< Return to Video

Dan Pallotta: Cách chúng ta nghĩ về từ thiện là hoàn toàn sai lầm.

  • 0:01 - 0:04
    Tôi muốn nói với các bạn về tiến bộ xã hội
  • 0:04 - 0:08
    và kinh doanh xã hội.
  • 0:08 - 0:11
    Tôi có con sinh ba.
  • 0:11 - 0:13
    Chúng còn rất nhỏ, mới 5 tuổi.
  • 0:13 - 0:14
    Vài lần tôi kể với mọi người rằng tôi có con sinh ba.
  • 0:14 - 0:18
    Họ thường hỏi lại rằng: "Thật ư? Anh có mấy đứa?"
  • 0:18 - 0:19
    Đây là một bức ảnh về lũ trẻ nhà tôi.
  • 0:19 - 0:23
    Đây là Sage, Annalisa, và Rider.
  • 0:23 - 0:28
    Và, tôi còn là một người đồng tính nữa.
  • 0:28 - 0:30
    Là một người đồng tính và cha của 3 đứa trẻ tính đến thời điểm hiện tại với tôi là
  • 0:30 - 0:33
    một điều có tính chất tiến bộ xã hội và kinh doanh xã hội nhất
  • 0:33 - 0:35
    mà tôi từng làm.
  • 0:35 - 0:40
    (Cười) (Vỗ tay)
  • 0:40 - 0:43
    Tiến bộ xã hội thực sự mà tôi muốn nói đến
  • 0:43 - 0:44
    liên quan đến công tác từ thiện.
  • 0:44 - 0:47
    Tôi muốn nói về những điều chúng ta đã được dạy khi nghĩ
  • 0:47 - 0:50
    về việc cho đi khi làm từ thiện
  • 0:50 - 0:52
    và về khu vực phi lợi nhuận
  • 0:52 - 0:55
    thực ra đang phá ngầm những động lực nhân ái
  • 0:55 - 0:59
    và khát vọng sâu sắc muốn thay đổi thế giới trong mỗi chúng ta.
  • 0:59 - 1:02
    Những trước khi nói về những điều đó, tôi muốn hỏi rằng liệu các bạn có tin rằng
  • 1:02 - 1:05
    khu vực phi lợi nhuận có thực sự đóng một vai trò quan trọng nào đó
  • 1:05 - 1:07
    trong việc thay đổi thế giới hay không.
  • 1:07 - 1:11
    Rất nhiều người cho rằng kinh doanh sẽ giúp nền kinh tế đang phát triển đi lên,
  • 1:11 - 1:14
    và doanh nghiệp xã hội sẽ thúc đẩy sự phát triển của các nền kinh tế khác.
  • 1:14 - 1:16
    Và tôi thực sự tin rằng kinh doanh sẽ thúc đẩy
  • 1:16 - 1:19
    phần lớn nhân loại tiến về phía trước.
  • 1:19 - 1:23
    Nhưng nó cũng luôn luôn để lại sau 10 phần trăm hoặc hơn
  • 1:23 - 1:28
    những nhóm thiệt hại hoặc không may mắn.
  • 1:28 - 1:29
    Và doanh nghiệp xã hội cần thị trường,
  • 1:29 - 1:32
    và luôn có một vài vấn đề mà bạn không thể phát triển được
  • 1:32 - 1:35
    dạng đo lường tiền bạc mà bạn cần cho một thị trường.
  • 1:35 - 1:38
    Tôi có chân trong một trung tâm (hỗ trợ) phát triển (cho) người khuyết tật,
  • 1:38 - 1:41
    những người ở đây họ muốn tiếng cười,
  • 1:41 - 1:45
    lòng nhân ái, và họ muốn tình yêu.
  • 1:45 - 1:48
    Làm thế nào bạn có thể quy đổi thành tiền được những điều này?
  • 1:48 - 1:51
    Đó là nơi mà khu vực phi lợi nhuận
  • 1:51 - 1:53
    và tổ chức phúc thiện tham gia.
  • 1:53 - 1:57
    Tổ chức phúc thiện là thị trường dành cho tình yêu thương.
  • 1:57 - 1:59
    Đây là thị trường cho tất cả những người như vậy
  • 1:59 - 2:02
    cho những người không có được sự quan tâm của những thị trường khác.
  • 2:02 - 2:05
    Và như Buckminster Fuller đã từng nói, nếu chúng ta thực sự muốn,
  • 2:05 - 2:07
    một thế giới phù hợp với tất cả mọi người,
  • 2:07 - 2:09
    không loại trừ bất kỳ ai và điều gì,
  • 2:09 - 2:12
    khi đó khu vực phi lợi nhuận chắc chắn là
  • 2:12 - 2:14
    một phần quan trọng trong câu chuyện.
  • 2:14 - 2:17
    Nhưng điều này nghe có vẻ không đúng.
