(Âm nhạc kịch tính)
[Ray Dalio] Sự thay đổi trật tự thế giới.
Tương lai phía trước sẽ hoàn toàn khác biệt
so với tất cả những gì chúng ta đã trải qua trong cuộc đời mình,
dù cho trong quá khứ đã từng diễn ra giống vậy rất nhiều lần.
Làm thế nào mà tôi biết điều đó?
Bởi vì nó đã luôn vận hành như vậy.
Trong khoảng 50 năm đầu tư vào kinh tế vĩ mô toàn cầu
tôi đã rút ra những bài học nhớ đời,
những sự kiện quan trọng nhất đã khiến tôi bất ngờ,
bởi vì cuộc đời tôi trước đó
chưa từng bắt gặp những chuyện như vậy.
Những ngỡ ngàng đau thương
đã giúp tôi học được
lịch sử của 500 năm trở lại đây
với những tình huống tương tự,
thời điểm các sự việc thật sự
đã xảy ra rất nhiều lần,
với sự thăng trầm của Hà Lan,
nước Anh
và đế quốc Mỹ.
Và mỗi lần chúng diễn ra,
chính là dấu hiệu báo trước
sự thay đổi trật tự thế giới.
Những tìm hiểu này đã dạy cho tôi
những bài học quý giá,
mà tôi chuẩn bị truyền đạt lại
cho các bạn sau đây
với những vấn đề chắt lọc.
Các bạn có thể tìm bản đọc hiểu
trong sách của tôi,
Những nguyên tắc để ứng phó với
sự thay đổi trật tự thế giới.
Hãy cùng bắt đầu với câu chuyện
đã đưa tôi đến với vấn đề này
về cách tôi học cách can thiệp vào tương lai
từ việc nghiên cứu quá khứ.
Năm 1972, khi tôi còn là một người thư ký trẻ
của sàn giao dịch chứng khoán,
Hợp chủng quốc Hoa Kỳ cạn kiệt tiền bạc
không thể chi trả các khoản nợ.
Đúng vậy. Mỹ không còn tiền.
Bằng cách nào?
Quay trở về thời kỳ vàng là tiền
được dùng để giao dịch giữa các quốc gia,
tiền giấy, như tiền đô giống như
tờ chi phiếu trong cuốn ngân phiếu
không hề có giá trị
ngoài việc được dùng trao đổi để lấy vàng,
thứ có giá trị thật sự.
Ở thời điểm đó, Mỹ đang tiêu dùng
nhiều hơn số lượng họ kiếm được
bằng cách viết quá nhiều chi phiếu giấy so với
số lượng vàng trữ trong ngân hàng.
Khi mọi người đến ngân hàng
để đổi ngân phiếu lấy vàng,
số lượng vàng của Mỹ bắt đầu hao dần.
Hiển nhiên rằng
Mỹ không thể đáp ứng đủ
cho tất cả số ngân phiếu đang lưu hành.
Vậy nên mọi người đổ xô đi đổi đồng đô
trước khi hết vàng.
Nhận thấy Mỹ
sắp cạn kiệt vàng,
vào một buổi sáng chủ nhật ngày 15 tháng 8,
Tổng thống Nixon phát biểu trên TV
tới toàn thế giới
rằng Mỹ sẽ không để
mọi người chuyển đồng đô thành vàng nữa.
Đương nhiên, ông ấy không nói thẳng như vậy.
Ông ấy nói theo kiểu ngoại giao khéo léo
mà không hề nói rõ ràng
là Mỹ đã vỡ nợ.
- [Tổng thống Nixon] "Sức mạnh tiền tệ của một quốc gia
phụ thuộc vào sức mạnh nền kinh tế của quốc gia đó.
Và cho đến thời điểm hiện tại nền kinh tế Mỹ
là lớn mạnh nhất thế giới.
Do đó, tôi đã chỉ đạo Bộ trưởng Ngân khố Hoa Kỳ
để có những hành động cần thiết
để chống lại những thành phần
đầu cơ trục lợi từ đồng đô.
Tôi đã chỉ đạo Bộ trưởng Connally
đình chỉ tạm thời
quy đổi đồng đô thành vàng
hay các tài sản dự trữ khác,
ngoại trừ trong số lượng và trường hợp
được xác định là vì lợi ích ổn định tiền tệ
và vì lợi ích lớn nhất của nước Mỹ"
- [Ray] Tôi xem mà nể phục
và nhận ra là thời đại của loại tiền
chúng ta vẫn dùng đã kết thúc
Thật là một cuộc khủng hoảng!
Tôi mong là thị trường chứng khoán
không sụt giảm vào ngày hôm sau,
Vậy nên tôi đã đến sàn giao dịch sớm
để chuẩn bị.
Ngay khi chuông mở cửa vang lên,
sự hỗn loạn bủa vây,
nhưng không giống như tôi tưởng tượng.
Thị trường chứng khoán tăng - tăng mạnh -
và tiếp tục tăng lên thêm gần 25%.
Điều đó khiến tôi ngạc nhiên
bởi vì trước đây tôi chưa từng
chứng kiến tiền tệ mất giá.
Khi tôi tìm hiểu thêm trong lịch sử, tôi đã phát hiện ra
một sự việc y hệt đã xảy ra vào năm 1933
và cũng có ảnh hưởng giống vậy.
Khi đó, tiền đô cũng liên kết với vàng,
Mỹ cũng cạn kiệt vàng,
bởi vì đã tiêu quá nhiều chi phiếu
vượt mức số lượng vàng dùng để quy đổi.
Và Tổng thống Roosevelt tuyên bố trên đài
rằng ông ấy sẽ không
quy đổi đồng đô thành vàng nữa.
- [Tổng thống Roosevelt]
"Đó là sau khi tôi ban hành
tuyên bố thêm ngày nghỉ ngân hàng.
Và đây là bước đầu trong việc
tái thiết lập lại của chính phủ
về cơ cấu tài chính và kinh tế.
Bước thứ hai, thứ năm vừa qua là Pháp chế
đã được Quốc hội thông qua
một cách nhanh chóng
khẳng định tuyên cáo của tôi
và mở rộng quyền lực của tôi
để tôi có đủ quyền lực
trong thời gian cho phép
kéo dài ngày lễ và
dần dần dỡ bỏ lệnh cấm ngày lễ
trong tương lai.
