< Return to Video

Tôn giáo, sự tiến hóa, và niềm hân hoan trong chuyển hóa tinh thần

  • 0:00 - 0:03
    Tôi có một câu hỏi cho các bạn:
  • 0:03 - 0:05
    Bạn có theo đạo không?
  • 0:05 - 0:07
    Hãy giơ tay lên.
  • 0:07 - 0:10
    Nếu bạn nghĩ mình là một người theo đạo.
  • 0:10 - 0:13
    Xem nào, tôi ước chừng khoảng 3 hay 4%.
  • 0:13 - 0:16
    Tôi không ngờ là có nhiều người mộ đạo như vậy
    tại buổi hội thảo TED cơ đấy.
  • 0:16 - 0:18
    (Cười)
  • 0:18 - 0:20
    Được rồi, một câu hỏi nữa:
  • 0:20 - 0:22
    Bạn có nghĩ rằng mình có linh hồn
  • 0:22 - 0:24
    ở bất kỳ hình dạng hay cách thức nào không?
    Hãy giơ tay lên nào.
  • 0:24 - 0:27
    Được, phần đông là có.
  • 0:27 - 0:29
    Buổi nói chuyện hôm nay của tôi
  • 0:29 - 0:31
    là về lý do chính, hay nói đúng hơn
    là một trong những lý do chính,
  • 0:31 - 0:33
    mà hầu hết mọi người cho rằng
  • 0:33 - 0:35
    bản thân họ có tâm linh
    theo một hình thức nào đó.
  • 0:35 - 0:38
    Tôi sẽ nói về sự chuyển hóa tinh thần
  • 0:38 - 0:41
    Đó là một sự thật cơ bản về loài người
  • 0:41 - 0:44
    rằng đôi lúc cái tôi dường như biến mất.
  • 0:44 - 0:46
    Và khi điều đó xảy ra,
  • 0:46 - 0:49
    có một cảm giác hân hoan, vui sướng tột cùng
  • 0:49 - 0:51
    và chúng ta dùng vô số các loại ẩn dụ so sánh
  • 0:51 - 0:53
    để diễn ta những cảm xúc này.
  • 0:53 - 0:55
    Chúng ta nói về việc cảm thấy
    như được nâng đỡ
  • 0:55 - 0:57
    hay là phấn khởi vui vẻ.
  • 0:57 - 1:00
    Thực sự là khó để nghĩ về
    những thứ trừu tượng như thế này
  • 1:00 - 1:02
    mà không dùng đến
    một phép ẩn dụ cụ thể nào cả.
  • 1:02 - 1:05
    Vậy nên, đây là phép ẩn dụ
    mà tôi sẽ viện dẫn ngày hôm nay.
  • 1:05 - 1:08
    Hãy nghĩ về tâm trí của mình
    như một ngôi nhà với rất nhiều căn phòng,
  • 1:08 - 1:11
    và chúng ta thì khá quen thuộc
    với hầu hết những căn phòng đó.
  • 1:11 - 1:14
    Nhưng đôi khi một cánh cửa
  • 1:14 - 1:16
    bỗng dưng hiện ra
  • 1:16 - 1:19
    và nó dẫn tới một chiếc cầu thang.
  • 1:19 - 1:21
    Chúng ta trèo lên chiếc cầu thang này
  • 1:21 - 1:25
    và trải nghiệm một trạng thái thay đổi ý thức.
  • 1:25 - 1:27
    Vào năm 1902,
  • 1:27 - 1:29
    nhà tâm lý học vĩ đại người Mỹ,
    William James
  • 1:29 - 1:32
    đã viết về rất nhiều thể loại trải nghiệm tôn giáo.
  • 1:32 - 1:34
    Ông thu thập vô số những bài học tình huống.
  • 1:34 - 1:36
    Ông trích dẫn lời nói của đủ loại người
  • 1:36 - 1:38
    những người có những kinh nghiệm
    rất đa dạng.
  • 1:38 - 1:40
    Một trong những câu chuyện thú vị nhất với tôi
  • 1:40 - 1:42
    là về một chàng trai trẻ,
    tên là Stephen Bradely,
  • 1:42 - 1:45
    người đã có một cuộc gặp gỡ,
    mà theo anh ta là, với chúa Jesus vào năm 1820.
  • 1:45 - 1:48
    Và đây là những gì
    mà Bradley đã nói về trải nghiệm đó.
  • 1:51 - 1:53
    (Âm nhạc)
  • 1:54 - 1:57
    (Video) Stephen Bradley: Tôi nghĩ rằng
    mình đã nhìn thấy đấng cứu thế
  • 1:57 - 1:59
    trong hình hài của một con người
    một tích tắc trong căn phòng này,
  • 1:59 - 2:01
    với cánh tay giang rộng,
  • 2:01 - 2:04
    người xuất hiện để nói với tôi rằng,
    "Hãy tới đây."
  • 2:04 - 2:07
    Ngày hôm sau, tôi đã hân hoan đến mức run rẩy.
  • 2:07 - 2:10
    Niềm hạnh phúc lớn tới nỗi
    mà tôi đã thốt lên rằng tôi muốn chết.
  • 2:10 - 2:13
    Thế giới chẳng có vị trí gì
    trong tình yêu của tôi.
  • 2:13 - 2:15
    Trước đó,
  • 2:15 - 2:17
    tôi vốn là người rất ích kỉ
    và luôn cho mình là đúng.
