< Return to Video

Con mèo của Schrödinger dạy chúng ta điều gì về thế giới lượng tử? Josh Samani

  • 0:07 - 0:10
    Trong trường hợp ném thẳng
    một quả bóng vào không trung.
  • 0:10 - 0:14
    Bạn có thể dự đoán
    chuyển động của nó không?
  • 0:14 - 0:15
    Chắc chắn rồi,
    dễ mà.
  • 0:15 - 0:19
    Quả bóng sẽ di chuyển thằng đứng
    cho đến điểm cao nhất,
  • 0:19 - 0:21
    rồi rơi trở lại
    và đáp gọn trong tay bạn.
  • 0:21 - 0:23
    Đó là những gì xảy ra,
  • 0:23 - 0:27
    bạn biết điều này bởi vì bạn đã
    chứng kiến nó rất nhiều lần
  • 0:27 - 0:31
    Bạn quan sát các hiện tượng vật lý
    hàng ngày trong suốt cuộc đời mình.
  • 0:31 - 0:36
    Giả sử, ta xem xét câu hỏi
    về thế giới vật lý của các nguyên tử,
  • 0:36 - 0:38
    ví dụ như chuyển động
    của một electron
  • 0:38 - 0:41
    quanh hạt nhân của nguyên tử hydro
    sẽ trông như thế nào?
  • 0:41 - 0:45
    Liệu ta có thể trả lời câu hỏi đó
    dựa trên hiểu biết về Vật lý thường ngày?
  • 0:45 - 0:47
    Chắc chắn là không rồi.
    Tại sao vậy?
  • 0:47 - 0:51
    Bởi vì định luật vật lý chi phối
    hoạt động ở hệ thống vi mô
  • 0:51 - 0:55
    rất khác so với vật lý vĩ mô
  • 0:55 - 0:58
    mà ta nhìn thấy hàng ngày.
  • 0:58 - 1:00
    Thế giới thường ngày
    mà bạn biết và yêu mến
  • 1:00 - 1:04
    tuân theo những định luật
    của cơ học cổ điển.
  • 1:04 - 1:06
    Nhưng hệ thống
    ở cấp độ nguyên tử
  • 1:06 - 1:10
    lại hành xử dựa trên những
    định luật của cơ học lượng tử.
  • 1:10 - 1:13
    Thế giới lượng tử
    là một nơi vô cùng kì lạ.
  • 1:13 - 1:18
    Một minh họạ về sự kì lạ đó
    là thí nghiệm giả tưởng nổi tiếng:
  • 1:18 - 1:20
    Con mèo của Schrödinger.
  • 1:20 - 1:24
    Một nhà vật lý không thích mèo,
    đặt một con vào trong hộp,
  • 1:24 - 1:30
    cùng với một quả bom có xác xuất
    nổ là 50% sau khi đậy nắp.
  • 1:30 - 1:33
    Trừ khi mở nắp hộp ra,
    không có cách nào để biết
  • 1:33 - 1:35
    quả bom đó đã nổ hay chưa.
  • 1:35 - 1:41
    do đó, không có cách nào để biết
    con mèo còn sống hay đã chết.
  • 1:41 - 1:44
    Trong vật lý lượng tử, ta
    có thể nói rằng trước khi quan sát
  • 1:44 - 1:47
    con mèo ở trạng thái chồng chập
  • 1:47 - 1:52
    Không sống cũng chưa chết,
    mà đúng ra là tổng hợp xác xuất
  • 1:52 - 1:55
    với 50% cho mỗi trường hợp.
  • 1:55 - 1:59
    Tương tự những gì diễn ra
    với hệ vật lý lượng tử
  • 1:59 - 2:02
    như một electron chyển động
    xung quanh hạt nhân nguyên tử hydro.
  • 2:02 - 2:04
    Thực chất, hạt electron
    không quay xung quanh
  • 2:04 - 2:07
    Nó xuất hiện cùng một lúc
    tại khắp nơi trong không gian
  • 2:07 - 2:11
    với xác xuất xuất hiện ở vùng này
    nhiều hơn so với vùng khác.
  • 2:11 - 2:13
    Chỉ sau khi định vị,
  • 2:13 - 2:16
    ta mới chỉ ra được
    nó đang ở đâu tại thời điểm đó.
  • 2:16 - 2:19
    Tương tự như việc ta không biết được
    con mèo còn sống hay đã chết
  • 2:19 - 2:21
    cho đến khi mở nắp hộp.
  • 2:21 - 2:24
    Điều này đưa ta đến
    một hiệu ứng kì lạ và đẹp đẽ
  • 2:24 - 2:26
    có tên gọi Liên Đới Lượng Tử
  • 2:26 - 2:29
    Giả sử, thay vì chỉ có một
    con mèo bên trong cái hộp
  • 2:29 - 2:32
    ta có hai con
    trong hai hộp khác nhau.
  • 2:32 - 2:39
    Kết quả của thí nghiệm Con mèo
    của Schrödinger cho ra bốn khả năng
  • 2:39 - 2:42
    Cả hai con mèo đều sống
    hoặc đều đã chết
  • 2:42 - 2:46
    hoặc một con còn sống,
    con còn lại đã chết và ngược lại.
  • 2:46 - 2:49
    Hệ hai con mèo một lần nữa
    ở trạng thái chồng chập
  • 2:49 - 2:54
    với xác xuất 25%
    thay vì 50% cho mỗi trường hợp.
  • 2:54 - 2:56