Đạo luật này cũng giúp chính quyền
phát triển một chương trình..."
- [Ray] Trong cả hai trường hợp,
phá bỏ liên kết với vàng
cho phép Mỹ tiếp tục tiêu dùng nhiều hơn
số lượng kiếm được
đơn giản bằng cách in nhiều tiền giấy hơn.
Vì số lượng đồng đô tăng cao
không tương xứng
với mức tăng tài sản của đất nước,
giá trị của đồng đô giảm.
Khi những đồng đô này đi vào thị trường
không tương xứng
với tốc độ tăng của năng suất,
họ mua rất nhiều cổ phiếu,
vàng và các loại mặt hàng,
và vì vậy vật giá leo thang.
Khi tôi nghiên cứu thêm lịch sử,
tôi lại thấy sự việc giống vậy xảy ra
rất rất lâu về trước.
Tôi thấy từ thuở ban đầu,
khi chính phủ chi tiêu nhiều hơn
số thuế họ thu về
và mọi chuyện trở nên tồi tệ,
họ không còn tiền và họ cần thêm.
Vậy nên họ in thêm nhiều và rất nhiều tiền,
điều này khiến tiền mất giá
và khiến giá của tất cả mọi thứ,
bao gồm cổ phiếu, vàng
và các loại mặt hàng tăng lên.
Đó là khi tôi lần đầu tiên học được
nguyên tắc là
khi ngân hàng trung ương in rất nhiều tiền
để xoa dịu một khủng hoảng,
hãy mua cổ phiếu,
vàng và các loại mặt hàng
bởi vì giá trị của chúng sẽ tăng
và giá trị của tiền giấy sẽ giảm.
Hành động in thêm tiền cũng xảy ra
vào năm 2008
để xoa dịu khủng hoảng nợ thế chấp,
và trong năm 2020 để giảm nhẹ
khủng hoảng kinh tế do đại dịch.
Và gần như chắc chắn
nó sẽ diễn ra trong tương lai.
Bởi vậy, tôi khuyên các bạn
nên nhớ kỹ nguyên tắc này.
Những trải nghiệm này dạy tôi
một nguyên tắc khác, đó là
Để hiểu những điều chuẩn bị xảy đến,
bạn cần hiểu những điều đã diễn ra trước đây.
Nguyên tắc đó đã dẫn lối tôi nghiên cứu về
làm cách nào mà bong bóng của thập niên 20
chuyển biến thành tình trạng trì trệ
ở thập niên 30
việc này dạy tôi những bài học
giúp tôi dự đoán trước
và kiếm lợi nhuận
khi bong bóng năm 2007
vỡ thành cát bụi năm 2008.
Tất cả những kinh nghiệm này
giúp tôi phát triển
sự thúc giục gần như thành bản năng,
kiếm tìm những trường hợp
tương tự trong quá khứ
để học cách nắm bắt tương lai tốt hơn.
Thay đổi các trật tự
(Tiếng huýt sáo)
(Tiếng động cơ)
Trong một vài năm gần đây,
ba sự kiện lớn chưa từng diễn ra
trong cuộc đời tôi
thúc đẩy tôi thực hiện nghiên cứu này.
Đầu tiên, đất nước không có đủ tiền
để chi trả cho các khoản nợ,
thậm chí cả khi đã hạ tỷ suất lợi nhuận
xuống số 0.
Vì vậy ngân hàng trung ương
bắt đầu in rất nhiều tiền
để trả nợ.
Thứ hai, xuất hiện
các cuộc xung đột nội bộ lớn
do gia tăng khoảng cách giàu nghèo.
Điều này thể hiện rõ ràng
trong hệ tư tưởng chủ nghĩa dân túy
và sự phân cực giữa cánh tả,
những người muốn tái phân bố tài sản,
và cánh hữu,
những người muốn bảo vệ chủ sở hữu tài sản.
Và thứ ba, sự gia tăng xung đột với bên ngoài
giữa cường quốc đang trỗi dậy
và cường quốc đứng đầu,
như hiện nay đang xảy ra giữa Trung Quốc
và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
Bởi vậy, tôi nhìn trở về quá khứ.
Tôi thấy trước đây những sự kiện này
đều diễn ra cùng nhau rất nhiều lần
và hầu như luôn dẫn đến thay đổi
trật tự quốc gia và thế giới.
Lần cuối cùng chuỗi sự việc này diễn ra
là từ 1930 đến 1945.
Có thể bạn muốn hỏi:
"Chính xác một trật tự là gì?"
Đó là một hệ thống quản lý
để con người thỏa thuận với nhau.
Có các trật tự nội địa để quản lý trong nước,
điển hình được đặt ra trong Hiến pháp.
Và có trật tự thế giới để quản lý
giữa các quốc gia,
điển hình được đặt ra trong Hiệp ước.
Trật tự trong nước thay đổi vào những thời điểm khác với trật tự thế giới,
nhưng dù xảy ra trong một nước hay giữa các nước,
những trật tự này thường thay đổi
sau chiến tranh.
Nội chiến trong nước,
chiến tranh thế giới giữa các nước.
Chúng xảy ra khi các lực lượng cách mạng mới
đánh bại các trật tự cũ yếu kém.
Ví dụ như trật tự trong nước Mỹ
được đặt ra trong Hiến pháp năm 1789
sau cuộc Cách mạng Mỹ,
và nó vẫn vận hành cho đến ngày hôm nay,
kể cả sau cuộc nội chiến ở Mỹ
Nga đã loại bỏ trật tự cũ
và thiết lập một trật tự mới
bằng cuộc cách mạng Nga năm 1917
kết thúc năm 1991
với một cuộc cách mạng không đổ máu.
Trật tự trong nước hiện nay
của Trung Quốc bắt đầu năm 1949
khi đảng Cộng sản Trung Hoa
dành chiến thắng trong cuộc nội chiến.
Bạn đã nắm bắt được vấn đề.
Trật tự thế giới hiện nay
thường được gọi là trật tự thế giới của Mỹ,
hình thành sau chiến thắng của phe đồng minh
trong Thế chiến thứ II
khi Mỹ nổi lên trở thành cường quốc thống trị.
