< Return to Video

Khả năng tiếp cận CNTT: Quan điểm của các Lãnh đạo (phiên bản 6 phút)

  • 0:01 - 0:04
    Chúng tôi đi theo quan điểm rằng
    mọi người đều phải có cơ hội
  • 0:04 - 0:07
    tham gia giáo dục bậc cao
  • 0:07 - 0:10
    dù là về quan điểm học thuật,
    quan điểm nghiên cứu,
  • 0:10 - 0:12
    hay quan điểm làm việc ở đây.
  • 0:12 - 0:19
    Chúng tôi được hưởng lợi từ
    tài năng và kỹ năng
  • 0:19 - 0:21
    của những người góp mặt
    và cả các quan điểm của họ
  • 0:21 - 0:25
    mà đa phần có nhiều khác biệt
    với những người đã ở đây
  • 0:25 - 0:29
    Nên tính tiếp cận trở nên vô cùng
    quan trọng ở bậc đại học.
  • 0:44 - 0:46
    Chúng tôi là một đại học đứng đầu thế giới
  • 0:46 - 0:48
    Chúng tôi muốn thu hút
    những tài năng tốt nhất
  • 0:48 - 0:51
    về làm nhân viên, sinh viên,
    và giảng viên của mình
  • 0:51 - 0:55
    và chúng tôi muốn chắc chắn
    khi tài năng đó có khuyết tật
  • 0:55 - 0:57
    thì họ biết chúng tôi là một
    cộng đồng chào đón họ.
  • 0:57 - 1:02
    Chúng tôi đang phải cạnh tranh
    với những tên tuổi lớn.
  • 1:02 - 1:07
    Chúng tôi muốn mình thu hút được
    những ứng viên đúng đắn cho mình,
  • 1:07 - 1:12
    dù họ có khuyết tật hay không.
  • 1:12 - 1:17
    Chúng tôi thật sự tin rằng chất lượng cao
    phải là kết quả của tính đa dạng
  • 1:17 - 1:21
    sự tôn trọng bình đẳng và hòa nhập
  • 1:21 - 1:24
    thật sự có lợi cho tất cả chúng ta.
  • 1:24 - 1:26
    Tài nguyên hiện có ở
    một trường đại học phải được
  • 1:26 - 1:28
    mọi người tiếp nhận bình đẳng.
  • 1:28 - 1:32
    Ta không thể lãng phí tài năng, công sức,
    cũng như sự cố gắng của mọi người
  • 1:32 - 1:35
    và bình đẳng về quyền tiếp cận tài liệu
  • 1:35 - 1:38
    là có lợi cho tất cả mọi người.
  • 1:38 - 1:44
    Hãy đề cao tính tiếp cận ngay từ đầu
    khi nói đến vấn đề khuyết tật.
  • 1:44 - 1:49
    Đó là một phương án phù hợp có mặt trong
    Đạo luật Công dân Khuyết tật Mỹ
  • 1:49 - 1:54
    được ban hành năm 1990,
    có nghĩa là đã qua hơn một thế hệ rồi.
  • 1:54 - 1:57
    Tôi nghĩ bây giờ chúng ta
    không nên nghĩ nhiều
  • 1:57 - 1:59
    về việc đo đạc tính toán
  • 1:59 - 2:02
    về sự hỗ trợ này hay sự hỗ trợ kia
  • 2:02 - 2:06
    ta phải nhận thức rằng tính tiếp cận
    có thể và phải được rộng mở
  • 2:06 - 2:09
    sao cho mỗi cá nhân,
    dù là nhân viên hay sinh viên
  • 2:09 - 2:12
    cũng không cần phải đi tìm hỗ trợ nữa.
  • 2:12 - 2:14
    Nó phải có sẵn trong mọi thứ,
  • 2:14 - 2:18
    từ trang web mà họ xem
    đến công cụ mà họ sử dụng.
  • 2:18 - 2:20
    Bước 1 cần phải là tự đánh giá
