< Return to Video

Nhiệm vụ của phổi - Emma Bryce

  • 0:06 - 0:10
    Tại mỗi thời điểm, có hàng trăm thứ
    diễn ra trong tâm trí chúng ta,
  • 0:10 - 0:13
    chúng ta cố gắng kiểm soát
    mọi thứ mình làm.
  • 0:13 - 0:18
    Thật may là, có một việc quan trọng
    mà ta không cần phải nhớ:
  • 0:18 - 0:20
    thở.
  • 0:20 - 0:24
    Khi thở, bạn đem ô-xi đến các tế bào
    giúp chúng duy trì hoạt động
  • 0:24 - 0:29
    và loại bỏ khỏi cơ thể
    khí carbonic do tế bào tạo ra.
  • 0:29 - 0:31
    Nói cách khác,
    thở giúp cơ thể sống sót.
  • 0:31 - 0:35
    Vậy, làm thế nào ta thực hiện
    nhiệm vụ quan trọng và phức tạp này
  • 0:35 - 0:37
    mà thậm chí không cần nghĩ đến nó?
  • 0:37 - 0:40
    Câu trả lời nằm ở hệ hô hấp.
  • 0:40 - 0:43
    Giống như một cỗ máy,
    nó bao gồm các bộ phận chuyên biệt,
  • 0:43 - 0:46
    và cần tín hiệu để kích hoạt.
  • 0:46 - 0:50
    Ở đây, các bộ phận
    là các cấu trúc và mô tạo ra phổi,
  • 0:50 - 0:53
    cũng như nhiều cơ quan hô hấp khác
    có liên kết với chúng.
  • 0:53 - 0:58
    Để cỗ máy hoạt động,
    cần tới hệ thần kinh tự chủ,
  • 0:58 - 1:02
    trung tâm vô thức của bộ não
    kiểm soát các chức năng tối cần thiết.
  • 1:02 - 1:05
    Khi cơ thể cần không khí giàu ô-xi,
  • 1:05 - 1:08
    hệ thống gửi tín hiệu
    đến các cơ xung quanh phổi,
  • 1:08 - 1:10
    làm cơ hoành bẹt ra,
  • 1:10 - 1:13
    các cơ gian sườn co lại
  • 1:13 - 1:16
    tạo không gian để phổi mở rộng.
  • 1:16 - 1:20
    Không khí bị hút vào trong mũi và miệng,
    thông qua khí quản,
  • 1:20 - 1:23
    đến phế quản
    tách nhánh ở phía cuối.
  • 1:23 - 1:26
    Mỗi phế quản dẫn đến một lá phổi.
  • 1:26 - 1:31
    Giống như các nhánh cây, các ống nhỏ này
    tách thành hàng ngàn ống nhỏ hơn
  • 1:31 - 1:32
    gọi là tiểu phế quản.
  • 1:32 - 1:35
    Rất dễ để nghĩ rằng
    phổi như quả bóng bay lớn,
  • 1:35 - 1:38
    nhưng thay vì rỗng,
    chúng xốp và lỗ rỗ bên trong,
  • 1:38 - 1:42
    với các tiểu phế quản
    chạy qua các nhu mô.
  • 1:42 - 1:46
    Điểm cuối của mỗi tiểu phế quản
    có các túi khí nhỏ gọi là phế nang,
  • 1:46 - 1:49
    được bao bọc trong các mao mạch
    chứa đầy hồng cầu
  • 1:49 - 1:53
    chứa một loại protein đặc biệt
    được gọi là hemoglobin.
  • 1:53 - 1:56
    Không khí hít vào làm đầy túi khí,
    khiến phổi phồng ra.
  • 1:56 - 1:59
    Đây là nơi diễn ra
    sự trao đổi chất quan trọng.
  • 1:59 - 2:03
    Đến lúc này, các mao mạch
    chứa đầy khí carbonic,
  • 2:03 - 2:05
    các túi khí lại chứa đầy ô-xi.
  • 2:05 - 2:08
    Theo quy luật khuyếch tán,
  • 2:08 - 2:11
    phân tử khí
    có khuynh hướng di chuyển
  • 2:11 - 2:14
    từ nơi có nồng độ cao
    sang nơi có nồng độ thấp.
  • 2:14 - 2:17
    Vì vậy, ô-xi đi vào các mao mạch,
  • 2:17 - 2:19
    bị hemoglobin giữ lại ở đó,
  • 2:19 - 2:22
    khí carbonic thì được đem vào phổi.
  • 2:22 - 2:26
    Các hemoglobin chứa đầy ô-xi
    sẽ được vận chuyển đi khắp cơ thể
  • 2:26 - 2:27
    thông qua các mạch máu.
  • 2:27 - 2:30
    Thế nhưng, phổi sẽ làm gì
    với khí carbonic.
  • 2:30 - 2:32
    Thở ra, dĩ nhiên rồi.
  • 2:32 - 2:34
    Hệ thần kinh tự chủ
    một lần nữa phát tín hiệu,
  • 2:34 - 2:36
    khiến cơ hoành cong lên,
  • 2:36 - 2:39
    và các cơ gian sườn giãn ra,
  • 2:39 - 2:43
    khiến khoang ngực nhỏ lại
    làm phổi bị thu nhỏ.
  • 2:43 - 2:47
    Khí nhiều carbonic bị đẩy ra ngoài,
    và chu kỳ lại bắt đầu.
  • 2:47 - 2:51
    Đó là cách bộ phận xốp và lỗ rỗ này
    giúp cơ thể luôn được cung cấp đủ khí.
  • 2:51 - 2:55
    Phổi hít vào thở ra
    từ 15 đến 25 lần một phút,
  • 2:55 - 3:00
    tổng cộng lên đến
    10.000 lít khí mỗi ngày.
  • 3:00 - 3:02
    Cần vận động rất nhiều ,
    nhưng đừng lo lắng.
  • 3:02 - 3:06
    Phổi và hệ thần kinh tự chủ
    sẽ làm thay bạn.
Title:
Nhiệm vụ của phổi - Emma Bryce
Description:

Xem bài học đầy đủ tại: http://ed.ted.com/lessons/what-do-the-lungs-do-emma-bryce

Khi hít thở, bạn vận chuyển oxy đến các tế bào trong cơ thể, giúp chúng duy trì hoạt động, đồng thời loại bỏ khỏi hệ thống khí CO2 được sản sinh ra. Làm thế nào chúng ta hoàn thành nhiệm vụ quan trọng và phức tạp này mà không hề suy nghĩ về nó? Emma Bryce nghiên cứu cách thức mà phổi giúp chúng ta duy trì sự sống .

Bài học của Emma Bryce, hoạt hình bởi Andrew Zimbelman cho The Foreign Correspondents' Club.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
03:22

Vietnamese subtitles

Revisions