-
(Âm nhạc kịch tính)
[Ray Dalio] Sự thay đổi trật tự thế giới.
-
Tương lai phía trước sẽ hoàn toàn khác biệt
-
so với tất cả những gì chúng ta đã trải qua trong cuộc đời mình,
dù cho trong quá khứ đã từng diễn ra giống vậy rất nhiều lần.
-
Làm thế nào mà tôi biết điều đó?
Bởi vì nó đã luôn vận hành như vậy.
-
Trong khoảng 50 năm đầu tư vào kinh tế vĩ mô toàn cầu
tôi đã rút ra những bài học nhớ đời,
-
những sự kiện quan trọng nhất đã khiến tôi bất ngờ,
-
bởi vì cuộc đời tôi trước đó
chưa từng bắt gặp những chuyện như vậy.
-
Những ngỡ ngàng đau thương
đã giúp tôi học được
-
lịch sử của 500 năm trở lại đây
với những tình huống tương tự,
-
thời điểm các sự việc thật sự
đã xảy ra rất nhiều lần,
-
với sự thăng trầm của Hà Lan,
-
nước Anh
-
và đế quốc Mỹ.
-
Và mỗi lần chúng diễn ra,
-
chính là dấu hiệu báo trước
sự thay đổi trật tự thế giới.
-
Những tìm hiểu này đã dạy cho tôi
những bài học quý giá,
-
mà tôi chuẩn bị truyền đạt lại
cho các bạn sau đây
-
với những vấn đề chắt lọc.
-
Các bạn có thể tìm bản đọc hiểu
trong sách của tôi,
-
Những nguyên tắc để ứng phó với
sự thay đổi trật tự thế giới.
-
Hãy cùng bắt đầu với câu chuyện
đã đưa tôi đến với vấn đề này
-
về cách tôi học cách can thiệp vào tương lai
-
từ việc nghiên cứu quá khứ.
-
Năm 1972, khi tôi còn là một người thư ký trẻ
-
của sàn giao dịch chứng khoán,
-
Hợp chủng quốc Hoa Kỳ cạn kiệt tiền bạc
-
không thể chi trả các khoản nợ.
-
Đúng vậy. Mỹ không còn tiền.
-
Bằng cách nào?
-
Quay trở về thời kỳ vàng là tiền
-
được dùng để giao dịch giữa các quốc gia,
-
tiền giấy, như tiền đô giống như
tờ chi phiếu trong cuốn ngân phiếu
-
không hề có giá trị
-
ngoài việc được dùng trao đổi để lấy vàng,
-
thứ có giá trị thật sự.
-
Ở thời điểm đó, Mỹ đang tiêu dùng
-
nhiều hơn số lượng họ kiếm được
-
bằng cách viết quá nhiều chi phiếu giấy so với
-
số lượng vàng trữ trong ngân hàng.
-
Khi mọi người đến ngân hàng
để đổi ngân phiếu lấy vàng,
-
số lượng vàng của Mỹ bắt đầu hao dần.
-
Hiển nhiên rằng
-
Mỹ không thể đáp ứng đủ
-
cho tất cả số ngân phiếu đang lưu hành.
-
Vậy nên mọi người đổ xô đi đổi đồng đô
-
trước khi hết vàng.
-
Nhận thấy Mỹ
-
sắp cạn kiệt vàng,
-
vào một buổi sáng chủ nhật ngày 15 tháng 8,
-
Tổng thống Nixon phát biểu trên TV
tới toàn thế giới
-
rằng Mỹ sẽ không để
-
mọi người chuyển đồng đô thành vàng nữa.
-
Đương nhiên, ông ấy không nói thẳng như vậy.
-
Ông ấy nói theo kiểu ngoại giao khéo léo
-
mà không hề nói rõ ràng
-
là Mỹ đã vỡ nợ.
-
- [Tổng thống Nixon] "Sức mạnh tiền tệ của một quốc gia
phụ thuộc vào sức mạnh nền kinh tế của quốc gia đó.
-
Và cho đến thời điểm hiện tại nền kinh tế Mỹ
là lớn mạnh nhất thế giới.
-
Do đó, tôi đã chỉ đạo Bộ trưởng Ngân khố Hoa Kỳ
-
để có những hành động cần thiết
-
để chống lại những thành phần
đầu cơ trục lợi từ đồng đô.
-
Tôi đã chỉ đạo Bộ trưởng Connally
đình chỉ tạm thời
-
quy đổi đồng đô thành vàng
-
hay các tài sản dự trữ khác,
-
ngoại trừ trong số lượng và trường hợp
-
được xác định là vì lợi ích ổn định tiền tệ
-
và vì lợi ích lớn nhất của nước Mỹ"
-
- [Ray] Tôi xem mà nể phục
-
và nhận ra là thời đại của loại tiền
chúng ta vẫn dùng đã kết thúc
-
Thật là một cuộc khủng hoảng!
-
Tôi mong là thị trường chứng khoán
không sụt giảm vào ngày hôm sau,
-
Vậy nên tôi đã đến sàn giao dịch sớm
để chuẩn bị.
-
Ngay khi chuông mở cửa vang lên,
sự hỗn loạn bủa vây,
-
nhưng không giống như tôi tưởng tượng.
-
Thị trường chứng khoán tăng - tăng mạnh -
-
và tiếp tục tăng lên thêm gần 25%.
-
Điều đó khiến tôi ngạc nhiên
-
bởi vì trước đây tôi chưa từng
chứng kiến tiền tệ mất giá.
-
Khi tôi tìm hiểu thêm trong lịch sử, tôi đã phát hiện ra
một sự việc y hệt đã xảy ra vào năm 1933
-
và cũng có ảnh hưởng giống vậy.
-
Khi đó, tiền đô cũng liên kết với vàng,
-
Mỹ cũng cạn kiệt vàng,
-
bởi vì đã tiêu quá nhiều chi phiếu
-
vượt mức số lượng vàng dùng để quy đổi.
-
Và Tổng thống Roosevelt tuyên bố trên đài
-
rằng ông ấy sẽ không
-
quy đổi đồng đô thành vàng nữa.
-
- [Tổng thống Roosevelt]
"Đó là sau khi tôi ban hành
-
tuyên bố thêm ngày nghỉ ngân hàng.
-
Và đây là bước đầu trong việc
tái thiết lập lại của chính phủ
-
về cơ cấu tài chính và kinh tế.
-
Bước thứ hai, thứ năm vừa qua là Pháp chế
-
đã được Quốc hội thông qua
một cách nhanh chóng
-
khẳng định tuyên cáo của tôi
và mở rộng quyền lực của tôi
-
để tôi có đủ quyền lực
-
trong thời gian cho phép
-
kéo dài ngày lễ và
dần dần dỡ bỏ lệnh cấm ngày lễ
-
trong tương lai.