  • 2:17 - 2:20
    Thế nhưng, sau đó
    tôi cầu nguyện cho hạnh phúc nhân loại
  • 2:20 - 2:22
    và với một trái tim thổn thức,
  • 2:22 - 2:25
    tôi có thể tha thứ
    cho những kẻ thù đáng ghét nhất của mình,
  • 2:26 - 2:28
    JH: Chúng ta hãy để ý
  • 2:28 - 2:30
    cái cách mà cái tôi hẹp hòi
    với đạo đức của riêng nó
  • 2:30 - 2:32
    chết trên những bước đi
    lên cầu thang như thế nào.
  • 2:32 - 2:34
    Và ở mức độ cao hơn
  • 2:34 - 2:37
    anh ta trở nên yêu thương và rộng lượng.
  • 2:38 - 2:40
    Những tôn giáo trên thế giới
    đã tìm ra được nhiều cách
  • 2:40 - 2:42
    để khiến con người ta
    leo lên được chiếc cầu thang ấy.
  • 2:42 - 2:44
    Một số tìm cách diệt cái tôi bằng thiền.
  • 2:44 - 2:46
    Số khác sử dụng những loại thuốc gây ảo giác.
  • 2:46 - 2:50
    Đây là từ một cuộn giấy Aztec từ thế kỷ 16
  • 2:50 - 2:53
    mô tả một người đàn ông chuẩn bị ăn
    một cây nấm chứa chất gây ảo giác
  • 2:53 - 2:57
    và trong chính khoảnh khắc đó,
    được kéo lên trên chiếc cầu thang bởi một vị thần.
  • 2:57 - 2:59
    Một số tôn giáo khác sử dụng các hình thức múa,
    xoay tròn, hay là đi vòng tròn
  • 2:59 - 3:01
    để giúp đạt tới trạng thái chuyển hóa tinh thần.
  • 3:01 - 3:04
    Thế nhưng, bạn chẳng cần tới một tôn giáo nào
    để đưa mình tới chiếc cầu thang kia.
  • 3:04 - 3:07
    Rất nhiều người tìm thấy
    sự chuyển hóa đó trong tự nhiên.
  • 3:07 - 3:10
    Số khác vượt qua cái tôi
    vốn đang trong cơn mê sảng.
  • 3:10 - 3:13
    Nhưng đây là điểm kỳ lạ nhất trong số đó:
  • 3:13 - 3:15
    chiến tranh.
  • 3:15 - 3:17
    Và có rất nhiều cuốn sách về chiến tranh
    nói về cùng một điều,
  • 3:17 - 3:19
    rằng chẳng có gì
    đưa con người lại gần nhau hơn
  • 3:19 - 3:21
    như chiến tranh.
  • 3:21 - 3:24
    Và việc đưa con người lại gần nhau như vậy
    mở ra cơ hội
  • 3:24 - 3:27
    có được những trải nghiệm
    chuyển hóa tinh thần.
  • 3:27 - 3:29
    Tôi sẽ mở cho các bạn xem một đoạn trích
  • 3:29 - 3:31
    từ cuốn sách này, của tác giả Glenn Gray.
  • 3:31 - 3:34
    Gray vốn là một binh sĩ
    trong quân đội Hoa Kỳ vào Thế chiến thứ II.
  • 3:34 - 3:37
    Sau chiến tranh,
    anh đã phỏng vấn rất nhiều binh sĩ khác
  • 3:37 - 3:39
    và viết về kinh nghiệm của họ trên chiến trường.
  • 3:39 - 3:41
    Đây là một đoạn quan trọng
  • 3:41 - 3:44
    mà anh mô tả cái thang kia.
  • 3:46 - 3:48
    (Video) Glenn Gray: Rất nhiều cựu chiến binh
    sẽ thú nhận rằng
  • 3:48 - 3:51
    kinh nghiệm chiến đấu cùng nhau
    trên chiến trường
  • 3:51 - 3:54
    là cao điểm trong cuộc đời họ.
  • 3:54 - 3:57
    Cái "tôi" đã chuyển biến sang cái "ta,"
  • 3:57 - 3:59
    "của tôi" trở thành "của chúng ta"
  • 3:59 - 4:01
    và niềm tin cá nhân
  • 4:01 - 4:04
    mất đi tính quan trọng vốn có của nó.
  • 4:04 - 4:06
    Tôi tin rằng không có gì
  • 4:06 - 4:09
    ngoài sự đảm bảo bất tử
  • 4:09 - 4:12
    đã khiến cho sự hi sinh
    trong những thời điểm này
  • 4:12 - 4:15
    trở nên thật dễ dàng.
  • 4:15 - 4:18
    Tôi có thể ngã xuống,
    nhưng tôi sẽ không chết,
  • 4:18 - 4:21
    bởi vì cái tôi thực sự sẽ tiếp tục tiến lên
  • 4:21 - 4:23
    và tiếp tục sống
    trong thân xác những người đồng đội
  • 4:23 - 4:25
    những người mà, vì họ,
    tôi đã hi sinh mạng sống của mình.
  • 4:27 - 4:30
    JH: Vậy điểm tương đồng
    của tất cả những tình huống này
  • 4:30 - 4:33
    đó là cái tôi có vẻ như nhỏ lại,
    hay đơn giản là tan chảy,
  • 4:33 - 4:35
    và cảm giác đó rất tuyệt, thực sự là rất tuyệt,
  • 4:35 - 4:38
    theo một cách hoàn toàn khác với những gì
    ta đã từng cảm nhận trong cuộc sống hàng ngày.
