< Return to Video

Jonathan Drori: Tại sao chúng ta phải gìn giữ hạt giống của hàng triệu loài cây

  • 0:00 - 0:02
    Đời sống loài người,
  • 0:02 - 0:05
    cuộc sống của tất cả chúng ta, đều phụ thuộc vào các loài thực vật.
  • 0:05 - 0:09
    Để tôi chứng minh cho các bạn xem.
  • 0:09 - 0:11
    Hãy thử suy nghĩ một chút.
  • 0:11 - 0:14
    Dù bạn sống ở một ngôi làng nhỏ ở Châu Phi,
  • 0:14 - 0:16
    hay ở một thành phố lớn,
  • 0:16 - 0:18
    mọi thứ đều bắt nguồn tự thực vật.
  • 0:18 - 0:20
    Các loài cây là nguồn thức ăn, thuốc,
  • 0:20 - 0:23
    nhiên liệu, vật liệu xây dựng, quần áo, tất cả những thứ thuộc về vật chất,
  • 0:23 - 0:26
    hoặc cả những thứ có giá trị tinh thần và giải trí
  • 0:26 - 0:28
    rất quan trọng với con người,
  • 0:28 - 0:30
    chúng cũng giúp tạo thành đất,
  • 0:30 - 0:32
    và ảnh hưởng đến bầu khí quyển,
  • 0:32 - 0:34
    hoặc là những sản phẩm thiết yếu của loài người.
  • 0:34 - 0:37
    Ngay cả sách cũng được làm từ thực vật.
  • 0:37 - 0:40
    Tất cả mọi thứ, đều bắt nguồn từ cây cối.
  • 0:40 - 0:43
    Không có chúng thì chúng ta cũng không thể tồn tại được.
  • 0:43 - 0:45
    Bây giờ thì các loài thực vật đang bị đe dọa.
  • 0:45 - 0:47
    Chúng bị đe dọa bởi sự thay đổi khí hậu.
  • 0:47 - 0:49
    Mà cũng bởi vì chúng phải sống chung trên một hành tinh
  • 0:49 - 0:51
    với loài người chúng ta.
  • 0:51 - 0:54
    Và loài người chúng ta muốn làm đủ mọi việc để phá hoại cây cối,
  • 0:54 - 0:56
    và môi trường sống của chúng.
  • 0:56 - 0:58
    Có thể vì quá trình sảm xuất lương thực thực phẩm
  • 0:58 - 1:01
    hoặc vì việc đem các loài cây lạ
  • 1:01 - 1:04
    đến những nơi chúng thực sự không nên đến,
  • 1:04 - 1:07
    hoặc môi trường sống của chúng bị sử dụng vào các mục đích khác,
  • 1:07 - 1:11
    tất cả những sự thay đổi đó bắt buộc các loài thực vật phải thích nghi,
  • 1:11 - 1:14
    phải chết, hoặc chuyển đi nơi khác.
  • 1:14 - 1:16
    Mà với thực vật thì việc di chuyển hơi khó khăn
  • 1:16 - 1:19
    có lẽ chúng bị các thành phố và những thứ tương tự chặn đường.
  • 1:19 - 1:22
    Như vậy, nếu cuộc sống con người phục thuộc vào thực vật,
  • 1:22 - 1:24
    thì cố gắng để bảo vệ chúng chẳng phải là một việc hợp lý lắm sao?
  • 1:24 - 1:26
    Tôi nghĩ là hoàn toàn hợp lý.
  • 1:26 - 1:29
    Và tôi muốn kể cho các bạn nghe về một dự án nhằm bảo tồn các loài cây,
  • 1:29 - 1:31
    bằng cách
  • 1:31 - 1:33
    sưu tầm và gìn giữ hạt cây.
  • 1:33 - 1:37
    Hạt giống, trong các thời kì hưng thịnh của sự đa dạng sinh học,
  • 1:37 - 1:39
    chính là tương lai của hệ thực vật.
  • 1:39 - 1:42
    Toàn bộ thông tin di truyền cần thiết cho các thế hệ thực vật tương lai
  • 1:42 - 1:44
    được gìn giữ trong hạt giống.
  • 1:44 - 1:46
    Đây là tòa nhà.
  • 1:46 - 1:49
    Nhìn có vẻ khiêm tốn nhỉ.
  • 1:49 - 1:51
    Nhưng nó có vài tầng được xây ngầm trong lòng đất.
  • 1:51 - 1:53
    Và đây chính là ngân hàng hạt giống lớn nhất trên thế giới.
  • 1:53 - 1:56
    Những tòa nhà như thế này được đặt ở miền nam nước Anh,
  • 1:56 - 1:59
    cũng như nhiều nơi khác trên khắp thế giới. Tôi sẽ nói chuyện đó sau.
  • 1:59 - 2:01
    Cơ sở này chịu được vũ khí hạt nhân.
  • 2:01 - 2:04
    Cầu mong sao nó có thể chịu được vũ khí hạt nhân.
  • 2:04 - 2:06
