Tại sao chúng ta không viết chữ theo cách phát âm của chúng?
-
0:01 - 0:05Chúng ta đã mất rất nhiều thời gian
ở trường để học viết chính tả. -
0:06 - 0:12Và bọn trẻ bây giờ cũng đang
mất thời gian học chính tả như chúng ta. -
0:13 - 0:16Vì lẽ đó, tôi muốn nêu ra với mọi người
một vấn đề. -
0:18 - 0:21Chúng ta có cần học cách viết chính tả mới?
-
0:22 - 0:24Tôi tin rằng chúng ta nên làm như thế.
-
0:24 - 0:29Tốt hơn thế, ta nên
đơn giản hóa những gì đã học. -
0:29 - 0:33Cả vấn đề và câu trả lời đều không
mới lạ trong tiếng Tây Ban Nha. -
0:33 - 0:38Chúng đã và đang được tranh luận
trong suốt hàng thế kỷ qua. -
0:38 - 0:43Từ năm 1492, trong quyển sách ngữ pháp
tiếng Tây Ba Nha đầu tiên, -
0:43 - 0:49tác giả Antonio de Nebrija đã đưa ra
một quy luật rõ ràng và đơn giản: -
0:49 - 0:52"Vì thế, chúng ta phải viết như
những gì chúng ta phát âm, -
0:52 - 0:54và phát âm chúng như cách ta viết".
-
0:54 - 0:58Mỗi âm đều tương ứng với một chữ cái,
-
0:58 - 1:01mỗi chữ cái tương ứng với một âm,
-
1:01 - 1:06và những chữ cái không tương ứng với
bất kỳ âm nào sẽ bị loại bỏ. -
1:08 - 1:10Quy luật này, theo phương pháp ngữ âm,
-
1:10 - 1:14nói rằng từ ngữ cần được viết
như cách phát âm, -
1:14 - 1:18cả hai phải và không phải là gốc của chính tả
như chúng ta thực tập hiện nay. -
1:19 - 1:21Vì tiếng Tây Ban Nha khác với tiếng khác
-
1:21 - 1:24như tiếng Anh, Pháp...
-
1:24 - 1:30luôn chống lại mạnh mẽ việc
cách viết chữ khác -
1:30 - 1:31với cách ta phát âm chúng.
-
1:31 - 1:34Nhưng nay ta cũng không còn
theo cách viết dựa theo ngữ âm -
1:34 - 1:37vì vào thể kỉ 18, khi ta tiêu chuẩn
hóa cách viết, -
1:38 - 1:42một quy luật khác đã dẫn đường cho một
phần lớn của quyết định này. -
1:42 - 1:45Quy luật đó là từ nguyên học,
-
1:45 - 1:47bảo rằng ta phải viết như những từ
-
1:47 - 1:51đã được viết trong ngôn ngữ nguyên thủy,
-
1:51 - 1:52trong tiếng Latin, Hy Lạp.
-
1:52 - 1:57Đó là lý do ta có H câm,
chỉ viết mà không phát âm. -
1:57 - 2:02Và khác với mọi người vẫn thường nghĩ,
âm B và V trong tiếng TBN -
2:02 - 2:06không có phát âm khác nhau.
-
2:06 - 2:09Đó là cách ta có những âm G,
-
2:09 - 2:11mà đôi khi phát âm hơi thở ra
như từ "gente", -
2:11 - 2:14có lúc âm nghe trơn truộc
như từ "gato". -
2:14 - 2:17Tương tự là các âm C, S và Z,
-
2:18 - 2:21ba chữ khi ở một vài vị trí thì
lại thành một âm, -
2:21 - 2:24nơi khác thì hai âm,
nhưng không bao giờ là ba âm. -
2:26 - 2:31Tôi không nói điều gì mà bạn chưa
-
2:31 - 2:34biết từ kinh nghiệm bản thân.
-
2:34 - 2:39Chúng ta đều đi học,
-
2:39 - 2:44chúng ta đều dành một lượng lớn
thời gian cho việc học, -
2:44 - 2:46một lượng lớn thời gian dùng bộ
não dể uốn nắng khi còn bé -
2:46 - 2:48để viết chính tả.