  • 4:38 - 4:41
    Đó là một cảm giác nâng đỡ.
  • 4:41 - 4:44
    Ý tưởng cho rằng chúng ta tiến lên bậc cao
    là trọng tâm của những nghiên cứu
  • 4:44 - 4:47
    của nhà xã hội học người Pháp, Emile Durkheim.
  • 4:47 - 4:49
    Durkheim thậm chí còn gọi chúng ta
    là Homo duplex,
  • 4:49 - 4:51
    hay là người với hai cấp độ.
  • 4:51 - 4:54
    Ông gọi cấp độ thấp hơn
    là cấp độ trần tục.
  • 4:54 - 4:57
    Và trần tục thì đối ngược với thiêng liêng.
  • 4:57 - 4:59
    Trần tục có nghĩa là tầm thường
    hay thông thường.
  • 4:59 - 5:02
    Và trong cuộc sống thường ngày,
    chúng ta tồn tại dưới dạng từng cá thể.
  • 5:02 - 5:05
    Chúng ta muốn thỏa mãn
    những ham muốn cá nhân.
  • 5:05 - 5:07
    Chúng ta theo đuổi những mục đích riêng.
  • 5:07 - 5:09
    Nhưng đôi lúc, có thứ gì đó xảy ra
  • 5:09 - 5:11
    kích thích sự thay đổi
  • 5:11 - 5:13
    Những cá nhân hợp lại với nhau
  • 5:13 - 5:16
    tạo thành một đội, một phong trào
    hay là một quốc gia,
  • 5:16 - 5:19
    mang tầm cỡ to lớn hơn nhiều
    so với từng cá thể cộng lại.
  • 5:19 - 5:22
    Durkheim gọi cấp độ này là
    cấp độ thiêng liêng
  • 5:22 - 5:24
    vì ông cho rằng
    chức năng của tôn giáo
  • 5:24 - 5:26
    là nhằm hợp nhất mọi người
    thành một nhóm,
  • 5:26 - 5:29
    trong một cộng đồng đạo đức.
  • 5:29 - 5:32
    Durkheim tin rằng
    bất kỳ thứ gì hợp nhất chúng ta
  • 5:32 - 5:34
    đều có giá trị thiêng liêng.
  • 5:34 - 5:36
    Và một khi con người được bao bọc
  • 5:36 - 5:38
    bởi một mục tiêu
    hay một giá trị thiêng liêng nào đó,
  • 5:38 - 5:41
    họ sẽ cùng nhau làm việc
    và đấu tranh để bảo vệ nó.
  • 5:41 - 5:43
    Durkheim đã viết
  • 5:43 - 5:45
    về một loạt những xúc cảm mạnh mẽ
    mang tính tập thể
  • 5:45 - 5:48
    giúp đạt được điều kỳ diệu
    có tên E pluribus unum này,
  • 5:48 - 5:50
    từ việc tập hợp những cá thể lại thành nhóm.
  • 5:50 - 5:53
    Hãy nghĩ về niềm vui chung của nước Anh
  • 5:53 - 5:56
    vào ngày Thế chiến thứ II chấm dứt.
  • 5:56 - 5:59
    Nghĩ về cơn thịnh nộ tập thể
    trên quảng trường Tahrir,
  • 5:59 - 6:02
    đã lật đổ một nhà độc tài.
  • 6:02 - 6:04
    Nghĩ về nỗi đau chung
  • 6:04 - 6:06
    ở nước Mỹ
  • 6:06 - 6:09
    mà tất cả chúng ta đều cảm thấy,
    điều đã đưa chúng ta lại gần nhau
  • 6:09 - 6:12
    từ sau sự kiện 11/9
  • 6:12 - 6:15
    Vậy thì, hãy để tôi tổng kết
    về hiện trạng của chúng ta.
  • 6:15 - 6:17
    Tôi đang nói rằng
    khả năng chuyển hóa tinh thần
  • 6:17 - 6:20
    chỉ là một phần tất yếu của con người.
  • 6:20 - 6:22
    Và tôi đưa ra phép ẩn dụ
  • 6:22 - 6:24
    về một chiếc cầu thang trong tâm trí.
  • 6:24 - 6:26
    Và chúng ta là Homo duplex
  • 6:26 - 6:29
    và chiếc thang này đưa chúng ta
    từ ngưỡng trần tục
  • 6:29 - 6:31
    tới ngưỡng thiêng liêng.
  • 6:31 - 6:33
    Khi chúng ta trèo lên nó,
  • 6:33 - 6:35
    những mưu cầu cá nhân tan biến,
  • 6:35 - 6:37
    ta trở nên bớt vị kỷ hơn,
  • 6:37 - 6:39
    ta cảm thấy như thể
    mình trở nên tốt hơn, cao quý hơn
  • 6:39 - 6:42
    và theo một cách nào đó, được nâng đỡ
  • 6:42 - 6:45
    Và sau đây là một câu hỏi đắt giá
  • 6:45 - 6:47
    cho một nhà nghiên cứu khoa học xã hội
    như tôi đây:
  • 6:47 - 6:49
    Liệu chiếc thang kia
  • 6:49 - 6:52
    có phải là một nhân tố
    trong mô thức tiến hóa của chúng ta?
  • 6:52 - 6:55
    Liệu nó có phải là
    một sản phẩm của chọn lọc tự nhiên,
  • 6:55 - 6:57
    như đôi bàn tay này?