    Nếu bạn xây dựng một ngân hàng hạt giống, bạn phải quyết định
  • 2:06 - 2:08
    xem bạn sẽ dự trữ cái gì trong đó. Phải không?
  • 2:08 - 2:10
    Và chúng tôi quyết định là trước nhất,
  • 2:10 - 2:13
    chúng tôi sẽ giữ hạt của các loài cây đang bị đe dạo nhiều nhất.
  • 2:13 - 2:15
    Đó là các loài cây ở các vùng đất khô.
  • 2:15 - 2:18
    Đầu tiên, chúng tôi làm việc
  • 2:18 - 2:20
    với 50 quốc gia trên thế giới.
  • 2:20 - 2:23
    Điều đó có nghĩa là đàm phán với lãnh đạo chính phủ
  • 2:23 - 2:25
    của 50 quốc gia
  • 2:25 - 2:27
    để họ cùng kí một hiệp ước.
  • 2:27 - 2:29
    Chúng tôi có 120 viện thành viên trên toàn thế giới,
  • 2:29 - 2:32
    ở các nước được tô màu da cam trên bản đồ.
  • 2:32 - 2:34
    Họ cử người đến để học tập
  • 2:34 - 2:36
    rồi họ quay về và lên kế hoạch cụ thể
  • 2:36 - 2:39
    làm thế nào để thu thập các loại hạt giống.
  • 2:39 - 2:41
    Hàng nghìn người trên toàn thế giới
  • 2:41 - 2:44
    đang bám trụ tại những nơi họ tin là các loài cây đó đã/đang sống.
  • 2:44 - 2:46
    Họ tìm kiếm miệt mài, và tìm thấy hạt trong những bông hoa.
  • 2:46 - 2:50
    rồi họ quay về, khi đã có được hạt giống.
  • 2:50 - 2:53
    Họ sưu tầm chúng. Trên toàn thế giới.
  • 2:53 - 2:57
    Hạt giống -- có những loại rất là đơn sơ.
  • 2:57 - 3:00
    Bạn chỉ cần xúc chúng vào túi, rồi phơi khô.
  • 3:00 - 3:03
    Rồi ghi nhãn. Đôi khi bạn dùng phương pháp high-tech.
  • 3:03 - 3:06
    Có lúc thì chỉ chẳng cần kĩ thuật gì.
  • 3:06 - 3:08
    Chủ yếu là bạn phải phơi hạt cho khô
  • 3:08 - 3:11
    thật cẩn thận, ở nhiệt độ thấp.
  • 3:11 - 3:13
    Rồi bạn phải giữ chúng
  • 3:13 - 3:15
    ở khoảng -20 độ C --
  • 3:15 - 3:17
    tức là khoảng -4 độ F --
  • 3:17 - 3:21
    và quan trọng nhất là ở độ ẩm thấp.
  • 3:21 - 3:24
    Và chúng tôi tin chắc là những hạt giống này vẫn có thể nảy mầm,
  • 3:24 - 3:27
    sau vài trăm năm.
  • 3:27 - 3:29
    Đặc biệt, một số loài giữ được khả năng nảy mầm
  • 3:29 - 3:32
    sau vài nghìn năm.
  • 3:32 - 3:35
    Sẽ chẳng ích gì nếu bạn giữ hạt giống mà không biết chúng có còn "sống" không.
  • 3:35 - 3:38
    Nên cứ 10 năm chúng tôi lại kiểm tra khả năng nảy mầm của hạt một lần
  • 3:38 - 3:41
    trên tất cả các mẫu hạt chúng tôi đang có.
  • 3:41 - 3:43
    Mạng lưới này được phân bố rộng rãi.
  • 3:43 - 3:46
    Có thể nói mọi người trên toàn thế giới đang làm một việc chung,
  • 3:46 - 3:49
    Điều đó cho phép chúng tôi phát triển một quy trình nảy mầm chung.
  • 3:49 - 3:52
    Nói cách khác, chúng tôi biết chính xác cách kết hợp giữa việc làm ấm
  • 3:52 - 3:54
    và làm lạnh, và những chu kì cần thiết
  • 3:54 - 3:57
    để ươm cho hạt nảy mầm.
  • 3:57 - 3:59
    Thông tin đó rất hữu ích.
  • 3:59 - 4:01
    Rồi chúng tôi trồng những thứ này,
  • 4:01 - 4:05
    chúng tôi nói với mọi người ở những nơi các hạt giống này được thu thập,
  • 4:05 - 4:07
    "Nhìn này, thực sự là chúng tôi không chỉ gìn giữ nó
  • 4:07 - 4:09
    để lấy hạt giống,
  • 4:09 - 4:11
    mà chúng tôi còn có thể cung cấp cho bạn thông tin cần thiết
  • 4:11 - 4:13
    để ươm những loài cây khó trồng này nữa."
  • 4:13 - 4:15
    Việc đó đang được thực hiện.
  • 4:15 - 4:17
    Vậy mục đích cuối cùng của chúng tôi là gì?
  • 4:17 - 4:20
    Tôi rất vui mừng báo với bạn rằng loại hạt thứ 3 tỉ,