-
Đạo luật này cũng giúp chính quyền
-
phát triển một chương trình..."
-
- [Ray] Trong cả hai trường hợp,
phá bỏ liên kết với vàng
-
cho phép Mỹ tiếp tục tiêu dùng nhiều hơn
số lượng kiếm được
-
đơn giản bằng cách in nhiều tiền giấy hơn.
-
Vì số lượng đồng đô tăng cao
-
không tương xứng
với mức tăng tài sản của đất nước,
-
giá trị của đồng đô giảm.
-
Khi những đồng đô này đi vào thị trường
-
không tương xứng
với tốc độ tăng của năng suất,
-
họ mua rất nhiều cổ phiếu,
vàng và các loại mặt hàng,
-
và vì vậy vật giá leo thang.
-
Khi tôi nghiên cứu thêm lịch sử,
-
tôi lại thấy sự việc giống vậy xảy ra
-
rất rất lâu về trước.
-
Tôi thấy từ thuở ban đầu,
-
khi chính phủ chi tiêu nhiều hơn
số thuế họ thu về
-
và mọi chuyện trở nên tồi tệ,
-
họ không còn tiền và họ cần thêm.
-
Vậy nên họ in thêm nhiều và rất nhiều tiền,
-
điều này khiến tiền mất giá
-
và khiến giá của tất cả mọi thứ,
-
bao gồm cổ phiếu, vàng
và các loại mặt hàng tăng lên.
-
Đó là khi tôi lần đầu tiên học được
nguyên tắc là
-
khi ngân hàng trung ương in rất nhiều tiền
để xoa dịu một khủng hoảng,
-
hãy mua cổ phiếu,
vàng và các loại mặt hàng
-
bởi vì giá trị của chúng sẽ tăng
-
và giá trị của tiền giấy sẽ giảm.
-
Hành động in thêm tiền cũng xảy ra
vào năm 2008
-
để xoa dịu khủng hoảng nợ thế chấp,
-
và trong năm 2020 để giảm nhẹ
khủng hoảng kinh tế do đại dịch.
-
Và gần như chắc chắn
nó sẽ diễn ra trong tương lai.
-
Bởi vậy, tôi khuyên các bạn
nên nhớ kỹ nguyên tắc này.
-
Những trải nghiệm này dạy tôi
một nguyên tắc khác, đó là
-
Để hiểu những điều chuẩn bị xảy đến,
-
bạn cần hiểu những điều đã diễn ra trước đây.
-
Nguyên tắc đó đã dẫn lối tôi nghiên cứu về
làm cách nào mà bong bóng của thập niên 20
-
chuyển biến thành tình trạng trì trệ
ở thập niên 30
-
việc này dạy tôi những bài học
giúp tôi dự đoán trước
-
và kiếm lợi nhuận
khi bong bóng năm 2007
-
vỡ thành cát bụi năm 2008.
-
Tất cả những kinh nghiệm này
giúp tôi phát triển
-
sự thúc giục gần như thành bản năng,
-
kiếm tìm những trường hợp
tương tự trong quá khứ
-
để học cách nắm bắt tương lai tốt hơn.
-
Thay đổi các trật tự
-
(Tiếng huýt sáo)
-
(Tiếng động cơ)
-
Trong một vài năm gần đây,
-
ba sự kiện lớn chưa từng diễn ra
trong cuộc đời tôi
-
thúc đẩy tôi thực hiện nghiên cứu này.
-
Đầu tiên, đất nước không có đủ tiền
-
để chi trả cho các khoản nợ,
-
thậm chí cả khi đã hạ tỷ suất lợi nhuận
xuống số 0.
-
Vì vậy ngân hàng trung ương
bắt đầu in rất nhiều tiền
-
để trả nợ.
-
Thứ hai, xuất hiện
các cuộc xung đột nội bộ lớn
-
do gia tăng khoảng cách giàu nghèo.
-
Điều này thể hiện rõ ràng
trong hệ tư tưởng chủ nghĩa dân túy
-
và sự phân cực giữa cánh tả,
những người muốn tái phân bố tài sản,
-
và cánh hữu,
những người muốn bảo vệ chủ sở hữu tài sản.
-
Và thứ ba, sự gia tăng xung đột với bên ngoài
-
giữa cường quốc đang trỗi dậy
và cường quốc đứng đầu,
-
như hiện nay đang xảy ra giữa Trung Quốc
và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
-
Bởi vậy, tôi nhìn trở về quá khứ.
-
Tôi thấy trước đây những sự kiện này
đều diễn ra cùng nhau rất nhiều lần
-
và hầu như luôn dẫn đến thay đổi
trật tự quốc gia và thế giới.
-
Lần cuối cùng chuỗi sự việc này diễn ra
là từ 1930 đến 1945.
-
Có thể bạn muốn hỏi:
"Chính xác một trật tự là gì?"
-
Đó là một hệ thống quản lý
để con người thỏa thuận với nhau.
-
Có các trật tự nội địa để quản lý trong nước,
-
điển hình được đặt ra trong Hiến pháp.
-
Và có trật tự thế giới để quản lý
giữa các quốc gia,
-
điển hình được đặt ra trong Hiệp ước.
-
Trật tự trong nước thay đổi vào những thời điểm khác với trật tự thế giới,
nhưng dù xảy ra trong một nước hay giữa các nước,
-
những trật tự này thường thay đổi
sau chiến tranh.
-
Nội chiến trong nước,
-
chiến tranh thế giới giữa các nước.
-
Chúng xảy ra khi các lực lượng cách mạng mới
-
đánh bại các trật tự cũ yếu kém.
-
Ví dụ như trật tự trong nước Mỹ
-
được đặt ra trong Hiến pháp năm 1789
-
sau cuộc Cách mạng Mỹ,
-
và nó vẫn vận hành cho đến ngày hôm nay,
-
kể cả sau cuộc nội chiến ở Mỹ
-
Nga đã loại bỏ trật tự cũ
và thiết lập một trật tự mới
-
bằng cuộc cách mạng Nga năm 1917
-
kết thúc năm 1991
với một cuộc cách mạng không đổ máu.
-
Trật tự trong nước hiện nay
của Trung Quốc bắt đầu năm 1949
-
khi đảng Cộng sản Trung Hoa
dành chiến thắng trong cuộc nội chiến.
-
Bạn đã nắm bắt được vấn đề.
-
Trật tự thế giới hiện nay
-
thường được gọi là trật tự thế giới của Mỹ,
-
hình thành sau chiến thắng của phe đồng minh
trong Thế chiến thứ II
-
khi Mỹ nổi lên trở thành cường quốc thống trị.