Những Hiệp định và Hiệp ước được đặt ra
cách hệ thống thống trị toàn cầu
và hệ thống tiền tệ hoạt động.
Năm 1944, hệ thống tiền tệ mới của thế giới
được đặt ra trong Hiệp định Bretton Woods
và phát hành đồng đô
là tiền tệ dự trữ đứng đầu thế giới.
Tiền tệ dự trữ là một loại tiền tệ
được chấp nhận phổ biến
trên toàn thế giới,
và sở hữu chúng là chìa khóa
để quốc gia trở thành đế quốc giàu có
và quyền lực nhất.
Khi quyền lực thống trị
và hệ thống tiền tệ mới được hình thành,
một trật tự thế giới mới bắt đầu.
Những thay đổi này diễn ra
trong một chu trình vô hạn và mang tầm vũ trụ
Tôi gọi đó là chu trình lớn.
Tôi sẽ bắt đầu với một cái nhìn tổng quan,
rồi sau đó cho các bạn một góc nhìn toàn cảnh
và gửi trực tiếp cho các bạn cuốn sách của tôi
nếu các bạn có nhu cầu.
Khi tôi nghiên cứu về 10 đế quốc mạnh nhất
trong suốt 500 năm qua
và 3 loại tiền tệ dự trữ gần đây nhất,
tôi được thấy sự cường thịnh và suy tàn
của đế quốc Hà Lan và đồng Florin,
đế quốc Anh và Bảng Anh.
sự cường thịnh và sớm lụi tàn
của đế quốc Mỹ và đồng Đô
và sự suy yếu rồi cường thịnh
của đế quốc Trung Hoa
và Nhân dân tệ,
cũng như sự tăng rồi giảm của Tây Ban Nha, Đức,
Pháp, Ấn Độ, Nhật Bản, Nga và đế quốc Ottoman,
cùng với những cuộc xung đột trọng đại
đã được tính trong bảng này.
Để hiểu rõ hơn về biểu đồ của Trung Quốc,
tôi cũng nghiên cứu sự thịnh suy
của các triều đại Trung Hoa
và tiền tệ của họ 600 năm trước.
Bởi vì nhìn các đường vẽ này cùng một lúc
có thể gây khó hiểu,
tôi sẽ tập trung
vào bốn đường quan trọng nhất
là Hà Lan, Anh, Mỹ và Trung Quốc.
Bạn sẽ nhanh chóng nhận ra biểu đồ.
Bây giờ, cùng đơn giản hóa
hình dạng đi một chút.
Như bạn thấy, chúng diễn ra
theo những chu trình gối lên nhau
kéo dài trong khoảng 250 năm,
với những giai đoạn chuyển tiếp
từ 10 đến 20 năm ở giữa.
Điển hình, hai đoạn chuyển tiếp này
là hai giai đoạn có xung đột lớn
bởi vì đế quốc dẫn đầu chỉ suy yếu
khi có chiến tranh.
Vậy, làm thế nào để tôi đo lường được
quyền lực của một đế quốc?
Trong nghiên cứu này,
tôi sử dụng 8 tập hợp số liệu.
Toàn bộ quyền lực của một đế quốc
được tính bằng cách lấy
trung bình các số liệu.
Chúng là giáo dục,
sự phát triển của các phát minh
và công nghệ,
sức cạnh tranh trên thị trường toàn cầu,
sản lượng kinh tế,
phầ
ngạch mậu dịch thế giới,
sức mạnh quân sự,
tiềm lực của trung tâm tài chính
cho thị trường vốn
và giá trị tiền tệ là tiền tệ dự trữ.
Bởi vì những chỉ số này có thể đo đạc được,
chúng ta có thể biết sức mạnh mỗi quốc gia
trong quá khứ và hiện tại,
và chúng sẽ tăng hay giảm.
Bằng cách kiểm tra những chuỗi sự kiện ở nhiều quốc gia,
chúng ta có thể biết chu trình điển hình diễn ra như thế nào
Và vì những dao động có thể gây khó hiểu,
chúng ta có thể đơn giản hóa nó một chút
để tập trung vào mô hình
của mối quan hệ nhân quả
đã dẫn đến sự tăng giảm của một đế quốc.
Như bạn thấy, một nền giáo dục tốt có thể giúp
thúc đẩy phát triển đổi mới
sáng tạo và công nghệ,
và đến cuối cùng là sự phát hành của tiền tệ
là tiền tệ dự trữ.
Bạn cũng có thể thấy những quyền lực này
đều suy giảm theo một trật tự giống nhau,
tác động thêm lên sự suy giảm của các yếu tố khác.
Cùng nhìn vào chuỗi điển hình của sự kiện
đang diễn ra bên trong một quốc gia,
tạo ra những sự tăng và giảm này.
Tóm tắt lại thì, chu trình lớn điển hình bắt đầu
sau một xung đột lớn, thường là chiến tranh,
thiết lập nên đế quốc đứng đầu mới
và trật tự thế giới mới.
Bởi vì không ai muốn thách thức quyền lực này,
nên thường theo sau đó
là một giai đoạn hòa bình và thịnh vượng.
Khi con người quen với sự hòa bình
và thịnh vượng này,
họ không ngừng đánh cươc
nó sẽ mãi như vậy
Họ mượn tiền để đầu tư,
cuối cùng dẫn đến hiện tượng
bong bóng tài chính.
Giao dịch giữa các quốc gia tăng.
Và khi hầu hết các giao dịch được tiến hành
bằng tiền tệ của nước đó
nó trở thành tiền tệ dự trữ.
Điều này dẫn đến việc vay mượn nhiều hơn.
Đồng thời, sự thịnh vượng dồi dào
góp phần vào phân chia tài sản không đồng đều.
Vì vậy khoảng cách tài sản giãn dài điển hình
giữa người giàu có thêm và người nghèo khó có.
Cuối cùng bong bóng tài chính vỡ tung,
dẫn đến việc in tiền bù vào
gia tăng xung đột trong nước
giữa người giàu và người nghèo,
dẫn tới một số hình thức cách mạnh
để tái phân bố của cải.
