< Return to Video

3 điều cần hiểu về não bộ

  • 0:00 - 0:04
    Vâng, như Chris đã tiết lộ,
    tôi nghiên cứu về não người,
  • 0:04 - 0:06
    các chức năng và cấu trúc của não bộ.
  • 0:06 - 0:10
    Và tôi muốn bạn suy nghĩ một chút
    về vấn đề này
  • 0:10 - 0:14
    Đây là một khối thạch, hơn 1.3kg thạch
  • 0:14 - 0:17
    có thể cầm trong lòng bàn tay bạn,
  • 0:17 - 0:21
    nó có thể ngắm nhìn
    khoảng không vô tận giữa các vì sao.
  • 0:21 - 0:23
    Nó có thể chiêm nghiệm
    ý nghĩa của vô cực
  • 0:23 - 0:28
    và có thể nhìn thấy chính nó
    đang suy ngẫm về ý nghĩa của sự vô cùng.
  • 0:28 - 0:33
    Và cái tính đệ quy khác biệt này
    mà chúng ta gọi là sự tự nhận thức,
  • 0:33 - 0:37
    là thứ mà tôi nghĩ là chén thánh
    của khoa học thần kinh, của thần kinh học
  • 0:37 - 0:39
    và mong ngày nào đó, ta sẽ hiểu rõ chúng.
  • 0:40 - 0:43
    OK, vậy thì làm thể nào
    để nghiên cứu bộ phận bí ẩn này?
  • 0:43 - 0:47
    Vì bạn có tới tận 100 tỷ tế bào thần kinh,
  • 0:47 - 0:50
    một số ít nhóm nguyên sinh vật,
    chúng tương tác với nhau,
  • 0:50 - 0:54
    và từ hoạt động này
    xuất hiện toàn bộ các khả năng
  • 0:54 - 0:57
    mà chúng ta gọi là bản chất con người
    và sự tự nhận thức.
  • 0:57 - 0:58
    Tại sao lại như vậy?
  • 0:58 - 1:01
    Vâng, có rất nhiều cách để tiếp cận
    các chức năng của não người.
  • 1:01 - 1:04
    Trong số đó, cách mà chúng ta hay sử dụng,
  • 1:04 - 1:09
    là quan sát những bệnh nhân bị tổn thương
    một vùng nhỏ ở não,
  • 1:09 - 1:11
    nơi có 1 biến đổi gen
    trong 1 khu nhỏ ở não
  • 1:11 - 1:15
    Điều xảy ra sau đó
    không phải là một sự suy giảm toàn diện
  • 1:15 - 1:17
    trên toàn bộ khả năng trí não của bạn,
  • 1:17 - 1:20
    không phải một dạng bào mòn
    khả năng nhận thức của bạn
  • 1:20 - 1:23
    Mà não bạn sẽ mất 1 chức năng
    được chọn lọc kỹ càng,
  • 1:23 - 1:25
    trong khi số khác
    được bảo quản nguyên vẹn,
  • 1:25 - 1:27
    và điều này khiến bạn tự tin khẳng định
  • 1:27 - 1:31
    phần não đó bằng 1 cách nào
    có khả năng làm trung gian chức năng đó.
  • 1:31 - 1:33
    Nên bạn có thể gán chức năng
    vào cấu trúc
  • 1:33 - 1:36
    và tìm xem các cung phản xạ đang làm gì
  • 1:36 - 1:38
    để tạo ra chức năng đặc trưng đó.
  • 1:38 - 1:40
    Đó là cái mà chúng tôi đang cố thực hiện.
  • 1:40 - 1:43
    Hãy để tôi đưa ra một số ví dụ nổi bật.
  • 1:43 - 1:47
    Thật sự thì tôi sẽ có 3 ví dụ,
    mỗi cái 6 phút trong toàn bộ bài nói.
  • 1:47 - 1:51
    Ví dụ đầu tiên hội chứng khác thường
    gọi là hội chứng Capgras.
  • 1:51 - 1:53
    Hãy theo dõi slide đầu tiên,
  • 1:53 - 1:58
    đó là thùy thái dương, thùy trán,
    thùy đỉnh, OK--
  • 1:58 - 2:00
    là những thùy cấu thành nên não.
  • 2:00 - 2:04
    Và nếu nhìn vào mặt trong thùy thái dương
  • 2:04 - 2:06
    bạn sẽ không thể thấy
  • 2:06 - 2:08
    một cấu trúc nhỏ gọi là
    hồi thái dương chẩm
  • 2:08 - 2:11
    Nó được gọi là
    vùng nhận diện khuôn mặt của não,
  • 2:11 - 2:14
    vì khi nó tổn thương bạn không nhận ra
    gương mặt người khác nữa.
  • 2:14 - 2:16
    Bạn vẫn có thể nhận ra họ nhờ giọng nói
  • 2:16 - 2:18
    và biết: "Ồ, Joe đây mà!"
  • 2:18 - 2:21
    nhưng bạn không thể nhìn mặt họ
    mà biết họ là ai, đúng không?
  • 2:21 - 2:23
    Bạn còn không thể nhận ra bạn trong gương.
  • 2:23 - 2:26
    Bạn biết đó là bạn bởi khi bạn nháy mắt
    thì nó cũng nháy mắt,
  • 2:26 - 2:28
    và bạn biết rắng đó là một cái gương,
  • 2:28 - 2:31
    nhưng bạn không thật sự nhận ra bản thân.
  • 2:31 - 2:35
    OK. Nguyên nhân của hội chứng này
    là do tổn thương hồi thái dương chẩm.
  • 2:35 - 2:38
    Nhưng còn có một hội chứng nữa
    rất hiếm gặp, thật sự thì,
  • 2:38 - 2:42
    rất ít bác sĩ lâm sàng đã nghe về nó,
    thậm chí cả các nhà thần kinh học.
  • 2:42 - 2:44
    Đó là bệnh hoang tưởng Capgras,
  • 2:44 - 2:47
    1 bệnh nhân mà những phần khác
    hoàn toàn bình thường,
  • 2:47 - 2:50
    đã từng chấn thương vùng đầu
    hồi tỉnh sau hôn mê,
  • 2:50 - 2:53
    khi anh ta nhìn thấy mẹ mình
  • 2:53 - 2:56
    và nói: " Người phụ nữ này
    giống y đúc mẹ tôi,
  • 2:56 - 2:58
    nhưng mà bà ta là kẻ mạo danh.
  • 2:58 - 3:00
    Là người phụ nữ nào đó
    đang giả làm mẹ tôi"
  • 3:00 - 3:02
    Vậy tại sao chuyện này lại xảy ra?
