< Return to Video

Những vi sinh vật bí ẩn sống sâu dưới lòng đất -- và cách chúng có thể giúp nhân loại

  • 0:01 - 0:04
    Có vẻ như chúng ta đều đang đứng
    trên đất cứng lúc này,
  • 0:04 - 0:05
    nhưng không đâu.
  • 0:06 - 0:10
    Những tảng đá và lớp đất dưới chúng ta
    đan chéo nhau từ nhiều lớp
  • 0:10 - 0:12
    và khoảng trống.
  • 0:12 - 0:17
    Và những khoảng trống đó chứa đầy
    vi sinh vật với số lượng vũ trụ,
  • 0:17 - 0:18
    như những con này.
  • 0:19 - 0:22
    Nơi sâu nhất mà chúng ta tìm thấy
    vi sinh vật trong lòng Trái Đất
  • 0:22 - 0:24
    là năm kilômét sâu.
  • 0:24 - 0:29
    Vậy nếu như bạn đứng trên mặt đất
    và bắt đầu chạy vào lòng đất,
  • 0:29 - 0:31
    bạn có thể chạy cả năm kilômét
  • 0:31 - 0:33
    và vi sinh vật xuất hiện
    trên cả chặng đường.
  • 0:33 - 0:36
    Có thể bạn chưa từng nghĩ về vi sinh vật
  • 0:36 - 0:37
    sống ở sâu như vậy trong lòng đất,
  • 0:37 - 0:40
    nhưng bạn chắc đã nghĩ về
    vi sinh vật sống trong ruột bạn.
  • 0:40 - 0:42
    Nếu tính các vi sinh vật trong ruột
  • 0:42 - 0:45
    của tất cả mọi người
    và động vật trên hành tinh này,
  • 0:45 - 0:49
    tổng tất cả
    khối lượng của chúng là 100.000 tấn.
  • 0:49 - 0:53
    Đó là một quần xã sinh vật lớn
    mà chúng ta mang trong bụng hằng ngày.
  • 0:54 - 0:55
    Chúng ta nên cảm thấy tự hào.
  • 0:55 - 0:56
    (Cười)
  • 0:56 - 1:00
    Nhưng nó cũng chẳng là bao
    nếu so với số vi sinh vật
  • 1:00 - 1:03
    bao phủ bề mặt Trái Đất,
  • 1:03 - 1:06
    như trong đất, sông và biển của chúng ta.
  • 1:06 - 1:10
    Tất cả, khối lượng là khoảng hai tỉ tấn.
  • 1:10 - 1:13
    Nhưng thật ra là
    đa số vi sinh vật trên Trái Đất
  • 1:13 - 1:17
    không ở trong biển hay ruột
    hay nhà máy xử lí nước thải.
  • 1:17 - 1:19
    Đa số chúng sống trong vỏ Trái Đất.
  • 1:19 - 1:23
    Vậy tổng cộng,
    khối lượng đó khoảng 40 tỉ tấn.
  • 1:24 - 1:27
    Đó là quần xã sinh vật
    lớn nhất trên hành tinh,
  • 1:27 - 1:31
    và chúng ta còn không biết đến chúng
    cho đến vài thập kỉ trước.
  • 1:31 - 1:34
    Vậy khả năng của sự sống dưới đó,
  • 1:34 - 1:36
    hay tác động của chúng đến con người,
  • 1:36 - 1:38
    là vô hạn.
  • 1:38 - 1:40
    Đây là biểu đồ mà mỗi chấm đỏ
  • 1:40 - 1:43
    đại diện cho nơi mà chúng ta có
    những mẫu vật tốt dưới bề mặt đất
  • 1:44 - 1:45
    với các phương pháp vi sinh hiện đại,
  • 1:45 - 1:47
    và có thể bạn sẽ ấn tượng
  • 1:47 - 1:49
    rằng chúng ta hiểu rõ
    về toàn thể hành tinh,
  • 1:49 - 1:52
    nhưng thật ra,
    nếu bạn nhớ rằng đây chỉ là những nơi
  • 1:52 - 1:54
    mà chúng ta có mẫu vật,
    nó thật sự tệ hơn.