Điều này có thể diễn ra trong hòa bình
hoặc cuộc nội chiến.
Trong khi đế quốc vật lộn với
xung đột trong nước,
quyền lực của nó sẽ bị thu nhỏ lại do
quyền lực của các đế quốc khác tăng lên.
Khi đế quốc mới nổi
đủ sức mạnh để cạnh tranh với đế quốc thống trị
sẽ khiến chế độ cai trị sụp đổ,
các cuộc xung đột với bên ngoài diễn ra,
điển hình nhất là chiến tranh.
Sau những cuộc chiến trong và ngoài nước này,
những kẻ chiến thắng
và thua cuộc mới sẽ xuất hiện.
Sau đó phe chiến thắng sẽ tụ họp lại
để tạo ra trật tự thế giới mới.
Và chu trình khởi động lại từ đầu.
Khi tôi nhìn lại,
tôi phát hiện những mối quan hệ
nguyên nhân và kết quả
khiến những chu trình tăng và giảm.
Quay lại với đế quốc Rome,
tôi nhìn thấy quá trình của từng chu trình
pha trộn với nhau trước, trong và sau
giống như cách mỗi quá trình riêng biệt
hòa quyện với nhau
để tạo nên sử thi 500 năm
đó là lịch sử chung của chúng ta.
Và giống như chu trình cuộc đời, không có hai chu trình nào
giống hệt nhau, nhưng hầu hết chúng tương tự nhau.
Chúng được quyết định bởi
những mối quan hệ nhân quả có luận lý
tiến triển từ giai đoạn sinh ra
đến khi lớn mạnh và trưởng thành
rồi suy yếu và sụt giảm bất khả kháng.
Tuy nhiên, điều đó giống như nói
chu trình một đời người
trung bình kéo dài 80 năm
bỏ qua luôn một số ngắn hơn
và một số dài hơn rất nhiều.
Khi tuổi tác là chỉ số tốt cho tuổi thọ tương lai,
có một cách tốt hơn là dựa vào chỉ số sức khỏe
Chúng ta cũng có thể áp dụng
với các đế quốc và chỉ số sinh tồn của họ.
Tôi nhận ra rằng bằng cách quan sát
chỉ số thay đổi quyền lực,
tôi có thể xác định giai đoạn
mà quốc gia đó đang trải qua,
giúp tôi dự đoán trước
những điều sắp tới có thể xảy đến.
Bây giờ, tôi sẽ nói chi tiết hơn về chu trình lớn.
Hãy cho tôi 20 phút
và tôi sẽ nói cho bạn về 500 năm lịch sự trở về đây
và chỉ ra những điểm giống nhau giữa
Hà Lan, Anh, Mỹ và đế quốc Trung Hoa.
500 năm của chu trình lớn.
(Tiếng gió thổi)
Tôi sẽ miêu tả chu trình điển hình
bằng cách chia nó thành 3 giai đoạn.
thời kỳ đi lên, đạt đỉnh và thời kỳ đi xuống.
Thời kỳ đi lên.
Trật tự thế giới mới phát triển
cả trong và ngoài nước,
điển hình được khởi xướng
bởi người lãnh đạo cách mạnh quyền lực,
đã thực hiện 4 việc.
Đầu tiên, họ chiếm được quyền lực
bằng cách đạt được nhiều ủng hộ hơn là phản đối.
Thứ hai, họ củng cố quyền lực
bằng cách chuyển đổi, làm suy yếu
và loại trừ phe đối lập
để họ không thể ngáng đường.
Thứ ba, họ thiết lập các hệ thống và thể chế
giúp đất nước vận hành tốt.
Và thứ tư, họ chọn ra những người kế vị tốt,
hoặc tạo ra các hệ thống để phục vụ điều đó,
bởi vì một đế quốc vĩ đại đòi hỏi
nhiều người lãnh đạo vĩ đại
qua các thế hệ khác nhau.
Tại thời điểm ngay sau khi chiến thắng cuộc chiến,
có một thời kỳ của hòa bình
và phát triển thịnh vượng
bời vì nhóm lãnh đạo cai trị sáng suốt
và được ủng hộ rộng rãi
nên không ai muốn đánh nhau.
Trong suốt thời kỳ này,
những người lãnh đạo trong nước
phải thiết lập một hệ thống xuất sắc
để mở rộng sự giàu có và quyền lực của đất nước.
Đầu tiên và trước hết, để phát triển
họ phải có nền giáo dục lớn mạnh,
không chỉ là giảng dạy kiến thức và kỹ năng,
mà còn là tính cách mạnh mẽ, văn minh
và có đạo đức nghề nghiệp.
Những điều này thường được dạy trong gia đình,
ở trường học và các tổ chức tôn giáo.
Nơi dạy dỗ thái độ tôn trọng lành mạnh các nguyên tắc
và luật lệ, trật tự trong xã hội, hạ thấp tham nhũng,
và giúp chúng có thể đoàn kết vì một mục đích chung
và làm việc hòa hợp cùng nhau.
Khi họ làm vậy,
họ đã thành công đẩy thuyền
tiến từ những sản phẩm cơ bản
đến những đổi mới sáng tạo
và phát minh những công nghệ kỹ thuật mới.
Ví dụ, Hà Lan cường thịnh
đã đánh bại đế quốc Habsburg
và có nền giáo dục xuất sắc.
Khả năng sáng tạo của họ cao đến mức
họ phát minh ra một phần tư
những phát minh vĩ đại trên thế giới.
Trong đó phát minh quan trọng nhất là
phát kiến về tàu thủy
có thể đi khắp thế giới
để thu thập số lượng lớn của cải
và tạo ra chủ nghĩa tư bản
mà chúng ta biết tới ngày hôm nay,
để tài trợ cho những chuyến đi đó.
Họ, như tất cả các đế quốc hàng đầu khác,
mở rộng hiểu biết của họ
bằng cách tiếp thu
những ý tưởng tuyệt nhất trên thế giới.
Kết quả là,
người dân trong nước gia tăng năng suất
và có khả năng cạnh tranh hơn
trên thị trường thế giới,
thể hiện trong sản lượng kinh tế
tăng trưởng của họ
và tăng phần ngạch mậu dịch thế giới.