  • 3:02 - 3:05
    Tại sao một người hoàn toàn minh mẫn
    và thông minh như anh ta
  • 3:05 - 3:07
    ở mọi mặt khác,
    chỉ trừ khi nhìn thấy mẹ
  • 3:07 - 3:10
    thì lại có dấu hiệu hoang tưởng
    và nói đó không phải là mẹ mình.
  • 3:10 - 3:12
    Cách giải thích phổ biến nhất
  • 3:12 - 3:14
    mà bạn tìm trong các sách về tâm thần học,
  • 3:14 - 3:18
    theo cách nhìn của Freud,
    mà tôi đưa ra trong bài nói này,
  • 3:18 - 3:20
    cũng có những ý kiến tương tự
    với phụ nữ,
  • 3:20 - 3:22
    nhưng tôi sẽ chỉ nói về đàn ông.
  • 3:22 - 3:25
    Khi bạn còn là một đứa bé, đứa bé nhỏ xíu,
  • 3:25 - 3:27
    bạn bị hấp dẫn giới tính mạnh bởi mẹ mình.
  • 3:27 - 3:29
    Freud gọi đó là phức cảm Oedipus.
  • 3:29 - 3:31
    Tôi không nói mình tin vào điều này,
  • 3:31 - 3:33
    nhưng đây chính là cách nhìn của Freud.
  • 3:33 - 3:36
    Khi bạn lớn dần, vỏ não phát triển,
  • 3:36 - 3:40
    và ức chế những ham muốn tình dục tiềm ẩn
    đối với mẹ
  • 3:40 - 3:44
    Cảm ơn Chúa, không thì bạn
    sẽ bị kích thích khi thấy mẹ mình đấy.
  • 3:44 - 3:46
    Và điều xảy ra sau đó là
  • 3:46 - 3:48
    đầu bạn bị va chạm làm tổn thương vỏ não,
  • 3:48 - 3:52
    cho phép những ham muốn tình dục ngầm này
    xuất hiện,
  • 3:52 - 3:55
    lộ rõ một cách đột ngột và khó hiểu
  • 3:55 - 3:58
    bạn cảm thấy bị kích thích bởi mẹ mình.
  • 3:58 - 4:00
    Và cho rằng "Chúa ơi, nếu đây là mẹ mình
  • 4:00 - 4:02
    làm sao mình cảm thấy như vậy được?
  • 4:02 - 4:04
    Cô ta là người khác, là kẻ giả mạo."
  • 4:04 - 4:08
    Đó là lý do duy nhất
    giải thích cho tổn thương não của bạn.
  • 4:08 - 4:11
    Điều này chưa bao giờ
    có nghĩa lý gì với tôi.
  • 4:11 - 4:14
    Nó rất khéo léo,
    như mọi lập luận khác của Freud
  • 4:14 - 4:16
    (Cười lớn)
  • 4:16 - 4:21
    nhưng không có ý nghĩa
    bởi tôi đã gặp một tình trạng tương tự,
  • 4:21 - 4:23
    nhưng là với con chó xù cưng ở nhà.
  • 4:23 - 4:24
    (Cười lớn)
  • 4:24 - 4:29
    Tôi nói: " Bác sĩ, đây không phải Fifi.
    Giống hệt Fifi
  • 4:29 - 4:31
    nhưng là con chó khác." Đúng chứ?
  • 4:31 - 4:33
    Giờ thì bạn cố giải thích như Freud.
  • 4:33 - 4:34
    (Cười lớn)
  • 4:34 - 4:38
    Bạn sẽ bắt đầu nói về cái thú tính
    trong mỗi con người
  • 4:38 - 4:41
    hay là những thứ tương tự,
    dĩ nhiên là khá vô lý.
  • 4:41 - 4:43
    Giờ thì điều gì thật sự đang diễn ra?
  • 4:43 - 4:45
    Để giải thích cho rối loạn lạ kì này,
  • 4:45 - 4:49
    chúng ta nhìn vào cấu trúc và chức năng
    của đường thị giác bình thường trong não.
  • 4:49 - 4:52
    Bình thường, tín hiệu hình ảnh
    đi vào nhãn cầu,
  • 4:52 - 4:54
    đi đến các vùng thị giác của não.
  • 4:54 - 4:57
    Thực tế có tới 30 vùng nằm sau não
    liên quan đến tầm nhìn,
  • 4:57 - 5:00
    và sau qúa trình đó, thông điệp
    đi vào một cấu trúc nhỏ
  • 5:00 - 5:05
    gọi là hồi thái dương chẩm,
    nơi bạn nhận diện khuôn mặt.
  • 5:05 - 5:07
    Có những nơ-ron nhạy cảm với khuôn mặt.
  • 5:07 - 5:10
    Bạn có thể gọi nó
    là vùng khuôn mặt của não, đúng chứ?
  • 5:10 - 5:12
    Tôi đã nói về điều này trước đó.
  • 5:12 - 5:16
    Khi khu vực đó bị thương tổn, bạn mất
    khả năng nhận diện gương mặt, phải không?
  • 5:16 - 5:19
    Nhưng từ vùng đó, thông điệp đi xuống
  • 5:19 - 5:22
    vào trong 1 cấu trúc gọi là hạnh nhân
    trong hệ limbic (hệ viền),
  • 5:22 - 5:24
    trung khu cảm xúc của não,
  • 5:24 - 5:26
    và cấu trúc hạnh nhân đó,
  • 5:26 - 5:28
    đo cảm xúc của bạn
    đối với thứ bạn quan sát
  • 5:28 - 5:32
    Đó có phải là con mồi? Động vật ăn thịt?
    Đối tượng sinh sản?
  • 5:32 - 5:34
    Hay thứ gì đó tầm thường
    như một mảnh vải,
  • 5:34 - 5:38
    Một viên phấn, hay một--
    Tôi không muốn chỉ ra đâu, nhưng--
  • 5:38 - 5:40
    hay một chiếc giày, OK?
  • 5:40 - 5:42
    Mà có thể bạn hoàn toàn bỏ qua.
  • 5:42 - 5:45
    Vậy nếu như hạnh nhân bị kích thích,
    và nếu điều này quan trọng
  • 5:45 - 5:48
    thông điệp sẽ đổ vào
    hệ thần kinh tự động.
  • 5:48 - 5:50
    Tim bạn bắt đầu đập nhanh hơn.
  • 5:50 - 5:53
    Bạn bắt đầu đổ mồ hôi
    để tiêu bớt nhiệt lượng mà bạn sắp
  • 5:53 - 5:55
    tạo ra từ vận động cơ bắp.