  • 1:54 - 1:57
    Nếu ta đều trên
    tàu của người ngoài hành tinh
  • 1:57 - 2:00
    cố tái tạo một bản đồ thế giới
    từ những mẫu vật này,
  • 2:00 - 2:02
    chúng ta sẽ không thể.
  • 2:03 - 2:06
    Nhiều người thường nói với tôi,
  • 2:06 - 2:09
    ''Ừ, có nhiều vi sinh vật
    dưới mặt đất nhưng...
  • 2:09 - 2:11
    chúng không hoạt động mà?''
  • 2:12 - 2:13
    Đó là một ý hay.
  • 2:13 - 2:18
    Giống như cây sung hay bệnh sởi
    hay chú chuột lang nhà của con tôi,
  • 2:18 - 2:21
    vi sinh vật chắc cũng không làm gì cả.
  • 2:21 - 2:25
    Chúng ta biết rằng chúng phải chậm,
    vì chúng có quá nhiều.
  • 2:25 - 2:28
    Nếu chúng đều phân chia
    với tốc độ của E. coli,
  • 2:28 - 2:31
    thì chúng sẽ tăng đôi khối lượng
    của Trái Đất, bao gồm đất đá,
  • 2:31 - 2:33
    chỉ qua một đêm.
  • 2:33 - 2:38
    Thật ra, nhiều loài trong số chúng
    chắc chưa qua một lần phân bào
  • 2:38 - 2:40
    từ thời Ai Cập cổ đại.
  • 2:40 - 2:42
    Điều đó thật điên rồ.
  • 2:42 - 2:47
    Làm sao bạn có thể hiểu được
    thứ mà có thể sống lâu đến thế?
  • 2:47 - 2:50
    Nhưng tôi nghĩ đến
    một việc tương tự mà tôi rất thích,
  • 2:50 - 2:52
    nhưng nó rất lạ và phức tạp.
  • 2:52 - 2:54
    Nên tôi hi vọng là
    bạn có thể theo cùng tôi.
  • 2:54 - 2:56
    Được rồi, cùng thử nào.
  • 2:56 - 2:59
    Nó như việc
    hiểu vòng đời của một cái cây...
  • 2:59 - 3:01
    khi bạn chỉ sống trong một ngày.
  • 3:01 - 3:05
    Vậy nếu như vòng đời của con người
    chỉ là một ngày và ta sống vào mùa đông,
  • 3:06 - 3:07
    thì cả đời bạn
  • 3:07 - 3:10
    sẽ không thấy một cái cây có lá.
  • 3:10 - 3:12
    Và sẽ có rất nhiều thế hệ người
  • 3:12 - 3:14
    sẽ chỉ tồn tại một mùa đông
  • 3:14 - 3:16
    thậm chí chẳng đủ để viết
    một cuốn sách lịch sử
  • 3:16 - 3:20
    nói gì đến việc
    cây chỉ là một khúc gỗ chết
  • 3:20 - 3:22
    chẳng thể làm gì cả.
  • 3:22 - 3:23
    Tất nhiên, điều này thật buồn cười.
  • 3:23 - 3:26
    Ta biết rằng cây chỉ đợi mùa hè
  • 3:26 - 3:27
    để chúng hoạt động lại.
  • 3:27 - 3:29
    Nhưng nếu vòng đời của con người
  • 3:29 - 3:32
    ngắn hơn đáng kể so với của cây,
  • 3:32 - 3:36
    ta chắc sẽ quên lãng hoàn toàn
    sự thật hiển nhiên đó.
  • 3:37 - 3:42
    Vậy khi ta nói những vi sinh vật dưới đất
    không hoạt động,
  • 3:42 - 3:46
    ta có như những người chết sau một ngày,
    cố hiểu cây hoạt động thế nào không?
  • 3:47 - 3:48
    Nếu những vi sinh vật sâu dưới đất này
  • 3:49 - 3:51
    chỉ đợi cho đến
    phiên bản mùa hè của chúng,
  • 3:51 - 3:54
    nhưng vòng đời chúng ta quá ngắn để thấy?