-
2:48 - 2:50trong việc ghi nhớ các quy tắc chính tả
và những ngoại lệ. -
2:51 - 2:55Chúng ta hay được nghe nói nhiều
cách, trực tiếp hay gián tiếp, -
2:55 - 2:58rằng trong chính tả
-
2:58 - 3:01có một điều gì rất căn bản đối
với sự trưởng thành của ta. -
3:01 - 3:04Nhưng tôi có cảm giác
-
3:04 - 3:07rằng những giáo viên không tự hỏi tại sao
việc đó quan trọng đến vậy. -
3:07 - 3:10Thêm nữa, họ không hỏi câu hỏi trước đó,
-
3:10 - 3:13Mục đích của việc đánh vần là gì?
-
3:14 - 3:17Đánh vần có mục đích gì?
-
3:19 - 3:22Sự thực là khi có ai đó hỏi họ
câu hỏi này, -
3:22 - 3:25câu trả lời đơn giản hơn và ít quan trọng
-
3:25 - 3:26hơn là ta thường nghĩ.
-
3:27 - 3:33Chúng ta sử dụng đánh vần để thống nhất
cách chúng ta viết, -
3:33 - 3:35cho mọi người cùng viết giống nhau.
-
3:35 - 3:38Và để cho chúng ta hiểu nhau
dể hơn khi ta đọc. -
3:38 - 3:41Nhưng trai nguoc voi những khía cạnh khác
của ngôn ngữ, -
3:41 - 3:44như việc chấm câu, chẳng hạn,
-
3:44 - 3:50trong chính tả ta không có
thể hiện tính cách cá nhân. -
3:50 - 3:52Trong cách chấm câu thì có.
-
3:52 - 3:56Với dấu chấm, tôi có thể thay đổi
ý nghĩa một cụm từ. -
3:56 - 3:59Với cách chấm câu,
-
3:59 - 4:02tôi có thể áp đặt một nhịp điệu
đặc biệt cho những gì tôi viết, -
4:02 - 4:04nhưng tôi không thể
làm vậy với việc đánh vần. -
4:04 - 4:07Đối với chính tả chỉ có đúng hoặc sai,
-
4:07 - 4:11tùy theo việc nó có tuân thủ
với các quy luật hiện hành. -
4:12 - 4:17Vậy thì có hợp lý hơn không
khi ta đơn giản hóa các qui tắc hiện hành -
4:17 - 4:23để có thể dễ dàng hơn để dạy, học,
và sử dụng chính tả một cách chính xác? -
4:24 - 4:28Có phải sẽ hợp lý hơn không nếu
ta đơn giản các qui luật hiện hành -
4:28 - 4:31để dành tất cả thời gian
-
4:31 - 4:34chúng ta cống hiến ngày hôm nay
để dạy chính tả, -
4:34 - 4:37ta có thể cống hiến cho các
vấn đề khác về ngôn ngữ -
4:37 - 4:41mà sự phức tạp của chúng thật sự
xứng đáng với thời gian và công sức? -
4:42 - 4:47Điều tôi đề nghị không phải là
bãi bỏ chính tả, -
4:47 - 4:51và để mọi người muốn viết cách nào tùy họ.
-
4:52 - 4:56Ngôn ngữ là công cụ sử dụng phổ biến,
-
4:56 - 4:59vì vậy tôi thấy rằng
-
4:59 - 5:02trên cơ bản ta phải sử dụng nó
theo các tiêu chuẩn chung. -
5:02 - 5:04Nhưng tôi cũng thấy quan trọng việc
-
5:04 - 5:08những tiêu chuẩn chung phải càng
đơn giản càng tốt, -
5:08 - 5:12vì khi ta đơn giản việc chính tả,
-
5:12 - 5:15ta không làm giảm chất lượng.
-
5:15 - 5:18khi chính tả được đơn giản,
-
5:18 - 5:21chất lượng ngôn ngữ
không bị ảnh hưởng chút nào. -
5:22 - 5:26Tôi đang làm việc mỗi ngày với văn học
TBN Thời Vàng Son, -
5:26 - 5:30Tôi đọc Garcilaso, Cervantes,
Góngora, Quevedo, -
5:30 - 5:33những người đôi khi viết"hombre' thiếu H,
-
5:33 - 5:36đôi khi viết "escribir" với V,
-
5:36 - 5:38điều đó rõ ràng một cách tuyệt đối với tôi
-
5:38 - 5:44rằng sự khác biệt giữa những văn bản đó
và chúng ta là một tục lệ, -
5:44 - 5:47hay đúng hơn là thiếu tục lệ
trong thời kỳ của họ. -
5:47 - 5:49Nhưng không thiếu chất lượng.