  • 5:55 - 5:59
    Đó là điều tốt vì chúng tôi có thể
    đặt hai điện cực vào lòng bàn tay bạn
  • 5:59 - 6:03
    và đo sự thay đổi điện trở của da
    do đổ mồ hôi
  • 6:03 - 6:05
    Để tôi biết được, khi bạn nhìn thứ gì đó,
  • 6:05 - 6:09
    thì bạn đang hưng phấn hay bị kích thích,
    hay không cảm thấy gì, OK?
  • 6:09 - 6:11
    Và tôi sẽ nhanh chóng nắm được điều đó.
  • 6:11 - 6:15
    Ý tưởng của tôi là, khi người này
    nhìn vào một vật, nhìn vào--
  • 6:15 - 6:19
    bất kỳ vật nào, hình ảnh
    di chuyển tới vùng thị giác
  • 6:19 - 6:22
    tuy nhiên nó được xử lý
    tại hồi thái dương chẩm
  • 6:22 - 6:25
    và bạn nhận biết nó là một hạt đậu,
    hay một cái bàn,
  • 6:25 - 6:27
    hay mẹ bạn, OK?
  • 6:27 - 6:30
    Và sau đó thông điệp chảy vào trong
    hạnh nhân,
  • 6:30 - 6:32
    rồi xuống tới
    hệ thần kinh tự động
  • 6:32 - 6:37
    Nhưng có thể đối với người này,
    tín hiệu từ hạnh nhân đến hệ viền,
  • 6:37 - 6:40
    trung khu cảm xúc của não,
    đã tình cờ bị ngắt.
  • 6:40 - 6:42
    Vì hồi thái dương chẩm vẫn còn nguyên,
  • 6:42 - 6:45
    anh ta vẫn có khả năng nhận ra mẹ,
  • 6:45 - 6:47
    và nói: "Người này giống mẹ tôi quá."
  • 6:47 - 6:50
    Nhưng do tín hiệu
    tới trung tâm cảm xúc đã bị cắt,
  • 6:50 - 6:54
    anh ta lại nói: "Nhưng nếu đó là mẹ,
    sao tôi không cảm nhận được sự ấm áp?"
  • 6:54 - 6:56
    Và sợ là trường hợp kia
    có thể xảy ra? Nhỉ?
  • 6:56 - 6:57
    (Cười)
  • 6:57 - 7:03
    Vì vậy, anh ta nói "Làm sao để lý giải
    cái cảm xúc khó hiểu này?
  • 7:03 - 7:05
    Đó không thể là mẹ mình.
  • 7:05 - 7:07
    Mà là một phụ nữ lạ giả vờ là mẹ thôi."
  • 7:07 - 7:09
    Làm thế nào để kiểm chứng?
  • 7:09 - 7:11
    À, điều cần làm là đặt bạn trước màn hình,
  • 7:11 - 7:14
    và đo phản xạ trên da,
  • 7:14 - 7:16
    và chạy các bức ảnh trên màn hình,
  • 7:16 - 7:19
    Tôi có thể đo mức đổ mồ hôi của bạn
    khi bạn nhìn vật đó,
  • 7:19 - 7:22
    như cái bàn hay cái dù. Dĩ nhiên
    là bạn không đổ mồ hôi.
  • 7:22 - 7:27
    Nếu nhìn ảnh sư tử, hổ, hay cô gái
    gợi cảm, có phải bạn sẽ đổ mồ hôi?
  • 7:27 - 7:30
    Và tin hay không thì tùy, nếu tôi cho bạn
    xem ảnh mẹ bạn--
  • 7:30 - 7:32
    dù bạn bình thường,
    bạn vẫn đổ mồ hôi.
  • 7:32 - 7:34
    Thậm chí không cần là người Do Thái.
  • 7:34 - 7:36
    (Cười)
  • 7:36 - 7:40
    Nếu cho người bệnh này xem ảnh thì sao?
  • 7:40 - 7:44
    Cho anh ta xem các bức ảnh trên màn hình
  • 7:44 - 7:46
    và đo mức phản ứng trên da anh ta.
  • 7:46 - 7:51
    Bàn ghế vải vóc, chẳng có gì xảy ra,
    giống mọi người khác,
  • 7:51 - 7:53
    nhưng khi cho anh ta xem ảnh mẹ,
  • 7:53 - 7:55
    phản ứng da phẳng lặng.
  • 7:55 - 7:57
    Không có phản xạ xúc cảm đối với mẹ,
  • 7:57 - 8:02
    bởi tín hiệu đi từ vùng thị giác
    đến trung tâm cảm xúc đã bị cắt.
  • 8:02 - 8:05
    Tầm nhìn anh ta bình thường
    vì vùng hình ảnh bình thường,
  • 8:05 - 8:08
    cảm xúc bình thường--anh ta
    vẫn có thể cười, khóc, vân vân--
  • 8:08 - 8:11
    nhưng tín hiệu từ vùng hình ảnh
    đến vùng cảm xúc đã bị ngắt
  • 8:11 - 8:14
    do đó anh ta có ảo tưởng
    mẹ mình là kẻ giả mạo
  • 8:14 - 8:17
    Nó là thí dụ hay ho về thứ
    chúng ta vẫn làm:
  • 8:17 - 8:21
    xem xét một hội chứng tâm thần
    kỳ lạ không thể giải thích
  • 8:21 - 8:23
    và nói rằng cách nhìn theo Freud là sai,
  • 8:23 - 8:27
    thật ra bạn có thể có
    một giải thích ngắn gọn
  • 8:27 - 8:29
    theo giải phẫu thần kinh não đã biết.
  • 8:29 - 8:31
    Tiếp tục, nếu bệnh nhân này xuất viện,
  • 8:31 - 8:36
    và người mẹ gọi cho anh ta từ phòng kế bên
  • 8:36 - 8:40
    và anh ta nhấc máy, và nói
    "Ồ, mẹ, mẹ khỏe không? Mẹ đang ở đâu?"
  • 8:40 - 8:42
    Không có ảo tưởng nào qua điện thoại.
  • 8:42 - 8:44
    Sau vài giờ bà lại gần,
    anh hỏi "Bà là ai?
  • 8:44 - 8:46
    Trông bà giống mẹ tôi." OK?
  • 8:46 - 8:48
    Lý do là có một con đường riêng biệt
  • 8:48 - 8:52
    đi từ trung tâm thính giác trong não
    đến trung khu cảm xúc,
  • 8:52 - 8:54
    và nó không bị cắt đứt do tai nạn.