  • 3:55 - 3:58
    Nếu bạn lấy E. coli
    và cho vào một ống nghiệm,
  • 3:58 - 4:00
    không thức ăn hay dưỡng chất,
  • 4:00 - 4:02
    và để yên đó hàng tháng cho đến hàng năm,
  • 4:02 - 4:05
    đa số chúng chết, tất nhiên, vì chúng đói.
  • 4:05 - 4:08
    Nhưng có một số ít sống.
  • 4:08 - 4:10
    Nếu bạn lấy những tế bào sống sót đó
  • 4:10 - 4:13
    và cho chúng cạnh tranh,
    dưới điều kiện thiếu chất,
  • 4:13 - 4:16
    với những E. coli mới,
    phát triển nhanh,
  • 4:16 - 4:20
    những con già nua ấy sẽ đánh bại
    tụi ma mới kia
  • 4:20 - 4:21
    bất cứ lần nào.
  • 4:21 - 4:26
    Vậy đây là bằng chứng về
    sự đền đáp của sự tiến hóa
  • 4:26 - 4:28
    cho việc trở nên cực kì chậm.
  • 4:29 - 4:31
    Vậy là có khả năng
  • 4:31 - 4:37
    rằng có lẽ chúng ta không thể đánh đồng
    việc chậm với không quan trọng.
  • 4:38 - 4:41
    Có lẽ những vi sinh vật
    khuất tầm mắt, khuất tâm trí
  • 4:41 - 4:43
    có thể hữu ích cho nhân loại.
  • 4:44 - 4:45
    OK, cho đến giờ ta đã biết
  • 4:45 - 4:48
    có hai cách để sống dưới lòng đất.
  • 4:48 - 4:52
    Đầu tiên là
    chờ đồ ăn rỉ xuống từ mặt đất,
  • 4:52 - 4:56
    như cố ăn đồ thừa từ
    một buổi dã ngoại từ 1000 năm trước.
  • 4:56 - 4:58
    Đó là một lối sống rất điên rồ,
  • 4:58 - 5:01
    nhưng hiệu quả một cách đáng ngạc nhiên
    cho vi sinh vật dưới đất.
  • 5:02 - 5:05
    Khả năng khác là
    vi sinh vật chỉ kiểu như,
  • 5:05 - 5:08
    ''Không, tôi không cần thế giới mặt đất.
  • 5:08 - 5:09
    Tôi ổn dưới đây rồi.''
  • 5:09 - 5:11
    Với những vi sinh vật
    theo hướng này
  • 5:11 - 5:14
    chúng phải lấy mọi thứ chúng cần để sống
  • 5:14 - 5:16
    từ trong lòng đất.
  • 5:18 - 5:21
    Vài thứ thì chúng dễ dàng lấy được.
  • 5:21 - 5:23
    Chúng nhiều hơn dưới lòng đất,
  • 5:23 - 5:26
    như nước hay dưỡng chất,
    như ni-tơ và sắt và phốt pho
  • 5:26 - 5:28
    hay nơi sống.
  • 5:28 - 5:31
    Đó là những thứ mà ta
    giết chóc để giành giật
  • 5:31 - 5:32
    trên mặt đất này.
  • 5:32 - 5:36
    Nhưng dưới lòng đất,
    vấn đề là tìm đủ năng lượng.
  • 5:36 - 5:37
    Trên mặt đất,
  • 5:37 - 5:41
    cây cối có thể gắn kết hóa học
    các phân tử CO2 thành đường
  • 5:41 - 5:44
    ngay khi photon từ mặt trời
    tiếp xúc với lá của chúng.
  • 5:44 - 5:47
    Nhưng dưới lòng đất,
    tất nhiên là không có ánh nắng,
  • 5:47 - 5:50
    nên hệ sinh thái này
    phải giải quyết vấn đề
  • 5:50 - 5:53
    là ai sẽ làm ra thức ăn
    cho mọi người khác.
  • 5:53 - 5:57
    Lòng đất cần thứ gì đó như cây
  • 5:57 - 5:59
    nhưng lại thở ra đất đá.
  • 6:00 - 6:03
    May thay, thứ như vậy tồn tại,
  • 6:03 - 6:05
    và nó gọi là tự dưỡng vô cơ hóa năng.