-
5:50 - 5:53Nhưng để tôi quay lại với các bậc thầy,
-
5:53 - 5:56vì họ là nhân vật chính trong
câu chuyện này. -
5:56 - 6:02Trước đó, tôi đã đề cập một chút về
việc khăng khăng thiếu suy nghĩ -
6:02 - 6:05mà những thầy cô quấy nhiễu ta
-
6:05 - 6:06về chuyện chính tả.
-
6:06 - 6:10Nhưng sự thực là vì cách ta xử lý
những việc trong cuộc sống, -
6:10 - 6:12nên điều này hoàn toàn hợp lý .
-
6:12 - 6:14Trong xã hội chúng ta,
-
6:14 - 6:17chính tả được xem là chỉ số đặc quyền
-
6:17 - 6:22tách biệt người có văn hóa với người thô
bạo, người có học với người vô học, -
6:22 - 6:27tùy vào ngữ cảnh khi viết.
-
6:27 - 6:30Một người có thể kiếm được
việc làm hay không -
6:30 - 6:33vì viết đầy đủ hay thiếu một chữ H
-
6:33 - 6:36Một người có thể trở thành đối tượng
bị nhạo báng công khai -
6:36 - 6:39khi đặt sai chỗ của chữ B.
-
6:39 - 6:41Vì vậy, trong ngữ cảnh này,
-
6:41 - 6:45tất nhiên là có lý để dành thời gian
cho việc chính tả. -
6:45 - 6:48Nhưng chúng ta không nên quên
-
6:48 - 6:51rằng trải qua lịch sử dài của
ngôn ngữ chúng ta, -
6:51 - 6:53luôn có các giáo viên
-
6:53 - 6:57hoặc là những người liên quan tới việc
bắt đầu học viết -
6:57 - 6:59đã đề xuất việc cải tổ chính tả,
-
6:59 - 7:04đã nhận ra rằng trong cách ta đánh vần
-
7:04 - 7:06đôi lúc là một chướng ngại trong
việc truyền tải kiến thức. -
7:06 - 7:08Ví dụ, nói về trường hợp của chúng ta,
-
7:08 - 7:12ông Sarmiento, cùng với Andrés Bello,
dẫn đầu cải cách chính tả lớn nhất -
7:12 - 7:16trong tiếng Tây Ban Nha,
-
7:16 - 7:20xãy ra giữa thế kỷ 19 ở Chile.
-
7:22 - 7:26Vậy tại sao ta không tiếp tục nhiệm vụ của
các bật thầy nầy -
7:26 - 7:30và bắt đầu cải tiến việc đánh vần
của chúng ta? -
7:30 - 7:33Tại đây, trong nhóm thân mật này có 10,000
người của chúng ta, -
7:33 - 7:35tôi muốn đưa ra
-
7:35 - 7:39một số thay đổi mà tôi thấy có lý để ta
bắt đầu thảo luận. -
7:40 - 7:43Hãy bỏ chữ H câm,
-
7:43 - 7:48ở những chỗ mà ta viết âm H
nhưng không phát âm, -
7:48 - 7:49cứ để trống khỏi viết gì.
-
7:49 - 7:50(Vỗ tay)
-
7:50 - 7:53Tôi khó mà tưởng tượng lý do
cảm tưởng nào -
7:53 - 7:58có thể biện minh được
những rắc rối gây ra bởi âm H câm. -
7:58 - 8:00B và V, như ta đã nói,
-
8:00 - 8:03chưa bao giờ được phân biệt trong tiếng
Tây Ban Nha, -
8:03 - 8:04(Vỗ tay)
-
8:04 - 8:07Hãy chọn một cái, cái nào cũng được.