Bạn có thể nhìn thấy những gì
đang diễn ra hiện nay
Khi Mỹ và Trung Quốc
đang gần ngang bằng nhau
trong cả sản lượng kinh tế
và phân ngạch mậu dịch thế giới.
Khi các đất nước càng toàn cầu hóa thương mại,
họ càng cần bảo vệ tuyến đường thương mại của họ
và lợi nhuận ở nước ngoài khỏi những tấn công.
Vậy nên họ phát triển sức mạnh quân sự hùng hậu.
Nếu làm tốt, vòng luân chuyển hiệu quả
dẫn đến tăng trưởng thu nhập mạnh,
sau đó được dùng để đầu tư tài chính
và giáo dục, cơ sở hạ tầng
và nghiên cứu và phát triển.
Họ cũng phải phát triển hệ thống
để khuyến khích và trao quyền lực
cho những người có khả năng mang lại tiền tài.
Trong tất cả các trường hợp này,
đế quốc thành công nhất
đã tiếp cận các nhà tư bản
để phát triển các doanh nghiệp có năng suất.
Kể cả Trung Quốc dưới sự điều hành
của đảng Cộng sản,
cũng sử dụng 1 hình thức của tiếp cận tư bản
(Tiếng thu ngân)
Deng Xiaoping khi được hỏi về vấn đề này, đã nói:
"Việc nó là một con mèo trắng hay đen
không quan trọng,
chỉ cần nó có thể bắt chuột là được"
Và "Thật vẻ vang khi trở nên giàu có"
Để làm tốt việc này,
họ phải phát triển các thị trường tư bản.
Quan trọng nhất là thị trường tín dụng,
trái phiếu và chứng khoán.
Điều đó cho phép con người chuyển đổi những khoản tiết kiệm
của họ thành những khoản đầu tư,
để đầu tư cho phát minh và sự phát triển
và chia sẻ thành công
với những người làm ăn lớn.
Hà Lan thành lập công ty đại chúng đầu tiên,
Công ty Đông Ấn Hà Lan,
và thị trường chứng khoán đầu tiên đầu tư vào nó
đây là một phần thiết yếu của hệ thống
sản xuất ra của cải và quyền lực.
Như một quy luật tự nhiên,
đế quốc hùng mạnh nhất đã phát triển
các trung tâm tài chính hàng đầu thế giới
bằng cách thu hút và phân bố tư bản của thế giới.
Amsterdam từng là trung tâm kinh tế lớn nhất
trong thời hoàng kim của Hà Lan,
London khi vương quốc Anh dẫn đầu,
bây giờ là New York
và Trung Quốc sẽ sớm phát triển
trung tâm tài chính của mình.
Quan trọng nhất, những nhà tư bản, chính phủ
và quân đội phải hợp tác làm việc cùng nhau.
Hà Lan không chỉ cùng làm tốt tất cả các mặt,
các thành phần như hòa thành một thể.
Công ty Đông Ấn Hà Lan
và có quân đội chính thức
được thừa nhận riêng.
để đi vào thị trường toàn cầu
để tạo ra và mang về của cải.
Vương quốc Anh theo sau với công ty Đông Ấn Anh
và cũng có sự phối hợp tương tự
của chính phủ, doanh nghiệp
và lực lượng quân sự của họ.
Xí nghiệp Liên hợp Quân Sự - Công nghiệp của Mỹ đã làm theo,
cũng giống như hệ thống của Trung Quốc ngày nay.
Khi đất nước trở thành
cường quốc thương mại quốc tế lớn nhất,
những giao dịch có thể được
chi trả bằng tiền tệ của đất nước đó,
khiến nó trở thành trao đổi trung gian
toàn cầu được ưa thích,
và bởi vì tiền tệ của họ
được chấp nhận rộng rãi
và sử dụng thường xuyên,
mọi người trên toàn thế giới
muốn lưu trữ nó,
khiến nó trở thành
tài sản dự trữ được ưa thích.
Và bởi vậy thế giới xuất hiện tiền tệ dự trữ.
Đồng Florin là tiền tệ dự trữ chính của thế giới
khi Hà Lan đứng đầu thương mại thế giới.
Bảng Anh là khi Vương quốc Anh dẫn đầu.
Và đồng Đô từ khi Mỹ nắm quyền.
Tất nhiên, tiền tệ của Trung Quốc
đang phát triển để
trở thành tiền tệ dự trữ.
Sở hữu tiền tệ dự trữ giúp nước đế quốc
có thể mượn nhiều hơn tiền
của các đất nước khác.
Lợi thế này là khổng lồ.
Hãy nghĩ nào,
mọi người trên toàn thế giới háo hức dự trữ
và vì vậy cho nước đến quốc
vay lại chính tiền tệ của họ.
Các đất nước không có tiền tệ dự trữ
thì không thể làm điều đó.
Và khi đế quốc cạn kiệt tiền,
chính là Mỹ năm 1971,
họ luôn có thể in thêm.
Những đặc quyền quá mức này,
là nhờ tiền tệ dự trữ của đế quốc,
dẫn đến việc tăng vay
và là khởi đầu của bong bóng tài chính.
Chuỗi sự việc của mối quan hệ
nguyên nhân và kết quả này,
dẫn đến sự hỗ trợ lẫn nhau của
tài chính, chính trị và sức mạnh quân sự,
được ủng hộ bởi sức mạnh vay của tiền tệ dự trữ,
đã luôn đi cùng với nhau
từ khi lịch sử bắt đầu được ghi lại.
Tất cả những đến quốc
quyền lực nhất thế giới
đều đi theo con đường này
tới khi leo đến đỉnh cao.
Trong khi đó ở giai đoạn trên đỉnh,
hầu hết những sức mạnh này được duy trì,
ghim bên trong trái ngọt của thành công
là những hạt giống của sự suy tàn.
Như một quy luật,
khi con người ở các nước giàu và quyền lực kiếm nhiều hơn,
họ trở nên đắt giá hơn và ít cạnh tranh hơn
với những người nước khác,
những người sẵn sàng làm việc với chi phí ít hơn.
Cùng lúc đó, người ở các quốc gia khác
tự nhiên sao chép
những phương pháp và kỹ thuật
của những quốc gia hàng đầu,
càng giảm khả năng cạnh tranh
của các đế quốc đó.
