Công nghệ đang biến bạn thành Dory như thế nào | Liam Stevens | TEDxBrentwoodCollegeSchool
-
0:18 - 0:19Đây là Dory.
-
0:19 - 0:21Ai cũng biết đến Dory.
-
0:21 - 0:26Cô cá xanh dễ thương trong "Đi tìm Nemo"
rất được mọi người yêu thích. -
0:26 - 0:27Ai cũng thích Dory.
-
0:27 - 0:31Tôi nghĩ lý do mọi người thích Dory
là vì nó có liên quan tới họ. -
0:31 - 0:35Hầu hết chúng ta giống Dory
ở hai hướng nổi trội. -
0:35 - 0:40Tương tự Dory, chúng ta đều có
khả năng tập trung khá kém. -
0:40 - 0:42Đúng là như vậy.
-
0:42 - 0:46Năm 2000, khoảng thời gian tập trung
bình quân của loài người là 12 giây. -
0:46 - 0:51Năm 2015, nó giảm xuống mức 8.25 giây.
-
0:51 - 0:53Lấy một chút ngữ cảnh
-
0:53 - 0:57thì khoảng tập trung bình quân
của cá vàng là 9 giây. -
0:59 - 1:02Giống như Dory, chúng ta không giỏi
trong việc tập trung. -
1:02 - 1:06Và cũng giống Dory, chúng ta đều đang
mắc phải chứng đãng trí. -
1:06 - 1:09Không giấu gì các bạn, giống như Dory--
-
1:09 - 1:12Một đặc trưng tiêu biểu của Dory
chính là chứng đãng trí của nó. -
1:12 - 1:16Của bạn thì không tệ đến thế,
nhưng vấn đề chính là ở đó. -
1:17 - 1:21Vấn đề là không phải lúc nào chúng ta cũng
thành ra nông nỗi này như Dory. -
1:21 - 1:23Ta từng được nhiều hơn thế,
như Marlin, cha của Nemo. -
1:23 - 1:26Chúng ta có thể tập trung
và ghi nhớ nhiều thứ. -
1:27 - 1:32Nhưng trong khoảng 20, 30 năm gần đây,
chúng ta bắt đầu có xu hướng "Dory hóa". -
1:32 - 1:34Có lý do hẳn hoi cho điều đó,
-
1:34 - 1:37và nó có dính dáng tới sự bùng nổ
công nghệ kỹ thuật số -
1:37 - 1:41và khái niệm cơ chế thần kinh mềm dẻo.
-
1:41 - 1:43Nghe phức tạp đấy, nhưng không hề.
-
1:43 - 1:45Đó chỉ là việc não bộ của bạn
đang tập thích nghi. -
1:45 - 1:47Nó có thể tự thay đổi và
tái tổ chức chính nó. -
1:48 - 1:53Vì não bộ của bạn được cấu tạo bởi
khoảng 21 tỉ tế bào não hoặc nơron, -
1:53 - 1:55và chúng tạo ra đủ loại liên kết với nhau.
-
1:55 - 1:57Đó là cách bạn nghĩ.
-
1:57 - 1:59Mỗi khi bạn trải nghiệm điều gì đó,
-
1:59 - 2:01những mối liên kết đó thay đổi một chút,
-
2:01 - 2:03và đó là những gì bạn cần nắm bắt.
-
2:03 - 2:07Giả dụ như tôi đang đi dọc đường
và tình cờ gặp ai đó dẫn chó đi dạo. -
2:07 - 2:10Chú chó nhỏ xinh mũm mĩm
làm tôi phải dừng lại vuốt ve. -
2:10 - 2:12Thế là não bộ của tôi
củng cố mối liên kết: -
2:12 - 2:15"Loài chó thật thân thiện và đáng yêu.
Tôi không phải sợ chúng nữa." -
2:15 - 2:18Nhưng nếu tôi đang đi dọc đường,
lướt ngang nhà ai đó, -
2:18 - 2:21và rồi con chó Rốt Đức trong sân
cứ gầm gừ và sủa inh ỏi cả lên. -
2:21 - 2:23Nó chực lao tới tôi và làm tôi khiếp vía.
-
2:23 - 2:27Rồi não tôi tạo nên liên kết:
"Bạn biết không? Lũ chó thật đáng sợ. -
2:27 - 2:29Tôi cần đề phòng lũ chó ngay từ bây giờ."
