-
Chào các bạn, chào mừng đến với Cùng học tiếng Trung được trang italki.com hỗ trợ.
-
Hôm nay chúng ta sẽ cùng học một bài thơ Trung Hoa kinh điển khác.
-
"Đăng Quán Tước lâu". Đây là một bài thơ Đường sáng tác bởi nhà thơ Vương Chi Hoán
-
vào đầu thế kỷ thứ 8 theo thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt. Đây là thể thơ
-
phổ biến thời nhà Đường, mỗi dòng có cùng số
-
chữ, thường là 5 chữ, bài thơ được viết theo từng cặp câu và độ dài
-
theo luật 4, 8 hoặc tùy ý nếu lớn hơn 8. Cũng có vài bài thơ
-
6 câu nhưng ít phổ biến hơn. Sự sắp xếp các chữ với
-
thanh điệu nhất định cũng được quy định theo một thể thức riêng mặc dù nhiều trong số này
-
đã bị mất đi khi đọc bằng tiếng Trung hiện đại, bởi lẽ thanh điệu
-
đã thay đổi kể từ thời nhà Đường. Phát âm vùng Quảng Đông thì gần hơn với
-
nguyên bản nhưng cũng không giống hệt. Trước hết, chúng ta hãy đọc bài thơ : Đăng Quán Tước lâu.
-
Bạch nhật ỷ sơn tận,
Hoàng Hà nhập hải lưu.
Dục cùng thiên lý mục,
-
Cánh thượng nhất tầng lâu. Giờ hãy cùng xem câu thơ thứ nhất: Bai ri yi shan jin. Câu đầu tiên
-
là "bai ri" - bạch nhật, mặt trời trắng, "yi" - ỷ, dựa vào, "shan" - sơn, núi, "jin" - tận, đến
-
tận cùng. Vậy có thể hình dung là mặt trời trắng đi
-
đến cuối cùng sự nghỉ ngơi trên núi. Mặt trời lặn dựa lưng nghỉ ngơi trên ngọn núi. Chữ
-
"jin" (tận) được dùng rất nhiều trong tiếng Hoa cổ và trở nên quen thuộc.
-
Trong ngữ cảnh này nó liên quan đến mặt trời, có nghĩa là mặt trời lặn. "Huang he
-
ru hai liu". "Huang he" nghĩa là Hoàng Hà, một trong hai con sông lớn nhất
-
ở Trung Hoa, cùng với sông Dương Tử. Hoàng Hà được mang tên này nhờ
-
lớp trầm tích màu vàng tô màu con sông.
-
"Ru" nghĩa là nhập, đi vào, "hai" là hải-biển, và "liu" nghĩa là lưu-lưu chuyển. Chúng ta có thể dịch
-
câu này là Sông Hoàng Hà chảy vào biển lớn. Do vậy hai câu thơ đầu
-
miêu tả những gì Thi nhân nình thấy. Hai câu thơ cuối liên kết với nhau chặt chẽ hơn:
-
Để đạt được điều này, tôi sẽ đọc tiếp. "Yu qiong qian li mu". "Yu" nghĩa là
-
dục-mong muốn, "qiong" là một chữ khác tương tự như "jin", trong ngữ cảnh này nó
-
có nghĩa là đi tới điểm giới hạn, tới "cùng".
-
"Qian li" nghĩa là thiên lý, 1000 lý - đơn vị đo lường của Trung Quốc, tương đương với khoảng một nửa
-
cây số thời nay
-
Dù độ dài đo lường thay đổi qua lịch sử và ở thời nhà Đường
-
nó tương đương khoảng hơn 300 mét. "Mu" nghĩa là mục-con mắt. Vậy cả
-
câu thơ nghĩa là đi đến tận cùng của tầm mắt xa ngàn dặm. Câu thơ này dịch sang tiếng Anh
-
không hay cho lắm nhưng bạn có thể tưởng tượng như là Thi nhân phóng tầm mắt nhìn xa nhất
-
có thể. Tiếp đó, "geng shang
-
yi ceng lou". "Geng" nghĩa là thêm nữa, khá gần nghĩa với tiếng Trung hiện đại.
-
"Shang" - thượng, nghĩa là đi lên.
-
"Yi" là nhất - một, "ceng" nghĩa là tầng, "lou" nghĩa là ngôi chùa, quán, lầu. Như vậy, tôi đi lên thêm một tầng
-
nữa của căn lầu và căn lầu đó là lầu Quán Tước, như đã viết trong tiêu đề bài thơ: Đăng Quán Tước
-
lâu. Lầu Quán Tước là một ngôi chùa được xây dựng ở tỉnh Sơn Tây vào thời Nam Bắc
-
triều bởi một vị tướng nhà Bắc Chu tên là Yu Wenhu. Nó
-
là điếm canh cho quân lính và bởi ở đó có cò (quán tước) làm tổ
-
cuối cùng nó được gọi là lầu Quán Tước. Ngôi chùa nhìn ra
-
sông Hoàng Hà và cao ba tầng.
-
Ngôi chùa nguyên gốc đã bị phá hủy bởi đám cháy trong một trận chiến thời nhà Nguyên
-
và bởi vì sông Hoàng Hà đã thay đổi dòng chảy vào thời Minh, vị trí
-
ban đầu của ngôi chùa trở nên khó xác định. Nhưng ở tỉnh Sơn Tây, người ta
-
bây giờ đã xây dựng một lầu Quán Tước mới làm điểm tham quan du lịch.
-
Ngôi chùa mở cửa vào năm 2002. Tôi hi vọng các bạn yêu thích bài thơ
-
Trung Hoa cổ này. Bạn có muốn học thêm nữa không? Hãy cho chúng tôi biết trong phần bình luận bên dưới nhé.
-
Tập này được mang đến cho bạn bởi italki.com. Hãy ghé thăm trang của họ để học
-
tiếng Trung online với giá chỉ 10 đô la một giờ, tôi thực sự đánh giá cao dịch vụ của họ.
-
Hãy xem đường link hoặc dán nó vào trình duyệt của bạn để tìm hiểu thêm và tận dụng cơ hội
-
mua một tặng một nhé. Cảm ơn, hẹn gặp lại các bạn. Zaijian!
-
-
-