Ví dụ, nhóm chế tạo tàu ở Anh
có ít công nhân giá đắt hơn nhóm chế tạo ở Hà Lan.
Vậy nên, họ thuê kỹ sư Hà Lan
để thiết kế những con tàu tốt hơn
nhưng được xây dựng
bằng công nhân Anh với cái giá rẻ hơn,
khiến sản phẩm có giá cạnh tranh hơn,
khiến Anh phát triển còn Hà Lan suy yếu.
Cũng như vậy, khi con người trở nên giàu có hơn,
họ có xu hướng không làm việc chăm chỉ nữa.
họ hưởng thụ nhàn rỗi nhiều hơn, theo đuổi những thứ
dễ dàng hơn và ít năng suất hơn trong cuộc sống,
và thậm chí trở thành người suy đồi.
Các giá trị thay đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác
trong suốt giai đoạn từ khi đi lên cho tới đỉnh
từ người phải chiến đấu
đến người đạt được của cải và quyền lực
đến những người được thừa hưởng.
(Cậu bé lầm bầm)
(Cậu bé lè lưỡi khinh bỉ)
Chúng thiếu cảm giác sôi trào của cuộc chiến, được bao bọc
trong sự xa hoa và quen với cuộc sống dễ dàng,
khiến chúng yếu đuối hơn
trước những thử thách.
Thời kỳ hoàng kim của đế quốc Hà Lan
(Tiếng cụm ly)
và thời kỳ huy hoàng của đế quốc Anh
(Tiếng cụm ly)
quả là thời kỳ đỉnh cao của thịnh vượng.
Khi mọi người quen với sự thuận lợi,
họ càng đánh cược rằng
mọi thứ sẽ tiếp diễn như vậy
và mượn tiền để đầu tư,
điều này phát triển thành
bong bóng tài chính
Tất nhiên, lãi suất thu lại không đồng đều.
Vậy nên gia tăng khoảng cách giàu nghèo.
Khoảng cách giàu nghèo tự thúc đẩy chính nó
bởi vì người giàu dùng tài nguyên to lớn hơn của họ
để củng cố quyền lực.
Ví dụ, họ cho con của họ những đặc quyền tốt hơn,
như nền giáo dục tốt hơn,
và họ tác động lên hệ thống chính trị
để chiếm lợi.
Điều này tạo nên những khoảng cách
trong giá trị, chính trị,
và những cơ hội gia tăng giữa
những người giàu có
và những người nghèo khó có.
Những người nghèo hơn
cảm thấy hệ thống bất công,
vậy nên sự oán giận gia tăng.
Nhưng miễn là chất lượng cuộc sống
của hầu hết mọi người đều tăng lên,
thì khoảng cách gây oán giận
sẽ không bùng nổ thành xung đột.
Sở hữu tiền tệ dự trữ của thế giới
chắc chắn dẫn đến
tình trạng vay quá mức
và góp phần khiến đất nước tạo nên
những khoản nợ lớn
của những chủ nợ ngoại quốc.
Trong khi điều này tăng
khả năng sử dụng quyền lực ngắn hạn,
nó làm suy yếu sức khỏe tài chính
của đất nước
và làm giảm giá trị tiền tệ dài hạn.
Nói cách khác, khi vay mượn
và tiêu dùng đẩy mạnh,
đế quốc trông bền vững quyền lực
nhưng thực chất tài chính của nó
đang bị suy yếu.
Khoản vay duy trì quyền lực của quốc gia
vượt mức cơ sở của nó
bằng cách cấp vốn cho tiêu thụ nội địa
và các xung đột chiến tranh quốc tế
cần thiết để duy trì đế quốc.
Bất khả kháng, cái giá của việc duy trì
và bảo vệ đế quốc
trở nên lớn hơn lợi nhuận mà nó mang lại.
Vậy nên đế quốc trở nên không có lợi nhuận.
Ví dụ, đế quốc Hà Lan mở rộng quá mức
trên toàn thế giới
và tiếp tục chiến tranh sau cuộc chiến tốn kém
với Anh và các đế quốc Châu Âu khác,
để bảo vệ lãnh thổ và con đường thương mại.
Giống như vậy, đế quốc Anh cũng trở nên
bành trướng, có bộ máy quan liêu,
và đánh mất những lợi thế cạnh tranh
khi đế quốc đối thủ của nó,
đặc biệt là Đức, phát triển vượt bậc
dẫn đến những cuộc chạy đua vũ trang
đắt đỏ tăng mạnh
và chiến tranh thế giới.
Nước Mỹ đã sử dụng khoảng 8 nghìn tỷ đô
vào chiến tranh ngoại quốc
và hậu quả là ngày 11 tháng 9,
và hàng nghìn tỷ nữa cho các cuộc hành quân khác
và để hỗ trợ căn cứ quân sự trên 70 quốc gia,
và nó vẫn chưa dùng đủ
để hỗ trợ cạnh tranh quân sự với Trung Quốc
trong những khu vực xung quanh Trung Quốc.
Trong chu trình này, các nước giàu hơn
cuối cùng hãm sâu vào nợ nần hơn
do vay mượn từ các nước nghèo
nhưng tiết kiệm nhiều hơn.
Nó là một trong các dấu hiệu sớm
của sự thay thế nguồn lực và quyền lực,
Điều này bắt đầu ở Mỹ từ những năm 80,
khi Mỹ có thu nhập bình quân đầu người
cao gấp 40 lần Trung Quốc,
và bắt đầu phải vay Trung Quốc,
đang muốn giữ đồng Đô
vì đồng Đô đang là tiền tệ dự trữ của thế giới.
Tương tự, Anh đã mượn rất nhiều tiền
từ những thuộc địa nghèo hơn
và Hà Lan cũng đã làm vậy thời đứng trên đỉnh cao.
Nếu đế quốc bắt đầu không có
nguồn cho vay mới,
những người giữ tiền tệ của họ
bắt đầu muốn bán đi và thoát khỏi
hơn là mua, tiết kiệm, cho mượn và tham gia vào,
và sức mạnh của đế quốc bắt đầu sụt giảm.
Thời kỳ sụt giảm.
