0:48 - 0:49phía Bắc I-rắc.
-
0:50 - 0:54Những bức tượng như thế này
được tìm thấy trong tình trạng đổ nát, -
0:54 - 0:57một số bị mất đầu hoặc tay,
-
0:57 - 0:59nhưng trang phục
mà chúng khoác lên người -
0:59 - 1:01và tư thế của chúng
-
1:01 - 1:03có thể tiết lộ câu chuyện về chúng.
-
1:04 - 1:05Ví dụ, ta tin rằng,
-
1:05 - 1:09nếu bức tượng khoác lên mình
chiếc áo chùng dài ngang đầu gối -
1:09 - 1:11và đi chân trần,
-
1:11 - 1:13đó chính là hình ảnh đại diện cho tu sĩ.
-
1:14 - 1:18Tuy nhiên, nhìn kĩ hơn
vào tác phẩm này, -
1:18 - 1:22ta có thể thấy chiếc áo
được trang trí rất công phu, -
1:22 - 1:25khiến nhiều nhà nghiên cứu tin rằng
-
1:25 - 1:29đây là bức tượng của một vị vua
trong buổi lễ tín ngưỡng. -
1:31 - 1:37Khi bảo tàng văn hóa Mosul
mở cửa vào năm 1952 ở phía Bắc I-rắc, -
1:37 - 1:39bức tượng này, cùng với những tượng khác,
-
1:39 - 1:43được đặt ở bảo tàng
để gìn giữ cho thế hệ mai sau. -
1:44 - 1:48Sau khi Mỹ dẫn đầu,
tấn công I-rắc năm 2003, -
1:48 - 1:52một vài tượng và đồ tạo tác
đã được chuyển đến Baghdad, -
1:52 - 1:54nhưng bức tượng này
vẫn còn nằm lại. -
1:55 - 1:59Sau đó, vào tháng Hai năm ngoái,
một đoạn phim được công bố, -
1:59 - 2:02và ngay lập tức
truyền đi với tốc độ chóng mặt. -
2:02 - 2:04Có lẽ một vài trong số các bạn
đã từng xem. -
2:04 - 2:06Đây là một đoạn phim ngắn.
-
2:06 - 2:13(Đoạn phim) (Hát bằng tiếng Ả rập)
-
2:32 - 2:33(Hết đoạn nhạc)
-
2:34 - 2:36Cảnh trên đây không dễ chịu chút nào,
phải không? -
2:38 - 2:40Các bạn có thấy quen không?
-
2:42 - 2:43Nó đây.
-
2:43 - 2:46Đây chính là bức tượng đó,
-
2:46 - 2:47nó bị lật đổ,
-
2:47 - 2:49vỡ tan thành nhiều mảnh.
-
2:50 - 2:53Khi tôi và Matthew Vincent
xem được đoạn phim này, -
2:53 - 2:55chúng tôi đã vô cùng sốc.
-
2:55 - 2:58Là những nhà khảo cổ
ứng dụng công nghệ tiên tiến -
2:58 - 3:00vào việc bảo tồn bằng số hóa,
-
3:00 - 3:02một ý tưởng lóe lên trong đầu.
-
3:03 - 3:07Ta có thể thu thập ảnh chụp
những đồ tạo tác này của công chúng -
3:07 - 3:09trước khi chúng bị phá hủy,
-
3:09 - 3:11để phục dựng bằng công nghệ số.
-
3:12 - 3:13Nếu có thể làm được điều này,
-
3:13 - 3:15ta có thể đưa chúng
vào một bảo tàng ảo -
3:15 - 3:17để kể lại câu chuyện này.
-
3:20 - 3:24Thế nên, hai tuần
sau khi xem đoạn phim đó, -
3:24 - 3:27chúng tôi bắt tay vào dự án với tên gọi
"Dự án Mosul". -
3:28 - 3:31Còn nhớ những bức ảnh
về bức tượng mà tôi đã chiếu chứ? -
3:31 - 3:36Đây chính là phục dựng của nó
từ ảnh chụp trước khi bị phá hủy -
3:36 - 3:37thu thập từ công chúng.