Chúng ta có thể thảo luận về nó. -
8:07 - 8:11Mỗi người sẽ có sở thích của mình
và đưa ra lập luận. -
8:11 - 8:14Hãy giữ cái này, loại bỏ cái kia
-
8:14 - 8:17G và J, hãy tách biệt vai trò của chúng
-
8:17 - 8:21G nên giữ âm thanh trơn rõ,
như trong "gato", "mago" và "águila" -
8:21 - 8:25và J nên giữ là âm thanh có hơi ra,
-
8:25 - 8:30như trong"jarabe," "jirafa,"
"gente," "argentino." -
8:30 - 8:36Trường hợp của C, S và Z thật là thú vị,
-
8:36 - 8:40vì nó chỉ ra rằng những nguyên tắc
ngữ âm chỉ là một cách hướng dẫn, -
8:40 - 8:43nhưng không phải là nguyên tắc tuyệt đối.
-
8:43 - 8:48Trong một số trường hợp, sự khác biệt
khi phát âm cần được giải quyết. -
8:48 - 8:50Như tôi đã nói trước đây, C,S và Z,
-
8:50 - 8:54đôi chỗ phù hợp với một âm,
đôi khi hai âm. -
8:54 - 8:59Nếu chúng bỏ bớt đi từ ba chữ cái đến hai
là điều tốt nhất. -
9:00 - 9:05Đôi với một số người, những
thay đổi này có vẻ hơi quá khích. -
9:05 - 9:07Chúng thực sự là không.
-
9:07 - 9:11Học Viện Hoàng Gia Tây Ban Nha,
và tất cả học viện ngôn ngữ, -
9:11 - 9:16cũng tin rằng chính tả
cần được sửa đổi, -
9:16 - 9:20ngôn ngữ liên quan đến lịch sử,
truyền thống và phong tục, -
9:20 - 9:25nhưng đồng thời cũng là công cụ
thực dụng trong cuộc sống hàng ngày, -
9:25 - 9:30và đôi khi sự dính liền nầy với lịch sử,
truyền thống và phong tục -
9:30 - 9:35trở thành một trở ngại cho việc sử dụng
chúng hiện tại. -
9:36 - 9:38Thật vậy, điều này giải thích thực tế
-
9:38 - 9:45rằng ngôn ngữ chúng ta khác với các ngôn ngữ
các nước láng giềng, -
9:45 - 9:48trong lịch sử đã được
chúng ta tự sửa đổi -
9:48 - 9:52Ví dụ, từ "ortographia" thành "ortografía,
-
9:52 - 9:56Từ "theatro" sang "teatro",
Từ "quantidad" đến "cantidad" -
9:56 - 9:58Từ "symbolo" đến "símbolo".
-
9:58 - 10:04Và một số âm câm của H đã từ từ
được lén lút gỡ bỏ. -
10:04 - 10:06Trong Tự điển của Học viện Hoàng gia,
-
10:06 - 10:12"arpa" và "armonía" có thể viết
có hoặc không có H. -
10:12 - 10:14và mọi người đều ổn.
-
10:15 - 10:18Hơn nữa tôi thấy rằng
-
10:18 - 10:24đây là một thời điểm đặc biệt
thích hợp để có cuộc thảo luận này. -
10:25 - 10:29Ta thường được nghe rằng
ngôn ngữ luôn thay đổi bất ngờ -
10:29 - 10:31từ dưới lên trên,
-
10:31 - 10:35rằng những người dùng là
những người kết hợp từ ngữ mới -
10:35 - 10:38và thay đổi ngữ pháp.
-
10:38 - 10:42Và người có quyền - đôi khi là học viện,
-
10:42 - 10:46hoặc một tự điển,
hay là một bộ hành chính, -
10:46 - 10:50chấp nhận và kết hợp chúng
một thời gian lâu sau khi dùng. -
10:51 - 10:54Điều này chỉ đúng đối với một số
tần lớp của ngôn ngữ -
10:54 - 10:58Điều này đúng khi nói về từ ngữ,
trên cấp độ chữ. -
10:58 - 11:01Nó không đúng ở cấp độ ngữ pháp,
-
11:01 - 11:05Và gần như, tôi sẽ nói là, điều đó
không đúng khi nói về chính tả, -
11:05 - 11:09mà trong lich sử đã thay đổi
từ trên đi xuống. -
11:09 - 11:13Các qui chế luôn luôn
đã được thiết lập -
11:13 - 11:16và đề xuất thay đổi bởi
những tổ chức. -
11:17 - 11:22Tại sao tôi nói đây là một thời điểm
đặc biệt thích hợp? -
11:22 - 11:23Cho tới hôm nay,
-
11:23 - 11:29văn viết luôn có nhiều hạn chế và
riêng tư hơn lời nói. -
11:30 - 11:35Nhưng trong thời của chúng ta,
thời đại của mạng xã hội, -
11:35 - 11:38một cuộc cách mạng đang xảy ra.