  • 6:05 - 6:06
    (Cười)
  • 6:06 - 6:10
    Đó là những vi sinh
    dùng chất hóa học -- "hóa năng"
  • 6:10 - 6:12
    từ đất đá -- "vô cơ"
  • 6:12 - 6:15
    để tạo thức ăn -- "tự dưỡng."
  • 6:15 - 6:18
    Và chúng có thể làm vậy
    với vô số chất khác.
  • 6:18 - 6:22
    Chúng có thể làm vậy với lưu huỳnh,
    sắt, man-gan, ni-tơ, các-bon
  • 6:22 - 6:25
    một vài có thể dùng cả electron trực tiếp.
  • 6:26 - 6:28
    Ví dụ như bạn cắt một đầu của dây điện,
  • 6:28 - 6:30
    chúng có thể dùng nó để thở như ống thở.
  • 6:30 - 6:31
    (Cười)
  • 6:31 - 6:33
    Vi sinh vật tự dưỡng vô cơ hóa năng
  • 6:33 - 6:35
    có thể lấy năng lượng
    từ những quá trình trên
  • 6:35 - 6:38
    và dùng chúng để tạo thức ăn,
    như cây cối vậy.
  • 6:38 - 6:41
    Nhưng chúng ta biết rằng
    cây làm nhiều hơn là chỉ tạo thức ăn.
  • 6:41 - 6:43
    Chúng còn tạo sản phẩm phụ, ô-xi,
  • 6:43 - 6:45
    mà chúng ta phụ thuộc 100% vào nó.
  • 6:46 - 6:49
    Nhưng sản phẩm phụ mà
    vi sinh tự dưỡng vô cơ hóa năng tạo ra
  • 6:49 - 6:51
    thường dưới dạng khoáng chất,
  • 6:51 - 6:56
    như gỉ sắt hay pirit sắt, vàng giả,
  • 6:56 - 6:58
    hay cacminit, như đá vôi.
  • 6:59 - 7:05
    Vậy thứ chúng ta có là
    những vi sinh rất rất chậm, như đá,
  • 7:06 - 7:10
    lấy năng lượng từ đá,
  • 7:10 - 7:13
    tạo ra các sản phẩm phụ
    là các loại đá khác.
  • 7:13 - 7:17
    Vậy tôi đang nói về sinh học
    hay tôi đang nói về địa chất?
  • 7:17 - 7:20
    Lằn ranh giữa chúng rất mờ.
  • 7:20 - 7:21
    (Cười)
  • 7:21 - 7:23
    Vậy nếu tôi muốn thực hiện việc này,
  • 7:23 - 7:26
    và tôi sẽ thành một nhà sinh học
    nghiên cứu về vi sinh
  • 7:26 - 7:28
    hoạt động giống như đất đá,
  • 7:28 - 7:32
    vậy tôi nên bắt đầu học địa chất.
  • 7:32 - 7:35
    Vậy phần thú vị nhất
    của địa chất học là gì?
  • 7:35 - 7:36
    Núi lửa.
  • 7:36 - 7:38
    (Cười)
  • 7:38 - 7:41
    Đây là khi nhìn vào trong
    miệng núi lửa Poás ở Coasta Rica.
  • 7:42 - 7:46
    Nhiều núi lửa trên Trái Đất
    trồi lên vì mảng địa chất dưới biển
  • 7:46 - 7:47
    va chạm với mảng địa chất lục địa.
  • 7:47 - 7:49
    Khi mảng địa chất đại dương bị đè
  • 7:49 - 7:52
    hay di chuyển dưới mảng địa chất lục địa,
  • 7:52 - 7:55
    những thứ như nước, CO2 và các chất khác
  • 7:55 - 7:56
    bị ép khỏi mảng địa chất,
  • 7:56 - 7:58
    như vắt một chiếc khăn rửa mặt ướt.
  • 7:58 - 8:02
    Theo cách đó,
    những vùng bị đè như cổng vào đất sâu,
  • 8:02 - 8:06
    nơi vật chất được trao đổi
    giữa bề mặt và lòng đất.