  • 2:20 - 2:24
    ta đang ở đâu, rồi từ đó
  • 2:24 - 2:27
    tạo ra một quy trình rõ ràng
  • 2:27 - 2:30
    thiết kế, ứng dụng quy trình đó
  • 2:30 - 2:33
    rồi kiểm tra lại kết quả đạt được.
  • 2:33 - 2:37
    Điểm chính trong phương thức
    hoạt động của chúng tôi để
  • 2:37 - 2:40
    bảo đảm người khuyết tật có thể
    tiếp cận mọi tài nguyên và công nghệ
  • 2:40 - 2:43
    là phải bắt đầu tư duy từ khâu thiết kế
  • 2:43 - 2:48
    Đây không phải là điều chúng tôi
    rút ra được sau khi đã xong bài giảng
  • 2:48 - 2:54
    mà chúng tôi phải nghĩ tới ngay từ khi
    bắt đầu một ý tưởng hay dự án nào đó
  • 2:54 - 2:57
    Cũng như nghĩ tới tính bảo mật
  • 2:57 - 3:00
    chúng tôi luôn nghĩ tới tính tiếp cận.
  • 3:00 - 3:02
    Chính sách rất quan trọng
  • 3:02 - 3:05
    vì đó là trọng tâm làm việc
    của tất cả mọi người.
  • 3:05 - 3:09
    Nó cũng có thể là điều bắt buộc
    vì luật phát đang tạo áp lực
  • 3:09 - 3:12
    cho các trường về điểm này
  • 3:12 - 3:15
    Điều thứ hai tôi muốn nói về chính sách
  • 3:15 - 3:17
    là chúng thường được chia thành hai loại
  • 3:17 - 3:20
    Thứ nhất là chính sách mang tính pháp luật
  • 3:20 - 3:25
    ví dụ, Đạo luật về Quyền lợi
    Giáo dục Gia đình.
  • 3:25 - 3:28
    Bạn phải chắc chắn rằng
  • 3:28 - 3:30
    trường của mình sẽ chấp hành nó.
  • 3:30 - 3:34
    Loại thứ hai là loại mà tôi
    gọi là chính sách nguyện vọng
  • 3:34 - 3:38
    tính tiếp cận có trong
    cả hai loại chính sách này
  • 3:38 - 3:42
    nhưng ta có thể đẩy nó về
    chính sách nguyện vọng một tý
  • 3:42 - 3:45
    Chính sách nguyện vọng là thứ
    bạn đặt ra cho ngôi trường của mình
  • 3:45 - 3:49
    nó là một con đường hướng tới
    mục tiêu nào đó, để phát triển.
  • 3:49 - 3:52
    Nó không bắt buộc 100%
  • 3:52 - 3:56
    vì nó thật ra là một khuynh hướng
    hoạt động mà bạn đặt ra cho mình
  • 3:56 - 4:03
    Chúng tôi bắt đầu giao tiếp với đối tác
    thế này, "điều này vô cùng quan trọng"
  • 4:03 - 4:07
    đây là tiêu chuẩn để hợp tác với chúng tôi
  • 4:07 - 4:11
    Mỗi sinh viên đến với trường chúng tôi
  • 4:11 - 4:15
    đều phải được cung cấp mọi
    dịch vụ một cách bình đằng
  • 4:15 - 4:19
    và các bạn sẽ là người trực tiếp
    cung cấp những dịch vụ đó.
  • 4:19 - 4:23
    Nên chúng tôi sẽ kể ra những gì cần có
  • 4:23 - 4:28
    rồi sẽ đối thoại với nhân viên của các bạn
  • 4:29 - 4:34
    hướng dẫn họ, trả lời thắc mắc
    của họ, cố vấn cho họ về chúng,
  • 4:34 - 4:37
    để các bạn có thể cung cấp
    những dịch vụ phù hợp nhất.
  • 4:37 - 4:41
    Nếu chúng ta giải quyết vấn đề
    theo cách đối phó, lần lượt,