  • 8:54 - 8:59
    Điều đó giải thích tại sao qua điện thoại
    anh ta nhận ra mẹ, không xảy ra vấn đề gì.
  • 8:59 - 9:02
    Mà khi gặp mặt, anh ta cho đó là
    kẻ giả mạo.
  • 9:02 - 9:06
    OK, vậy cung phản xạ phức tạp này
    được thiết lập như thế nào trong não?
  • 9:06 - 9:09
    Tự nhiên, di truyền,
    hay do được nuôi dưỡng?
  • 9:09 - 9:11
    Và chúng ta tiếp cận vấn đề này
  • 9:11 - 9:15
    bằng cách xem xét hội chứng kỳ lạ khác
    gọi là hội chứng chi ảo.
  • 9:15 - 9:17
    Và các bạn đều biết chi ảo là gì.
  • 9:17 - 9:20
    Khi một cánh tay hoặc chân bị cắt bỏ
    do hoại tử,
  • 9:20 - 9:22
    hay mất trong chiến tranh Iraq chẳng hạn,
  • 9:22 - 9:24
    vấn đề nghiêm trọng là
  • 9:24 - 9:28
    bạn vẫn cảm nhận sự hiện diện
    của cánh tay bị mất đó,
  • 9:28 - 9:31
    và đó gọi là tay ảo hoặc chân ảo.
  • 9:31 - 9:33
    Bạn có thể ảo tưởng
    về bất cứ bộ phận nào.
  • 9:33 - 9:36
    Thậm chí cả nội tạng,
    tin hay không tùy bạn.
  • 9:36 - 9:40
    Tôi có một bệnh nhân
    đã làm phẫu thuật cắt bỏ tử cung
  • 9:40 - 9:45
    vẫn nghĩ mình có tử cung,
    kể cả tưởng tượng ra kinh nguyệt
  • 9:45 - 9:47
    vào thời gian chính xác trong tháng.
  • 9:47 - 9:49
    Và có một sinh viên hỏi tôi hôm trước,
  • 9:49 - 9:51
    Họ có hội chứng tiền kinh nguyệt ảo không?
  • 9:51 - 9:52
    (Cười)
  • 9:52 - 9:56
    Một chuyên đề được đặt ra cho câu hỏi
    khoa học này, nhưng chưa được tiến hành.
  • 9:56 - 9:59
    OK, bây giờ câu hỏi kế tiếp là,
  • 9:59 - 10:02
    bạn học được gì từ hội chứng chi ảo
    bằng các thí nghiệm?
  • 10:02 - 10:04
    Một trong những điều chúng tôi tìm ra là,
  • 10:04 - 10:06
    khoảng phân nửa số bệnh nhân mắc chứng này
  • 10:06 - 10:08
    cho rằng họ có thể di chuyển chi ảo đó.
  • 10:08 - 10:10
    Nó sẽ vỗ vai anh em họ,
  • 10:10 - 10:12
    nó sẽ trả lời điện thoại, vẫy tay tạm biệt
  • 10:12 - 10:15
    Những cảm giác này rất sinh động
    và hấp dẫn.
  • 10:15 - 10:17
    Bệnh nhân không phải bị ảo tưởng.
  • 10:17 - 10:19
    Anh ta biết cánh tay không có ở đó,
  • 10:19 - 10:22
    nhưng, đó là một trải nghiệm về giác quan
    rất thực với anh ta.
  • 10:22 - 10:25
    Tuy nhiên, khoảng nửa số bệnh nhân
    không có hiện tượng này.
  • 10:25 - 10:29
    Chi ảo, họ nói "Bác sĩ, chi ảo bị liệt.
  • 10:29 - 10:32
    Nó co cứng một chỗ
    và đau không thể tả.
  • 10:32 - 10:35
    Ước gì tôi có thể di chuyển nó,
    có thể sẽ bớt đau."
  • 10:35 - 10:38
    Vậy tại sao một chi ảo lại bị liệt?
  • 10:38 - 10:40
    Nghe như phép nghịch hợp vây.
  • 10:40 - 10:43
    Nhưng khi chúng tôi nhìn vào bệnh án,
    cái chúng tôi tìm thấy là,
  • 10:43 - 10:45
    những người với chi ảo bị liệt,
  • 10:45 - 10:49
    cánh tay gốc bị liệt do
    tổn thương thần kinh ngoại biên.
  • 10:49 - 10:52
    Thần kinh chính đến cánh tay đó
  • 10:52 - 10:54
    bị cắt, trầm trọng, ví dụ do tai nạn xe cộ
  • 10:54 - 10:57
    Nên bệnh nhân có một cánh tay thật sự,
    rất đau,
  • 10:57 - 11:01
    phải bó bột trong vài tháng hoặc một năm,
    sau đó
  • 11:01 - 11:04
    trong một nỗ lực dại dột
    để loại bỏ sự đau đớn,
  • 11:04 - 11:06
    bác sĩ cắt bỏ cánh tay đó,
  • 11:06 - 11:10
    rồi bạn có một cánh tay ảo
    với cơn đau tương tự, đúng không?
  • 11:10 - 11:12
    Đây là vấn đề nghiêm trọng
    trên lâm sàng.
  • 11:12 - 11:14
    Người bệnh trở nên suy sụp.
  • 11:14 - 11:16
    Vài người trong số họ tự tử, OK?
  • 11:16 - 11:18
    Vậy làm thế nào chữa trị hội chứng này?
  • 11:18 - 11:20
    Tại sao chúng ta lại có chi ảo bị liệt?
  • 11:20 - 11:24
    Khi tôi nhìn vào bệnh án thì biết rằng
    họ đã có một cánh tay thật,
  • 11:24 - 11:27
    dây thần kinh tới cánh tay bị cắt,
  • 11:27 - 11:30
    cánh tay thật bị liệt,
  • 11:30 - 11:34
    phải bó bột vài tháng trước khi
    phẫu thuật cắt bỏ,
  • 11:34 - 11:40
    và cơn đau ảo vẫn tiếp tục.
  • 11:40 - 11:42
    Tại sao lại như vậy?
  • 11:42 - 11:44
    Khi cánh tay còn nguyên nhưng bị liệt,
  • 11:44 - 11:47
    não gửi yêu cầu tới cánh tay,
    phần trước não, nói "Di chuyển,"
  • 11:47 - 11:49
    nhưng lời hồi đáp lại là "Không."
  • 11:49 - 11:53
    Di chuyển. Không. Di chuyển. Không.
    Di chuyển. Không.
