-
Xin chào, tôi là Tony
và đây là Every Frame a Painting
-
Tôi biết bạn đang nghĩ gì mà:
Tại sao tôi lại nói về gã đạo diễn này?
-
- Ôi má ơi ông là Michael Bay!
-
- Ôi má ơi, tôi đúng là Michael Bay.
Bởi dù không thích phim của ông ấy
-
tôi vẫn nghĩ nghiên cứu chúng là rất quan trọng
-
Tại sao ư?
-
-... à Paul này, tôi thấy ông mới bắt đầu
xem WrestleMania trên tivi
-
- Ừ thì..
-
- Vì chẳng tránh được mà,
đây là cái đập vào mắt chúng ta mỗi ngày
-
đây là TV, đây là cái mà một bộ phận quần chúng
-
đông đảo và nặc danh muốn xem trên tivi
-
Cũng như WrestleMania, Anna Nicole Smith,
-
cũng như Jackass, Michael Bay đã tạo ra
một cái gì đó
-
- Hiệu ứng hoành tráng!
-
Đó là cái người ta muốn. Người La Mã hiểu,
Louis Quatorze hiểu, Wolfowitz cũng nhận ra.
-
- Một, hai, ba...
-
Bùm! Bayhem!!
-
Phim của ông có thể thô tục và thiếu não,
nhưng nếu muốn làm phim tốt hơn,
-
chúng ta phải hiểu
ảnh hưởng của hình ảnh đập vào mắt mình
-
- Này, này!!
-
Hãy cùng bàn luận về Bayhem
Đó có phải một kĩ thuật trong điện ảnh?
-
Nếu muốn hiểu Michael Bay, cách tốt nhất là
xem các bản nhái của ông
-
Hãy xem cảnh này từ phim "Battleship",
vốn đang cố tái tạo
-
góc quay vòng quanh nổi tiếng
của Michael Bay
-
Không hiệu quả cho lắm.
Tại sao ư?
-
Lí do đơn giản lắm. Trước hết,
chẳng có cảnh nền gì ngoài bầu trời xanh
-
Thiếu cảnh nền thì không có hiệu ứng thị sai
nên không tạo cảm giác chuyển động
-
Thấy sự khác biệt chứ?
-
Còn nữa, ống kính sai. Bay thường quay
cảnh này với ống kính chụp xa
-
nên có thể nén không gian lại
Điều này khiến cảnh nền như lướt qua
-
Thứ ba là, diễn viên chỉ đứng im
và quay đầu
-
nhưng mấu chốt cho phiên bản của Bay
là diễn viên phải di chuyển thẳng đứng
-
Như thế này
-
Và thế này
-
Cuối cùng, góc quay thấp tạo tầm vóc lớn
và hiệu ứng quay chậm càng nhấn mạnh điều đó
-
Nên một cảnh quay của Bay
là sự kết hợp của nhiều chuyển động
-
chuyển động của máy quay này,
chuyển động của cảnh nền,
-
chuyển động của các diễn viên,
rồi thời gian như trải dài
-
cho đến khi diễn viên đứng im
và nhìn xa xăm, tạo thế tĩnh lặng
-
Kể cả nhìn vào một điểm duy nhất
trong khung hình, cảnh này vẫn rất hoành tráng
-
- Có chuyện lớn rồi đây
-
Mổ xẻ từng cảnh quay của Michael Bay,
đó đơn giản là những gì bạn sẽ thấy:
-
nhiều lớp chiều sâu, hiệu ứng thị sai, chuyển động,
nhân vật và khung cảnh
-
đều tạo nên cảm giác hoành tráng.
-
Không có kĩ thuật nào trong này
đặc biệt cả
-
Thực chất, nhiều nhà quay phim vốn đã luôn
tạo chiều sâu trong phim của họ
-
và hiệu ứng thị sai mỗi khi máy quay di chuyển
-
Và cảnh quay Siêu Nhân xuất hiện
khắp nơi rồi
-
Điều khiến Bay đặc biệt là số lớp và
độ phức tạp trong chuyển động
-
Điều đó không khiến cảnh quay của ông
tốt hơn, nó chỉ khiến chúng
-
phức tạp hơn so với người khác
-
Đó là lí do trong khung hình
luôn có nhiều thứ xảy ra
-
Nhiều bụi, đất, khói và các vụ nổ
chồng chéo giữa các lớp
-
Và cột đèn nữa
-
Rất-nhiều-cột-đèn.
-
Nếu xem lại những phần Bad Boys cũ,
bạn có thể thấy từ những cảnh đầu
-
Ở đây, xe chuyển động một chiều
máy bay thì chiều khác
-
cột đèn tạo cảm giác không gian
máy quay dùng ống kính góc xa
-
Càng về sau, bạn có thể thấy bố cục y hệt
-
Và khi vụ nổ xảy ra..
-
Biết điều này rồi, rất dễ để hình dung
tư duy của Michael Bay
-
và cả những giới hạn của nó
-
Ví dụ, Bay không phân biệt được khi nào
nên quay một cảnh
-
và khi nào không. Ông sẽ dùng chung một
chuyển động máy quay
-
khi nhân vật đang nói điều gì đó quan trọng
-
- Ở Mỹ mày có tiền không?
-
..hay cực kì vớ vẩn..
-
- Tao đã nói gì rồi?!
Mày không nghe tao bảo gì à?
-
Tao nghe tao nói gì đấy
Vì lúc tao nói tao nghe mà
-
Cảnh nào cũng phải làm hoành tráng hết mức
dù có phù hợp hay không
-
Nhưng phong cách của Bay cũng dẫn đến
những ý tưởng thú vị về thị giác
-
Làm thế nào để khiến một thứ trông to lớn?