  • 2:17 - 2:19
    Vì sao các quỹ từ thiện dành cho bệnh nhân ung thư vú
  • 2:19 - 2:21
    chưa bao giờ tiến gần được đến việc tìm ra một phương pháp chữa trị ung thư vú,
  • 2:21 - 2:23
    hoặc, các quỹ từ thiện dành cho người vô gia cư chưa bao giờ tiến gần được đến chỗ
  • 2:23 - 2:26
    chấm dứt tình trạng vô gia cư trong bất kỳ một đô thị nào?
  • 2:26 - 2:30
    Vì sao mà tỷ lệ đói nghèo vẫn bị kẹt ở mức 12 phần trăm
  • 2:30 - 2:33
    trong tổng số dân Mỹ trong suốt 40 năm qua?
  • 2:33 - 2:37
    Và câu trả lời là, những vấn đề xã hội đó
  • 2:37 - 2:39
    là một tỉ lệ quá lớn,
  • 2:39 - 2:42
    so với chúng thì các tổ chức của chúng ta quá nhỏ bé,
  • 2:42 - 2:45
    và hệ tư tưởng của chúng ta (là yếu tố) khiến cho các tổ chức này nhỏ bé như vậy.
  • 2:45 - 2:47
    Chúng ta có hai bộ quy tắc.
  • 2:47 - 2:49
    Một dành cho khối phi lợi nhuận
  • 2:49 - 2:52
    và một dành cho phần còn lại của nền kinh tế thế giới.
  • 2:52 - 2:54
    Nó như là một sự phân biệt chủng tộc, và nó phân biệt
  • 2:54 - 2:57
    giữa khu vực phi lợi nhuận so với 5 khu vực khác,
  • 2:57 - 2:59
    điều đầu tiên là sự đền bù.
  • 2:59 - 3:02
    Trong khu vực có lợi nhuận, bạn càng tạo được giá trị bao nhiêu,
  • 3:02 - 3:04
    thì số tiền bạn kiếm được càng lớn.
  • 3:04 - 3:06
    Nhưng chúng ta không ủng hộ việc phi lợi nhuận sử dụng tiền
  • 3:06 - 3:10
    để khuyến khích mọi người tham gia đóng góp vào hoạt động xã hội.
  • 3:10 - 3:13
    Chúng ta có một phản ứng bản năng với ý kiến cho rằng bất cứ ai
  • 3:13 - 3:16
    cũng có thể tạo ra rất nhiều tiền (khi) giúp đỡ người khác.
  • 3:16 - 3:18
    Điều thú vị là chúng ra không có phản ứng bản năng
  • 3:18 - 3:22
    đối với quan niệm mọi người sẽ tạo ra rất nhiều tiền khi không giúp đỡ người khác.
  • 3:22 - 3:24
    Bạn biết đấy, bạn muốn tạo ra 50 triệu đô la
  • 3:24 - 3:27
    từ việc bán video trò chơi điện tử bạo lực cho trẻ em, hãy cứ làm đi.
  • 3:27 - 3:29
    Chúng tôi sẽ cho bạn lên trang bìa của tạp chí Wired.
  • 3:29 - 3:31
    Nhưng bạn muốn kiếm một nửa triệu đô la
  • 3:31 - 3:32
    khi cố gắng cứu trẻ em khỏi bênh sốt rét,
  • 3:32 - 3:40
    và bạn chính bạn cũng có khả năng bị mắc kí sinh trùng. (Vỗ tay)
  • 3:40 - 3:43
    Và chúng ta coi hành động này giống như hệ thống đạo đức,
  • 3:43 - 3:45
    nhưng những gì chúng ta không nhận thức được là hệ thống này
  • 3:45 - 3:48
    có một tác dụng phụ rất lớn, đó là,
  • 3:48 - 3:52
    nó tạo ra 2 sự lựa chọn đều khó khăn và quan trọng
  • 3:52 - 3:55
    giữa việc làm điều tốt cho bản thân và gia đình
  • 3:55 - 3:58
    hay là điều tốt cho thế giới
  • 3:58 - 4:01
    với những bộ óc sáng lạn nhất đến từ những trường đại học tốt nhất của chúng ta,
  • 4:01 - 4:03
    và gửi đi hàng chục nghìn người,
  • 4:03 - 4:05
    những người có thể tạo ra sự khác biệt trong khu vực phi lợi nhuận
  • 4:05 - 4:08
    cứ hàng năm chuyển dần thành các tổ chức vì lợi nhuận
  • 4:08 - 4:13
    bới vì họ không sẵn lòng tạo ra những hy sinh mang tính kinh tế trong thời gian dài.
  • 4:13 - 4:16
    Tuần kinh doanh (tạp chí -ND) đã làm một cuộc khảo sát, họ tập trung vào những gói bồi thường
  • 4:16 - 4:19
    cho các thạc sĩ kinh tế (MBA) của 10 năm tại trường kinh doanh,
  • 4:19 - 4:22
    và đền bù trung bình cho một MBA từ trường Stanford,
  • 4:22 - 4:27
    với tiền thưởng, tại tuổi 38, là 400.000 đô la.