-
2:29 - 2:31Đấy là quan niệm về
cơ chế thần kinh mềm dẻo. -
2:31 - 2:35Đó là việc não bộ của bạn thay đổi
dựa trên những trải nghiệm mà bạn có. -
2:37 - 2:41Nhưng ý nghĩa của điều này là mỗi khi
bạn tiếp xúc với một thiết bị công nghệ, -
2:41 - 2:44dù đó là điện thoại, máy tính,
hay bất kỳ thứ gì khác, -
2:44 - 2:46não bộ của bạn đều có chút biến đổi.
-
2:48 - 2:52Và tác động của công nghệ kỹ thuật số
là nó làm phổ biến tính đa nhiệm. -
2:52 - 2:56Nó khiến bạn phải cùng lúc làm nhiều việc,
tập trung sự chú ý giữa nhiều thứ, -
2:56 - 2:59như khi bạn đang ngồi viết gì đó
ở bàn làm việc, -
2:59 - 3:01và bạn kiểm tra điện thoại,
rồi lại tiếp tục ghi chép, -
3:01 - 3:04sau đó bạn trả lời email,
và rồi lại tiếp tục ghi chép. -
3:04 - 3:08Bạn đang trải nghiệm việc hoán đổi
sự chú ý của bản thân -
3:08 - 3:10nhiều hơn hồi cách đây 20 hay 30 năm,
-
3:10 - 3:13trước khi công nghệ kỹ thuật số
trở nên phổ biến như bây giờ. -
3:13 - 3:15Não bạn cũng như một bắp cơ,
cũng thay đổi, -
3:15 - 3:18bạn càng dùng nhiều thì nó
càng mạnh mẽ hơn, dẻo dai hơn, -
3:18 - 3:21và bạn càng dùng ít thì nó càng yếu ớt.
-
3:22 - 3:24Vậy nên mọi hành vi hoán đổi
sự chú ý của bạn -
3:24 - 3:27cho thấy rằng bạn rất giỏi
làm nhiều thứ một lúc -
3:27 - 3:31nhưng khả năng tập trung
của bạn lại bị giảm sút. -
3:33 - 3:37Điều tương tự với trí nhớ của bạn
cũng đã và đang diễn ra. -
3:39 - 3:41Nếu bạn không dùng thì bạn sẽ mất nó.
-
3:42 - 3:45Người ta gọi quá trình này
là "bộ nhớ giao dịch". -
3:45 - 3:48Điều này lại nghe có vẻ sâu xa,
nhưng thật ra rất đơn giản. -
3:48 - 3:51Đó chỉ là quan niệm rằng
nếu tôi không biết điều gì -
3:51 - 3:54thì tôi có thể hỏi người biết về điều đó
-
3:54 - 3:55và họ sẽ có thể giải đáp cho tôi.
-
3:55 - 3:58Tôi không biết nhiều
về bộ phim "Doctor Who" -
3:58 - 4:00nhưng bạn tôi, Ben, lại biết.
-
4:00 - 4:03Nên nếu tôi cần tìm hiểu tiểu sử
hay thông tin về ông Doctor Who này. -
4:03 - 4:06Tôi có thể hỏi Ben và chắc chắn
cậu ta sẽ nói cho tôi biết. -
4:06 - 4:09Và ngược lại, nếu Ben thắc mắc
điều gì đó mà tôi biết, -
4:09 - 4:11cậu ta có thể hỏi và tôi sẽ trả lời.
-
4:12 - 4:14Đó là quan niệm về bộ nhớ giao dịch:
-
4:14 - 4:18nếu mọi người trong cùng một cộng đồng,
dù cho cộng đồng đó có lớn đến đâu, -
4:18 - 4:19dù đó là tôi và Ben,
-
4:19 - 4:22hay tôi với gia đình,
hoặc tôi với bạn bè, -
4:22 - 4:25nếu mỗi người trong cộng đồng
giữ nghĩa vụ ghi nhớ -
4:25 - 4:27một mảng thông tin nào đó
-
4:28 - 4:31thì mọi người trong cộng đồng đó
có thể tiếp cận với mọi nguồn tin, -
4:31 - 4:35một lượng tin đáng kể hơn bất kỳ ai
có thể tự ghi nhớ được. -
4:35 - 4:38Cái này dành cho những người học trực quan
nếu các bạn muốn đọc. -
4:39 - 4:44Thường thì loài người coi nhau là cộng sự
trong việc thực hiện bộ nhớ giao dịch, -
4:44 - 4:46người mà sẽ dựa vào nhau
để ghi nhớ được mọi thứ. -
4:47 - 4:51Nhưng từ khi công nghệ kỹ thuật số
lên ngôi và hiện hữu khắp nơi, -
4:51 - 4:54chúng ta bắt đầu phụ thuộc
vào máy tính và mạng Internet -
4:54 - 4:57và coi chúng là cộng sự
trong bộ nhớ giao dịch, nghe hay đấy! -
4:58 - 5:01Nhưng vấn đề ở đây là máy tính
giỏi ghi nhớ hơn con người: -
5:02 - 5:04(a) chúng không quên thứ gì cả,
-
5:04 - 5:08và (b) chúng biết hầu như tất cả mọi thứ
nhờ vào mạng Internet. -
5:09 - 5:13Nó có nghĩa là mỗi khi bạn dùng máy tính
như một cộng sự trong bộ nhớ giao dịch, -
5:13 - 5:16nó như thể bạn đang tiếp xúc
với một con người siêu việt, -
5:16 - 5:19một người vô cùng xuất sắc
trong việc ghi nhớ, -
5:19 - 5:21đến nỗi bạn không thể hiểu thấu hết được.