Sự sụt giảm đến từ điểm yếu kinh tế trong nước
cùng với các đấu tranh trong nước
hoặc những cuộc chiến bên ngoài đắt đỏ,
hoặc cả hai.
Thông thường, sự sụt giảm diễn ra từ từ
và sau đó lại rất đột ngột.
Khi số nợ trở nên khổng lồ,
và xuất hiện suy thoái kinh tế,
và đến quốc không thể tiếp tục mượn tiền
bắt buộc phải trả lại số nợ,
bong bóng tài chính vỡ tung.
Điều này tạo ra những khó khăn lớn
trong nước
và buộc đất nước phải chọn giữa
vỡ nợ hoặc in thêm thật nhiều tiền mới.
Họ luôn chọn in thêm thật nhiều tiền mới.
Ban đầu chỉ in từ từ
nhưng đến cuối cùng là số lượng khổng lồ.
Điều đó làm mất giá trị tiền tệ
và gia tăng lạm phát.
Ở Hà Lan, điều này đã gây ra
khủng hoảng tài chính
do vượt mức tài chính
và trả giá với chiến tranh Anh - Hà Lan lần thứ tư.
Tương tự, với Anh,
phải trả giá cho những vượt mức tài chính và
những khoản nợ sau hai cuộc chiến tranh thế giới.
Và đối với Mỹ, có 3 chu trình
của nợ xấu, bùng nổ và suy thoái
từ những năm 90
bằng mỗi lần ngân hàng trung ương can thiệp
với những giới hạn rộng hơn.
Khi chính phủ gặp vấn đề về quỹ
khi có các hoàn cảnh kinh tế xấu đi
và chất lượng cuộc sống của con người
suy giảm,
và khi khoảng cách giàu nghèo,
giá trị, chính trị giãn rộng,
xung đột nội địa giữa người giàu và người nghèo,
cũng như khác biệt đạo đức,
tôn giáo và các nhóm chủng tộc
gia tăng đáng kể.
Việc này dẫn đến các chủ nghĩa chính trị cực đoan
đã xuất hiện như chủ nghĩa dân túy
của cánh tả và cánh hữu.
Những người bên cánh tả
mong muốn tái phân bố của cải
trong khi đó những người bên cánh hữu
muốn duy trì tài sản thuộc sở hữu của người giàu.
Đặc trưng trong suốt những giai đoạn này,
tăng thuế ở những người giàu
và khi người giàu sợ của cải
và hạnh phúc của họ sẽ bị lấy đi mất,
họ sẽ chuyển địa điểm, tải sản và tiền tệ
mà họ cảm thấy an toàn hơn.
Những nguồn chảy này làm giảm
doanh thu từ thuế của đế quốc,
điều này dẫn đến một quá trình kinh điển
tự cường hóa để rút rỗng ruột.
Khi cuộc chiến của người giàu đủ tồi tệ,
chính phủ coi như nó là vi phạm pháp luật.
Những người đang cố thoát ra
trở nên hoảng loạn.
Tình trạng hỗn loạn này
làm hao mòn năng suất,
khiến lợi ích kinh tế càng co nhỏ lại
và gây ra nhiều xung đột hơn
về cách phân chia
những tài nguyên đã bị thu nhỏ.
Lãnh đạo chủ nghĩa dân túy xuất hiện ở cả hai phe
và lời cam kết sẽ kiểm soát và mang lại trật tự.
Đó là thời điểm nền dân chủ
gặp khó khăn nhất,
bởi vì nó đã thất bại
trong việc kiểm soát tình trạng hỗn loạn.
Và nó là lúc lãnh đạo dân túy mạnh mẽ,
người sẽ có khả năng mang lại trật tự
cho thời đại hỗn độn này hơn.
Khi xung đột trong nước leo thang,
nó dẫn tới hình thức của cuộc cách mạng
hoặc nội chiến
để tái phân bố của cải và thúc ép
những thay đổi lớn bắt buộc.
Điều này có thể diễn ra hòa bình
và duy trì trật tự đang tồn tại,
nhưng nó thường có bạo lực
và thay đổi trật tự.
Ví dụ, cách mạng Roosevelt
để tái phân bố của cải
khá là hòa bình
và duy trật tự đã tồn tại trong nước,
trong khi đó, cách mạng của Pháp, Nga
và Trung Quốc thì bạo lực hơn nhiều
và dẫn đến những trật tự mới trong nước.
Xung đột trong nước này
khiến đế quốc suy yếu
và yếu thế hơn những đối thủ
đang nổi lên ở bên ngoài
những nước nhìn thấy sự suy tàn nội bộ này,
sẵn sàng để vượt qua các nước đế quốc.
Điều này gia tăng nguy cơ
về cuộc xung đột quốc tế lớn,
đặc biệt nếu đối thủ đã xây dựng được
một quân đội đáng gờm.
Bảo vệ một đất nước
và một đế quốc chống lại kẻ thù
đều cần sử dụng rất nhiều lực lượng quân đội,
không thể tránh khỏi
tình trạng kinh tế trong nước
trở nên xấu hơn
và đế quốc không thể chi trả nổi.
Vì không có hệ thống khả thi
để hòa giải tranh chấp quốc tế
một cách hòa bình,
những xung đột thường được giải quyết
bằng cách kiểm tra sức mạnh.
Khi thử thách biên giới được thiết lập,
đế quốc đứng đầu phải đối mặt
với những lựa chọn khó khăn
là chiến đấu hay rút lui.
Chiến đấu và thua cuộc
là kết quả tồi tệ nhất,
nhưng rút lui cũng tệ
vì thế là nhường lại quyền hạn cho đối thủ
và là dấu hiệu của một đế quốc yếu kém
đối với những đất nước
đang cân nhắc nên theo phe bên nào.
Tình trạng kinh tế nghèo nàn
gây ra nhiều tranh chấp
của cải và quyền lực,
điều chắc chắn sẽ dẫn đến
một hình thức của chiến tranh.
Chiến tranh thực sự tốn kém.
Đồng thời, chúng tạo ra những thay đổi kiến tạo
sẽ sắp xếp lại trật tự thế giới
tới thực tại mới của tài sản
và quyền lực trên thế giới.