  • 4:27 - 4:29
    Trong khi đó, cùng một năm, lương trung bình
  • 4:29 - 4:32
    của CEO của một tổ chức từ thiện y tế 5 triệu đô la ở Mỹ
  • 4:32 - 4:37
    là 232.000 đô la, và với tổ chức đói nghèo, là 84.000 đô la.
  • 4:37 - 4:39
    Bây giờ, bạn không thể khiến rất nhiều người
  • 4:39 - 4:44
    với tài năng trị giá 400.000 đô la đánh đổi sự hy sinh trị giá 316.000 đô la
  • 4:44 - 4:48
    hàng năm để trở thành CEO của một tổ chức từ thiện vì người đói nghèo.
  • 4:48 - 4:51
    Một vài người nói rằng, "Đò là bởi vì những người có bằng MBA quá tham lam."
  • 4:51 - 4:54
    Không hoàn toàn đúng. Họ có thể thông minh.
  • 4:54 - 4:56
    Sẽ rẻ hơn cho họ khi quyên góp
  • 4:56 - 5:00
    100.000 đô la hàng năm cho tổ chức từ thiện,
  • 5:00 - 5:02
    tiết kiệm 50.000 đô la cho các loại thuế,
  • 5:02 - 5:06
    nên vẫn còn gần 270.000 đô la còn lại
  • 5:06 - 5:09
    và (họ) được gọi là những nhà từ thiện vì họ ủng hộ
  • 5:09 - 5:11
    100.000 đô la cho từ thiện,
  • 5:11 - 5:13
    có thể tham gia vào ban quản lý tổ chức từ thiện vì người đói nghèo,
  • 5:13 - 5:15
    thực sự, (họ) có thể giám sát các SOB
  • 5:15 - 5:18
    những người đã quyết định trở thành CEO của tổ chức từ thiện ,
  • 5:18 - 5:22
    và (họ) có một khoảng thời gian dài có trong tay quyền lực và sự ảnh hưởng
  • 5:22 - 5:26
    và những lời khen đại chúng vẫn chờ đợi họ.
  • 5:26 - 5:29
    Lĩnh vực thứ 2 của sự phân biệt là quảng cáo và marketing.
  • 5:29 - 5:33
    Chúng ta nói với khu vực vị lợi nhuận, "Tiêu, tiêu, tiêu vào quảng cáo
  • 5:33 - 5:36
    cho đến khi đồng đô la cuối cùng không thể tạo ra được một xu nào nữa."
  • 5:36 - 5:40
    Nhưng chúng ta không muốn số tiền ủng hộ của mình dành vào quảng cáo trong từ thiện,"
  • 5:40 - 5:44
    Thái độ của chúng ta là, "Này, nếu được chúng ta có thể được hỗ trợ quảng cáo
  • 5:44 - 5:47
    bạn biết không, vào 4 giờ sáng, tôi thấy chuyện đấy ổn.
  • 5:47 - 5:49
    Nhưng tôi không muốn sự quyên góp của tôi dành vào quảng cáo.
  • 5:49 - 5:51
    Tôi muốn số tiền ấy dành cho người cần nó."
  • 5:51 - 5:53
    Như thể số tiền đầu tư cho quảng cáo
  • 5:53 - 5:56
    không thể sinh ra một số tiền lớn hơn rất nhiều
  • 5:56 - 5:58
    để phục vụ người nghèo.
  • 5:58 - 6:00
    Vào những năm 1990, công ty của tôi tổ chức
  • 6:00 - 6:03
    những chuyến đi đạp xe đường dài cho người bị AIDS
  • 6:03 - 6:08
    và chuyến bộ 3 ngày dài 60 dặm cho bênh nhân ung thư vú,
  • 6:08 - 6:11
    và trong suốt 9 năm trời,
  • 6:11 - 6:16
    chúng tôi đã có 182.000 người tham gia,
  • 6:16 - 6:20
    và họ gây được quỹ trị giá 581 triệu đô la.
  • 6:20 - 6:25
    Họ có thể quyên góp tiền một cách nhanh chóng hơn cho những vấn đề này
  • 6:25 - 6:27
    hơn là các sự kiện khác trong lịch sử,
  • 6:27 - 6:30
    tất cả đều dựa trên quan điểm rằng mọi người cảm thấy mệt mỏi
  • 6:30 - 6:33
    khi được yêu cầu làm điều gì đó tổi thiểu mà họ có thể.
  • 6:33 - 6:35
    Mọi người đều mong muốn đo
  • 6:35 - 6:37
    khoảng cách đầy đủ về tiềm năng của họ
  • 6:37 - 6:41
    dựa trên lý do mà họ thực sự quan tâm.
  • 6:41 - 6:44
    Nhưng họ phải được yêu cầu.
  • 6:44 - 6:45
    Chúng tôi có được nhiều người tham gia
  • 6:45 - 6:48
    bằng việc mua những trang quảng cáo trên tờ New York Times,
  • 6:48 - 6:51
    ở tạp chí The Boston Globe, quảng cáo vào giờ vàng trên đài và TV.