-
5:22 - 5:23Đó là một trải nghiệm khác hẳn
-
5:23 - 5:26so với cái mà bạn có 20, 30 năm về trước,
-
5:26 - 5:30khi đa số quá trình giao dịch bộ nhớ
của các bạn đều là người với người. -
5:30 - 5:32Nó là một trải nghiệm khác lạ,
-
5:33 - 5:36có nghĩa là não bộ của bạn
cũng sẽ phản ứng khác hẳn -
5:36 - 5:39và do đó, nó biến đổi.
-
5:39 - 5:43Đây là cách mà nó biến đổi
- và đã có nghiên cứu về điều này - -
5:43 - 5:44và cái mà họ phát hiện
-
5:44 - 5:48là nếu bạn coi máy tính
là cộng sự để giao dịch bộ nhớ, -
5:49 - 5:52bạn sẽ thật sự kém trong việc
ghi nhớ thông tin đó. -
5:52 - 5:56Điều này hợp lý; đó là những gì
cộng sự bộ nhớ giao dịch gây nên. -
5:56 - 5:59Giả sử tôi được phát cho
một danh sách sự việc để đọc, -
5:59 - 6:02và tôi được yêu cầu phải
ghi nhớ chúng càng nhiều càng tốt. -
6:02 - 6:05Nếu ngay từ đầu, tôi sao chép
bản danh sách đó vào máy tính, -
6:05 - 6:07thì tôi sẽ nhớ được ít hơn,
-
6:07 - 6:09bởi với việc sao chép chúng vào máy tính,
-
6:09 - 6:13tôi xác nhận cái máy tính chính là
cộng sự bộ nhớ giao dịch. -
6:13 - 6:14Rồi tiềm thức tôi nghĩ:
-
6:14 - 6:16"Ô! Nó ghi nhớ giúp tôi này!
Vậy tôi không cần làm nữa," -
6:16 - 6:18và thế là tôi quên đi một phần.
-
6:18 - 6:21Vấn đề là điều đó sẽ xảy ra
-
6:21 - 6:24dù cho tôi có cố ghi nhớ
những sự việc đi chăng nữa. -
6:26 - 6:30Suy nghĩ tiềm thức khiến tôi
lệ thuộc vào máy tính -
6:30 - 6:33để nhờ nó ghi nhớ
một phần thông tin cho tôi. -
6:33 - 6:39Nó quá đỗi mạnh mẽ đến nỗi nó lấn át
ý thức nỗ lực để ghi nhớ của tôi. -
6:41 - 6:46Mỗi lần máy tính can dự vào
quá trình giao dịch bộ nhớ với bạn, -
6:46 - 6:50nó gây nên một sự đãng trí về vấn đề đó.
-
6:52 - 6:54Điều này nghe có vẻ đáng sợ.