  • 6:57 - 7:00
    Hay đó là một lỗ hổng, một lỗi hệ thống -
  • 7:00 - 7:02
    và thứ tôn giáo này chỉ đơn giản là
  • 7:02 - 7:05
    thứ gì đó diễn ra
    khi những dây thần kinh giao nhau -
  • 7:05 - 7:07
    Jill bị đột quị
    và cô đã rơi vào trải nghiệm tâm linh này,
  • 7:07 - 7:09
    Liệu đó có phải chỉ là tình cờ?
  • 7:09 - 7:13
    Có rất nhiều nhà khoa học về tôn giáo
    chọn lựa quan điểm này
  • 7:13 - 7:15
    Những người vô thần mới, làm ví dụ,
  • 7:15 - 7:17
    họ tranh luận rằng
    tôn giáo là một chuỗi những virus,
  • 7:17 - 7:19
    một kiểu virus ký sinh,
  • 7:19 - 7:21
    đã chui vào đầu chúng ta
  • 7:21 - 7:24
    và khiến ta gây ra
    đủ trò tâm linh điên rồ
  • 7:24 - 7:26
    những thứ tự làm hại bản thân,
    chẳng hạn như là đánh bom liều chết ,
  • 7:26 - 7:28
    Và suy cho cùng,
  • 7:28 - 7:30
    liệu có tốt không
  • 7:30 - 7:32
    nếu chúng ta đánh mất bản thân mình?
  • 7:32 - 7:34
    Làm sao mà các sinh vật
  • 7:34 - 7:36
    lại trở nên thích ứng tốt hơn
  • 7:36 - 7:39
    nếu vượt qua được sự vị kỷ?
  • 7:39 - 7:41
    Hãy để tôi cho các bạn xem.
  • 7:41 - 7:43
    Trong "Nguồn gốc loài người,"
  • 7:43 - 7:45
    Charles Darwin đã viết rất nhiều
  • 7:45 - 7:47
    về sự tiến hóa của đạo đức -
  • 7:47 - 7:50
    chúng đến từ đâu,
    tại sao chúng ta lại có nó.
  • 7:50 - 7:52
    Darwin viết rằng
    có rất nhiều đức giá trị của chúng ta
  • 7:52 - 7:54
    chẳng có mấy ý nghĩa,
  • 7:54 - 7:56
    nhưng lại rất có lợi cho tập thể.
  • 7:56 - 7:58
    Ông đã viết về một tình huống
  • 7:58 - 8:00
    trong đó hai bộ tộc người
  • 8:00 - 8:02
    có thể đã gặp gỡ và cạnh tranh với nhau.
  • 8:02 - 8:05
    Ông viết, "Nếu một bộ tộc bao gồm
  • 8:05 - 8:07
    một số đông những người
    dũng cảm, biết cảm thông
  • 8:07 - 8:09
    và những thành viên trung thành
  • 8:09 - 8:11
    những người luôn sẵn sàng viện trợ
    và bảo vệ những người khác,
  • 8:11 - 8:13
    bộ tộc đó sẽ thành công hơn
  • 8:13 - 8:15
    và chế ngự được bộ tộc còn lại."
  • 8:15 - 8:17
    Ông tiếp tục nói
    "Những người ích kỷ và hay gây gổ
  • 8:17 - 8:19
    sẽ không thể liên kết lại,
  • 8:19 - 8:21
    mà nếu thiếu đi sự liên kết,
  • 8:21 - 8:23
    không có gì có thể thành công."
  • 8:23 - 8:25
    Nói cách khác,
  • 8:25 - 8:27
    Charles Darwin tin vào
  • 8:27 - 8:29
    sự chọn lọc nhóm
  • 8:29 - 8:32
    Thực sự là ý tưởng này đã gây ra
    rất nhiều tranh cãi trong suốt 40 năm qua,
  • 8:32 - 8:35
    và nó sẽ lại dấy lên dư luận một lần nữa
    vào năm nay,
  • 8:35 - 8:38
    nhất là sau khi cuốn sách của E.O. WIlson
    ra mắt vào tháng 4,
  • 8:38 - 8:40
    tranh luận rất mạnh bạo rằng
  • 8:40 - 8:42
    chúng ta, và nhiều loài khác nữa,
  • 8:42 - 8:44
    là sản phẩm của sự chọn lọc nhóm.
  • 8:44 - 8:46
    Nhưng thực sự, cách nghĩ đúng đắn về vấn đề này
  • 8:46 - 8:48
    là sự chọn lọc đa tầng lớp.
  • 8:48 - 8:50
    Hãy nhìn theo hướng này:
  • 8:50 - 8:53
    Bạn phải đối mặt với sự cạnh tranh trong nhóm
    cũng như giữa các nhóm.
  • 8:53 - 8:56
    Giả dụ đây là một nhóm chèo thuyền
    trong trường đại học.
  • 8:56 - 8:58
    Trong nội bộ nhóm
  • 8:58 - 9:00
    có sự cạnh tranh
  • 9:00 - 9:02
    Có những người đang cạnh tranh dữ dội
    với những người còn lại.
  • 9:02 - 9:05
    Người chèo thuyền chậm nhất và yếu nhất
    sẽ bị loại khỏi đội.
  • 9:05 - 9:07
    Và có rất ít trong số họ
    đi sâu vào được bộ môn thể thao.
  • 9:07 - 9:10
    Có lẽ một trong số họ
    có thể vào đến Olympics.