  • 11:53 - 11:56
    Và nó gửi tín hiệu đến
    mạng lưới thần kinh của não
  • 11:56 - 11:59
    và chúng ta gọi đó là
    chứng liệt có điều kiện, OK?
  • 11:59 - 12:03
    Não học được rằng, nhờ phương pháp Hebbian
    liên kết đường dẫn,
  • 12:03 - 12:06
    việc yêu cầu di chuyển cánh tay
  • 12:06 - 12:08
    tạo ra cảm giác của một cánh tay liệt.
  • 12:08 - 12:10
    Và sau đó khi cắt bỏ cánh tay,
  • 12:10 - 12:14
    chứng liệt đã học được này thâm nhập vào
    hình dung về cơ thể
  • 12:14 - 12:17
    và thành ảo giác của bạn, OK?
  • 12:17 - 12:19
    Giờ làm thế nào để giúp
    các bệnh nhân này?
  • 12:19 - 12:21
    Làm thế nào loại bỏ chứng liệt não đã học,
  • 12:21 - 12:25
    để có thể giải tỏa anh ta khỏi cơn co rút
    đầy đau đớn
  • 12:25 - 12:27
    của cánh tay ảo?
  • 12:27 - 12:32
    À, nói thế này, chuyện gì sẽ xảy ra nếu
    bây giờ bạn gửi lệnh đến bộ phận ảo,
  • 12:32 - 12:36
    nhưng cho anh ta thấy rằng
    nó đang theo sự điều khiển của anh?
  • 12:36 - 12:39
    Có thể bạn sẽ giải tỏa cơn đau ảo,
    sự cưỡng bức ảo.
  • 12:39 - 12:41
    Bằng cách nào? À, bằng thực tế ảo.
  • 12:41 - 12:43
    Những điều đó tốn hàng triệu đôla.
  • 12:43 - 12:46
    Tôi sẽ thực hiện chỉ với 3 đôla,
  • 12:46 - 12:48
    nhưng đừng nói với
    nhà tài trợ của tôi nhé.
  • 12:48 - 12:49
    (Cười)
  • 12:49 - 12:53
    OK? Việc cần làm là tạo một thứ
    mà tôi gọi là hộp kính.
  • 12:53 - 12:55
    Một hộp các tông có
    một tấm gương ở giữa,
  • 12:55 - 12:59
    và sau đó đưa bệnh nhân đầu tiên,
    Derek, vào trong.
  • 12:59 - 13:02
    Anh ấy phẫu thuật cắt bỏ tay 10 năm trước.
  • 13:02 - 13:05
    Cắt tay bị cắt bỏ, thần kinh cũng vậy
  • 13:05 - 13:09
    và cánh tay bị liệt, bó bột
    trong vòng một năm, và sau đó bị cắt bỏ.
  • 13:09 - 13:11
    Anh có tay ảo, đau đớn
    không thể di chuyển.
  • 13:11 - 13:13
    Nó là một cánh tay ảo bị liệt.
  • 13:13 - 13:17
    Nên anh ta đến đây, và tôi đưa anh ta
    một cái gương như thế, trong hộp,
  • 13:17 - 13:20
    mà tôi đã gọi là hộp kính.
  • 13:20 - 13:23
    Và bệnh nhận đặt tay trái ảo vào đó,
  • 13:23 - 13:25
    cái tay co rút đau, bên trái tấm gương,
  • 13:25 - 13:27
    và bàn tay bình thường bên phải tấm gương,
  • 13:27 - 13:31
    và làm cùng tư thế, tư thế co chặt lại,
  • 13:31 - 13:34
    và nhìn vào gương. Anh ta trải nghiệm
    được gì?
  • 13:34 - 13:37
    Anh ta nhìn vào tay ảo
    đang được hồi sinh,
  • 13:37 - 13:41
    vì anh đang nhìn vào ảnh phản chiếu
    cánh tay bình thường trong gương,
  • 13:41 - 13:43
    và giống như là tay ảo này đã sống lại.
  • 13:43 - 13:46
    Tôi nói "Giờ thì hãy nhìn, lúc lắc nó đi
  • 13:46 - 13:50
    ngón tay thật của anh, hoặc cử động
    chúng khi đang nhìn vào gương."
  • 13:50 - 13:54
    Anh ta có cảm giác rất sống động
    khi nhìn thấy cánh tay ảo di chuyển.
  • 13:54 - 13:56
    Hiển nhiên rồi, nhưng điều ngạc nhiên là,
  • 13:56 - 13:59
    người bệnh nói "Chúa ơi, tay ảo tôi
    đang cử động lại,
  • 13:59 - 14:01
    và cơn đau, cơn co rút, giảm bớt rồi."
  • 14:01 - 14:04
    Và hãy nhớ, bệnh nhân đầu tiên
    bước vào trong đó --
  • 14:04 - 14:05
    (Vỗ tay)
  • 14:05 - 14:09
    -- cảm ơn. (Vỗ tay)
  • 14:09 - 14:12
    Người bệnh đầu tiên đó, anh ta
    nhìn vào gương,
  • 14:12 - 14:15
    tôi nói "Hãy nhìn vào
    ảnh phản chiếu của tay ảo."
  • 14:15 - 14:17
    Bắt đầu khúc khích
    nói "Tôi có thể thấy."
  • 14:17 - 14:19
    Nhưng anh không ngốc.
    Anh biết nó là ảo.
  • 14:19 - 14:21
    Anh biết nó là ảnh phản chiếu của gương,
  • 14:21 - 14:23
    nhưng là 1 trải nghiệm
    giác quan sống động.
  • 14:23 - 14:26
    Tôi bảo: "Hãy cử động tay thường
    và tay ảo."
  • 14:26 - 14:28
    Anh nói: "Tôi không thể. Tay ảo đau lắm."
  • 14:28 - 14:30
    Tôi nói: "Hãy di chuyển tay thường."
  • 14:30 - 14:32
    Anh nói: "Ôi trời, tay ảo đã cử động lại!
  • 14:32 - 14:35
    Và cơn đau đang giảm bớt." OK?
  • 14:35 - 14:36
    Tôi bảo: "Nhắm mắt."
  • 14:36 - 14:38
    Anh ta nhắm mắt.
  • 14:38 - 14:39
    "Cử động tay thường."
  • 14:39 - 14:40
    "Nó lại bị bó chặt."
  • 14:40 - 14:42
    "OK, mở mắt ra."
  • 14:42 - 14:43
    "Ôi, nó lại cử đông!"
  • 14:43 - 14:45
    Anh ta cứ như một đứa trẻ ở cửa hàng kẹo.