  • 8:06 - 8:09
    Gần đây tôi được
    vài đồng nghiệp ở Costa Rica
  • 8:09 - 8:12
    mời đến và làm việc với họ
    về một số núi lửa.
  • 8:12 - 8:17
    Và tất nhiên là tôi đồng ý,
    vì, ý là, Costa Rica rất đẹp,
  • 8:17 - 8:20
    nhưng cũng vì nó nằm trên
    một trong những vùng bị đè.
  • 8:20 - 8:23
    Chúng tôi muốn hỏi một câu cụ thể là:
  • 8:23 - 8:26
    Vì sao CO2
  • 8:26 - 8:29
    thoát ra từ
    những mảng địa chất đại dương bị đè
  • 8:29 - 8:31
    chỉ thoát ra từ núi lửa?
  • 8:31 - 8:34
    Vì sao ta không thấy chúng trải đều
    trên khu vực bị đè?
  • 8:34 - 8:37
    Vi sinh vật có vai trò gì
    trong chuyện này không?
  • 8:37 - 8:40
    Đây là bức ảnh chụp tôi
    trong núi lửa Poás,
  • 8:40 - 8:42
    cùng với người đồng nghiệp
    Donato Giovannelli.
  • 8:43 - 8:46
    Cái hồ mà chúng tôi đứng cạnh
    hoàn toàn là axit pin.
  • 8:46 - 8:50
    Tôi biết vì chúng tôi đang đo độ pH
    khi tấm hình được chụp.
  • 8:50 - 8:53
    Và một số lúc
    khi làm việc trong miệng núi lửa,
  • 8:53 - 8:58
    tôi quay qua nói với đồng nghiệp
    Costa Rica Carlos Ramírez rằng
  • 8:58 - 9:01
    "Được rồi,
    vậy nếu tự nhiên thứ này phun trào,
  • 9:01 - 9:03
    cách thoát thân là như nào?''
  • 9:03 - 9:06
    Và anh nói, "À, ừ,
    câu hỏi hay, rất dễ thôi.
  • 9:06 - 9:10
    Hãy quay lại và tận hưởng khung cảnh.''
  • 9:10 - 9:11
    (Cười)
  • 9:11 - 9:12
    "Vì nó sẽ là cảnh cuối của cô."
  • 9:12 - 9:14
    (Cười)
  • 9:14 - 9:17
    Và có thể anh ấy có hơi kịch tính,
  • 9:17 - 9:22
    nhưng sau 54 ngày đứng cạnh cái hồ đó,
  • 9:22 - 9:23
    chuyện này xảy ra.
  • 9:23 - 9:24
    Khán giả: Ồ!
  • 9:25 - 9:27
    Quá đáng sợ nhỉ?
  • 9:27 - 9:28
    (Cười)
  • 9:29 - 9:33
    Đây là vụ phun trào lớn nhất của
    núi lửa này trong khoảng 60 năm lẻ gì đó,
  • 9:33 - 9:36
    và không lâu sau khi video kết thúc,
  • 9:36 - 9:38
    máy ảnh quay video bị thiêu rụi
  • 9:38 - 9:41
    và cả cái hồ mà chúng tôi đang thí nghiệm
  • 9:41 - 9:42
    bốc hơi hoàn toàn.
  • 9:43 - 9:45
    Nhưng tôi muốn nói rõ rằng
  • 9:45 - 9:47
    chúng tôi khá chắc là
    chuyện đó sẽ không xảy ra
  • 9:47 - 9:49
    vào ngày mà chúng tôi ở trong núi lửa,
  • 9:49 - 9:52
    vì Costa Rica
    theo dõi núi lửa này rất cẩn thận
  • 9:52 - 9:54
    qua Viện OVSICORI,
  • 9:54 - 9:57
    và chúng tôi có các nhà khoa học
    từ Viện cùng với mình hôm đó.
  • 9:57 - 10:00
    Nhưng thực tế rằng nó đã phun trào
    chứng tỏ hoàn hảo
  • 10:00 - 10:03
    rằng nếu bạn muốn tìm nơi khí CO2
  • 10:03 - 10:04
    thoát ra từ mảng địa chất đại dương,
  • 10:04 - 10:08
    thì bạn không cần tìm đâu xa hơn núi lửa.