  • 9:10 - 9:12
    Vậy là trong nội bộ nhóm,
  • 9:12 - 9:15
    lợi ích của mỗi người
    xung đột với những người khác
  • 9:15 - 9:17
    Và đôi khi sẽ có lợi hơn
  • 9:17 - 9:19
    cho một trong số những chàng trai này
  • 9:19 - 9:21
    nếu họ tìm cách ngầm hại những người khác.
  • 9:21 - 9:23
    Có lẽ cậu ta sẽ nói xấu đối thủ chính của mình
  • 9:23 - 9:25
    với huấn luyện viên.
  • 9:25 - 9:27
    Thế nhưng khi cuộc đua đang diễn ra
  • 9:27 - 9:29
    ngay trong chiếc thuyền này,
  • 9:29 - 9:32
    sự cạnh trạnh này diễn ra
    giữa những chiếc thuyền.
  • 9:32 - 9:35
    Và một khi bạn đặt những chàng trai này
    vào một chiếc thuyền để đua với một chiếc khác,
  • 9:35 - 9:37
    họ sẽ không có lựa chọn nào khác
    ngoài hợp tác
  • 9:37 - 9:40
    bởi vì họ đang ở trên cùng một chiếc thuyền.
  • 9:40 - 9:42
    Họ chỉ có thể chiến thắng
  • 9:42 - 9:44
    nếu chèo thuyền như một đội.
  • 9:44 - 9:46
    Có lẽ những thứ này
    nghe đã nhàm tai với bạn,
  • 9:46 - 9:48
    nhưng thực ra, chúng là những bài học sâu sắc
    về sự tiến hóa .
  • 9:48 - 9:50
    Phản biện chính của thuyết chọn lọc nhóm này
  • 9:50 - 9:52
    đó là
  • 9:52 - 9:55
    vâng, đúng vậy, thật tuyệt
    khi có một nhóm những người biết hợp tác,
  • 9:55 - 9:57
    nhưng ngay khi bạn có một nhóm
    những người hợp tác với nhau,
  • 9:57 - 10:00
    họ rồi sẽ bị đạp đổ bởi
    những kẻ lợi dụng, ăn không ngồi rồi,
  • 10:00 - 10:03
    những cá nhân sẽ bóc lột
    sự chăm chỉ của những người khác.
  • 10:03 - 10:05
    Để tôi minh họa điều này cho bạn xem.
  • 10:05 - 10:08
    Giả dụ chúng ta
    có một nhóm những sinh vật nhỏ -
  • 10:08 - 10:11
    chúng có thể là vi khuẩn, có thể là chuột đồng;
    điều đó không quan trọng -
  • 10:11 - 10:14
    và hãy giả dụ rằng nhóm nhỏ này,
    dần tiến hóa trở nên có tính hợp tác.
  • 10:14 - 10:16
    Chà điều đó tuyệt đấy.
    Chúng bảo vệ lẫn nhau,
  • 10:16 - 10:19
    chúng làm việc với nhau,
    chúng tạo ra sự thịnh vượng.
  • 10:19 - 10:21
    Và bạn sẽ thấy rằng
    trong mô phỏng này,
  • 10:21 - 10:24
    khi chúng tiếp xúc, chúng giành điểm,
    và rồi thì chúng phát triển,
  • 10:24 - 10:26
    và khi chúng đã phát triển kích thước lên gấp đôi,
    bạn sẽ thấy chúng bị chia thành hai nhóm,
  • 10:26 - 10:28
    và đó là cách
    mà chúng tự tái tạo và gia tăng dân số.
  • 10:28 - 10:31
    Thế nhưng giả dụ một trong số chúng biến dị.
  • 10:31 - 10:33
    Có biến dị trong gene
  • 10:33 - 10:35
    và một trong số chúng
    đi theo một chiến lược ích kỷ.
  • 10:35 - 10:37
    Nó lợi dụng những con khác.
  • 10:37 - 10:40
    Và khi một con xanh lá
    tiếp xúc với một con xanh dương,
  • 10:40 - 10:42
    bạn sẽ thấy con xanh lá to lớn hơn,
    còn con xanh trở nên nhỏ đi.
  • 10:42 - 10:44
    Và rồi đó là cách mà mọi thứ diễn ra.
  • 10:44 - 10:46
    Chúng ta chỉ cần một con xanh lá thôi,
  • 10:46 - 10:48
    và khi chúng tiếp xúc với phần còn lại
  • 10:48 - 10:51
    nó dành được sức mạnh,
    điểm số, hay là thức ăn.
  • 10:51 - 10:54
    Và chỉ trong một thời gian ngắn,
    số phận những kẻ biết hợp tác thế là chấm dứt.
  • 10:54 - 10:57
    Những kẻ lợi dụng đã lật đổ nó.
  • 10:57 - 11:00
    Nếu tập thể không thể giải quyết vấn đề
    về những kẻ lợi dụng
  • 11:00 - 11:03
    thì nó cũng không thể được hưởng
    lợi ích của việc hợp tác
  • 11:03 - 11:06
    và vì vậy bản thân việc chọn lọc
    chẳng thế được tiến hành.
  • 11:06 - 11:08
    Thế nhưng, vẫn tồn tại những giải pháp
    cho vấn nạn này.
  • 11:08 - 11:10
    Đó không phải là một vấn đề quá khó.
  • 11:10 - 11:13
    Thực tế là, tự nhiên đã giải quyết được nó
    vô số lần.