  • 4:20 - 4:23
    hạt giống của loài thứ 3 nghìn triệu,
  • 4:23 - 4:25
    đã được lưu trữ.
  • 4:25 - 4:28
    10% hệ thực vật trên hành tinh.
  • 4:28 - 4:31
    24 nghìn loài đã được bảo vệ an toàn.
  • 4:31 - 4:34
    trong vòng 1 năm tới, con số đó sẽ là 30 nghìn loài, nếu chúng tôi tìm được kinh phí.
  • 4:34 - 4:38
    25% hệ thực vật của thế giới đến năm 2020.
  • 4:38 - 4:40
    Những loài này không phải chỉ là cây trồng nông nghiệp,
  • 4:40 - 4:43
    như các bạn có thể đã thấy lưu trữ ở Svalbard, Nauy.
  • 4:43 - 4:45
    Đó là một công trình phi thường.
  • 4:45 - 4:48
    Ngân hàng của chúng tôi ít nhất là lớn gấp 100 lần.
  • 4:48 - 4:51
    Chúng tôi có hàng nghìn bộ sưu tập giống
  • 4:51 - 4:53
    đã được gửi đi khắp thế giới.
  • 4:53 - 4:56
    Các giống chịu hạn được gửi sang Pakistan and Ai Cập.
  • 4:56 - 5:00
    Đặc biệt các giống có hiệu suất quang hợp cao
  • 5:00 - 5:03
    được đưa đến Mỹ.
  • 5:03 - 5:06
    Các giống chịu mặn thì gửi sang Úc.
  • 5:06 - 5:08
    Danh sách còn dài hơn nhiều nữa.
  • 5:08 - 5:10
    Các hạt giống này được dùng để trong quá trình tái thiết.
  • 5:10 - 5:13
    Ở những nơi môi trường đã bị phá hủy,
  • 5:13 - 5:16
    như quần thể cỏ prairie cao tại Mỹ,
  • 5:16 - 5:18
    hay những vùng khai thác mỏ ở nhiều nước,
  • 5:18 - 5:22
    môi trường ở những nơi đó đang được tái thiết, chính nhờ các loài đó.
  • 5:22 - 5:24
    Và nhờ có bộ sưu tập giống này.
  • 5:24 - 5:26
    Một số cây, như những loài ở hình phía dưới
  • 5:26 - 5:28
    bên trái màn hình,
  • 5:28 - 5:31
    chúng bị tận diệt đến mức chỉ còn vài cá thể.
  • 5:31 - 5:35
    Cái cây chỗ có người đang lấy hạt, trên xe tải đó,
  • 5:35 - 5:37
    hiện giờ chỉ còn đúng 30 cây.
  • 5:37 - 5:39
    Loài cây đó có những công dụng rất đặc biệt,
  • 5:39 - 5:42
    cả giá trị dinh dưỡng (protein) và dược liệu.
  • 5:42 - 5:46
    Chúng tôi đang mở các khóa huấn luyện ở Trung Quốc, Mỹ
  • 5:46 - 5:49
    và nhiều nước khác.
  • 5:49 - 5:51
    Mất bao nhiêu tiền để giữ hạt giống?
  • 5:51 - 5:55
    Trung bình 2800 USD cho mỗi loài.
  • 5:55 - 5:57
    Tôi nghĩ như vậy là rẻ,
  • 5:57 - 5:59
    với giá đó, bạn có được cả dữ liệu khoa học
  • 5:59 - 6:01
    đi kèm với mỗi loài thực vật.
  • 6:01 - 6:04
    Công trình nghiên cứu trong tương lai là "Làm thế nào để tìm được
  • 6:04 - 6:06
    những gen hoặc các phân tử đánh dấu
  • 6:06 - 6:08
    đặc trưng cho khả năng nảy mầm của hạt giống,
  • 6:08 - 6:10
    để không phải thử trồng chúng mỗi 10 năm?"
  • 6:10 - 6:12
    Và chúng tôi gần thành công rồi.
  • 6:12 - 6:14
    Cám ơn rất nhiều.
  • 6:14 - 6:17
    (Vỗ tay)
Title:
Jonathan Drori: Tại sao chúng ta phải gìn giữ hạt giống của hàng triệu loài cây
Speaker:
Jonathan Drori
Description:

Trong bài thuyết trình ngắn này (TED U 2009), Jonathan Drori khuyến khích mọi người bảo vệ sự đa dạng sinh học -- gìn giữ từng hạt giống. Ông chỉ ra các loài cây đã phục vụ đời sống con người như thế nào. Jonathan cũng chia sẻ hình ảnh của Ngân hàng hạt giống thiên niên kỷ (Millennium Seed Bank), nơi lưu trữ hạt giống của 3 triệu loài. Đó là những loài cây thiết yếu nhưng đang trên đường bị tuyệt chủng.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
06:20
Huyen Bui added a translation

Vietnamese subtitles

Revisions