Xin chào, tôi là Tony và đây là Every Frame a Painting Tôi biết bạn đang nghĩ gì mà: Tại sao tôi lại nói về gã đạo diễn này? - Ôi má ơi ông là Michael Bay! - Ôi má ơi, tôi đúng là Michael Bay. Bởi dù không thích phim của ông ấy tôi vẫn nghĩ nghiên cứu chúng là rất quan trọng Tại sao ư? -... à Paul này, tôi thấy ông mới bắt đầu xem WrestleMania trên tivi - Ừ thì.. - Vì chẳng tránh được mà, đây là cái đập vào mắt chúng ta mỗi ngày đây là TV, đây là cái mà một bộ phận quần chúng đông đảo và nặc danh muốn xem trên tivi Cũng như WrestleMania, Anna Nicole Smith, cũng như Jackass, Michael Bay đã tạo ra một cái gì đó - Hiệu ứng hoành tráng! Đó là cái người ta muốn. Người La Mã hiểu, Louis Quatorze hiểu, Wolfowitz cũng nhận ra. - Một, hai, ba... Bùm! Bayhem!! Phim của ông có thể thô tục và thiếu não, nhưng nếu muốn làm phim tốt hơn, chúng ta phải hiểu ảnh hưởng của hình ảnh đập vào mắt mình - Này, này!! Hãy cùng bàn luận về Bayhem Đó có phải một kĩ thuật trong điện ảnh? Nếu muốn hiểu Michael Bay, cách tốt nhất là xem các bản nhái của ông Hãy xem cảnh này từ phim "Battleship", vốn đang cố tái tạo góc quay vòng quanh nổi tiếng của Michael Bay Không hiệu quả cho lắm. Tại sao ư? Lí do đơn giản lắm. Trước hết, chẳng có cảnh nền gì ngoài bầu trời xanh Thiếu cảnh nền thì không có hiệu ứng thị sai nên không tạo cảm giác chuyển động Thấy sự khác biệt chứ? Còn nữa, ống kính sai. Bay thường quay cảnh này với ống kính chụp xa nên có thể nén không gian lại Điều này khiến cảnh nền như lướt qua Thứ ba là, diễn viên chỉ đứng im và quay đầu nhưng mấu chốt cho phiên bản của Bay là diễn viên phải di chuyển thẳng đứng Như thế này Và thế này Cuối cùng, góc quay thấp tạo tầm vóc lớn và hiệu ứng quay chậm càng nhấn mạnh điều đó Nên một cảnh quay của Bay là sự kết hợp của nhiều chuyển động chuyển động của máy quay này, chuyển động của cảnh nền, chuyển động của các diễn viên, rồi thời gian như trải dài cho đến khi diễn viên đứng im và nhìn xa xăm, tạo thế tĩnh lặng Kể cả nhìn vào một điểm duy nhất trong khung hình, cảnh này vẫn rất hoành tráng - Có chuyện lớn rồi đây Mổ xẻ từng cảnh quay của Michael Bay, đó đơn giản là những gì bạn sẽ thấy: nhiều lớp chiều sâu, hiệu ứng thị sai, chuyển động, nhân vật và khung cảnh đều tạo nên cảm giác hoành tráng. Không có kĩ thuật nào trong này đặc biệt cả Thực chất, nhiều nhà quay phim vốn đã luôn tạo chiều sâu trong phim của họ và hiệu ứng thị sai mỗi khi máy quay di chuyển Và cảnh quay Siêu Nhân xuất hiện khắp nơi rồi Điều khiến Bay đặc biệt là số lớp và độ phức tạp trong chuyển động Điều đó không khiến cảnh quay của ông tốt hơn, nó chỉ khiến chúng phức tạp hơn so với người khác Đó là lí do trong khung hình luôn có nhiều thứ xảy ra Nhiều bụi, đất, khói và các vụ nổ chồng chéo giữa các lớp Và cột đèn nữa Rất-nhiều-cột-đèn. Nếu xem lại những phần Bad Boys cũ, bạn có thể thấy từ những cảnh đầu Ở đây, xe chuyển động một chiều máy bay thì chiều khác cột đèn tạo cảm giác không gian máy quay dùng ống kính góc xa Càng về sau, bạn có thể thấy bố cục y hệt Và khi vụ nổ xảy ra.. Biết điều này rồi, rất dễ để hình dung tư duy của Michael Bay và cả những giới hạn của nó Ví dụ, Bay không phân biệt được khi nào nên quay một cảnh và khi nào không. Ông sẽ dùng chung một chuyển động máy quay khi nhân vật đang nói điều gì đó quan trọng - Ở Mỹ mày có tiền không? ..hay cực kì vớ vẩn.. - Tao đã nói gì rồi?! Mày không nghe tao bảo gì à? Tao nghe tao nói gì đấy Vì lúc tao nói tao nghe mà Cảnh nào cũng phải làm hoành tráng hết mức