  • 11:13 - 11:15
    Và giải pháp yêu thích của tự nhiên
  • 11:15 - 11:18
    Đó là đưa tất cả mọi người
    vào cùng một chiếc thuyền.
  • 11:18 - 11:20
    Lấy ví dụ,
  • 11:20 - 11:23
    tại sao ADN ty thế trong mỗi tế bào
  • 11:23 - 11:25
    lại có một ADN riêng của nó
  • 11:25 - 11:28
    tách biệt hoàn toàn với ADN trong nhân?
  • 11:28 - 11:30
    Đó là bởi vì trước kia từng tồn tại
  • 11:30 - 11:32
    những vi khuẩn tự do
  • 11:32 - 11:34
    và chúng đã cùng với nhau
  • 11:34 - 11:36
    trở thành một tổ chức siêu việt hơn.
  • 11:36 - 11:39
    Bằng cách nào đó - có lẽ là một vi khuẩn
    nuốt con còn lại; ta không biết chính xác -
  • 11:39 - 11:41
    nhưng một khi
    chúng có màng bao quanh,
  • 11:41 - 11:43
    tức là chúng cùng nằm trong một chiếc màng,
  • 11:43 - 11:46
    vậy là tất cả các phân công lao động,
  • 11:46 - 11:48
    tất cả những sự vĩ đại
    được gây dựng bởi sự hợp tác,
  • 11:48 - 11:50
    bị khóa bên trong chiếc màng đó
  • 11:50 - 11:53
    và chúng ta có được một cơ quan siêu việt.
  • 11:53 - 11:55
    Giờ hãy tiếp tục với mô hình giả lập
  • 11:55 - 11:57
    đưa một trong những cơ quan này
  • 11:57 - 12:00
    vào một môi trường có những kẻ lợi dụng,
    những kẻ ngoan trá, lừa dối
  • 12:00 - 12:03
    và hãy xem điều gì sẽ xảy ra.
  • 12:03 - 12:05
    Cơ quan siêu việt này có thể lấy
    bất kỳ thứ gì mà nó muốn.
  • 12:05 - 12:08
    Nó quá lớn mạnh và hiệu quả tới nỗi
  • 12:08 - 12:10
    có thể chiếm lấy tài nguyên
  • 12:10 - 12:14
    của những con màu xanh,
    những kẻ phá hoại, ăn gian.
  • 12:14 - 12:16
    Và không sớm thì muộn,
  • 12:16 - 12:19
    môi trường này dần chỉ còn t
    oàn những cơ quan siêu việt mới được hình thành.
  • 12:19 - 12:21
    Những gì tôi vừa cho bạn xem
  • 12:21 - 12:23
    đôi lúc được gọi là chuyển biến trọng đại
  • 12:23 - 12:26
    trong lịch sử tiến hóa.
  • 12:26 - 12:28
    Thuyết của Darwin không hề thay đổi,
  • 12:28 - 12:31
    nhưng giờ đây
    có những người chơi mới trong cuộc chơi này
  • 12:31 - 12:34
    và mọi thứ trông khác đi rất nhiều.
  • 12:34 - 12:36
    Và sự biến chuyển này không phải chỉ là
    một diễn biến tự nhiên
  • 12:36 - 12:38
    chỉ xảy ra với một vài loài vi khuẩn.
  • 12:38 - 12:40
    Nó đã diễn ra một lần nữa
  • 12:40 - 12:42
    vào khoảng 120 hay 140 triệu năm về trước
  • 12:42 - 12:45
    khi một số con ong bắp cày đơn độc
  • 12:45 - 12:47
    bắt đầu tạo dựng
    một cách đơn giản và cổ lỗ,
  • 12:47 - 12:50
    những tổ ong.
  • 12:50 - 12:53
    Một khi vài con ong
    đều cùng ở trong cái tổ này,
  • 12:53 - 12:55
    chúng không còn lựa chọn nào khác
    ngoài việc hợp tác,
  • 12:55 - 12:57
    bởi vì rất nhanh thôi,
    chúng sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh
  • 12:57 - 12:59
    từ những tổ ong khác.
  • 12:59 - 13:01
    Và tổ nào liên kết chặt chẽ nhất
    sẽ giành chiến thắng,
  • 13:01 - 13:03
    đúng như Darwin đã nói.
  • 13:03 - 13:05
    Những con ong bắp cày này
  • 13:05 - 13:07
    phát triển thành ong và kiến
  • 13:07 - 13:09
    ngập tràn trên thế giới
  • 13:09 - 13:11
    và thay đổi sinh quyển.
  • 13:11 - 13:13
    Và sự biến chuyển này lại tiếp tục xảy ra,
  • 13:13 - 13:15
    thậm chí còn kỳ diệu hơn,
  • 13:15 - 13:17
    trong nửa triệu năm trước đây,
  • 13:17 - 13:19
    khi chính tổ tiên của chúng ta
  • 13:19 - 13:21
    trở thành những sinh vật có văn hóa,
  • 13:21 - 13:24
    họ quây quần quanh những đống lửa,
  • 13:24 - 13:26
    họ phân chia lao động,
  • 13:26 - 13:29
    họ bắt đầu tô vẽ lên người,
    họ nói những ngôn ngữ địa phương của riêng mình,
  • 13:29 - 13:32
    và dần dà, họ tôn thờ những vị thần của riêng họ.
  • 13:32 - 13:34
    Một khi họ ở trong cùng một tộc người,
  • 13:34 - 13:37
    họ có thể gìn giữ được
    những lợi ích của sự hợp tác trong bộ tộc đó.