  • 4:41 - 4:43
    kết quả đạt được sẽ không khả quan
  • 4:43 - 4:48
    như khi cả cộng đồng giáo dục
    bậc cao hợp tác cùng nhau
  • 4:48 - 4:51
    hợp tác với các công ty nhằm
    tăng tính tiếp cận cho mọi người
  • 4:51 - 4:54
    về sản phẩm mà họ sản xuất.
  • 4:54 - 5:00
    So với làm việc cá biệt,
    đây là phương thức thực tế hơn nhiều.
  • 5:00 - 5:05
    Đưa tính tiếp cận lên hàng đầu
    trong quá trình phát triển sản phẩm
  • 5:05 - 5:09
    có được hay không là do nhu cầu thị trường
  • 5:09 - 5:13
    Nếu chỉ một khách hàng nói không
  • 5:13 - 5:17
    các công ty sẽ không có phản ứng gì
  • 5:17 - 5:21
    Nên nếu tất cả chúng ta
    có chung một yêu cầu
  • 5:21 - 5:25
    họ sẽ nhận thức được
    giá trị thương mại của tính tiếp cận.
  • 5:25 - 5:27
    Tính tiếp cận cao đòi hỏi sự hợp tác cao
  • 5:27 - 5:32
    trong cộng đồng giáo dục, đó là
    các giảng viên, nhân viên, chuyên gia...
  • 5:32 - 5:35
    Nếu chúng ta chung tay,
    ngôi trường của chúng ta có thể đem đến
  • 5:35 - 5:37
    cơ hội đồng đều cho tất cả mọi người học,
  • 5:37 - 5:41
    đồng thời chúng ta cũng được lợi từ
    một cộng đồng đa dạng như thế.
  • 5:41 - 5:46
    Với những người vừa mới bắt đầu
  • 5:46 - 5:49
    hay đang gặp khó khăn để tìm cách
    ứng dụng công nghệ nhằm nâng cao
  • 5:49 - 5:54
    tính tiếp cận cho môi trường xung quanh
  • 5:54 - 5:57
    thì không có lúc nào
    là không thích hợp để bắt đầu cả.
  • 5:57 - 6:01
    Video này thuộc về AccessComputing,
    kết quả hợp tác giữa Trung tâm DO-IT
  • 6:01 - 6:05
    và Ban Khoa học Máy tính và Kỹ thuật
    thuộc Đại học Washington.
  • 6:08 - 6:12
    Để biết thêm chi tiết,
    hãy truy cập liên kết sau.
  • 6:15 - 6:19
    Dự án AccessComputing được
    Hiệp hội Khoa học Quốc gia tài trợ
  • 6:19 - 6:22
    như là một phần Mở rộng
    trong chương trình Máy tính của
  • 6:22 - 6:25
    Ban Giám đốc Máy tính và
    Khoa học Thông tin và Kỹ thuật
  • 6:25 - 6:29
    mã số CNS-0837508 và CNS-1042260.
  • 6:34 - 6:38
    Mọi ý kiến, thông tin, kết luận, nhận định
    có trong video này thuộc về cá nhân
  • 6:38 - 6:42
    chứ không đại diện cho quan điểm của
    Hiệp hội Khoa học Quốc gia.
  • 6:43 - 6:47
    Bản quyền thiết lập năm 2013
    thuộc về Đại học Washington.
Title:
Khả năng tiếp cận CNTT: Quan điểm của các Lãnh đạo (phiên bản 6 phút)
Description:

Các chủ tịch đại học, giám đốc công nghệ thông tin, và các lãnh đạo thuộc lĩnh vực CNTT thảo luận về tầm quan trọng của khả năng tiếp cận CNTT trong phạm vi nhà trường.

more » « less
Video Language:
English
Team:
DO-IT
Duration:
06:48

Vietnamese subtitles

Revisions