  • 10:08 - 10:10
    Nhưng nếu bạn đến Costa Rica,
  • 10:10 - 10:12
    bạn có thể nhận ra là ngoài núi lửa
  • 10:12 - 10:16
    có rất nhiều suối nước nóng ở mọi nơi.
  • 10:16 - 10:19
    Nước trong những suối nước nóng này
    thật ra trào lên
  • 10:19 - 10:22
    từ những mảng địa chất đại dương bị đè.
  • 10:22 - 10:25
    Và giả thuyết của chúng tôi là phải có CO2
  • 10:25 - 10:26
    trào lên cùng chúng,
  • 10:26 - 10:30
    nhưng một thứ sâu dưới lòng đất
    đã lọc chúng ra.
  • 10:30 - 10:34
    Vậy là chúng tôi dành hai tuần
    lái xe khắp Costa Rica,
  • 10:34 - 10:37
    lấy mẫu từ mọi suối nước nóng
    mà chúng tôi tìm được
  • 10:37 - 10:38
    nó rất tệ, để tôi kể cho bạn.
  • 10:38 - 10:44
    Và chúng tôi dành hai năm tiếp theo
    đo đạc và phân tích dữ liệu.
  • 10:44 - 10:48
    Và nếu bạn không phải là nhà khoa học,
    tôi cho bạn biết rằng những khám phá lớn
  • 10:48 - 10:50
    không xảy ra
    khi bạn ở một suối nước nóng đẹp
  • 10:50 - 10:51
    hay trên sân khấu;
  • 10:51 - 10:54
    nó xảy ra khi bạn còng lưng
    với một cái máy tính lộn xộn
  • 10:55 - 10:57
    hay khi bạn đang khắc phục
    một thiết bị phức tạp,
  • 10:57 - 10:59
    hay khi bạn gọi Skype với đồng nghiệp
  • 10:59 - 11:01
    vì bạn hoàn toàn bối rối
    vì dữ liệu của bạn.
  • 11:01 - 11:05
    Khám phá khoa học,
    giống như vi sinh vật dưới lòng đất,
  • 11:05 - 11:06
    có thể rất rất chậm.
  • 11:07 - 11:11
    Nhưng trong trường hợp của chúng tôi,
    mọi công sức đã được đền đáp.
  • 11:11 - 11:15
    Chúng tôi phát hiện rằng
    hàng tấn CO2
  • 11:15 - 11:18
    thoát ra từ mảng địa chất đại dương
    bị đè sâu dưới lòng đất.
  • 11:18 - 11:20
    Và thứ giữ chúng dưới lòng đất
  • 11:21 - 11:24
    và giữ chúng không thoát vào khí quyển
  • 11:24 - 11:25
    là thứ sâu dưới đất,
  • 11:25 - 11:29
    dưới những con lười và vẹt dễ thương
    ở Costa Rica,
  • 11:29 - 11:31
    là vi sinh tự dưỡng vô cơ hóa năng.
  • 11:31 - 11:35
    Những vi sinh và quá trình hóa học
    diễn ra quanh chúng
  • 11:35 - 11:38
    là việc biến đổi CO2 thành muối cacbonat
  • 11:38 - 11:40
    là khóa chúng dưới lòng đất.
  • 11:40 - 11:42
    Điều đó khiến bạn tự hỏi:
  • 11:42 - 11:45
    Nếu các quá trình dưới đất này
    rất giỏi khoản hút
  • 11:45 - 11:48
    tất cả CO2 từ dưới chúng,
  • 11:48 - 11:50
    chúng có thể giúp ta với
    chút vấn đề về các-bon
  • 11:51 - 11:53
    mà chúng ta đang có trên mặt đất không?
  • 11:53 - 11:57
    Con người đang thải ra
    nhiều CO2 vào khí quyển đến nỗi
  • 11:57 - 12:00
    chúng ta làm giảm khả năng của hành tinh
  • 12:00 - 12:02
    để duy trì sự sống mà chúng ta biết đến.
