< Return to Video

Sinh vật đơn bào nào lớn nhất? - Murry Gans

  • 0:07 - 0:11
    Voi là một loài có kích thước khổng lồ,
  • 0:11 - 0:16
    vì vậy nó có khoảng hơn
    1,000 tỉ tỉ tế bào nhỏ xíu,
  • 0:16 - 0:19
    và trong thế giới nhỏ bé ấy,
  • 0:19 - 0:22
    có hơn hàng triệu loại sinh vật đơn bào
  • 0:22 - 0:25
    nhưng có rất ít loài ta có thể
    nhìn thấy bằng mắt thường.
  • 0:25 - 0:27
    Tại sao lại như vậy?
  • 0:27 - 0:29
    Tại sao ta lại không có
    những con voi đơn bào,
  • 0:29 - 0:30
    hay cá voi đơn bào,
  • 0:30 - 0:32
    hay gấu nâu đơn bào?
  • 0:32 - 0:35
    Để tìm câu trả lời, chúng ta phải
    đi sâu vào lòng tế bào.
  • 0:35 - 0:38
    Đây là nơi hầu hết các chức năng
    của tế bào được thực hiện,
  • 0:38 - 0:40
    đóng kín bởi màng tế bào
  • 0:40 - 0:44
    có nhiệm vụ như 1 cánh cửa ngăn cách
    bên trong và bên ngoài tế bào.
  • 0:44 - 0:46
    Bất kì chất nào tế bào cần sử dụng,
  • 0:46 - 0:49
    hay các chất thải cần loại bỏ,
  • 0:49 - 0:51
    đầu tiên phải đi qua được màng tế bào.
  • 0:51 - 0:54
    Nhưng có 1 sự bất hợp lý sinh học
    ở cơ chế này.
  • 0:54 - 0:58
    Bề mặt tế bào và thể tích đều tăng
    nhưng không cùng một mức.
  • 0:58 - 1:01
    Tế bào có rất nhiều hình dạng,
  • 1:01 - 1:05
    nhưng cứ nghĩ nó như khối lập phương sẽ
    làm cho phương trình này dễ tính toán hơn.
  • 1:05 - 1:07
    1 khối lập phương có 6 mặt.
  • 1:07 - 1:12
    Nó đại diện cho màng tế bào
    và tạo nên bề mặt tế bào.
  • 1:12 - 1:15
    1 khối lập phương có cạnh 1 micromet,
  • 1:15 - 1:17
    đó là 1 phần triệu mét,
  • 1:17 - 1:21
    sẽ có tổng diện tích bề mặt
    là 6 micromet vuông.
  • 1:21 - 1:24
    Và thể tích là 1 micromet khối.
  • 1:24 - 1:26
    Nó sẽ cho ta 6 đơn vị diện tích bề mặt
  • 1:26 - 1:29
    cho mỗi đơn vị thể tích,
  • 1:29 - 1:31
    tỉ lệ 6:1.
  • 1:31 - 1:35
    Nhưng mọi thứ thay đổi đáng kể nếu
    ta làm khối lập phương này lớn hơn 10 lần,
  • 1:35 - 1:38
    tăng lên 10 micromet mỗi cạnh.
  • 1:38 - 1:42
    Tế bào này sẽ có
    diện tích bề mặt là 600 micromet vuông
  • 1:42 - 1:46
    và thể tích là 1000 micromet khối,
  • 1:46 - 1:48
    tỉ lệ chỉ 0.6:1
  • 1:48 - 1:53
    Nó nhỏ hơn cả 1 đơn vị diện tích bề mặt
    để bao phủ 1 đơn vị thể tích.
  • 1:53 - 1:58
    Khi nó lớn lên, thể tích của nó
    tăng nhanh hơn diện tích bề mặt.
  • 1:58 - 2:02
    Các chất bên trong sẽ có
    xu hướng tràn ra ngoài màng,
  • 2:02 - 2:08
    để lại 1 diện tích bề mặt rất nhỏ
    cho các chất đi ra đi vào tế bào.
  • 2:08 - 2:14
    Một tế bào lớn sẽ trữ lại các chất
    độc hại, cuối cùng sẽ chết và tan rã.
  • 2:14 - 2:18
    Có một lợi ích khi có