-
Những Hiệp định và Hiệp ước được đặt ra
-
cách hệ thống thống trị toàn cầu
và hệ thống tiền tệ hoạt động.
-
Năm 1944, hệ thống tiền tệ mới của thế giới
-
được đặt ra trong Hiệp định Bretton Woods
-
và phát hành đồng đô
-
là tiền tệ dự trữ đứng đầu thế giới.
-
Tiền tệ dự trữ là một loại tiền tệ
-
được chấp nhận phổ biến
trên toàn thế giới,
-
và sở hữu chúng là chìa khóa
-
để quốc gia trở thành đế quốc giàu có
và quyền lực nhất.
-
Khi quyền lực thống trị
và hệ thống tiền tệ mới được hình thành,
-
một trật tự thế giới mới bắt đầu.
-
Những thay đổi này diễn ra
trong một chu trình vô hạn và mang tầm vũ trụ
-
Tôi gọi đó là chu trình lớn.
-
Tôi sẽ bắt đầu với một cái nhìn tổng quan,
rồi sau đó cho các bạn một góc nhìn toàn cảnh
-
và gửi trực tiếp cho các bạn cuốn sách của tôi
nếu các bạn có nhu cầu.
-
Khi tôi nghiên cứu về 10 đế quốc mạnh nhất
-
trong suốt 500 năm qua
-
và 3 loại tiền tệ dự trữ gần đây nhất,
-
tôi được thấy sự cường thịnh và suy tàn
-
của đế quốc Hà Lan và đồng Florin,
-
đế quốc Anh và Bảng Anh.
-
sự cường thịnh và sớm lụi tàn
-
của đế quốc Mỹ và đồng Đô
-
và sự suy yếu rồi cường thịnh
của đế quốc Trung Hoa
-
và Nhân dân tệ,
-
cũng như sự tăng rồi giảm của Tây Ban Nha, Đức,
-
Pháp, Ấn Độ, Nhật Bản, Nga và đế quốc Ottoman,
-
cùng với những cuộc xung đột trọng đại
-
đã được tính trong bảng này.
-
Để hiểu rõ hơn về biểu đồ của Trung Quốc,
-
tôi cũng nghiên cứu sự thịnh suy
-
của các triều đại Trung Hoa
và tiền tệ của họ 600 năm trước.
-
Bởi vì nhìn các đường vẽ này cùng một lúc
-
có thể gây khó hiểu,
-
tôi sẽ tập trung
vào bốn đường quan trọng nhất
-
là Hà Lan, Anh, Mỹ và Trung Quốc.
-
Bạn sẽ nhanh chóng nhận ra biểu đồ.
-
Bây giờ, cùng đơn giản hóa
hình dạng đi một chút.
-
Như bạn thấy, chúng diễn ra
theo những chu trình gối lên nhau
-
kéo dài trong khoảng 250 năm,
-
với những giai đoạn chuyển tiếp
từ 10 đến 20 năm ở giữa.
-
Điển hình, hai đoạn chuyển tiếp này
là hai giai đoạn có xung đột lớn
-
bởi vì đế quốc dẫn đầu chỉ suy yếu
khi có chiến tranh.
-
Vậy, làm thế nào để tôi đo lường được
quyền lực của một đế quốc?
-
Trong nghiên cứu này,
tôi sử dụng 8 tập hợp số liệu.
-
Toàn bộ quyền lực của một đế quốc
-
được tính bằng cách lấy
trung bình các số liệu.
-
Chúng là giáo dục,
-
sự phát triển của các phát minh
và công nghệ,
-
sức cạnh tranh trên thị trường toàn cầu,
sản lượng kinh tế,
-
phầ
ngạch mậu dịch thế giới,
sức mạnh quân sự,
-
tiềm lực của trung tâm tài chính
cho thị trường vốn
-
và giá trị tiền tệ là tiền tệ dự trữ.
-
Bởi vì những chỉ số này có thể đo đạc được,
-
chúng ta có thể biết sức mạnh mỗi quốc gia
trong quá khứ và hiện tại,
-
và chúng sẽ tăng hay giảm.
-
Bằng cách kiểm tra những chuỗi sự kiện ở nhiều quốc gia,
chúng ta có thể biết chu trình điển hình diễn ra như thế nào
-
Và vì những dao động có thể gây khó hiểu,
chúng ta có thể đơn giản hóa nó một chút
-
để tập trung vào mô hình
của mối quan hệ nhân quả
-
đã dẫn đến sự tăng giảm của một đế quốc.
-
Như bạn thấy, một nền giáo dục tốt có thể giúp
-
thúc đẩy phát triển đổi mới
sáng tạo và công nghệ,
-
và đến cuối cùng là sự phát hành của tiền tệ
-
là tiền tệ dự trữ.
-
Bạn cũng có thể thấy những quyền lực này
-
đều suy giảm theo một trật tự giống nhau,
tác động thêm lên sự suy giảm của các yếu tố khác.
-
Cùng nhìn vào chuỗi điển hình của sự kiện
đang diễn ra bên trong một quốc gia,
-
tạo ra những sự tăng và giảm này.
-
Tóm tắt lại thì, chu trình lớn điển hình bắt đầu
-
sau một xung đột lớn, thường là chiến tranh,
-
thiết lập nên đế quốc đứng đầu mới
và trật tự thế giới mới.
-
Bởi vì không ai muốn thách thức quyền lực này,
-
nên thường theo sau đó
là một giai đoạn hòa bình và thịnh vượng.
-
Khi con người quen với sự hòa bình
và thịnh vượng này,
-
họ không ngừng đánh cươc
nó sẽ mãi như vậy
-
Họ mượn tiền để đầu tư,
-
cuối cùng dẫn đến hiện tượng
bong bóng tài chính.
-
Giao dịch giữa các quốc gia tăng.
-
Và khi hầu hết các giao dịch được tiến hành
bằng tiền tệ của nước đó
-
nó trở thành tiền tệ dự trữ.
-
Điều này dẫn đến việc vay mượn nhiều hơn.
-
Đồng thời, sự thịnh vượng dồi dào
-
góp phần vào phân chia tài sản không đồng đều.
-
Vì vậy khoảng cách tài sản giãn dài điển hình
giữa người giàu có thêm và người nghèo khó có.
-
Cuối cùng bong bóng tài chính vỡ tung,
-
dẫn đến việc in tiền bù vào
-
gia tăng xung đột trong nước
-
giữa người giàu và người nghèo,
-
dẫn tới một số hình thức cách mạnh
-
để tái phân bố của cải.