dù có phù hợp hay không Nhưng phong cách của Bay cũng dẫn đến những ý tưởng thú vị về thị giác Làm thế nào để khiến một thứ trông to lớn? Bạn chỉ cần cho những đồ vật với kích thước khác nhau vào khung hình rồi di chuyển máy quay để nhấn mạnh Đây là điều "Công viên khủng long" làm rất tốt - Ồ! - Đó.. đó là một con khủng long. Kh Để ý ở đây, diễn viên này không nhìn vào đám máy bay ở nền Thế nghĩa là còn rất nhiều máy bay ta chưa nhìn thấy Kể cả khi cảnh quay đã hoành tráng, nó vẫn gợi ý cả một tầm vóc lớn hơn Làm thế nào một nhà làm phim nghĩ ra được những hình ảnh như này? Trong trường hợp của Bay, hãy quan sát những phim yêu thích của ông Có một bài phỏng vấn trên New York Times kể rằng ông xem "West Side Story" và khen cảnh quay này tuyệt thế nào và cách cắt cảnh này tuyệt ra sao Ông không giải thích được tại sao nó hay, ngoài câu "nó rất máu lửa" Tôi nghĩ là do vậy đó: khi bạn so sánh cảnh phim West Side Story với các cảnh phim của ông, có thể thấy sự tương đồng Tôi nghĩ mục đích của Bay là tạo ra những cảnh quay mà ông thấy đẹp và kết hợp chúng với cách cắt cảnh mà ông nghĩ là đúng Nếu Howard Hawks định nghĩa một bộ phim hay gồm 3 cảnh tốt và 0 cảnh xấu Michael Bay có vẻ nghĩ một bộ phim hay gồm 3000 cảnh máu lửa và 0 cảnh tĩnh Ngoài West Side Story, ảnh hưởng lớn nhất tới Bay là phim bom tấn nên ông hay mượn kiểu viết thoại của chúng Để một thứ thế này... ..trở thành thế này. Bạn sẽ thấy cảnh cận mặt ngày càng cận hơn Và cảnh quay rộng càng rộng hơn Mọi chuyển động đều mang nhiều lớp hơn, nhưng nguyên tắc là như nhau - Tôi bắn được hắn rồi! - Giỏi lắm! Đừng có mà tự mãn. Ông không những vay mượn từ người khác Mà còn của chính mình Nên cái này.. ...thành cái này. Bạn sẽ để ý mọi chuyện động của cảnh ban đầu Ví dụ, máy quay quay ngược chiều kim đồng hồ khi quả bom quay theo chiều kim đồng hồ Cũng lặp lại y hệt trong cảnh sau Vậy nên, Bayhem là gì? Đó là cách sử dụng chuyển động, bố cục và cắt cảnh nhanh để tạo cảm giác hoành tráng Mọi cảnh quay vốn đã vĩ đại, vẫn ẩn ý một tầm vóc rộng lớn hơn Nó xếp chồng nhiều chuyển động trong những cảnh quay bằng lens tầm xa hay góc rộng Nhiều thứ xuất hiện cùng một lúc rồi vụt biến mất Bạn thấy choáng ngợp nhưng không lưu lại ấn tượng đặc biệt Ấy thế mà làm được như vậy , cần rất nhiều nhân công và sức lực Nhưng chung quy lại vẫn là cùng một kiểu làm phim hành động Từng cảnh quay có nhiều cát bụi, rung hơn, phức tạp hơn, nhiều lớp hơn Rồi cắt cảnh thì nhanh hơn khả năng tiếp thu của não Nhưng mắt vẫn theo kịp được Chẳng có gì mang tính cách mạng ở đây, chỉ là chút biến tấu công thức cũ Nếu bạn muốn thấy một phiên bản được "làm tới" hơn hãy xem những phim đời cũ của Tony Scott Còn nếu muốn xem phiên bản bớt rối mắt, hãy xem phim hoạt hình Như phim của Glen Keane chẳng hạn. Phim này dễ nhìn hơn phim của Bay, nhưng ý tưởng thì y hệt Nhân vật, bối cảnh, nhiều lớp đan xen, máy quay lướt toàn cảnh. Thế giới trông rộng lớn làm sao. Dù gì thì, tôi nghĩ sự phổ biến của kiểu làm phim này rất quan trọng Vì dù thích hay không, điều thú vị là - Đôi khi người ta chẳng nhìn thấy cái tốt đẹp đang hiện diện trước mắt - Chính những điều nhỏ nhặt trong đời mới quan trọng Đúng rồi, nhỏ lắm ấy, như là căn nhà to đùng này cầu tàu hướng ra biển này, tàu cao tốc này. Vậy hai nhà kể chuyện đại tài sẽ xử lí chủ đề này như thế nào? - Norm à, em nghĩ chúng mình thế này cũng ổn đó - Anh yêu em, Margie - Em cũng yêu anh, Norm. - Chỉ hai tháng nữa thôi. - Chỉ hai tháng nữa thôi. Vietsub by Nq Huong.