  • 6:51 - 6:53
    Bạn có biết bao nhiêu người mà chúng tôi có được
  • 6:53 - 6:56
    nếu chúng tôi đặt các tở bướm trong tiệm giặt quần áo?
  • 6:56 - 7:00
    Tại Mỹ, làm từ thiện vẫn còn mắc kẹt ở con số
  • 7:00 - 7:04
    2% trên tổng số GDP kể từ lúc chúng tôi bắt đầu đo vào những năm 1970.
  • 7:04 - 7:06
    Đó là một con số quan trọng, bởi nó nói với chúng ta rằng
  • 7:06 - 7:09
    trong 40 năm, khu vực phi lợi nhuận
  • 7:09 - 7:12
    vẫn không thể chống chọi trong việc giành thị phần
  • 7:12 - 7:15
    với khu vực vị lợi nhuận.
  • 7:15 - 7:17
    Và nếu bạn nghĩ về điều này, làm sao một khu vực
  • 7:17 - 7:20
    có thể giành thị phần từ tay khu vực khác
  • 7:20 - 7:23
    nếu nó không thực sự là mua bán?
  • 7:23 - 7:25
    Và nếu chúng tôi nói với các thương hiệu của người tiêu dùng,
  • 7:25 - 7:28
    "Bạn có thể quảng cáo tất cả những tiện ích của sản phẩm,"
  • 7:28 - 7:31
    nhưng chúng tôi nói với các tổ chức từ thiện, "Bạn không thể quảng cáo tất cả những điều tốt đẹp mà bạn có,"
  • 7:31 - 7:35
    vậy thì đô la của người tiêu dùng sẽ chảy về đâu?
  • 7:35 - 7:38
    Lĩnh vực phân biệt thứ 3 là việc chấp nhận rủi ro
  • 7:38 - 7:42
    khi theo đuổi mục tiêu gia tăng doanh thu.
  • 7:42 - 7:46
    Disney có thể làm một bộ phim mới trị giá 200 triệu đô la nhưng thất bại,
  • 7:46 - 7:48
    và nhìn chung không ai gọi luật sư cả.
  • 7:48 - 7:52
    Nhung nếu bạn là người gây quỹ 1 triệu đô la từ cộng đồng
  • 7:52 - 7:55
    quyên góp cho người nghèo, và nó không thể tạo ra 75% lợi nhuận
  • 7:55 - 7:57
    cho hoạt động trong vòng 12 tháng đầu,
  • 7:57 - 7:59
    và nhân cách của bạn sẽ bị nghi ngờ.
  • 7:59 - 8:02
    Vì thế những tổ chức phi lợi nhuận thực sự miễn cưỡng khi cố gằng để tạo ra những cố gắng
  • 8:02 - 8:06
    quy mô lớn và táo bạo, gây quỹ tầm cỡ
  • 8:06 - 8:08
    vì sợ rằng nếu điều đó thất bạn, tiếng tăm của họ
  • 8:08 - 8:10
    sẽ bị kéo xuống bùn.
  • 8:10 - 8:12
    Vâng, bạn và tôi đều biết khi bạn cản trở sự thất bại,
  • 8:12 - 8:13
    bạn sẽ giết chết sự đổi mới.
  • 8:13 - 8:16
    Nếu bạn giết chết sự cách tân trong việc gây quỹ, bạn sẽ không thể tạo thêm doanh thu nữa.
  • 8:16 - 8:18
    Nếu bạn không có doanh thu, bạn sẽ không thể phát triển được.
  • 8:18 - 8:23
    Và nếu không thể phát triển, bạn sẽ khong thế giải quyết những vấn đề xã hội khác.
  • 8:23 - 8:26
    Điều thứ tư là thời gian.
  • 8:26 - 8:30
    Amazon đã có 6 năm trời không thể tạo ra lợi nhuận cho các nhà đầu tư,
  • 8:30 - 8:32
    và họ đã có kiên nhẫn.
  • 8:32 - 8:34
    Họ biết rằng vẫn còn có một mục tiêu dài hạn trong tương lai
  • 8:34 - 8:36
    trong việc chiếm lĩnh thị trường.
  • 8:36 - 8:39
    Nhung nếu một tổ chức phi lợi nhuận đã từng mang một giấc mơ
  • 8:39 - 8:43
    xây dựng quy mô lớn đòi hỏi 6 năm trời,
  • 8:43 - 8:45
    tiền sẽ không đến được với người nghèo,
  • 8:45 - 8:47
    mà sẽ được đầu tư vào việc xây dựng quy mô đó,
  • 8:47 - 8:50
    chúng ta đều mong chờ một sự bền chắc.
  • 8:50 - 8:52
    Và lĩnh vực thứ 4 là lợi nhuận.
  • 8:52 - 8:55
    Khu vực vị lợi nhuận có thể chi trả lợi nhuận
  • 8:55 - 8:57
    để thu hút vốn đầu tư cho những ý tưởng mới
  • 8:57 - 9:00
    nhưng bạn không thể có lợi nhuận trong khu vực phi lợi nhuận,
  • 9:00 - 9:05
    nên khu vực vị lợi nhuận nắm chìa khóa mở cửa thị trường hàng tỷ đô la,
  • 9:05 - 9:07
    và khu vực phi lợi nhuận thì thèm khát sự phát triển,
  • 9:07 - 9:10
    mạo hiểm và ý tưởng vốn.