-
Điều này có thể diễn ra trong hòa bình
hoặc cuộc nội chiến.
-
Trong khi đế quốc vật lộn với
xung đột trong nước,
-
quyền lực của nó sẽ bị thu nhỏ lại do
-
quyền lực của các đế quốc khác tăng lên.
-
Khi đế quốc mới nổi
-
đủ sức mạnh để cạnh tranh với đế quốc thống trị
-
sẽ khiến chế độ cai trị sụp đổ,
-
các cuộc xung đột với bên ngoài diễn ra,
điển hình nhất là chiến tranh.
-
Sau những cuộc chiến trong và ngoài nước này,
-
những kẻ chiến thắng
và thua cuộc mới sẽ xuất hiện.
-
Sau đó phe chiến thắng sẽ tụ họp lại
để tạo ra trật tự thế giới mới.
-
Và chu trình khởi động lại từ đầu.
-
Khi tôi nhìn lại,
-
tôi phát hiện những mối quan hệ
nguyên nhân và kết quả
-
khiến những chu trình tăng và giảm.
-
Quay lại với đế quốc Rome,
-
tôi nhìn thấy quá trình của từng chu trình
-
pha trộn với nhau trước, trong và sau
-
giống như cách mỗi quá trình riêng biệt
hòa quyện với nhau
-
để tạo nên sử thi 500 năm
-
đó là lịch sử chung của chúng ta.
-
Và giống như chu trình cuộc đời, không có hai chu trình nào
giống hệt nhau, nhưng hầu hết chúng tương tự nhau.
-
Chúng được quyết định bởi
những mối quan hệ nhân quả có luận lý
-
tiến triển từ giai đoạn sinh ra
-
đến khi lớn mạnh và trưởng thành
-
rồi suy yếu và sụt giảm bất khả kháng.
-
Tuy nhiên, điều đó giống như nói
chu trình một đời người
-
trung bình kéo dài 80 năm
-
bỏ qua luôn một số ngắn hơn
-
và một số dài hơn rất nhiều.
-
Khi tuổi tác là chỉ số tốt cho tuổi thọ tương lai,
-
có một cách tốt hơn là dựa vào chỉ số sức khỏe
-
Chúng ta cũng có thể áp dụng
với các đế quốc và chỉ số sinh tồn của họ.
-
Tôi nhận ra rằng bằng cách quan sát
chỉ số thay đổi quyền lực,
-
tôi có thể xác định giai đoạn
mà quốc gia đó đang trải qua,
-
giúp tôi dự đoán trước
những điều sắp tới có thể xảy đến.
-
Bây giờ, tôi sẽ nói chi tiết hơn về chu trình lớn.
-
Hãy cho tôi 20 phút
-
và tôi sẽ nói cho bạn về 500 năm lịch sự trở về đây
-
và chỉ ra những điểm giống nhau giữa
-
Hà Lan, Anh, Mỹ và đế quốc Trung Hoa.
-
500 năm của chu trình lớn.
-
(Tiếng gió thổi)
-
Tôi sẽ miêu tả chu trình điển hình
-
bằng cách chia nó thành 3 giai đoạn.
-
thời kỳ đi lên, đạt đỉnh và thời kỳ đi xuống.
-
Thời kỳ đi lên.
-
Trật tự thế giới mới phát triển
cả trong và ngoài nước,
-
điển hình được khởi xướng
bởi người lãnh đạo cách mạnh quyền lực,
-
đã thực hiện 4 việc.
-
Đầu tiên, họ chiếm được quyền lực
-
bằng cách đạt được nhiều ủng hộ hơn là phản đối.
-
Thứ hai, họ củng cố quyền lực
-
bằng cách chuyển đổi, làm suy yếu
và loại trừ phe đối lập
-
để họ không thể ngáng đường.
-
Thứ ba, họ thiết lập các hệ thống và thể chế
-
giúp đất nước vận hành tốt.
-
Và thứ tư, họ chọn ra những người kế vị tốt,
-
hoặc tạo ra các hệ thống để phục vụ điều đó,
-
bởi vì một đế quốc vĩ đại đòi hỏi
nhiều người lãnh đạo vĩ đại
-
qua các thế hệ khác nhau.
-
Tại thời điểm ngay sau khi chiến thắng cuộc chiến,
-
có một thời kỳ của hòa bình
và phát triển thịnh vượng
-
bời vì nhóm lãnh đạo cai trị sáng suốt
-
và được ủng hộ rộng rãi
nên không ai muốn đánh nhau.
-
Trong suốt thời kỳ này,
những người lãnh đạo trong nước
-
phải thiết lập một hệ thống xuất sắc
-
để mở rộng sự giàu có và quyền lực của đất nước.
-
Đầu tiên và trước hết, để phát triển
-
họ phải có nền giáo dục lớn mạnh,
-
không chỉ là giảng dạy kiến thức và kỹ năng,
-
mà còn là tính cách mạnh mẽ, văn minh
và có đạo đức nghề nghiệp.
-
Những điều này thường được dạy trong gia đình,
ở trường học và các tổ chức tôn giáo.
-
Nơi dạy dỗ thái độ tôn trọng lành mạnh các nguyên tắc
và luật lệ, trật tự trong xã hội, hạ thấp tham nhũng,
-
và giúp chúng có thể đoàn kết vì một mục đích chung
và làm việc hòa hợp cùng nhau.
-
Khi họ làm vậy,
-
họ đã thành công đẩy thuyền
tiến từ những sản phẩm cơ bản
-
đến những đổi mới sáng tạo
và phát minh những công nghệ kỹ thuật mới.
-
Ví dụ, Hà Lan cường thịnh
đã đánh bại đế quốc Habsburg
-
và có nền giáo dục xuất sắc.
-
Khả năng sáng tạo của họ cao đến mức
họ phát minh ra một phần tư
-
những phát minh vĩ đại trên thế giới.
-
Trong đó phát minh quan trọng nhất là
phát kiến về tàu thủy
-
có thể đi khắp thế giới
để thu thập số lượng lớn của cải
-
và tạo ra chủ nghĩa tư bản
mà chúng ta biết tới ngày hôm nay,
-
để tài trợ cho những chuyến đi đó.
-
Họ, như tất cả các đế quốc hàng đầu khác,
mở rộng hiểu biết của họ
-
bằng cách tiếp thu
những ý tưởng tuyệt nhất trên thế giới.
-
Kết quả là,
-
người dân trong nước gia tăng năng suất
-
và có khả năng cạnh tranh hơn
trên thị trường thế giới,
-
thể hiện trong sản lượng kinh tế
tăng trưởng của họ
-
và tăng phần ngạch mậu dịch thế giới.