-
11:38 - 11:41Trước đây chưa từng có nhiều
người viết như bây giờ. -
11:41 - 11:46Chưa bao giờ có rất nhiều người viết cho
rất nhiều người đọc. -
11:47 - 11:50Và ở trong mạng xã hội, lần đầu tiên,
-
11:50 - 11:55ta thấy sự sử dụng chính tả một
cách sáng tạo đại quy mô, -
11:55 - 11:59nơi mà ngay cả những người có trình độ
học vấn cao với sự đánh vần hoàn hảo, -
11:59 - 12:02khi sử dụng mạng xã hội,
-
12:02 - 12:07họ hành xử như phần đông người
sử dụng mạng xã hội vẫn hành xử. -
12:07 - 12:11Nghĩa là, họ ít kiểm tra lỗi chính tả
-
12:11 - 12:16và họ dành ưu tiên cho tốc độ
và hiệu quả trong giao tiếp. -
12:16 - 12:22Hiện tại, ta thấy đó sự sử dụng
hỗn loạn, cá nhân hóa. -
12:22 - 12:25Nhưng tôi nghĩ chúng ta phải
chú ý tới họ -
12:25 - 12:27vì có thể họ sẽ cho ta biết
-
12:27 - 12:32rằng một kỷ nguyên tạo ra vị thế
mới cho viết lách, -
12:32 - 12:36tìm kiếm những qui tắc mới cho
việc viết văn. -
12:36 - 12:42Tôi nghĩ ta sẽ sai lầm
nếu từ chối, bỏ qua họ. -
12:42 - 12:44vì chúng ta xem họ như
-
12:44 - 12:47triệu chứng của phân rã văn hóa
của thời đại chúng ta. -
12:47 - 12:52Không, tôi nghĩ rằng ta phải quan sát,
tổ chức và phân phối họ -
12:52 - 12:57trong sự hướng dẫn thích ứng hơn
với nhu cầu của thời đại chúng ta. -
12:59 - 13:02Tôi có thể dự đoán một số phản đối.
-
13:04 - 13:05Sẽ có những người nói rằng
-
13:05 - 13:10nếu chúng ta đơn giản hóa việc đánh vần
chúng ta sẽ mất nguồn gốc. -
13:11 - 13:14Nói đúng ra, nếu chúng ta muốn
để bảo tồn nguồn gốc, -
13:14 - 13:16ta sẽ không đạt đươc bằng chính tả.
-
13:16 - 13:20Chúng ta phải học tiếng Latin,
tiếng Hy Lạp, tiếng Ả Rập. -
13:21 - 13:24Với cách viết đơn giản, ta sẽ giữ lại
được nguồn gốc -
13:24 - 13:29ở những nơi chúng ta đang giữ bây giờ,
trong từ điển từ nguyên. -
13:32 - 13:35Còn một phản đối thứ hai sẽ đến
từ những người nói rằng: -
13:35 - 13:39"Nếu đơn giản hóa chính tả,
-
13:39 - 13:40ta sẽ không phân biệt được
-
13:40 - 13:43những nghĩa khác biệt trong cùng một từ."
-
13:43 - 13:47Đó là sự thật, nhưng nó
không phải là một vấn đề. -
13:47 - 13:51Ngôn ngữ của ta có từ đồng nghĩa,
có những từ có nhiều hơn một ý nghĩa, -
13:51 - 13:53Nhưng chúng ta không nhầm lẫn
-
13:53 - 13:57"banco" nơi chúng ta ngồi
với "banco", nơi chúng ta gửi tiền, -
13:57 - 14:00Hay "traje" mà chúng ta mặc
với những thứ ta "trajimos." -
14:00 - 14:06Ở phần lớn các trường hợp,
ngữ cảnh sẽ xua tan nhầm lẫn. -
14:07 - 14:10Nhưng có một phản đối thứ ba.