  • 13:37 - 13:39
    Và họ đã mở ra
    những tiềm lực mạnh mẽ nhất
  • 13:39 - 13:41
    chưa từng thấy trên hành tinh này
  • 13:41 - 13:43
    đó chính là hợp tác giữa con người --
  • 13:43 - 13:45
    một sức mạnh giúp cho việc xây dựng
  • 13:45 - 13:48
    và phá hoại.
  • 13:48 - 13:50
    Dĩ nhiên, con người không thể
    hợp tác chặt chẽ được
  • 13:50 - 13:52
    như những chú ong kia.
  • 13:52 - 13:55
    Bộ tộc người chỉ trông giống tổ ong
    trong một khoảng thời gian ngắn,
  • 13:55 - 13:57
    rồi thì chúng có xu hướng đổ vỡ.
  • 13:57 - 14:00
    Chúng ta hiện giờ không còn bị kìm kẹp
    trong việc hợp tác với nhau như loài ong và kiến.
  • 14:00 - 14:02
    Trên thực tế, thông thường,
  • 14:02 - 14:04
    như chúng ta đã thấy rất nhiều
    trong những cuộc biểu tình Mùa Xuân Ả-rập
  • 14:04 - 14:08
    thông thường, sự phân chia
    xảy ra giữa những dòng tôn giáo.
  • 14:08 - 14:11
    Mặc dù vậy, khi con người thực sự đến với nhau
  • 14:11 - 14:13
    cùng sống chung trong một làn sóng,
  • 14:13 - 14:16
    họ có thể chuyển núi dời sông.
  • 14:16 - 14:19
    Hãy nhìn những người trong những bức ảnh
    mà tôi đang trình chiếu cho bạn
  • 14:19 - 14:21
    Bạn có cho rằng họ ở đó
  • 14:21 - 14:23
    là để theo đuổi mục đích cá nhân không?
  • 14:23 - 14:26
    Hay đang theo đuổi mục đích của tập thế,
  • 14:26 - 14:29
    thứ mà sẽ đòi hỏi ở họ
    sự quên mình
  • 14:29 - 14:33
    và trở thành của một phần của tập thể?
  • 14:34 - 14:36
    Bài diễn thuyết của tôi là vậy
  • 14:36 - 14:38
    được trình bày
    theo tiêu chuẩn của "TED".
  • 14:38 - 14:40
    Và giờ thì tôi sẽ trình bày
    cuộc nói chuyện ấy lại từ đầu
  • 14:40 - 14:42
    trong ba phút
  • 14:42 - 14:45
    một cách bao quát hơn.
  • 14:45 - 14:47
    (Âm nhạc)
  • 14:47 - 14:49
    (Video) Jonathan Haidt:
    Con người chúng ta có rất nhiều dạng
  • 14:49 - 14:51
    trải nghiệm tôn giáo,
  • 14:51 - 14:53
    như William James đã giải thích
  • 14:53 - 14:56
    Một trong những cách thông thường nhất
    là trèo lên chiếc thang bí mật
  • 14:56 - 14:58
    và quên đi bản thân mình.
  • 14:58 - 15:00
    Chiếc thang kia đưa chúng ta
  • 15:00 - 15:03
    từ cuộc sống trần tục và tầm thường
  • 15:03 - 15:05
    vươn tới những trải nghiệm thiêng liêng,
  • 15:05 - 15:07
    hay gắn bó sâu sắc với nhau.
  • 15:07 - 15:09
    Chúng ta là loài Homo duplex,
  • 15:09 - 15:11
    như Durkheim đã diễn giải.
  • 15:11 - 15:13
    Và chúng ta là Homo duplex
  • 15:13 - 15:15
    bởi vì chúng ta tiến hóa
    theo chọn lọc đa tầng lớp,
  • 15:15 - 15:18
    như Darwin đã giải thích.
  • 15:18 - 15:20
    Tôi không thể chắc chắn rằng
    chiếc thang đó giúp cho việc thích nghi
  • 15:20 - 15:22
    hay đơn giản
    là một lỗi hệ thống,
  • 15:22 - 15:24
    nhưng nếu nó hỗ trợ cho việc thích nghi,
  • 15:24 - 15:26
    thì ý nghĩa của nó là vô cùng quan trọng
  • 15:26 - 15:28
    Nếu nó là sự thích nghi,
  • 15:28 - 15:31
    thì chúng ta đã tiến hóa
    để trở nên tâm linh hơn.
  • 15:31 - 15:33
    Tôi không có ý rằng chúng ta tiến hóa
  • 15:33 - 15:35
    để tham gia vào những dòng tôn giáo to lớn.
  • 15:35 - 15:37
    Những thứ đó mới xuất hiện gần đây thôi.
  • 15:37 - 15:39
    Ý của tôi là chúng ta tiến hóa
  • 15:39 - 15:41
    để tìm thấy sự thiêng liêng ở xung quanh mình
  • 15:41 - 15:43
    và để cùng những người khác
    tham gia vào tập thể
  • 15:43 - 15:45
    được bao quanh bởi những mục đích,
  • 15:45 - 15:47
    con người, và ý tưởng thiêng liêng.
  • 15:47 - 15:50
    Đó là lý do tại sao
    chính trị lại mang tính bộ tộc đến thế.
  • 15:50 - 15:53
    Chính trị có phần trần tục,
    có phần vị kỷ,
  • 15:53 - 15:56
    nhưng chính trị cũng có phần thiêng liêng.