-
3:39 - 3:41Giờ, hẳn các bạn đang thắc mắc,
-
3:41 - 3:43công cụ này thực sự
hoạt động như thế nào? -
3:43 - 3:46Vâng, mấu chốt của công nghệ này
có tên là quang trắc, -
3:46 - 3:49và nó được phát minh tại đây,
nước Đức. -
3:50 - 3:53Đây là công nghệ cho phép chúng ta
sử dụng những hình ảnh hai chiều -
3:53 - 3:56chụp vật thể ở nhiều góc độ
-
3:56 - 3:58để tạo nên hình mẫu 3D.
-
3:59 - 4:03Có lẽ các bạn sẽ nghĩ nó nghe như
một loại ma thuật, nhưng không đâu. -
4:03 - 4:06Tôi sẽ cho các bạn
xem cách thực hiện. -
4:06 - 4:09Đây là hai hình ảnh của cùng một bức tượng
được thu thập. -
4:09 - 4:10Máy tính sẽ xử lí
-
4:10 - 4:15bằng cách phát hiện
những điểm giống nhau của hai bức ảnh, -
4:15 - 4:17những điểm giống nhau của vật thể.
-
4:18 - 4:21Sau đó, bằng cách sử dụng
nhiều bức ảnh như vậy, -
4:21 - 4:24máy tính có thể bắt đầu dựng lại
vật thể trong không gian ba chiều. -
4:26 - 4:29Trường hợp này, vị trí đặt máy ảnh
của mỗi bức hình -
4:29 - 4:32sẽ có màu xanh dương.
-
4:32 - 4:36Hiện giờ, tôi xin thú thật,
chỉ mới được dựng lại được một phần, -
4:36 - 4:37nhưng tại sao lại là một phần?
-
4:38 - 4:42Vâng, đơn giản là vì
bức tượng này được đặt sát tường, -
4:43 - 4:45nên không có những
bức ảnh chụp từ đằng sau. -
4:46 - 4:51Nếu muốn hoàn thiện
việc phục dựng hình ảnh của bức tượng, -
4:51 - 4:53tôi cần một máy ảnh phù hợp,
-
4:53 - 4:55chân máy, ánh sáng phù hợp,
-
4:55 - 4:58không thể làm điều đó
với ảnh thu thập từ công chúng. -
4:58 - 4:59Hãy nghĩ xem:
-
4:59 - 5:02Bao nhiêu người trong số các bạn,
khi đến bảo tàng, -
5:02 - 5:04sẽ chụp hết tất cả các phần của tượng,
-
5:04 - 5:05kể cả mặt sau?
-
5:06 - 5:10Có thể một vài bạn thấy hứng thú
với tượng David của Michelangelo, -
5:10 - 5:11tôi đoán.
-
5:11 - 5:13(TIếng cười)
-
5:13 - 5:15Nhưng vấn đề nằm ở chỗ,
-
5:15 - 5:18nếu có thể tìm thêm
nhiều hình ảnh về vật này, -
5:18 - 5:20ta có thể cải thiện
hình ảnh 3D của nó. -
5:21 - 5:23Khi bắt tay vào dự án,
-
5:23 - 5:25chúng tôi bắt đầu
với bảo tàng Mosul. -
5:25 - 5:27Chúng tôi ước tính
có thể thu thập ảnh, -
5:27 - 5:28mà một vài người quan tâm,
-
5:28 - 5:31rồi tạo ra một, hai ảnh phục dựng.