  • 14:45 - 14:50
    OK, điều này chứng minh giả thuyết của tôi
    về chứng liệt não đã học
  • 14:50 - 14:52
    và tầm quan trọng của hình ảnh vào
    thị giác
  • 14:52 - 14:54
    nhưng tôi sẽ không nhận giải Nobel
  • 14:54 - 14:56
    vì khiến một ai đó di chuyển chi ảo đâu.
  • 14:56 - 14:57
    (Cười)
  • 14:57 - 14:58
    (Vỗ tay)
  • 14:58 - 15:01
    Nó là một khả năng hoàn toàn vô dụng.
  • 15:01 - 15:02
    (Cười)
  • 15:02 - 15:06
    Nhưng rồi tôi bắt đầu nhận ra,
    có khả năng những hội chứng liệt khác
  • 15:06 - 15:11
    mà bạn biết trong thần kinh học,
    như đột quỵ, hay co rút cơ không ý thức --
  • 15:11 - 15:13
    có thể có một thành phần đã học về nó,
  • 15:13 - 15:16
    mà bạn có thể vượt qua bằng công cụ
    đơn giản là một cái gương.
  • 15:16 - 15:18
    Tôi bảo: "Nghe này, Derek" --
  • 15:18 - 15:21
    ban đầu anh ta không thể đi quanh
    cầm cái gương để giảm cơn đau.
  • 15:21 - 15:25
    "Nghe này, Derek, đem nó về và luyện tập
    trong một hai tuần tới.
  • 15:25 - 15:27
    Có thể sau một thời gian luyện tập,
  • 15:27 - 15:29
    anh sẽ tách khỏi gương,
    loại bỏ chứng liệt,
  • 15:29 - 15:31
    và bắt đầu cử động cánh tay liệt lần nữa,
  • 15:31 - 15:33
    rồi được giải phóng khỏi cơn đau."
  • 15:33 - 15:35
    Anh ta nói được, và đem nó về nhà.
  • 15:35 - 15:37
    Tôi nói: "À, hai đô. Anh có thể lấy nó."
  • 15:37 - 15:40
    Anh ta đem về nhà, sau hai tuần,
    gọi cho tôi,
  • 15:40 - 15:42
    và nói: "Bác sĩ à, ông sẽ không tin được."
  • 15:42 - 15:43
    "Sao thế?"
  • 15:43 - 15:45
    Anh ta bảo: "Nó biến mất rồi."
  • 15:45 - 15:46
    "Cái gì biến mất?"
  • 15:46 - 15:48
    Tôi đã cho là cái hộp kính bị mất.
  • 15:48 - 15:49
    (Cười)
  • 15:49 - 15:52
    Anh ta nói: "Không không, là cái chi ảo
    đã theo tôi suốt 10 năm,
  • 15:52 - 15:54
    nó biến mất rồi."
  • 15:54 - 15:56
    Và tôi nói, tôi đã rất lo lắng, ơn Chúa,
  • 15:56 - 15:58
    tôi đã thay đổi hình ảnh cơ thể
    của anh ta,
  • 15:58 - 16:01
    vậy còn quan điểm nhân sinh, đạo đức,
    và tất cả những thứ đó?
  • 16:01 - 16:03
    Tôi hỏi: "Derek, liệu anh có thấy phiền?"
  • 16:03 - 16:06
    "Không, ba ngày trước, tôi đã không còn
    cánh tay ảo
  • 16:06 - 16:09
    và vì thế, không còn thấy đau,
    thấy bó gì cả,
  • 16:09 - 16:12
    cơn đau cánh tay, tất cả đều biến mất.
  • 16:12 - 16:16
    Vấn đề là tôi vẫn còn các ngón tay ảo
    tòng teng trên vai đây này,
  • 16:16 - 16:18
    và cái hộp của ông không với tới được."
  • 16:18 - 16:19
    (Cười)
  • 16:19 - 16:22
    "Vậy ông có thể thiết kế lại và đặt nó
    vào trán tôi,
  • 16:22 - 16:25
    để tôi có thể loại bỏ những ngón tay ảo?"
  • 16:25 - 16:27
    Anh ta nghĩ rằng tôi là nhà ảo thuật.
  • 16:27 - 16:28
    Vậy tại sao lại thế?
  • 16:28 - 16:31
    Bởi não bộ đối mặt với
    xung đột cảm giác dữ dội.
  • 16:31 - 16:34
    Nó đang nhận thông tin từ thị giác
    là chi ảo đã trở lại.
  • 16:34 - 16:36
    Mặt khác, không có cảm giác
    muốn chuyển động,
  • 16:36 - 16:40
    các cơ gửi tín hiệu cho biết
    không có cánh tay nào.
  • 16:40 - 16:42
    Và lệnh cử động cơ nói là có một cánh tay
  • 16:42 - 16:45
    và bởi sự mâu thuẫn này, não giải quyết là
  • 16:45 - 16:48
    không có chi ảo, không có cánh tay nào cả.
  • 16:48 - 16:50
    Là một dạng chối bỏ, tống khứ
    các tín hiệu.
  • 16:50 - 16:54
    Và khi cánh tay biến mất,
    thêm vào đó cơn đau cũng biến mất
  • 16:54 - 16:58
    bởi bạn không thể có một cơn đau
    lơ lửng trong không trung.
  • 16:58 - 17:00
    Nên đó là cái được thêm.
  • 17:00 - 17:02
    Kĩ thuật này hiện áp dụng
    trên nhiều người
  • 17:02 - 17:04
    bởi các nhóm khác ở Helsinki,
  • 17:04 - 17:07
    nên nó có thể chứng minh có giá trị
    như phương pháp chữa đau ảo,
  • 17:07 - 17:09
    người ta còn thử nghiệm
    phục hồi chức năng.
  • 17:09 - 17:12
    Bạn thường nghĩ đột quỵ gây tổn hại
    đến phần xơ,
  • 17:12 - 17:14
    và bạn chẳng thể làm gì được.
  • 17:14 - 17:19
    Tuy nhiên, hóa ra có vài thành phần
    của chứng liệt đột quỵ cũng là do não học,
  • 17:19 - 17:22
    có khả năng thành phần đó loại bỏ được
    nhờ sử dụng gương.
  • 17:22 - 17:24
    Điều này đã được thử nghiệm lâm sàng,
  • 17:24 - 17:26
    giúp ích cho rất nhiều bệnh nhân.
  • 17:26 - 17:30
    OK, để tôi chuyển sang phần thứ ba
    của bài nói,
  • 17:30 - 17:34
    về một hội chứng kỳ lạ khác
    gọi là giác quan thứ phát.