-
Bạn có thể nhìn thấy những gì
đang diễn ra hiện nay
-
Khi Mỹ và Trung Quốc
đang gần ngang bằng nhau
-
trong cả sản lượng kinh tế
-
và phân ngạch mậu dịch thế giới.
-
Khi các đất nước càng toàn cầu hóa thương mại,
-
họ càng cần bảo vệ tuyến đường thương mại của họ
-
và lợi nhuận ở nước ngoài khỏi những tấn công.
-
Vậy nên họ phát triển sức mạnh quân sự hùng hậu.
-
Nếu làm tốt, vòng luân chuyển hiệu quả
-
dẫn đến tăng trưởng thu nhập mạnh,
-
sau đó được dùng để đầu tư tài chính
-
và giáo dục, cơ sở hạ tầng
và nghiên cứu và phát triển.
-
Họ cũng phải phát triển hệ thống
để khuyến khích và trao quyền lực
-
cho những người có khả năng mang lại tiền tài.
-
Trong tất cả các trường hợp này,
đế quốc thành công nhất
-
đã tiếp cận các nhà tư bản
-
để phát triển các doanh nghiệp có năng suất.
-
Kể cả Trung Quốc dưới sự điều hành
của đảng Cộng sản,
-
cũng sử dụng 1 hình thức của tiếp cận tư bản
-
(Tiếng thu ngân)
-
Deng Xiaoping khi được hỏi về vấn đề này, đã nói:
-
"Việc nó là một con mèo trắng hay đen
không quan trọng,
-
chỉ cần nó có thể bắt chuột là được"
-
Và "Thật vẻ vang khi trở nên giàu có"
-
Để làm tốt việc này,
họ phải phát triển các thị trường tư bản.
-
Quan trọng nhất là thị trường tín dụng,
trái phiếu và chứng khoán.
-
Điều đó cho phép con người chuyển đổi những khoản tiết kiệm
của họ thành những khoản đầu tư,
-
để đầu tư cho phát minh và sự phát triển
-
và chia sẻ thành công
-
với những người làm ăn lớn.
-
Hà Lan thành lập công ty đại chúng đầu tiên,
-
Công ty Đông Ấn Hà Lan,
và thị trường chứng khoán đầu tiên đầu tư vào nó
-
đây là một phần thiết yếu của hệ thống
-
sản xuất ra của cải và quyền lực.
-
Như một quy luật tự nhiên,
đế quốc hùng mạnh nhất đã phát triển
-
các trung tâm tài chính hàng đầu thế giới
-
bằng cách thu hút và phân bố tư bản của thế giới.
-
Amsterdam từng là trung tâm kinh tế lớn nhất
-
trong thời hoàng kim của Hà Lan,
-
London khi vương quốc Anh dẫn đầu,
-
bây giờ là New York
-
và Trung Quốc sẽ sớm phát triển
trung tâm tài chính của mình.
-
Quan trọng nhất, những nhà tư bản, chính phủ
-
và quân đội phải hợp tác làm việc cùng nhau.
-
Hà Lan không chỉ cùng làm tốt tất cả các mặt,
-
các thành phần như hòa thành một thể.
-
Công ty Đông Ấn Hà Lan
-
và có quân đội chính thức
được thừa nhận riêng.
-
để đi vào thị trường toàn cầu
để tạo ra và mang về của cải.
-
Vương quốc Anh theo sau với công ty Đông Ấn Anh
-
và cũng có sự phối hợp tương tự
-
của chính phủ, doanh nghiệp
và lực lượng quân sự của họ.
-
Xí nghiệp Liên hợp Quân Sự - Công nghiệp của Mỹ đã làm theo,
cũng giống như hệ thống của Trung Quốc ngày nay.
-
Khi đất nước trở thành
cường quốc thương mại quốc tế lớn nhất,
-
những giao dịch có thể được
chi trả bằng tiền tệ của đất nước đó,
-
khiến nó trở thành trao đổi trung gian
toàn cầu được ưa thích,
-
và bởi vì tiền tệ của họ
-
được chấp nhận rộng rãi
và sử dụng thường xuyên,
-
mọi người trên toàn thế giới
muốn lưu trữ nó,
-
khiến nó trở thành
tài sản dự trữ được ưa thích.
-
Và bởi vậy thế giới xuất hiện tiền tệ dự trữ.
-
Đồng Florin là tiền tệ dự trữ chính của thế giới
-
khi Hà Lan đứng đầu thương mại thế giới.
-
Bảng Anh là khi Vương quốc Anh dẫn đầu.
-
Và đồng Đô từ khi Mỹ nắm quyền.
-
Tất nhiên, tiền tệ của Trung Quốc
đang phát triển để
-
trở thành tiền tệ dự trữ.
-
Sở hữu tiền tệ dự trữ giúp nước đế quốc
-
có thể mượn nhiều hơn tiền
của các đất nước khác.
-
Lợi thế này là khổng lồ.
-
Hãy nghĩ nào,
-
mọi người trên toàn thế giới háo hức dự trữ
-
và vì vậy cho nước đến quốc
vay lại chính tiền tệ của họ.
-
Các đất nước không có tiền tệ dự trữ
thì không thể làm điều đó.
-
Và khi đế quốc cạn kiệt tiền,
-
chính là Mỹ năm 1971,
-
họ luôn có thể in thêm.
-
Những đặc quyền quá mức này,
-
là nhờ tiền tệ dự trữ của đế quốc,
-
dẫn đến việc tăng vay
-
và là khởi đầu của bong bóng tài chính.
-
Chuỗi sự việc của mối quan hệ
nguyên nhân và kết quả này,
-
dẫn đến sự hỗ trợ lẫn nhau của
-
tài chính, chính trị và sức mạnh quân sự,
-
được ủng hộ bởi sức mạnh vay của tiền tệ dự trữ,
-
đã luôn đi cùng với nhau
từ khi lịch sử bắt đầu được ghi lại.
-
Tất cả những đến quốc
quyền lực nhất thế giới
-
đều đi theo con đường này
tới khi leo đến đỉnh cao.
-
Trong khi đó ở giai đoạn trên đỉnh,
hầu hết những sức mạnh này được duy trì,
-
ghim bên trong trái ngọt của thành công
-
là những hạt giống của sự suy tàn.
-
Như một quy luật,
-
khi con người ở các nước giàu và quyền lực kiếm nhiều hơn,
họ trở nên đắt giá hơn và ít cạnh tranh hơn
-
với những người nước khác,
những người sẵn sàng làm việc với chi phí ít hơn.
-
Cùng lúc đó, người ở các quốc gia khác
tự nhiên sao chép
-
những phương pháp và kỹ thuật
của những quốc gia hàng đầu,
-
càng giảm khả năng cạnh tranh
của các đế quốc đó.