  • 15:56 - 15:58
    Đó là việc cùng với người khác
  • 15:58 - 16:00
    theo đuổi những tư tưởng đạo đức.
  • 16:00 - 16:03
    Đó là sự đấu tranh bất tận
    giữa cái tốt và cái xấu,
  • 16:03 - 16:06
    mà tất cả chúng ta
    đều cho rằng mình đang ở phe tốt.
  • 16:06 - 16:08
    Và quan trọng nhất,
  • 16:08 - 16:10
    nếu chiếc thang kia là thật,
  • 16:10 - 16:12
    nó sẽ giải thích được sự bất mãn
  • 16:12 - 16:14
    dai dẳng và ngấm ngầm
    bên trong cuộc sống hiện tại.
  • 16:14 - 16:17
    Bởi vì loài người chúng ta,
    ở một mức độ nào đó,
  • 16:17 - 16:19
    cũng giống như loài ong vậy.
  • 16:19 - 16:22
    Chúng ta là ong. Chúng ta rời khỏi tổ
    trong thời kỳ khải huyền vào thế kỷ 18.
  • 16:22 - 16:25
    Chúng ta lật đổ những thể chế cũ kỹ
  • 16:25 - 16:27
    và đem tự do tới cho những người bị áp bức.
  • 16:27 - 16:29
    Chúng ta đem tới sự sáng tạo
    làm thay đổi Trái đất
  • 16:29 - 16:32
    và tạo dựng sự thịnh vượng và tiện nghi.
  • 16:32 - 16:34
    Ngày nay, chúng ta bay lượn xung quanh
  • 16:34 - 16:36
    như những con ong hạnh phúc trong tự do.
  • 16:36 - 16:38
    Nhưng đôi lúc ta tự hỏi:
  • 16:38 - 16:40
    Có phải đây là tất cả?
  • 16:40 - 16:42
    Ta cần làm gì với cuộc đời mình?
  • 16:42 - 16:44
    Điều gì còn thiếu?
  • 16:44 - 16:46
    Điều còn thiếu đó là
    chúng ta là loài Homo duplex,
  • 16:46 - 16:49
    nhưng xã hội thực dụng hiện đại được xây dựng
  • 16:49 - 16:52
    nhằm thỏa mãn những cái tôi thấp hơn, trần tục hơn.
  • 16:52 - 16:55
    Thực sự, ở cấp độ thấp hơn rất thoải mái.
  • 16:55 - 16:58
    Hãy tới đây,
    hãy đến ngồi trong khu giải trí trong nhà của tôi.
  • 16:58 - 17:00
    Một thách thức lớn với cuộc sống hiện đại
  • 17:00 - 17:03
    đó là tìm thấy chiếc thang
    lẫn giữa tất cả những thứ lộn xộn kia
  • 17:03 - 17:06
    và làm một cái gì đó tốt và cao quý
  • 17:06 - 17:09
    một khi bạn trèo lên tới đỉnh.
  • 17:09 - 17:12
    Tôi nhìn thấy khao khát này
    trong những sinh viên của mình ở Đại học Virginia.
  • 17:12 - 17:14
    Họ đều muốn tìm thấy một lý do, hay một tiếng gọi
  • 17:14 - 17:16
    mà họ có thể hoà mình vào trong đó.
  • 17:16 - 17:19
    Họ đều đang kiếm tìm chiếc thang của mình.
  • 17:19 - 17:21
    Và điều đó cho tôi hi vọng
  • 17:21 - 17:23
    bởi vì con người không hoàn toàn ích kỷ.
  • 17:23 - 17:25
    Hầu hết mọi người mong muốn vượt qua
    sự hèn mọn
  • 17:25 - 17:27
    và trở thành một phần của cái gì to lớn hơn.
  • 17:27 - 17:30
    Và điều đó giải thích sự vang vọng kỳ diệu
  • 17:30 - 17:32
    của phép so sánh ẩn dụ này
  • 17:32 - 17:35
    được hình thành cách đây 400 năm về trước.
  • 17:35 - 17:37
    "Không có ai là một
  • 17:37 - 17:39
    hoang đảo riêng.
  • 17:39 - 17:42
    Mỗi con người là một phần của lục địa,
  • 17:42 - 17:45
    là một phần của một cái chung."
  • 17:45 - 17:47
    JH: Xin cảm ơn.
  • 17:47 - 17:55
    (Vỗ tay)
Title:
Tôn giáo, sự tiến hóa, và niềm hân hoan trong chuyển hóa tinh thần
Speaker:
Jonathan Haidt
Description:

Nhà tâm lý học Jonathan Haidt đặt ra một câu hỏi tưởng chừng đơn giản mà hóc búa: Tại sao chúng ta lại tìm cách chuyển hóa tinh thần? Tại sao chúng ta lại nỗ lực tới vậy để dấn thân? Giới thiệu với chúng ta về khoa học tiến hóa thông qua chọn lọc nhóm, Haidt đề đạt một câu trả lời hấp dẫn.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
17:56
  • Bạn ơi,

    Chú ý chính tả và cách sử dụng từ ngữ khi dịch nhé.
    Mình có một vài chỉnh sửa. Bạn dành thời gian để xem lại, nếu có thể.
    Chú ý ngắt dòng nếu câu dài quá 42 ký tự, để người xem tiện theo dõi.

    Thân,
    Nhu

Vietnamese subtitles

Revisions