    một tập hợp các đám tế bào nhỏ.
  • 2:18 - 2:23
    Nó sẽ không ảnh hưởng lớn nếu 1 tế bào
    bị thủng, nhiễm bệnh hay phá hủy.
  • 2:23 - 2:26
    Hiện nay, có vài tế bào lớn là ngoại lệ
  • 2:26 - 2:29
    đã tìm được cách ăn gian cả hệ thống,
  • 2:29 - 2:31
    như tế bào dài nhất cơ thể,
  • 2:31 - 2:35
    tế bào thần kinh (nơ-ron),
    vươn dài từ tủy sống tới bàn chân.
  • 2:35 - 2:38
    Để thích hợp với độ dài đó, nó rất mỏng,
  • 2:38 - 2:40
    chỉ vài micromet đường kính.
  • 2:40 - 2:44
    Một ví dụ khác có thể tìm thấy
    trong ruột non của bạn,
  • 2:44 - 2:47
    nơi mà cấu trúc gọi là
    nhung mao đội cao lên như ngón tay.
  • 2:47 - 2:52
    Mỗi nhung mao được tạo bởi các tế bào mà
    màng được xếp nếp nhiều
  • 2:52 - 2:57
    có nhiều bơm nhỏ gọi là vi nhung mao
    để tăng diện tích bề mặt.
  • 2:57 - 3:00
    Nhưng sinh vật đơn bào thì sao?
  • 3:00 - 3:05
    Caulerpa taxifolia, 1 loại tảo xanh có thể
    đạt tới chiều dài 30 cm
  • 3:05 - 3:10
    được tin rằng là sinh vật đơn bào
    dài nhất trên thế giới
  • 3:10 - 3:13
    vì cách gian lận sinh học độc đáo của nó.
  • 3:13 - 3:16
    Diện tích bề mặt của nó được tăng cường
    bởi cấu trúc giống cây dương xỉ.
  • 3:16 - 3:21
    Nó quang hợp để tự tổng hợp
    các phân tử thức ăn cho chính mình
  • 3:21 - 3:23
    và nó là một kiểu tập đoàn đa bào.
  • 3:23 - 3:26
    Điều đó có nghĩa là nó là 1 tế bào đơn lẻ
    nhưng có nhiều nhân,
  • 3:26 - 3:31
    khiến nó giống một sinh vật đa bào
    không có sự ngăn cách giữa các tế bào.
  • 3:31 - 3:35
    Tuy nhiên ngay cả những sinh vật đơn bào
    lớn nhất cũng có giới hạn,
  • 3:35 - 3:40
    chúng không thể phát triển tới kích thước
    khổng lồ của voi, cá voi hay gấu.
  • 3:40 - 3:44
    Nhưng bên trong mỗi loài sinh vật lớn
    là cả tỉ tỉ tế bào nhỏ xíu
  • 3:44 - 3:47
    đều khăng khăng một mực
    giữ lấy chức trách của mình
  • 3:47 - 3:50
    để giữ cho những kẻ khổng lồ
    trên Trái Đất đi lại ì ạch.
Title:
Sinh vật đơn bào nào lớn nhất? - Murry Gans
Description:

Xem toàn bộ bài học tại: http://ed.ted.com/lessons/what-is-the-biggest-single-celled-organism-murry-gans

Voi là sinh vật có kích thước khổng lồ - tuy nhiên, chúng lại sở hữu một khối lượng cực lớn hơn 1,000 nghìn tỷ vi tế bào. Có hàng triệu sinh vật đơn bào, nhưng rất ít trong số chúng có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Tại sao lại như vậy? Tại sao ta không có những chú voi đơn bào? Hoặc cá voi xanh? Hoặc gấu nâu? Murry Gans sẽ giải thích những điều này.

Bài học bởi Murry Gans, minh họa bởi Zedem Media.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
04:07

Vietnamese subtitles

Revisions