-
6:54 - 6:56Nó giống như, "Ối! Tôi không muốn
bị như Dory nữa. -
6:56 - 6:59Tôi ngỡ đây là
bài thuyết trình đáng yêu chứ." -
6:59 - 7:01Đừng lo! Những gì tôi có thể nói là:
-
7:01 - 7:05chừng nào con người
còn sử dụng công nghệ -
7:05 - 7:08thì bộ não chúng ta vẫn sẽ còn
biến đổi và thích nghi. -
7:08 - 7:11Nó không tốt nhưng cũng không tồi,
chỉ đơn giản là vậy. -
7:11 - 7:13Đó là một hiện thực
trong cuộc sống ngày nay. -
7:14 - 7:17Nhưng tôi không nghĩ đây là
một điều mà bạn nên làm ngơ. -
7:17 - 7:20Vì nếu bạn làm ngơ nó, nhưng vẫn
sử dụng công nghệ đều đều, -
7:20 - 7:23bạn sẽ bất lực trước việc
nó có thay đổi bạn hay không. -
7:23 - 7:26Bạn sẽ chỉ biết thụ động theo sau nó
dù bạn có thích hay không. -
7:27 - 7:29Và lý do trên hết khiến tôi
kể cho các bạn điều này, -
7:29 - 7:31chia sẻ tới các bạn thông tin này,
-
7:31 - 7:35cho bạn biết bằng cách nào và vì sao
công nghệ có thể ảnh hưởng đến bạn, -
7:35 - 7:39là để các bạn có thể tiếp thu
và làm nên điều gì đó. -
7:40 - 7:42Vì một khi bạn tiếp thu vốn kiến thức đó,
-
7:42 - 7:44bạn có thể tự đặt câu hỏi cho bản thân,
-
7:44 - 7:47tự khuyên chính mình, chẳng hạn:
"Biết gì không tôi ơi? -
7:49 - 7:51Tôi sẽ rèn luyện lại bản thân
để tập trung hơn." -
7:51 - 7:52Vì bạn có thể làm được.
-
7:52 - 7:55Nếu việc không rèn sự tập trung
làm bạn dần tệ hơn ở mặt này, -
7:55 - 7:58thì nếu bạn chăm luyện tập,
bạn sẽ giỏi hơn. -
7:58 - 7:59Hoặc là bạn sẽ tự thủ thỉ:
-
7:59 - 8:03"Biết gì không tôi ơi? Tôi sẽ giữ khư khư
cái sự tập trung ngắn ngủn đó -
8:03 - 8:06và trở thành một cỗ máy đa nhiệm."
-
8:06 - 8:08Đó là một sự lựa chọn hoàn toàn hợp lý.
-
8:08 - 8:13Nhưng quan trọng hơn cả là bạn đã chọn
con đường mà bạn muốn theo đuổi. -
8:15 - 8:17Thật lòng mà nói thì
-
8:17 - 8:20chúng ta đều giống như Dory
và công nghệ khiến ta thành ra như thế. -
8:20 - 8:21Các bạn cũng như Dory vậy.
-
8:21 - 8:23Và điều này nghĩa là
-
8:23 - 8:26các bạn hẳn đã không tập trung
vào phần lớn bài phát biểu của tôi. -
8:28 - 8:30Hãy thực hiện điều này giúp tôi:
-
8:31 - 8:33tiếp thu những kiến thức
mà tôi đã trao cho các bạn. -
8:34 - 8:38Đừng hoảng khi nghĩ về nó,
mà hãy tiếp thu nó, và rồi sử dụng nó. -
8:38 - 8:40Chọn ra chiến lược hành động của bạn.
-
8:41 - 8:43Hít một hơi thật sâu và làm theo nó.
-
8:43 - 8:46Kể cả khi hoàn cảnh trở nên
khó khăn, kỳ dị, hay đáng sợ, -
8:46 - 8:49đừng hoảng sợ
và hãy cứ tiến về phía trước. -
8:49 - 8:50Cảm ơn.
-
8:50 - 8:51(Tiếng vỗ tay)
- Title:
- Công nghệ đang biến bạn thành Dory như thế nào | Liam Stevens | TEDxBrentwoodCollegeSchool
- Description:
-
Bài phát biểu này diễn ra tại sự kiện TEDx, một sự kiện dựa trên khuôn khổ hội nghị TED nhưng được tổ chức độc lập bởi một cộng đồng trong khu vực. Chi tiết tại http://ted.com/tedx
Bản thân tất cả chúng ta đều có một chút gì đó khá giống Dory. Chúng ta thường hay quên, và đôi khi còn hay bị phân tâm. Nhưng từ lúc xuất hiện nền công nghệ kỹ thuật số, "bản chất Dory" tồn tại bên trong chúng ta ngày càng biểu hiện rõ rệt hơn. Công nghệ đang dần thay đổi con người. Đó là một sự đồng thuận chung. Nhờ vào một quyển sách bổ ích cùng một số nghiên cứu, Liam đã khám phá ra mối nguy hại tiềm ẩn của hiện tượng trên. Bài phát biểu của anh nhằm cho các bạn thấy hai cách mà công nghệ đã và đang khiến bạn trở nên ám muội hơn, cũng như ý nghĩa của điều đó đối với bản thân bạn và với cả thế giới. - Video Language:
- English
- Team:
closed TED
- Project:
- TEDxTalks
- Duration:
- 08:57