  • 9:10 - 9:14
    Bạn gom 5 điều trên lại với nhau -- bạn không thể dùng tiền
  • 9:14 - 9:16
    để lôi kéo tài năng từ khu vực vị lợi nhuận,
  • 9:16 - 9:18
    bạn không thể quảng cáo gần thước đo
  • 9:18 - 9:21
    mà khu vực vị lợi nhuận tạo ra cho khách hàng mới,
  • 9:21 - 9:23
    bạn không thể mạo hiểm để lôi kéo người tiêu dùng
  • 9:23 - 9:25
    mà bên khu vực vị lợi nhuận làm,
  • 9:25 - 9:27
    bạn không có quỹ thời gian để tìm kiếm khách hàng giống như
  • 9:27 - 9:29
    khu vực có lợi nhuận kia,
  • 9:29 - 9:31
    và bạn cũng không có thị trường chứng khoán để gây quỹ
  • 9:31 - 9:34
    thậm chí nếu ngay từ đầu bạn có cơ hội,
  • 9:34 - 9:36
    bạn vừa đặt khu vực phi lợi nhuận
  • 9:36 - 9:39
    vào vị trí cực kì bất lợi với khu vực vị lợi nhuận
  • 9:39 - 9:41
    ở bất cứ cấp độ nào.
  • 9:41 - 9:45
    Nếu chúng ta còn lo ngại về ảnh hưởng của cuốn sách thống trị riêng rẽ này,
  • 9:45 - 9:47
    số liệu thống kê này có thể giúp:
  • 9:47 - 9:49
    Từ năm 1970 đến năm 2009,
  • 9:49 - 9:51
    số lượng các tổ chức phi lợi nhuận tăng đáng kể,
  • 9:51 - 9:55
    con số vượt ngưỡng doanh thu 50 triệu hàng năm,
  • 9:55 - 9:57
    là 144.
  • 9:57 - 9:59
    Cùng thời gian đó, số lượng tổ chức vị lợi nhuận là
  • 9:59 - 10:03
    46,136.
  • 10:03 - 10:06
    Có thể nói chúng ta đang giải quyết các vấn đề xã hội đang ngày càng tăng,
  • 10:06 - 10:09
    và các tổ chức của chúng ta không thể tạo ra tầm cỡ nào.
  • 10:09 - 10:13
    Tất cả tầm cỡ đều đổ về Coca-cola và Burger King.
  • 10:13 - 10:16
    Vậy tại sao chúng ta nghĩ theo cách này?
  • 10:16 - 10:20
    Giống như hầu hết các giáo điều cuồng tín ở Mỹ,
  • 10:20 - 10:23
    những ý tưởng này xuất phát từ tín ngưỡng của đạo Thanh giáo.
  • 10:23 - 10:26
    Những người theo đạo Thanh giáo đến đây vì lý do tôn giáo, hoặc theo họ nói,
  • 10:26 - 10:30
    nhưng họ cũng đến đây bởi vì họ muốn kiếm nhiều tiền.
  • 10:30 - 10:32
    Họ là những người sùng đạo nhưng cũng
  • 10:32 - 10:34
    là những nhà tư bản táo bạo,
  • 10:34 - 10:38
    và họ bị kết tội là có xu hướng lợi tạo lợi nhuận cực đoan
  • 10:38 - 10:40
    và bị so sánh với những nhà thực dân.
  • 10:40 - 10:43
    Nhưng cùng thời điểm đó, những người theo đạo Thanh giáo cũng là những người theo đạo Can-vin
  • 10:43 - 10:46
    nên họ theo nghĩa đen thì được dạy là ghét chính bản thân mình.
  • 10:46 - 10:49
    Họ được dạy là vụ tư lợi là biển dữ
  • 10:49 - 10:52
    có thể dẫn đến địa ngục mãi mãi.
  • 10:52 - 10:55
    Điều này thực sự là vấn đề đối với họ, phải không?
  • 10:55 - 10:57
    Họ băng qua Đại Tây Dương để kiếm tiền.
  • 10:57 - 11:01
    Kiếm tiền sẽ dẫn họ đi thẳng đến Địa ngục.
  • 11:01 - 11:03
    Họ sẽ phải làm gì?
  • 11:03 - 11:05
    Vâng, từ thiện là câu trả lời.
  • 11:05 - 11:07
    Nó trở thành nơi thánh đường kinh tế
  • 11:07 - 11:11
    nơi mà họ có thể rửa sạch tội lỗi về khuynh hướng lợi nhuận
  • 11:11 - 11:14
    ở mức 5 cent với 1 đô la.
  • 11:14 - 11:16
    Thế nên dĩ nhiên, làm thể nào bạn có thể kiếm tiền từ từ thiện
  • 11:16 - 11:19
    nếu từ thiện là tội lỗi của việc kiếm tiền?