-
Ví dụ, nhóm chế tạo tàu ở Anh
-
có ít công nhân giá đắt hơn nhóm chế tạo ở Hà Lan.
-
Vậy nên, họ thuê kỹ sư Hà Lan
để thiết kế những con tàu tốt hơn
-
nhưng được xây dựng
bằng công nhân Anh với cái giá rẻ hơn,
-
khiến sản phẩm có giá cạnh tranh hơn,
-
khiến Anh phát triển còn Hà Lan suy yếu.
-
Cũng như vậy, khi con người trở nên giàu có hơn,
họ có xu hướng không làm việc chăm chỉ nữa.
-
họ hưởng thụ nhàn rỗi nhiều hơn, theo đuổi những thứ
dễ dàng hơn và ít năng suất hơn trong cuộc sống,
-
và thậm chí trở thành người suy đồi.
-
Các giá trị thay đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác
-
trong suốt giai đoạn từ khi đi lên cho tới đỉnh
-
từ người phải chiến đấu
đến người đạt được của cải và quyền lực
-
đến những người được thừa hưởng.
-
(Cậu bé lầm bầm)
(Cậu bé lè lưỡi khinh bỉ)
-
Chúng thiếu cảm giác sôi trào của cuộc chiến, được bao bọc
trong sự xa hoa và quen với cuộc sống dễ dàng,
-
khiến chúng yếu đuối hơn
trước những thử thách.
-
Thời kỳ hoàng kim của đế quốc Hà Lan
-
(Tiếng cụm ly)
-
và thời kỳ huy hoàng của đế quốc Anh
-
(Tiếng cụm ly)
-
quả là thời kỳ đỉnh cao của thịnh vượng.
-
Khi mọi người quen với sự thuận lợi,
-
họ càng đánh cược rằng
mọi thứ sẽ tiếp diễn như vậy
-
và mượn tiền để đầu tư,
-
điều này phát triển thành
bong bóng tài chính
-
Tất nhiên, lãi suất thu lại không đồng đều.
-
Vậy nên gia tăng khoảng cách giàu nghèo.
Khoảng cách giàu nghèo tự thúc đẩy chính nó
-
bởi vì người giàu dùng tài nguyên to lớn hơn của họ
-
để củng cố quyền lực.
-
Ví dụ, họ cho con của họ những đặc quyền tốt hơn,
-
như nền giáo dục tốt hơn,
-
và họ tác động lên hệ thống chính trị
để chiếm lợi.
-
Điều này tạo nên những khoảng cách
trong giá trị, chính trị,
-
và những cơ hội gia tăng giữa
-
những người giàu có
và những người nghèo khó có.
-
Những người nghèo hơn
cảm thấy hệ thống bất công,
-
vậy nên sự oán giận gia tăng.
-
Nhưng miễn là chất lượng cuộc sống
-
của hầu hết mọi người đều tăng lên,
-
thì khoảng cách gây oán giận
sẽ không bùng nổ thành xung đột.
-
Sở hữu tiền tệ dự trữ của thế giới
-
chắc chắn dẫn đến
tình trạng vay quá mức
-
và góp phần khiến đất nước tạo nên
-
những khoản nợ lớn
của những chủ nợ ngoại quốc.
-
Trong khi điều này tăng
khả năng sử dụng quyền lực ngắn hạn,
-
nó làm suy yếu sức khỏe tài chính
của đất nước
-
và làm giảm giá trị tiền tệ dài hạn.
-
Nói cách khác, khi vay mượn
và tiêu dùng đẩy mạnh,
-
đế quốc trông bền vững quyền lực
-
nhưng thực chất tài chính của nó
đang bị suy yếu.
-
Khoản vay duy trì quyền lực của quốc gia
-
vượt mức cơ sở của nó
-
bằng cách cấp vốn cho tiêu thụ nội địa
-
và các xung đột chiến tranh quốc tế
-
cần thiết để duy trì đế quốc.
-
Bất khả kháng, cái giá của việc duy trì
và bảo vệ đế quốc
-
trở nên lớn hơn lợi nhuận mà nó mang lại.
-
Vậy nên đế quốc trở nên không có lợi nhuận.
-
Ví dụ, đế quốc Hà Lan mở rộng quá mức
trên toàn thế giới
-
và tiếp tục chiến tranh sau cuộc chiến tốn kém
-
với Anh và các đế quốc Châu Âu khác,
-
để bảo vệ lãnh thổ và con đường thương mại.
-
Giống như vậy, đế quốc Anh cũng trở nên
bành trướng, có bộ máy quan liêu,
-
và đánh mất những lợi thế cạnh tranh
khi đế quốc đối thủ của nó,
-
đặc biệt là Đức, phát triển vượt bậc
-
dẫn đến những cuộc chạy đua vũ trang
đắt đỏ tăng mạnh
-
và chiến tranh thế giới.
-
Nước Mỹ đã sử dụng khoảng 8 nghìn tỷ đô
-
vào chiến tranh ngoại quốc
và hậu quả là ngày 11 tháng 9,
-
và hàng nghìn tỷ nữa cho các cuộc hành quân khác
-
và để hỗ trợ căn cứ quân sự trên 70 quốc gia,
-
và nó vẫn chưa dùng đủ
-
để hỗ trợ cạnh tranh quân sự với Trung Quốc
trong những khu vực xung quanh Trung Quốc.
-
Trong chu trình này, các nước giàu hơn
-
cuối cùng hãm sâu vào nợ nần hơn
-
do vay mượn từ các nước nghèo
nhưng tiết kiệm nhiều hơn.
-
Nó là một trong các dấu hiệu sớm
của sự thay thế nguồn lực và quyền lực,
-
Điều này bắt đầu ở Mỹ từ những năm 80,
-
khi Mỹ có thu nhập bình quân đầu người
cao gấp 40 lần Trung Quốc,
-
và bắt đầu phải vay Trung Quốc,
-
đang muốn giữ đồng Đô
-
vì đồng Đô đang là tiền tệ dự trữ của thế giới.
-
Tương tự, Anh đã mượn rất nhiều tiền
-
từ những thuộc địa nghèo hơn
và Hà Lan cũng đã làm vậy thời đứng trên đỉnh cao.
-
Nếu đế quốc bắt đầu không có
nguồn cho vay mới,
-
những người giữ tiền tệ của họ
bắt đầu muốn bán đi và thoát khỏi
-
hơn là mua, tiết kiệm, cho mượn và tham gia vào,
-
và sức mạnh của đế quốc bắt đầu sụt giảm.
-
Thời kỳ sụt giảm.