  • 17:34 - 17:37
    Được phát hiện bởi Francis Galton
    vào thế kỷ 19.
  • 17:37 - 17:39
    Ông là anh em họ với Charles Darwin.
  • 17:39 - 17:41
    Ông chỉ ra rằng người nào đó trong xã hội,
  • 17:41 - 17:45
    người hoàn toàn bình thường,
    có một trạng thái kỳ lạ:
  • 17:45 - 17:48
    mỗi khi nhìn một con số, nó có màu.
  • 17:48 - 17:52
    Năm màu lam, bảy màu vàng, tám màu lục,
  • 17:52 - 17:54
    chín màu chàm, OK?
  • 17:54 - 17:57
    Nhớ rằng, họ hoàn toàn
    bình thường ở các khía cạnh khác.
  • 17:57 - 18:00
    Hoặc tông Đô trưởng,
    đôi khi âm nhạc cũng gợi lên màu sắc.
  • 18:00 - 18:03
    Đô màu lam, Fa màu lục,
  • 18:03 - 18:06
    tông nhạc khác thì màu vàng, phải không?
  • 18:06 - 18:08
    Tại sao lại thế?
  • 18:08 - 18:10
    Galton gọi: synesthesia-giác quan trộn lẫn
  • 18:10 - 18:12
    một sự pha trộn các giác quan.
  • 18:12 - 18:14
    Tất cả giác quan trong ta đều riêng biệt.
  • 18:14 - 18:16
    Những người này lẫn lộn các giác quan.
  • 18:16 - 18:17
    Tại sao lại thế?
  • 18:17 - 18:19
    Một trong hai mặt của việc này
    rất hấp dẫn.
  • 18:19 - 18:21
    Giác quan trộn lẫn di truyền gia đình,
  • 18:21 - 18:24
    nên Galton gọi đó là cơ sở di truyền.
  • 18:24 - 18:28
    Thứ hai, giác quan trộn lẫn là điều
    khiến tôi đưa ra quan điểm của mình
  • 18:28 - 18:31
    về chủ đề chính của bài giảng,
    về sự sáng tạo
  • 18:31 - 18:36
    Giác quan trộn lẫn cực kỳ phổ biến
    ở nghệ sĩ, nhà thơ, tiểu thuyết gia
  • 18:36 - 18:39
    và những người sáng tạo khác
    hơn là số đông dân chúng.
  • 18:39 - 18:40
    Tại sao?
  • 18:40 - 18:42
    Tôi sắp trả lời câu hỏi này.
  • 18:42 - 18:44
    Câu hỏi chưa từng được giải đáp trước đây.
  • 18:44 - 18:45
    Giác quan trộn lẫn là gì?
  • 18:45 - 18:46
    Có nhiều giả thuyết.
  • 18:46 - 18:48
    Một trong số đó là
    họ đơn giản là bị điên.
  • 18:48 - 18:51
    Đó không hẳn là một giả thuyết khoa học
    nên chúng ta hãy bỏ qua.
  • 18:51 - 18:55
    Giả thuyết khác họ là những người
    nghiện thuốc.
  • 18:55 - 18:57
    Có thể đúng,
  • 18:57 - 18:59
    vì điều đó phổ biến ở đây,
    hơn ở San Diego.
  • 18:59 - 19:00
    (Cười)
  • 19:00 - 19:03
    OK. Giả thuyết thứ ba là
  • 19:03 - 19:08
    hãy hỏi bản thân xem cái gì
    đang diễn ra ở giác quan trộn lẫn
  • 19:08 - 19:11
    Chúng tôi nhận thấy rằng vùng màu sắc
    và vùng con số
  • 19:11 - 19:14
    nằm cạnh nhau trong não bộ,
    thuộc hồi thái dương chẩm.
  • 19:14 - 19:16
    Nên có sự nhầm lẫn tín hiệu
  • 19:16 - 19:19
    giữa vùng màu sắc và con số trong não.
  • 19:19 - 19:22
    Nên khi nhìn một con số,
    bạn thấy màu sắc tương ứng,
  • 19:22 - 19:24
    đó là lý do gây ra chứng giác quan trộn lẫn
  • 19:24 - 19:26
    Giờ thì tại sao lại như vậy?
  • 19:26 - 19:28
    Tại sao tín hiệu lại nhầm
    ở vài người?
  • 19:28 - 19:30
    Có nhớ tôi nói nó di truyền
    trong gia đình?
  • 19:30 - 19:32
    Bạn có gợi ý rồi đó.
  • 19:32 - 19:34
    Có một gen dị thường,
  • 19:34 - 19:37
    một đột biến gen gây ra đường truyền chéo
    bất thường này.
  • 19:37 - 19:39
    Trong tất cả chúng ta, hóa ra
  • 19:39 - 19:43
    chúng ta được sinh ra với mọi thứ
    truyền đến mọi thứ khác.
  • 19:43 - 19:46
    Nên mỗi vùng não nối với mọi vùng khác,
  • 19:46 - 19:48
    chúng được cắt tỉa bớt để tạo ra
  • 19:48 - 19:51
    kiến trúc mô đun đặc trưng
    ở não người trưởng thành.
  • 19:51 - 19:53
    Nếu có một gen gây ra việc cắt tỉa này
  • 19:53 - 19:55
    và nếu gen đó biến đổi,
  • 19:55 - 19:58
    thì việc cắt tỉa bị thiếu sót
    ở các vùng não lân cận.
  • 19:58 - 20:01
    Và nếu nó giữa vùng số và màu,
    bạn mắc chứng giác quan đi kèm số-màu.
  • 20:01 - 20:04
    Nếu nó giữa vùng âm và màu,
    bạn mắc giác quan kèm âm-màu.
  • 20:04 - 20:06
    Càng xa càng tốt.
  • 20:06 - 20:08
    Chuyện gì xảy ra nếu gen này
    có mặt mọi nơi
  • 20:08 - 20:09
    mọi thứ kết nối chéo?
  • 20:09 - 20:15
    Vâng, hãy nghĩ về điểm chung của nghệ sĩ,
    tiểu thuyết gia và nhà thơ,
  • 20:15 - 20:18
    khả năng tư duy ẩn dụ,
  • 20:18 - 20:20
    liên kết các ý tưởng
    như không liên quan,
  • 20:20 - 20:23
    ví dụ "Đó là phía Đông,
    và Juliet là mặt trời."
  • 20:23 - 20:25
    Bạn thì không cho Juliet là mặt trời,
  • 20:25 - 20:27
    điều đó nghĩa là cô ấy
    là một quả cầu lửa?