  • 11:19 - 11:23
    Động cơ tài chính được tách khỏi quan điểm giúp đỡ người khác
  • 11:23 - 11:26
    vì rằng nó có thể trở thành động cơ kiếm tiền cho chính bản thân bạn,
  • 11:26 - 11:29
    và trong 400 năm, không gì cản trở
  • 11:29 - 11:35
    khi nói rằng, "Điều đó thật phản tác dụng và không công bằng."
  • 11:35 - 11:39
    Bây giờ ý thức hệ này bị cản trở bởi một câu hỏi nguy hiểm,
  • 11:39 - 11:43
    đó là, "Bao nhiêu phần trăm trong tổng số tiền ủng hộ của tôi đi đến mục tiêu trừ đi tổng chi phí?"
  • 11:43 - 11:45
    Có rất nhiều vấn đề với câu hỏi này.
  • 11:45 - 11:47
    Tôi sẽ tập trung vào 2 điều.
  • 11:47 - 11:51
    Đầu tiên, chúng ta đều nghĩ rằng tính tổng chi phí là điều tiêu cực
  • 11:51 - 11:55
    rằng theo một cách nào đó thì nó không nằm trong lý do làm từ thiện.
  • 11:55 - 12:00
    Nhưng nó hoàn toàn đúng, đặc biệt nếu nó được sử dụng cho mục đích phát triển.
  • 12:00 - 12:02
    Bây giờ, tổng chi phí có vẻ
  • 12:02 - 12:04
    là kẻ thù của nguyên nhân.
  • 12:04 - 12:07
    và dẫn đến điều thứ 2, vấn đề lớn hơn, dó là,
  • 12:07 - 12:10
    nếu bắt các tổ chức hoạt động không tính đến chi phí
  • 12:10 - 12:12
    họ thực sự cần phát triển
  • 12:12 - 12:15
    trong lợi ích của việc giảm chi phí.
  • 12:15 - 12:17
    Chúng ta đã được dạy là từ thiện chỉ nên chú trọng
  • 12:17 - 12:20
    tối thiểu vào những chi tiêu như gây quỹ
  • 12:20 - 12:24
    theo lý thuyết cho rằng, bạn càng tiêu ít tiền vào việc gây quỹ,
  • 12:24 - 12:27
    thì bạn sẽ có nhiều tiền hơn cho việc từ thiện đó.
  • 12:27 - 12:30
    Điều này có lẽ sẽ đúng nếu đây là một thể giới mỏi mệt
  • 12:30 - 12:33
    nơi mà một miếng bánh không thể làm cho to hơn.
  • 12:33 - 12:37
    Nhưng nếu đây là một thế giới lý luận thực tế nơi mà đầu tư vào gây quỹ
  • 12:37 - 12:40
    thực sự làm tăng số tiền ủng hộ và làm cho miếng bánh to hơn,
  • 12:40 - 12:42
    thì chúng ta chính xác đã đi ngược
  • 12:42 - 12:45
    và chúng ta nên đầu tư nhiều hơn vào tiền, không ít hơn,
  • 12:45 - 12:47
    vào gây quỹ, bởi vì gây quỹ là một việc
  • 12:47 - 12:50
    có tiềm năng nhân lên số tiền
  • 12:50 - 12:54
    sẵn có cho mục tiêu mà chúng ta thực sự quan tâm.
  • 12:54 - 12:57
    Tôi sẽ đưa ra 2 ví dụ. Chúng tôi đưa vào hoạt động AIDSRides
  • 12:57 - 13:00
    với số đầu tư ban đầu là 50.000 đô la trong vốn rủi ro.
  • 13:00 - 13:05
    Trong vòng 9 năm, chúng tôi nhân số tiền lên đến 1.982 lần
  • 13:05 - 13:11
    thành 108 triệu đô la sau khi đã trừ đi chi phí cho các dịch vụ AIDS.
  • 13:11 - 13:13
    Chúng tôi tiến hành chiến dịch 3 ngày cho bênh ung thư vú
  • 13:13 - 13:17
    với số vốn là 350.000 đô là trong vốn rủi ro.
  • 13:17 - 13:21
    Trong vòng chỉ 5 năm, chúng tô nhân số tiền lên 554 lần
  • 13:21 - 13:25
    thành 194 triệu đô la sau các chi phí
  • 13:25 - 13:27
    cho việc nghiên cứu về ung thư vú.
  • 13:27 - 13:30
    Bây giờ, nếu bạn là một nhà từ thiện thực sự quan tâm về bệnh ung thư vú,
  • 13:30 - 13:31
    điều gì sẽ có lý hơn:
  • 13:31 - 13:35
    đi ra ngoài và tìm kiếm nhà nghiên cứu tân tiến nhất trên thế giới
  • 13:35 - 13:38
    và chi 350.000 đô la cho việc nghiên cứu,
  • 13:38 - 13:42
    hay là đưa cho phòng gây quỹ của cô ấy số tiền đó
  • 13:42 - 13:47
    để nhân nó lên thành 194 triệu đô la cho việc nghiên cứu?