Khi những người giữ tiền tệ dự trữ và số nợ
của đế quốc suy yếu mất niềm tin và bán đi,
đó là kết thúc của chu trình lớn.
Trong số gần 750 tiền tệ đã tồn tại từ năm 1700,
số lượng hiện còn tồn tại ít hơn 20%
và tất cả chúng đều đang dần mất giá.
Đối với Hà Lan, điều này xảy ra sau thất bại của họ
trong chiến tranh Anh - Hà Lan lần thứ tư,
khi họ không đủ khả năng trả lại
số nợ khổng lồ mà họ đã vay trong thời chiến.
Việc này dẫn đến sự đổ xô đến ngân hàng Amsterdam
để rút tiền ra và sự bán tháo tuyệt vọng,
thúc ép in lượng lớn tiền giấy,
khiến tiền tệ mất giá trị
và đến chế trở nên bất lực.
Đối với Anh, điều này xảy ra sau Thế chiến thứ II,
mặc dù giành được chiến thắng,
họ không thể trả lại khoản nợ khổng lồ đã vay
để huy động cho nỗ lực chiến tranh.
Việc này dẫn tới chuỗi sự việc in tiền, tiền mất giá
và bán tháo Bảng Anh
khi Mỹ và đồng Đô vượt lên thống trị
và tạo ra trật tự thế giới mới.
Tại thời điểm tôi làm bản thu này,
nước Mỹ vẫn chưa chạm đến thời điểm đó.
Mặc dù nó mang khoảng nợ khổng lồ,
sử dụng nhiều hơn số lượng kiếm được
và lấp bù số tiền thiếu hụt
bằng cách vay nhiều hơn
và in số lượng lớn tiền giấy mới.
Tình trạng bán tháo đồng Đô và nợ đồng đô
vẫn chưa bắt đầu.
Và mặc dù có những cuộc xung đột
trong và ngoài nước đáng kể
xảy ra do tất cả những lí do kinh điển,
chúng vẫn chưa vượt quá giới hạn
để trở thành chiến tranh.
Cuối cùng thì ngoài những cuộc xung đột này,
dù chúng có bạo lực hay không,
vẫn sẽ xuất hiện người chiến thắng mới tập hợp
và tái cấu trúc lại khoản nợ của bên thua cuộc và hệ thống chính trị
và thiết lập một trật tự thế giới mới.
Sau đó chu trình cũ và đế quốc chấm dứt
và một chu trình mới lại bắt đầu
và chúng sẽ vẫn tiếp diễn lại như vậy.
Tôi đã trình bày rất chi tiết cho bạn
để vẽ ra một bức tranh
các chu trình lớn điển hình diễn ra.
Đương nhiên, không phải tất cả chúng
đều diễn ra y hệt như vậy,
nhưng hầu hết là vậy, nhiều đến nỗi mà
nó trông như những chuỗi tăng giảm
giữ nguyên dạng
và điều duy nhất thay đổi là
quần áo mà các nhân vật mặc
và công nghệ kỹ thuật họ áp dụng.
Vậy, chúng ta đang hướng đến đâu?
Tương lai.
Hầu hết các đế quốc đều có thời kỳ hoàng kim
và suy tàn một cách bất khả kháng.
Đảo ngược sự suy tàn rất khó
bởi vì nó yêu cầu hoàn tác rất nhiều việc
đã xảy ra rồi, nhưng nó khả thi.
Nhìn vào các chỉ số này, khá dễ thấy là
đế quốc đang ở giai đoạn nào
của chu trình lớn
nó đã giống đến đâu,
và tình trạng của nó đang cải thiện
hay tệ dần đi,
điều gì có thể giúp ước tính số năm còn lại.
Tuy nhiên, những ước tính không chính xác
và chu trình có thể bị mở rộng
nếu những người nắm quyền chú ý tới
những dấu hiệu sống còn và cải thiện chúng.
Ví dụ, biết rằng người đó 60 tuổi,
họ cân đối đến đâu,
họ có hút thuốc không
và một và dấu hiệu sinh tồn cơ bản,
có thể ước tính tuổi thọ của một con người.
Điều đó cũng có thể áp dụng với các đế quốc
và các dấu hiệu sinh tồn của họ.
Nó sẽ không chính xác, nhưng nó thể hiện bao quát
và đưa ra định hướng rõ ràng về các bước tiến tiếp
để kéo dài tuổi thọ.
Trường hợp thường gặp nhất là
cuộc chiến lớn nhất của một quốc gia
là với chính bản thân họ
về việc đưa ra những quyết định khó khăn cần thiết
để giữ vững được thành công không.
Về những việc chúng ta cần làm,
chỉ có 2 vấn đề
kiếm nhiều hơn số tiền chúng ta sử dụng
và đối xử tốt với mọi người.
Tất cả những thứ khác tôi đã từng đề cập đến
nền giáo dục mạnh, tài năng sáng chế phát minh,
có tính cạnh tranh và tất cả những điều còn lại
đều chỉ là cách để đạt được hai điều trên.
Chúng ta có thể dễ dàng biết
chúng ta có làm được không
Ví dụ như người muốn cơ thể cân đối hơn,
hãy bắt đầu các chương trình
và cải thiện dấu hiệu sinh tồn.
Hãy cá thể hóa và có chọn lọc.
Mục tiêu của tôi là chia sẻ bức tranh
về cách thế giới vận hành
và một vài nguyên tắc để đối phó tốt với nó
để giúp các bạn nhận ra chúng ta đang ở đâu
và chúng ta đang phải đối mặt
với những thử thách nào,
và để đưa ra những lựa chọn sáng suốt cần thiết
để định hướng thời đại này đúng đắn.
Vì có rất nhiều thứ để thảo luận
và chúng ta đã hết thời gian,
các bạn có thể tìm hiểu thêm
trong cuốn sách của tôi
Các nguyên tắc để đối phó
với sự thay đổi trật tự thế giới.
Và tôi hi vọng là cuộc hội thoại này sẽ tiếp diễn
ở economicprinciples.org
và trên các nền tảng mạng xã hội.
Cảm ơn các bạn
và hi vọng những lực lượng cách mạng
sẽ ở bên các bạn.
(Âm nhạc kịch tính)