-
5:31 - 5:36mà không biết mình đã khởi xưởng
một thứ sẽ phát triển nhanh chóng đến thế. -
5:36 - 5:38Trước khi biết được điều đó,
-
5:38 - 5:40chúng tôi đã nhận thức rõ:
-
5:40 - 5:44có thể áp dụng ý tưởng tương tự
với di sản bị mất, ở mọi nơi. -
5:45 - 5:49Vì thế, chúng tôi quyết định
đổi tên của dự án thành Rekrei. -
5:50 - 5:53Rồi đến hè năm ngoái,
-
5:53 - 5:56phòng truyền thông tạp chí
"The Economist" tìm đến chúng tôi. -
5:57 - 5:58Họ hỏi:
-
5:58 - 6:01"Này, anh có muốn chúng tôi
xây nên một bảo tàng ảo -
6:01 - 6:03để đặt những hình ảnh phục dựng
-
6:03 - 6:04và kể lại câu chuyện không?"
-
6:04 - 6:06Các bạn nghĩ
chúng tôi có từ chối không? -
6:06 - 6:07Dĩ nhiên là không rồi.
-
6:07 - 6:10Chúng tôi đồng ý ngay!
Và vô cùng phấn khởi. -
6:10 - 6:13Đây đúng là một khởi đầu
tốt đẹp cho dự án. -
6:13 - 6:15Giờ đây, ai trong số các bạn
-
6:15 - 6:18cũng có thể trải nghiệm
RecoVR Mosul trên điện thoại, -
6:19 - 6:20bằng Google Cardboard
-
6:20 - 6:22hay một máy tính bảng
hay thậm chí Youtube 360. -
6:23 - 6:26Đây là bức chụp màn hình
của bảo tàng ảo. -
6:26 - 6:28Và nó đây ...
-
6:28 - 6:31hình ảnh phục dựng
một phần của bức tượng, -
6:31 - 6:34cũng như tượng sư tử của Mosul,
-
6:34 - 6:36hình ảnh phục dựng
hoàn chỉnh đầu tiên của dự án. -
6:38 - 6:42Dù đoạn phim không quay lại
cảnh bức tượng sư tử Mosul bị phá hủy, -
6:42 - 6:46chúng tôi có một số ví dụ khác
ghi lại cảnh các cổ vật lớn bị phá hủy -
6:46 - 6:50đơn giản vì là chúng quá lớn
để có thể cắp đi. -
6:50 - 6:52Ví dụ,
-
6:52 - 6:54cánh cổng Nimrud ở Bắc I-rắc.
-
6:55 - 6:57Đây là hình ảnh phục dựng,
-
6:57 - 7:01còn đây là lúc nó bị phá hoại.
-
7:01 - 7:05Hay tượng sư tử Al-Lāt ở Palmyra, Syria:
-
7:05 - 7:06Trước ...
-
7:07 - 7:08và sau.
-
7:10 - 7:13Dù những hình tái hiện ảo
là mối quan tâm chính -
7:13 - 7:14của dự án,
-
7:14 - 7:16một số người đã đặt ra câu hỏi:
-
7:17 - 7:20Liệu có thể in chúng ra
bằng công nghệ in 3D? -
7:20 - 7:25Chúng tôi nghĩ rằng in 3D
không phải là hướng giải quyết thẳng thắn -
7:25 - 7:26cho các di sản bị mất.
-
7:26 - 7:28Một khi thứ gì đó bị phá hủy,
-
7:28 - 7:30nó vĩnh viễn không còn.
-
7:30 - 7:35Nhưng in 3D đem đến
một lựa chọn để thuật lại câu chuyện đó. -
7:36 - 7:38Như ở đây, tôi sẽ cho các bạn xem...
-
7:41 - 7:44Đây là bức tượng Hatra
-
7:45 - 7:46và tượng sư tử của Mosul.
-
7:46 - 7:53(Tiếng vỗ tay)
-
7:54 - 7:55Cám ơn các bạn.
-
7:55 - 7:57Bây giờ, nếu nhìn kĩ,
-
7:57 - 8:01bạn sẽ nhận thấy
có nhiều chi tiết được in màu, -
8:01 - 8:04một số khác in màu xám hoặc trắng.