    Chính tại đây, điều thú vị là
  • 2:56 - 2:59
    cơ học lượng tử cho rằng
    có thể loại bỏ
  • 2:59 - 3:04
    trường hợp cả hai con mèo cùng sống hoặc
    cùng chết dựa trên trạng thái chồng chập.
  • 3:04 - 3:07
    Nói cách khác,
    có thể có một hệ hai con mèo,
  • 3:07 - 3:13
    sao cho kết quả sẽ luôn là một con
    còn sống, con còn lại đã chết.
  • 3:13 - 3:17
    Theo thuật ngữ chuyên môn thì
    đó là trạng thái liên đới của hai con mèo
  • 3:17 - 3:21
    Nhưng vẫn còn điều thực sự gây kinh ngạc
    về hiệu ứng liên đới lượng tử
  • 3:21 - 3:25
    Nếu bạn chuẩn bị hệ hai con mèo
    trong hộp ở trạng thái liên đới,
  • 3:25 - 3:29
    sau đó di chuyển những cái hộp
    tới hai đầu của vũ trụ
  • 3:29 - 3:33
    thí nghiệm sẽ luôn cho ra
    cùng một kết quả.
  • 3:33 - 3:37
    Một con mèo sẽ luôn sống
    và con còn lại luôn chết
  • 3:37 - 3:42
    mặc dù không thể thể xác định được
    con nào sống, con nào chết
  • 3:42 - 3:45
    trước khi đo đạc.
  • 3:45 - 3:46
    Sao mà như vậy được?
  • 3:46 - 3:50
    Bằng cách nào mà trạng thái của
    hai con mèo ở hai đầu vũ trụ
  • 3:50 - 3:52
    lại có thể liên đới theo cách này?
  • 3:52 - 3:54
    Chúng ở quá xa để có thể
    ảnh hưởng tới nhau.
  • 3:54 - 3:58
    Vậy làm thế nào hai quả bom
    lại luôn sắp xếp sao cho
  • 3:58 - 4:00
    một quả nổ,
    quả còn lại thì không?
  • 4:00 - 4:01
    Bạn có thể nghĩ rằng,
  • 4:01 - 4:04
    "Lý thuyết có vấn đề và rằng
  • 4:04 - 4:06
    Điều này không thể xảy ra
    trong thực tế."
  • 4:06 - 4:09
    Nhưng cuối cùng,
    liên đới lượng tử
  • 4:09 - 4:12
    cũng được khẳng định
    bằng quan sát thực nghiệm.
  • 4:12 - 4:16
    Hai hạt hạ nguyên tử liên đới
    ở trạng thái chồng chất,
  • 4:16 - 4:18
    nếu spin của vật thứ nhất
    quay xuống dưới,
  • 4:18 - 4:20
    spin của vật kia
    sẽ phải quay lên trên
  • 4:20 - 4:22
    cho dù không có cách nào
  • 4:22 - 4:26
    để truyền thông tin giữa hai vật,
  • 4:26 - 4:30
    cho thấy spin của một hạt
    tuân theo các định luật liên đới lượng tử.
  • 4:30 - 4:33
    Không có gì ngạc nhiên
    khi liên đới lượng tử là cốt lõi
  • 4:33 - 4:35
    của khoa học thông tin lượng tử,
  • 4:35 - 4:39
    một lĩnh vực đang phát triển
    nghiên cứu cách áp dụng định luật lượng tử
  • 4:39 - 4:42
    vào thế giới vĩ mô,
  • 4:42 - 4:46
    như mật mã lượng tử, cho phép gián điệp
    trao đổi thông tin một cách an toàn,
  • 4:46 - 4:49
    hay tính toán lượng tử,
    nhằm bẻ khoá mật mã.
  • 4:49 - 4:54
    Vật lý thường ngày thoạt nhìn có vẻ
    giống với thế giới lượng tử kỳ lạ.
  • 4:54 - 4:57
    Viễn tải lượng tử sẽ còn tiến xa hơn
    cho đến
  • 4:57 - 5:01
    một ngày nào đó, con mèo của bạn
    sẽ trốn tới một thiên hà an toàn hơn
  • 5:01 - 5:04
    nơi không có các nhà vật lý
    và những cái hộp.
Title:
Con mèo của Schrödinger dạy chúng ta điều gì về thế giới lượng tử? Josh Samani
Speaker:
Josh Samani
Description:

Xem bài giảng đầy đủ tại: http://ed.ted.com/lessons/what-can-schrodinger-s-cat-teach-us-about-quantum-mechanics-josh-samani

Vật lý cổ điển, cái mà ta bắt gặp hàng ngày trong thế giới vĩ mô vô cùng khác biệt so với vật lý lượng tử, thứ chi phối thế giới nhỏ bé (cỡ nguyên tử). Một minh chứng điển hình cho sự kì lạ của vật lý lượng tử là thí nghiệm giả tưởng "Con mèo của Schrödinger. Josh Samani sẽ giúp ta khám phá thí nghiệm nổi tiếng này.

Bài giảng của Josh Samadi, đồ họa thực hiện bởi Dan Pinto

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
05:24
  • Mình chỉnh lại "quantum entanglement" là "liên đới lượng tử" nhé. Đây là một thuật ngữ đã được dịch sang tiếng Việt rồi.

Vietnamese subtitles

Revisions