-
14:12 - 14:15Đối với tôi, đây là điều dễ hiểu nhất,
thậm chí là cảm động nhất, -
14:17 - 14:22là những người nói:
"Tôi không muốn thay đổi. -
14:23 - 14:26Tôi đã được nuôi dạy như thế này,
Tôi đã quen làm theo cách này, -
14:26 - 14:30Khi đọc một chữ được viết tắt,
-
14:30 - 14:33tôi thấy nhức mắt lắm."
-
14:33 - 14:34(Cười )
-
14:34 - 14:39Phản đối này, đều có một phần nào
trong tất cả chúng ta. -
14:40 - 14:42Tôi nghĩ chúng ta nên làm gì?
-
14:42 - 14:44Nên làm những việc luôn được làm
như những trường hợp nầy. -
14:44 - 14:47thay đổi những gì đang tiến tới,
-
14:47 - 14:50trẻ em được dạy quy tắc mới.
-
14:50 - 14:54Những ai không muốn thích nghi
vẫn có thể viết như thói quen, -
14:54 - 14:59và hy vọng, thời gian sẽ hàn gắn
các quy tắc mới đúng chỗ. -
14:59 - 15:06Mọi cuộc cải cách chính tả thành công
mà ảnh hưởng đến thói quen khó bỏ -
15:06 - 15:11đều nhờ có sự thận trọng, thỏa thuận,
kiên nhẫn và khoan dung. -
15:12 - 15:16Đồng thời, ta không thể cho phép
sự gắn bó với các tục lệ cũ -
15:16 - 15:18cản trở chúng ta tiến lên phía trước.
-
15:19 - 15:22Lời tri ân tốt nhất mà chúng ta có thể
trả cho quá khứ -
15:22 - 15:25Là để cải thiện những gì
nó đã cho chúng ta. -
15:25 - 15:28Vì vậy, tôi tin rằng ta phải
đạt được một thỏa thuận, -
15:28 - 15:31các học giả phải đạt được thỏa thuận,
-
15:31 - 15:34và tẩy xóa những quy tắc
chính tả của chúng ta, -
15:34 - 15:38tất cả thói quen ta theo vì truyền
thống, ngay cả khi chúng đã vô dụng. -
15:40 - 15:43Tôi tin rằng nếu chúng ta
làm điều đó trong lỉnh vực -
15:43 - 15:47nhỏ nhưng rất quan trọng
trong ngôn ngữ -
15:47 - 15:50chúng ta sẽ để lại một tương lai
tốt hơn cho -
15:50 - 15:53các thế hệ kế tiếp
-
15:53 - 15:57(Vỗ tay)
- Title:
- Tại sao chúng ta không viết chữ theo cách phát âm của chúng?
- Speaker:
- Karina Galperin
- Description:
-
Chúng ta dành bao nhiêu năng lượng và trí não để học cách đánh vần? Ngôn ngữ tiến hóa theo thời gian, và với cách chúng ta đánh vần - liệu có đáng dành nhiều thời gian để ghi nhớ những quy tắc mà có đầy vô số các ngoại lệ? Học giả văn học Karina Galperin nói rằng đã đến lúc ta cập nhật theo cách chúng ta nghĩ đến và ghi chép ngôn ngữ. (Tiếng Tây Ban Nha với phụ đề tiếng Anh.)
- Video Language:
- Spanish
- Team:
closed TED
- Project:
- TEDTalks
- Duration:
- 16:13
![]() |
TED Translators admin approved Vietnamese subtitles for ¿Por qué no escribimos las palabras como las pronunciamos? | |
![]() |
Hien Lam accepted Vietnamese subtitles for ¿Por qué no escribimos las palabras como las pronunciamos? | |
![]() |
Hien Lam edited Vietnamese subtitles for ¿Por qué no escribimos las palabras como las pronunciamos? | |
![]() |
Hien Lam edited Vietnamese subtitles for ¿Por qué no escribimos las palabras como las pronunciamos? | |
![]() |
Hien Lam edited Vietnamese subtitles for ¿Por qué no escribimos las palabras como las pronunciamos? | |
![]() |
Hien Lam edited Vietnamese subtitles for ¿Por qué no escribimos las palabras como las pronunciamos? | |
![]() |
Hien Lam edited Vietnamese subtitles for ¿Por qué no escribimos las palabras como las pronunciamos? | |
![]() |
Hien Lam edited Vietnamese subtitles for ¿Por qué no escribimos las palabras como las pronunciamos? |