-
8:05 - 8:09Phần này được thêm vào
để giúp cho bức tượng đứng thẳng. -
8:09 - 8:11Việc làm này cũng tương tự
như lúc bạn đến bảo tàng, -
8:11 - 8:14và thấy một bức tượng bị đổ vỡ;
-
8:14 - 8:16Nó được gắn vào
để mọi người có thể chiêm ngưỡng. -
8:16 - 8:17Hợp lý, đúng không ạ?
-
8:18 - 8:20Tuy nhiên, chúng tôi quan tâm hơn
-
8:20 - 8:24về những điều công nghệ thực tế ảo
có thể làm cho những di sản bị mất. -
8:24 - 8:27Đây là ví dụ
về một trong những tháp mộ -
8:27 - 8:29bị phá hủy ở Palmyra.
-
8:29 - 8:31Dùng phần mềm hỗ trợ
xem trực tuyến Sketchfab, -
8:31 - 8:36có thể thấy, chúng tôi đã dựng được
ba phần ở phía ngoài mộ, -
8:36 - 8:38chúng tôi cũng có ảnh chụp bên trong,
-
8:38 - 8:41để có thể bắt đầu
phục dựng phần tường -
8:41 - 8:43và trần nhà.
-
8:43 - 8:46Những nhà khảo cổ làm việc ở đó
trong rất nhiều, nhiều năm, -
8:46 - 8:51nên chúng tôi có những bản vẽ kiến trúc
của những di sản bị mất. -
8:52 - 8:58Không may là, ta không chỉ mất đi di sản
ở những khu vực có xung đột, -
8:58 - 9:00trong chiến tranh,
-
9:00 - 9:03mà do thiên tai.
-
9:03 - 9:07Đây là hình mẫu 3D
của quảng trường Durbar ở Kathmandu, -
9:07 - 9:10trước khi trận động đất
xảy ra tháng Tư vừa qua... -
9:10 - 9:12và đây là hình ảnh sau đó.
-
9:12 - 9:14Có thể các bạn đang nghĩ,
-
9:14 - 9:18không thể nào tạo được mô hình 3D
chỉ bằng những hình ảnh củ du khách, -
9:18 - 9:19và đúng thật là vậy.
-
9:19 - 9:21Nhưng điều mà mô hình thể hiện
-
9:21 - 9:25là sự khả thi khi có sự tham gia
của các tổ chức, cộng đồng lớn -
9:25 - 9:28và doanh nghiệp tư nhân
vào những sáng kiến như của chúng tôi. -
9:30 - 9:33Một trong những thách thức lớn
trong dự án của chúng tôi chính là, -
9:33 - 9:37tìm ra những bức ảnh được chụp
trước khi tai hoạ đến, đúng chứ? -
9:38 - 9:44Và Internet là một cơ sở dữ liệu
với hàng triệu bức ảnh, đúng không? -
9:44 - 9:45Chính xác là vậy.
-
9:45 - 9:48Vậy nên chúng tôi đã bắt tay
phát triển một công cụ -
9:48 - 9:52cho phép lấy hình ảnh
từ các trang web như Flickr, -
9:52 - 9:54dựa vào đánh dấu địa lý,
-
9:54 - 9:56để hoàn thiện việc tái hiện.
-
9:56 - 10:03Bởi ta không chỉ mất đi
di sản văn hóa vì thiên tai, chiến tranh, -
10:03 - 10:06mà còn
vì những nguyên do khác nữa. -
10:08 - 10:11Các bạn nghĩ gì,
khi nhìn vào hai ảnh sau đây? -
10:12 - 10:14Có lẽ khá khó để nhớ ra,
-
10:14 - 10:17nhưng chỉ vài tuần trước,
-
10:17 - 10:21đây là ví dụ về sự phá hoại của con người
từ chính sự ngu xuẩn của họ. -
10:22 - 10:27Một du khách ở Lisbon
muốn trèo lên bức tượng -
10:27 - 10:29chụp ảnh tự sướng với nó --
-
10:29 - 10:29(Tiếng cười)
-
10:29 - 10:32và kéo ngã tượng theo hắn ta.