  • 13:47 - 13:51
    2002 là năm thành công nhất của chúng tôi.
  • 13:51 - 13:54
    Chúng tôi đã thu về được số tiền cho ung thư vú, riêng năm đó,
  • 13:54 - 13:58
    là 71 triệu đô la sau khi trừ đi các chi phí khác.
  • 13:58 - 14:00
    Và rồi chúng tôi ngừng kinh doanh
  • 14:00 - 14:03
    một cách bất ngờ và đau đớn.
  • 14:03 - 14:08
    Tại sao? Nói ngắn gọn là, nhà bảo trợ muốn tách chúng tôi.
  • 14:08 - 14:10
    Họ muốn giữ khoáng cách giữa họ và chúng tôi
  • 14:10 - 14:13
    vì chúng tôi đang bị chỉ trích trên các phương tiện truyền thông
  • 14:13 - 14:16
    do đã đầu tư 40% tổng số doanh thu cho việc tuyển dụng,
  • 14:16 - 14:19
    dịch vụ khách hàng, và điều kì diệu của kinh nghiệm
  • 14:19 - 14:23
    và không có thuật ngữ kế toán nào có thể miêu tả
  • 14:23 - 14:25
    sự đầu tư cho phát triển và tương lai này,
  • 14:25 - 14:30
    hơn là nhãn hiệu quỷ quái là chi phi.
  • 14:30 - 14:36
    Vì vậy vào 1 ngày, tất cả 350 nhân viên tuyệt vời của chúng tôi
  • 14:36 - 14:40
    đều mất việc
  • 14:40 - 14:44
    bởi vì họ bị dán nhãn là chi phí.
  • 14:44 - 14:46
    Nhà bảo trợ của chúng tôi đã đi và thử tự làm các sự kiện.
  • 14:46 - 14:47
    Chi phí gia tăng.
  • 14:47 - 14:50
    Thu nhập ròng cho việc nghiên cứu ung thư vú giảm đi
  • 14:50 - 14:56
    84%, hay mất 60 triệu đô la trong vòng 1 năm.
  • 14:56 - 14:59
    Đây là điều xảy ra khi chúng ta nhầm lẫn
  • 14:59 - 15:03
    gữa dạo đức và sự hà tiện.
  • 15:03 - 15:06
    Chúng ta đều được dạy rằng bán cái lò nướng với 5% chi phí
  • 15:06 - 15:11
    thì về phương diện đạo đức sẽ hơn một doanh nghiệp gây gũy với 40% tổng chi phí
  • 15:11 - 15:14
    nhưng chúng ta đang bỏ quên một mẩu thông tin quan trọng
  • 15:14 - 15:18
    đó là, kích cỡ thực sự của những miếng bánh này là bao nhiêu?
  • 15:18 - 15:22
    Ai quan tâm nếu cái lò nướng bán với 5% chi phí nếu nó nhỏ?
  • 15:22 - 15:25
    Điều gì sẽ xảy ra nếu bán cái lò nướng chỉ thu được 71 đô la ròng cho từ thiện
  • 15:25 - 15:27
    bởi nó không đầu tư vào quy mô
  • 15:27 - 15:29
    và doanh nghiệp gây gũy chuyên nghiệp thu được
  • 15:29 - 15:32
    71 triệu đô ròng bởi vì họ đã làm như thế?
  • 15:32 - 15:34
    Bây giờ thì bạn thích miếng bánh nào hơn, và miếng bánh nào
  • 15:34 - 15:38
    bạn nghĩ người đói sẽ thích hơn?
  • 15:38 - 15:42
    Đây là cách mà tất cả những điều này ảnh hưởng đến bức tranh lớn.
  • 15:42 - 15:45
    Tôi đã nói rằng làm từ thiện là 2% trên tổng số GDP ở Mỹ.
  • 15:45 - 15:48
    Nó tầm 300 tỷ đô la một năm.
  • 15:48 - 15:52
    Nhưng chỉ tầm 20% trong số đó, hay 60 tỷ đô la,
  • 15:52 - 15:54
    đi đến những mục tiêu sức khỏe và dịch vụ.
  • 15:54 - 15:57
    Phần còn lại đi đến giáo dục cao học và tôn giáo và bệnh viện
  • 15:57 - 16:00
    và 60 tỷ đô la đó không thực sự đủ
  • 16:00 - 16:02
    để giải quyết những vấn đề này.
  • 16:02 - 16:04
    Nhưng nếu chúng ta có thể tăng việc làm từ thiện
  • 16:04 - 16:10
    từ 2% GDP lên chỉ một bước
  • 16:10 - 16:13
    đến 3% GDP, bằng cách đầu tư vào phát triển,
  • 16:13 - 16:17
    như vậy sẽ có thêm 150 tỷ đô la một năm góp phần
  • 16:17 - 16:20
    và nếu số tiền đó có thể sử dụng không đúng theo tỷ lệ cân đối
  • 16:20 - 16:22
    giữa sức khỏe và các tổ chức từ thiện phục vụ con người,
  • 16:22 - 16:25
    bởi vì đây là những điều mà chúng ta khuyến khích đầu tư phát triển,
  • 16:25 - 16:29
    nó sẽ thể hiện sự đóng góp nhân ba cho khu vực đó.