-
Bạn chỉ cần cho những đồ vật với
kích thước khác nhau vào khung hình
-
rồi di chuyển máy quay để nhấn mạnh
-
Đây là điều "Công viên khủng long" làm rất tốt
-
- Ồ!
- Đó.. đó là một con khủng long.
-
Kh
-
Để ý ở đây, diễn viên này không nhìn vào
đám máy bay ở nền
-
Thế nghĩa là còn rất nhiều máy bay
ta chưa nhìn thấy
-
Kể cả khi cảnh quay đã hoành tráng,
nó vẫn gợi ý cả một tầm vóc lớn hơn
-
Làm thế nào một nhà làm phim
nghĩ ra được những hình ảnh như này?
-
Trong trường hợp của Bay, hãy quan sát
những phim yêu thích của ông
-
-
-
Có một bài phỏng vấn trên New York Times
kể rằng ông xem "West Side Story"
-
và khen cảnh quay này tuyệt thế nào
-
và cách cắt cảnh này tuyệt ra sao
-
Ông không giải thích được tại sao nó hay,
ngoài câu "nó rất máu lửa"
-
Tôi nghĩ là do vậy đó:
khi bạn so sánh cảnh phim West Side Story
-
với các cảnh phim của ông,
có thể thấy sự tương đồng
-
Tôi nghĩ mục đích của Bay là tạo ra
những cảnh quay mà ông thấy đẹp
-
và kết hợp chúng với cách cắt cảnh
mà ông nghĩ là đúng
-
Nếu Howard Hawks định nghĩa một bộ phim hay
gồm 3 cảnh tốt và 0 cảnh xấu
-
Michael Bay có vẻ nghĩ một bộ phim hay
-
gồm 3000 cảnh máu lửa và 0 cảnh tĩnh
-
Ngoài West Side Story, ảnh hưởng lớn nhất
tới Bay là phim bom tấn
-
nên ông hay mượn kiểu viết thoại của chúng
-
Để một thứ thế này...
-
..trở thành thế này.
-
Bạn sẽ thấy cảnh cận mặt ngày càng cận hơn
-
Và cảnh quay rộng càng rộng hơn
-
Mọi chuyển động đều mang nhiều lớp hơn,
nhưng nguyên tắc là như nhau
-
- Tôi bắn được hắn rồi!
- Giỏi lắm! Đừng có mà tự mãn.
-
Ông không những vay mượn từ người khác
-
Mà còn của chính mình
-
Nên cái này..
-
...thành cái này.
-
Bạn sẽ để ý mọi chuyện động
của cảnh ban đầu
-
Ví dụ, máy quay quay ngược chiều
kim đồng hồ
-
khi quả bom quay theo chiều kim đồng hồ
-
Cũng lặp lại y hệt trong cảnh sau
-
-
Vậy nên, Bayhem là gì?
-
Đó là cách sử dụng chuyển động,
bố cục và cắt cảnh nhanh
-
để tạo cảm giác hoành tráng
-
Mọi cảnh quay vốn đã vĩ đại, vẫn ẩn ý
một tầm vóc rộng lớn hơn
-
Nó xếp chồng nhiều chuyển động trong
những cảnh quay bằng lens tầm xa hay góc rộng
-
Nhiều thứ xuất hiện cùng một lúc
rồi vụt biến mất
-
Bạn thấy choáng ngợp nhưng không
lưu lại ấn tượng đặc biệt
-
Ấy thế mà làm được như vậy ,
cần rất nhiều nhân công và sức lực
-
Nhưng chung quy lại vẫn là
cùng một kiểu làm phim hành động
-
Từng cảnh quay có nhiều cát bụi, rung hơn,
phức tạp hơn, nhiều lớp hơn
-
Rồi cắt cảnh thì nhanh hơn
khả năng tiếp thu của não
-
Nhưng mắt vẫn theo kịp được
-
Chẳng có gì mang tính cách mạng ở đây,
chỉ là chút biến tấu công thức cũ
-
Nếu bạn muốn thấy một phiên bản
được "làm tới" hơn
-
hãy xem những phim đời cũ của Tony Scott
-
Còn nếu muốn xem phiên bản bớt rối mắt,
hãy xem phim hoạt hình
-
Như phim của Glen Keane chẳng hạn.
-
Phim này dễ nhìn hơn phim của Bay,
nhưng ý tưởng thì y hệt
-
Nhân vật, bối cảnh, nhiều lớp đan xen,
máy quay lướt toàn cảnh.
-
Thế giới trông rộng lớn làm sao.
-
-
-
-
-
-
Dù gì thì, tôi nghĩ sự phổ biến của
kiểu làm phim này rất quan trọng
-
Vì dù thích hay không,
điều thú vị là
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
- Đôi khi người ta chẳng nhìn thấy
cái tốt đẹp đang hiện diện trước mắt
-
- Chính những điều nhỏ nhặt trong đời
mới quan trọng
-
Đúng rồi, nhỏ lắm ấy,
như là căn nhà to đùng này
-
cầu tàu hướng ra biển này,
tàu cao tốc này.
-
Vậy hai nhà kể chuyện đại tài sẽ
xử lí chủ đề này như thế nào?
-
- Norm à, em nghĩ
chúng mình thế này cũng ổn đó
-
- Anh yêu em, Margie
-
- Em cũng yêu anh, Norm.
-
- Chỉ hai tháng nữa thôi.
-
- Chỉ hai tháng nữa thôi.
Vietsub by Nq Huong.