-
10:32 - 10:34Chúng tôi đã tìm được
những bức ảnh -
10:34 - 10:36để hoàn thiện ảnh phục dựng
-
10:36 - 10:38Cần nhớ rằng việc phá hoại di sản
-
10:38 - 10:43không phải là
một hiện tượng gần đây. -
10:43 - 10:45Vào thế kỉ thứ 16,
-
10:45 - 10:51các nhà thám hiểm và tu sĩ Châu Âu đã đốt
hàng ngàn quyển sách Maya ở Châu Mỹ, -
10:51 - 10:54giờ, số lượng sách còn lại
chỉ đếm trên đầu ngón tay. -
10:55 - 10:57Đến năm 2001,
-
10:57 - 11:01khi phiến quân Taliban cho nổ tung
tượng Phật Bamiyan Buddhas ở Afghanistan. -
11:02 - 11:03Các bạn thấy đấy,
-
11:03 - 11:08di sản văn hóa chính là
phần lịch sử chung của cả nhân loại. -
11:09 - 11:13Chúng giúp chúng ta
kết nối với tổ tiên và câu chuyện của họ, -
11:13 - 11:17nhưng mỗi ngày, ta lại dần mất đi
một phần do thiên tai -
11:17 - 11:19và xung đột.
-
11:20 - 11:25Dĩ nhiên, những thiệt hại về người
là mất mát đau lòng nhất ... -
11:26 - 11:32nhưng chính những di sản lại là cách
để gìn giữ kí ức của con người -
11:32 - 11:33cho thế hệ mai sau.
-
11:34 - 11:38Chúng tôi cần các bạn giúp sức
khôi phục phần lịch sử bị mất. -
11:39 - 11:41Các bạn sẽ tham gia cùng chúng tôi chứ?
-
11:41 - 11:44(Tiếng vỗ tay)
- Title:
- Những bức ảnh giúp khôi phục phần lịch sử đã mất
- Speaker:
- Chance Coughenour
- Description:
-
Nhà khảo cổ kĩ thuật số Chance Coughenour sử dụng những bức ảnh của bạn, để khôi phục những cổ vật đã mất đi trong các cuộc xung đột hay thiên tai. Sau khi thu thập hình ảnh về những tượng đài, bảo tàng hay cổ vật bị phá hủy, Chance Coughenour ứng dụng công nghệ cao, gọi là quang trắc, để dựng lại hình ảnh ba chiều, lưu giữ kí ức về di sản toàn cầu, của chung loài người. Cùng tìm hiểu kĩ hơn về cách góp phần tôn vinh và bảo vệ phần lịch sử đã mất này.
- Video Language:
- English
- Team:
closed TED
- Project:
- TEDTalks
- Duration:
- 11:57
![]() |
Nhu PHAM approved Vietnamese subtitles for How your pictures can help reclaim lost history | |
![]() |
Nhu PHAM edited Vietnamese subtitles for How your pictures can help reclaim lost history | |
![]() |
Nhu PHAM edited Vietnamese subtitles for How your pictures can help reclaim lost history | |
![]() |
Nhu PHAM edited Vietnamese subtitles for How your pictures can help reclaim lost history | |
![]() |
Nhu PHAM edited Vietnamese subtitles for How your pictures can help reclaim lost history | |
![]() |
Nhu PHAM edited Vietnamese subtitles for How your pictures can help reclaim lost history | |
![]() |
Nhu PHAM edited Vietnamese subtitles for How your pictures can help reclaim lost history | |
![]() |
Nhu PHAM edited Vietnamese subtitles for How your pictures can help reclaim lost history |