  • 16:29 - 16:31
    Bây giờ chúng ta đang nói về quy mô.
  • 16:31 - 16:34
    Giờ chúng ta đang nói về tiềm năng cho sự thay đổi thực sự.
  • 16:34 - 16:37
    Nhưng điều này sẽ không bao giờ xảy ra nếu ép
  • 16:37 - 16:39
    những tổ chức này hạ thấp tầm nhìn
  • 16:39 - 16:45
    xuống để giữ mục tiêu giảm chi phí trong mục tiêu.
  • 16:45 - 16:48
    Thế hệ của chúng ta không muốn bia mộ của mình (bị) ghi là,
  • 16:48 - 16:51
    "Chúng tôi đã giữ chi phí từ thiện thấp,"
  • 16:51 - 16:59
    (Cười) (Vỗ tay)
  • 16:59 - 17:01
    Chúng ta muốn nó được ghi là chúng ta đã thay đổi thế giới,
  • 17:01 - 17:03
    và rằng một phần chúng ta làm
  • 17:03 - 17:06
    đó là thay đổi cách chúng ta nghĩ về những điều này.
  • 17:06 - 17:08
    Vậy nên lần tới khi bạn nhìn vào một tổ chức từ thiện,
  • 17:08 - 17:10
    đừng hỏi về tỷ lệ chi phí của họ.
  • 17:10 - 17:12
    Hãy hỏi về quy mô hoài bão của họ,
  • 17:12 - 17:16
    những giấc mơ mang tầm cỡ Apple, Goodle, Amazon,
  • 17:16 - 17:18
    họ đo tiến trình đi đến với ước mơ của mình ra sao
  • 17:18 - 17:21
    và nguồn lực nào họ cần để biến chúng thành hiện thực
  • 17:21 - 17:23
    cho dù chi phí có là bao nhiêu.
  • 17:23 - 17:28
    Ai sẽ quan tâm về chi phí nếu những vấn đề này có thể thực sự giải quyết được?
  • 17:28 - 17:31
    Nếu chúng ta có thể có sự hào phóng đó,
  • 17:31 - 17:35
    sự hào phóng trong tư tưởng, thì khu vực phi lợi nhuận có thể
  • 17:35 - 17:39
    đóng một vai trò quan trọng trong việc thay đổi thế giới cho tất cả những công dân
  • 17:39 - 17:45
    thấy sự cần thiết thực sự đề phát triển.
  • 17:45 - 17:50
    Và nếu nó có thể là di sản lâu dài để lại từ thế hệ của chúng ta,
  • 17:50 - 17:53
    điều mà chúng ta chịu trách nhiệm
  • 17:53 - 17:56
    cho tư tưởng đã được truyền lại cho chúng ta,
  • 17:56 - 17:59
    chúng ta tái thực hiện nó, chúng ta sửa đổi nó,
  • 17:59 - 18:03
    và sáng chế lại cách mà con người nghĩ về thay đổi chúng,
  • 18:03 - 18:06
    mãi mãi, đối với tất cả mọi người,
  • 18:06 - 18:11
    vâng, tôi nghĩ là tôi sẽ để những đứa trẻ tóm tắt lại điều đó sẽ như thế nào.
  • 18:11 - 18:13
    Annalisa Smith-Pallota: Đó sẽ là --
  • 18:13 - 18:15
    Sage Smith-Pallota: --một xã hội thực sự --
  • 18:15 - 18:17
    Rider Smith-Pallotta: - tiến bộ.
  • 18:17 - 18:20
    Dan Pallotta: Cảm ơn các bạn rất nhiều. Xin cảm ơn.
  • 18:20 - 18:30
    (Vỗ tay)
  • 18:30 - 18:34
    Xin cảm ơn. (Vỗ tay)
Title:
Dan Pallotta: Cách chúng ta nghĩ về từ thiện là hoàn toàn sai lầm.
Speaker:
Dan Pallotta
Description:

Nhà hoạt động và gây qũy Dan Pallotta chỉ ra tiêu chuẩn kép dẫn đến cách hiểu sai lệch về từ thiện. Ông nói rằng quá nhiều tổ chức từ thiện được vinh danh vì số tiền ít ỏi mà họ chi ra, chứ không phải những điều mà họ làm được. Thay vì cân đo giữa sự hà tiện với đạo đức, ông muốn chúng ta phải bắt đầu tán thưởng các tổ chức từ thiện vì mục đích lớn lao của họ và các thành quả đạt được (thậm chí điều đó đi kèm với chi phí lớn). Trong bài nói này, ông nói: Hãy thay đổi cách chúng ta nghĩ về việc thay đổi thế giới.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
18:54

Vietnamese subtitles

Revisions