-
Sự sụt giảm đến từ điểm yếu kinh tế trong nước
-
cùng với các đấu tranh trong nước
-
hoặc những cuộc chiến bên ngoài đắt đỏ,
hoặc cả hai.
-
Thông thường, sự sụt giảm diễn ra từ từ
và sau đó lại rất đột ngột.
-
Khi số nợ trở nên khổng lồ,
-
và xuất hiện suy thoái kinh tế,
-
và đến quốc không thể tiếp tục mượn tiền
-
bắt buộc phải trả lại số nợ,
-
bong bóng tài chính vỡ tung.
-
Điều này tạo ra những khó khăn lớn
trong nước
-
và buộc đất nước phải chọn giữa
-
vỡ nợ hoặc in thêm thật nhiều tiền mới.
-
Họ luôn chọn in thêm thật nhiều tiền mới.
-
Ban đầu chỉ in từ từ
nhưng đến cuối cùng là số lượng khổng lồ.
-
Điều đó làm mất giá trị tiền tệ
và gia tăng lạm phát.
-
Ở Hà Lan, điều này đã gây ra
khủng hoảng tài chính
-
do vượt mức tài chính
-
và trả giá với chiến tranh Anh - Hà Lan lần thứ tư.
-
Tương tự, với Anh,
-
phải trả giá cho những vượt mức tài chính và
những khoản nợ sau hai cuộc chiến tranh thế giới.
-
Và đối với Mỹ, có 3 chu trình
-
của nợ xấu, bùng nổ và suy thoái
từ những năm 90
-
bằng mỗi lần ngân hàng trung ương can thiệp
với những giới hạn rộng hơn.
-
Khi chính phủ gặp vấn đề về quỹ
-
khi có các hoàn cảnh kinh tế xấu đi
-
và chất lượng cuộc sống của con người
suy giảm,
-
và khi khoảng cách giàu nghèo,
giá trị, chính trị giãn rộng,
-
xung đột nội địa giữa người giàu và người nghèo,
-
cũng như khác biệt đạo đức,
tôn giáo và các nhóm chủng tộc
-
gia tăng đáng kể.
-
Việc này dẫn đến các chủ nghĩa chính trị cực đoan
-
đã xuất hiện như chủ nghĩa dân túy
của cánh tả và cánh hữu.
-
Những người bên cánh tả
mong muốn tái phân bố của cải
-
trong khi đó những người bên cánh hữu
muốn duy trì tài sản thuộc sở hữu của người giàu.
-
Đặc trưng trong suốt những giai đoạn này,
tăng thuế ở những người giàu
-
và khi người giàu sợ của cải
và hạnh phúc của họ sẽ bị lấy đi mất,
-
họ sẽ chuyển địa điểm, tải sản và tiền tệ
-
mà họ cảm thấy an toàn hơn.
-
Những nguồn chảy này làm giảm
doanh thu từ thuế của đế quốc,
-
điều này dẫn đến một quá trình kinh điển
-
tự cường hóa để rút rỗng ruột.
-
Khi cuộc chiến của người giàu đủ tồi tệ,
chính phủ coi như nó là vi phạm pháp luật.
-
Những người đang cố thoát ra
trở nên hoảng loạn.
-
Tình trạng hỗn loạn này
làm hao mòn năng suất,
-
khiến lợi ích kinh tế càng co nhỏ lại
và gây ra nhiều xung đột hơn
-
về cách phân chia
những tài nguyên đã bị thu nhỏ.
-
Lãnh đạo chủ nghĩa dân túy xuất hiện ở cả hai phe
và lời cam kết sẽ kiểm soát và mang lại trật tự.
-
Đó là thời điểm nền dân chủ
gặp khó khăn nhất,
-
bởi vì nó đã thất bại
trong việc kiểm soát tình trạng hỗn loạn.
-
Và nó là lúc lãnh đạo dân túy mạnh mẽ,
-
người sẽ có khả năng mang lại trật tự
cho thời đại hỗn độn này hơn.
-
Khi xung đột trong nước leo thang,
-
nó dẫn tới hình thức của cuộc cách mạng
hoặc nội chiến
-
để tái phân bố của cải và thúc ép
những thay đổi lớn bắt buộc.
-
Điều này có thể diễn ra hòa bình
và duy trì trật tự đang tồn tại,
-
nhưng nó thường có bạo lực
và thay đổi trật tự.
-
Ví dụ, cách mạng Roosevelt
để tái phân bố của cải
-
khá là hòa bình
-
và duy trật tự đã tồn tại trong nước,
-
trong khi đó, cách mạng của Pháp, Nga
-
và Trung Quốc thì bạo lực hơn nhiều
-
và dẫn đến những trật tự mới trong nước.
-
Xung đột trong nước này
khiến đế quốc suy yếu
-
và yếu thế hơn những đối thủ
đang nổi lên ở bên ngoài
-
những nước nhìn thấy sự suy tàn nội bộ này,
-
sẵn sàng để vượt qua các nước đế quốc.
-
Điều này gia tăng nguy cơ
về cuộc xung đột quốc tế lớn,
-
đặc biệt nếu đối thủ đã xây dựng được
một quân đội đáng gờm.
-
Bảo vệ một đất nước
và một đế quốc chống lại kẻ thù
-
đều cần sử dụng rất nhiều lực lượng quân đội,
không thể tránh khỏi
-
tình trạng kinh tế trong nước
trở nên xấu hơn
-
và đế quốc không thể chi trả nổi.
-
Vì không có hệ thống khả thi
-
để hòa giải tranh chấp quốc tế
một cách hòa bình,
-
những xung đột thường được giải quyết
bằng cách kiểm tra sức mạnh.
-
Khi thử thách biên giới được thiết lập,
-
đế quốc đứng đầu phải đối mặt
với những lựa chọn khó khăn
-
là chiến đấu hay rút lui.
-
Chiến đấu và thua cuộc
là kết quả tồi tệ nhất,
-
nhưng rút lui cũng tệ
vì thế là nhường lại quyền hạn cho đối thủ
-
và là dấu hiệu của một đế quốc yếu kém
-
đối với những đất nước
đang cân nhắc nên theo phe bên nào.
-
Tình trạng kinh tế nghèo nàn
-
gây ra nhiều tranh chấp
của cải và quyền lực,
-
điều chắc chắn sẽ dẫn đến
một hình thức của chiến tranh.
-
Chiến tranh thực sự tốn kém.
-
Đồng thời, chúng tạo ra những thay đổi kiến tạo
-
sẽ sắp xếp lại trật tự thế giới
-
tới thực tại mới của tài sản
và quyền lực trên thế giới.