  • 12:03 - 12:05
    Các nhà khoa học, kĩ sư và doanh nhân
  • 12:05 - 12:08
    đang hợp tác với những cách để kéo CO2
  • 12:08 - 12:09
    khỏi nguồn,
  • 12:09 - 12:11
    để chúng không bay vào khí quyển.
  • 12:11 - 12:13
    Và họ cần trữ chúng ở đâu đó.
  • 12:13 - 12:14
    Vậy với lí do đó,
  • 12:14 - 12:18
    chúng ta cần nghiên cứu những nơi
    mà có thể trữ CO2,
  • 12:18 - 12:20
    có thể là dưới lòng đất,
  • 12:20 - 12:23
    để biết chuyện gì sẽ xảy ra với chúng
    khi được trữ ở đó.
  • 12:23 - 12:26
    Vi sinh vật dưới lòng đất có thành
    một vấn đề vì chúng quá chậm
  • 12:26 - 12:28
    để có thể giữ bất cứ gì dưới đó không?
  • 12:28 - 12:29
    Hay chúng có thể hữu ích
  • 12:29 - 12:33
    vì chúng giúp biến đổi CO2
    thành muối cacbonat rắn?
  • 12:34 - 12:36
    Nếu chúng ta có những bước đột phá vậy
  • 12:36 - 12:39
    chỉ từ những nghiên cứu ở Costa Rica,
  • 12:39 - 12:42
    vậy hãy tưởng tượng thứ gì còn chờ đợi
    được khám phá dưới kia.
  • 12:42 - 12:48
    Trong lĩnh vực địa-sinh-hóa,
    hay sinh học lòng đất,
  • 12:48 - 12:49
    hay bất cứ gì mà bạn muốn gọi,
  • 12:49 - 12:51
    sẽ có những liên quan to lớn
  • 12:51 - 12:53
    với không chỉ giảm nhẹ hậu quả
    biến đối khí hậu,
  • 12:53 - 12:57
    mà có thể là hiểu được
    sự sống và Trái Đất cùng tiến hóa thế nào,
  • 12:58 - 13:02
    hay tìm ra những sản phẩm hữu ích
    cho công nghiệp hay y học.
  • 13:02 - 13:05
    Có thể là cả dự đoán động đất
  • 13:05 - 13:07
    hay tìm sự sống ngoài hành tinh.
  • 13:07 - 13:10
    Nó có thể giúp chúng ta hiểu được
    chính nguồn gốc của sự sống.
  • 13:11 - 13:14
    May thay, tôi không phải làm
    những việc đó một mình.
  • 13:14 - 13:17
    Tôi có những đồng nghiệp rất giỏi
    khắp thế giới
  • 13:17 - 13:21
    những người đang giải mã
    những bí ẩn của thế giới lòng đất.
  • 13:22 - 13:27
    Và có vẻ như sự sống sâu dưới vỏ Trái Đất
  • 13:27 - 13:31
    quá xa lạ với cuộc sống thường ngày của ta
    mà dường như chẳng liên quan gì cả.
  • 13:31 - 13:35
    Nhưng sự thật là,
    việc sống chậm và kì lạ này
  • 13:35 - 13:39
    có thể giữ câu trả lời
    cho vài bí ẩn lớn nhất
  • 13:39 - 13:40
    về sự sống trên Trái Đất.
  • 13:40 - 13:41
    Cảm ơn các bạn.
  • 13:41 - 13:46
    (Vỗ tay)
Title:
Những vi sinh vật bí ẩn sống sâu dưới lòng đất -- và cách chúng có thể giúp nhân loại
Speaker:
Karen Lloyd
Description:

Lòng đất dưới chân chúng ta là có một thế giới vi sinh vật khổng lồ, bí ẩn -- một vài loài trong số đó đã sống trong vỏ Trái Đất hàng nghìn năm. Ở dưới đó thế nào? Đi một chuyến đến những núi lửa và suối nước nóng ở Costa Rica, nhà vi sinh học Karen Lloyd rọi sáng thế giới dưới lòng đất của những vi sinh vật và chỉ ra cách chúng có thể tạo ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống trên mặt đất.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
13:59

Vietnamese subtitles

Revisions