  • 20:27 - 20:30
    Đó là chuyện của môn tâm thần phân liệt,
    phải không?
  • 20:30 - 20:33
    Người thường sẽ nói
    cô ấy ấm áp như mặt trời,
  • 20:33 - 20:35
    Cô ấy tỏa sáng như mặt trời,
    rất sống động.
  • 20:35 - 20:37
    Ngay lập tức, bạn tìm thấy mối liên kết.
  • 20:37 - 20:40
    Giờ nếu bạn thừa nhận đường truyền chéo
  • 20:40 - 20:43
    và các khái niệm cũng có
    trong các phần khác của não,
  • 20:43 - 20:46
    thì nó sẽ tạo nên một khuynh hướng lớn hơn
  • 20:46 - 20:49
    về tư duy ẩn dụ và sáng tạo
  • 20:49 - 20:51
    ở những người có chứng giác quan trộn lẫn
  • 20:51 - 20:54
    Vì vậy sự phổ biến ngẫu nhiên
    giác quan đi kèm nhiều hơn 8 lần
  • 20:54 - 20:56
    giữa nhà thơ, nghệ sĩ và tiểu thuyết gia.
  • 20:56 - 20:59
    OK, đó là cái nhìn thuộc não học
    của chứng giác quan trộn lẫn.
  • 20:59 - 21:01
    Minh họa cuối, tôi có thể
    thêm 1 phút nữa?
  • 21:01 - 21:03
    (Vỗ tay)
  • 21:03 - 21:08
    OK. Tôi sẽ cho thấy tất cả các bạn
    đều có chứng này, nhưng chối bỏ điều đó.
  • 21:08 - 21:12
    Đây là cái tôi gọi là chữ cái Martian.
    Giống bảng chữ cái của bạn vậy,
  • 21:12 - 21:15
    A là A, B là B, C là C.
  • 21:15 - 21:18
    Hình dạng khác nhau thì phát âm khác nhau
    phải không?
  • 21:18 - 21:20
    Đây, bạn có bảng chữ cái Martian.
  • 21:20 - 21:22
    Bạn có Kiki, có Bouba.
  • 21:22 - 21:24
    Cái nào Kiki, cái nào Bouba?
  • 21:24 - 21:26
    Ai nghĩ kia là Kiki và Bouba thì giơ tay?
  • 21:26 - 21:28
    Vâng, nó một hai dạng đột biến.
  • 21:28 - 21:29
    (Cười)
  • 21:29 - 21:31
    Ai nghĩ đó là Bouba, là Kiki? Giơ tay nào.
  • 21:31 - 21:33
    99% các bạn.
  • 21:33 - 21:35
    Bạn không biết Martian.
    Sao lại làm được?
  • 21:35 - 21:40
    Vì tất cả đều đang có sự tưởng tượng
    một mô hình giác quan thức phát chéo,
  • 21:40 - 21:44
    tức là bạn đang nói sự uốn cong sắc nét
    đó là kiki,
  • 21:44 - 21:49
    trong vỏ não thính giác, các tế bào lông
    đang được kích thích -- Kiki,
  • 21:49 - 21:52
    mô phỏng sự uốn cong hình ảnh,
    đột ngột của dạng răng cưa.
  • 21:52 - 21:55
    Rất quan trọng vì điều này cho bạn biết
  • 21:55 - 21:57
    là não bộ ở dạng nguyên thủy
  • 21:57 - 21:59
    nó cứ như một sự ảo tưởng ngớ ngẩn,
  • 21:59 - 22:03
    nhưng quang tử trong mắt bạn
    đang thực hiện những hình dạng đó,
  • 22:03 - 22:06
    và tế bào lông trong tai
    đang kích thích mẫu thính giác,
  • 22:06 - 22:11
    nhưng não có khả năng
    trích xuất mẫu số chung.
  • 22:11 - 22:13
    Một hình thức nguyên thủy
    của sự trừu tượng
  • 22:13 - 22:18
    và chúng ta biết nó xảy ra
    trong hồi thái dương chẩm của não,
  • 22:18 - 22:19
    vì khi nó tổn thương,
  • 22:19 - 22:23
    những người này mất khả năng
    tham gia vào Bouba Kiki,
  • 22:23 - 22:25
    và cũng mất khả năng tham gia ẩn dụ.
  • 22:25 - 22:29
    Nếu bạn hỏi anh ta:
    "Những thứ lấp lánh không phải vàng,
  • 22:29 - 22:31
    nghĩa là gì?"
  • 22:31 - 22:33
    "Là kim loại và lấp lánh
    chưa chắc là vàng.
  • 22:33 - 22:36
    Mà phải đo trọng lượng riêng nữa."
  • 22:36 - 22:39
    Họ đã hoàn toàn bỏ qua ý nghĩa ẩn dụ.
  • 22:39 - 22:42
    Vùng này có kích cỡ lớn hơn khoảng 8 lần
  • 22:42 - 22:45
    đặc biệt ở con người,
    như ở thời nguyên thủy.
  • 22:45 - 22:48
    Có thứ rất thú vị xảy ra
    trong hồi góc,
  • 22:48 - 22:51
    bởi nó là giao lộ giữa nghe, nhìn, và chạm
  • 22:51 - 22:55
    và nó trở nên khổng lồ ở con người.
    Và thứ gì đó thú vị đang diễn ra.
  • 22:55 - 22:58
    Và tôi cho đó là nền tảng khả năng
    độc nhất ở người
  • 22:58 - 23:01
    như sự tưởng tượng, ẩn dụ và sáng tạo.
  • 23:01 - 23:04
    Những câu hỏi này các triết gia
    đã tìm tòi suốt thiên niên kỷ,
  • 23:04 - 23:08
    các nhà khoa học chúng tôi có thể bắt đầu
    bằng cách hình dung não bộ,
  • 23:08 - 23:10
    và bằng thí nghiệm và hỏi đúng câu hỏi.
  • 23:10 - 23:12
    Cảm ơn.
  • 23:12 - 23:13
    (Vỗ tay)
  • 23:13 - 23:14
    Xin lỗi.
  • 23:14 - 23:17
    (Cười)
Title:
3 điều cần hiểu về não bộ
Speaker:
VS Ramachandran
Description:

Vilayanur Ramachandran cho chúng ta biết tổn thương não có thể tiết lộ mối liên kết giữa mô não và tâm trí, lấy ví dụ là ba sự hoang tưởng đáng ngạc nhiên.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
23:17

Vietnamese subtitles

Revisions