-
Khi những người giữ tiền tệ dự trữ và số nợ
-
của đế quốc suy yếu mất niềm tin và bán đi,
-
đó là kết thúc của chu trình lớn.
-
Trong số gần 750 tiền tệ đã tồn tại từ năm 1700,
-
số lượng hiện còn tồn tại ít hơn 20%
-
và tất cả chúng đều đang dần mất giá.
-
Đối với Hà Lan, điều này xảy ra sau thất bại của họ
-
trong chiến tranh Anh - Hà Lan lần thứ tư,
-
khi họ không đủ khả năng trả lại
-
số nợ khổng lồ mà họ đã vay trong thời chiến.
-
Việc này dẫn đến sự đổ xô đến ngân hàng Amsterdam
để rút tiền ra và sự bán tháo tuyệt vọng,
-
thúc ép in lượng lớn tiền giấy,
-
khiến tiền tệ mất giá trị
-
và đến chế trở nên bất lực.
-
Đối với Anh, điều này xảy ra sau Thế chiến thứ II,
-
mặc dù giành được chiến thắng,
-
họ không thể trả lại khoản nợ khổng lồ đã vay
để huy động cho nỗ lực chiến tranh.
-
Việc này dẫn tới chuỗi sự việc in tiền, tiền mất giá
-
và bán tháo Bảng Anh
-
khi Mỹ và đồng Đô vượt lên thống trị
-
và tạo ra trật tự thế giới mới.
-
Tại thời điểm tôi làm bản thu này,
nước Mỹ vẫn chưa chạm đến thời điểm đó.
-
Mặc dù nó mang khoảng nợ khổng lồ,
sử dụng nhiều hơn số lượng kiếm được
-
và lấp bù số tiền thiếu hụt
bằng cách vay nhiều hơn
-
và in số lượng lớn tiền giấy mới.
-
Tình trạng bán tháo đồng Đô và nợ đồng đô
-
vẫn chưa bắt đầu.
-
Và mặc dù có những cuộc xung đột
trong và ngoài nước đáng kể
-
xảy ra do tất cả những lí do kinh điển,
-
chúng vẫn chưa vượt quá giới hạn
để trở thành chiến tranh.
-
Cuối cùng thì ngoài những cuộc xung đột này,
dù chúng có bạo lực hay không,
-
vẫn sẽ xuất hiện người chiến thắng mới tập hợp
và tái cấu trúc lại khoản nợ của bên thua cuộc và hệ thống chính trị
-
và thiết lập một trật tự thế giới mới.
-
Sau đó chu trình cũ và đế quốc chấm dứt
-
và một chu trình mới lại bắt đầu
-
và chúng sẽ vẫn tiếp diễn lại như vậy.
-
Tôi đã trình bày rất chi tiết cho bạn
-
để vẽ ra một bức tranh
các chu trình lớn điển hình diễn ra.
-
Đương nhiên, không phải tất cả chúng
đều diễn ra y hệt như vậy,
-
nhưng hầu hết là vậy, nhiều đến nỗi mà
-
nó trông như những chuỗi tăng giảm
-
giữ nguyên dạng
-
và điều duy nhất thay đổi là
-
quần áo mà các nhân vật mặc
-
và công nghệ kỹ thuật họ áp dụng.
-
Vậy, chúng ta đang hướng đến đâu?
-
Tương lai.
-
Hầu hết các đế quốc đều có thời kỳ hoàng kim
và suy tàn một cách bất khả kháng.
-
Đảo ngược sự suy tàn rất khó
-
bởi vì nó yêu cầu hoàn tác rất nhiều việc
-
đã xảy ra rồi, nhưng nó khả thi.
-
Nhìn vào các chỉ số này, khá dễ thấy là
-
đế quốc đang ở giai đoạn nào
của chu trình lớn
-
nó đã giống đến đâu,
-
và tình trạng của nó đang cải thiện
hay tệ dần đi,
-
điều gì có thể giúp ước tính số năm còn lại.
-
Tuy nhiên, những ước tính không chính xác
-
và chu trình có thể bị mở rộng
-
nếu những người nắm quyền chú ý tới
những dấu hiệu sống còn và cải thiện chúng.
-
Ví dụ, biết rằng người đó 60 tuổi,
-
họ cân đối đến đâu,
họ có hút thuốc không
-
và một và dấu hiệu sinh tồn cơ bản,
-
có thể ước tính tuổi thọ của một con người.
-
Điều đó cũng có thể áp dụng với các đế quốc
và các dấu hiệu sinh tồn của họ.
-
Nó sẽ không chính xác, nhưng nó thể hiện bao quát
và đưa ra định hướng rõ ràng về các bước tiến tiếp
-
để kéo dài tuổi thọ.
-
Trường hợp thường gặp nhất là
-
cuộc chiến lớn nhất của một quốc gia
là với chính bản thân họ
-
về việc đưa ra những quyết định khó khăn cần thiết
để giữ vững được thành công không.
-
Về những việc chúng ta cần làm,
-
chỉ có 2 vấn đề
-
kiếm nhiều hơn số tiền chúng ta sử dụng
và đối xử tốt với mọi người.
-
Tất cả những thứ khác tôi đã từng đề cập đến
nền giáo dục mạnh, tài năng sáng chế phát minh,
-
có tính cạnh tranh và tất cả những điều còn lại
-
đều chỉ là cách để đạt được hai điều trên.
-
Chúng ta có thể dễ dàng biết
chúng ta có làm được không
-
Ví dụ như người muốn cơ thể cân đối hơn,
-
hãy bắt đầu các chương trình
và cải thiện dấu hiệu sinh tồn.
-
Hãy cá thể hóa và có chọn lọc.
-
Mục tiêu của tôi là chia sẻ bức tranh
về cách thế giới vận hành
-
và một vài nguyên tắc để đối phó tốt với nó
-
để giúp các bạn nhận ra chúng ta đang ở đâu
-
và chúng ta đang phải đối mặt
với những thử thách nào,
-
và để đưa ra những lựa chọn sáng suốt cần thiết
-
để định hướng thời đại này đúng đắn.
-
Vì có rất nhiều thứ để thảo luận
và chúng ta đã hết thời gian,
-
các bạn có thể tìm hiểu thêm
trong cuốn sách của tôi
-
Các nguyên tắc để đối phó
với sự thay đổi trật tự thế giới.
-
Và tôi hi vọng là cuộc hội thoại này sẽ tiếp diễn
-
ở economicprinciples.org
-
và trên các nền tảng mạng xã hội.
-
Cảm ơn các bạn
-
và hi vọng những lực lượng cách mạng
sẽ ở bên các bạn.
-
(Âm nhạc kịch tính)