< Return to Video

Annie Murphy Paul: Chúng ta đã học được những gì trước khi chào đời

  • 0:00 - 0:03
    Hôm nay tôi xin trình bày về chủ đề nhận thức.
  • 0:03 - 0:06
    Với chủ đề này, tôi có một câu đố.
  • 0:06 - 0:08
    Các bạn đã sẵn sàng chưa?
  • 0:08 - 0:11
    Quá trình nhận thức bắt đầu từ khi nào?
  • 0:11 - 0:13
    Để trả lời câu hỏi này,
  • 0:13 - 0:15
    có thể các bạn đang nghĩ về ngày đầu tiên ở trường tiểu học,
  • 0:15 - 0:17
    hoặc nhà trẻ,
  • 0:17 - 0:20
    lần đầu tiên mà trẻ con ở trong phòng học cùng giáo viên.
  • 0:20 - 0:23
    Hoặc cũng có thể chúng ta liên tưởng đến lúc còn nhỏ
  • 0:23 - 0:26
    khi trẻ con học đi, học nói
  • 0:26 - 0:28
    và học cách dùng nĩa.
  • 0:28 - 0:31
    Hoặc có thể chúng ta sẽ nghĩ ngay đến giai đoạn từ 1 đến 3 tuổi,
  • 0:31 - 0:34
    thời kỳ quan trọng nhất của quá trình nhận thức
  • 0:34 - 0:36
    là những năm tháng đầu đời.
  • 0:36 - 0:39
    Vì thế câu trả lời cho câu hỏi của tôi sẽ là:
  • 0:39 - 0:41
    Việc học bắt đầu từ khi trẻ sinh ra.
  • 0:41 - 0:43
    Hôm nay tôi xin được trình bày cùng các bạn
  • 0:43 - 0:46
    một chủ đề mà có thể sẽ làm cho các bạn ngạc nhiên
  • 0:46 - 0:49
    và có vẻ sẽ làm các bạn hoài nghi.
  • 0:49 - 0:51
    Nhưng vấn đề này đã được chứng minh qua các bằng chứng mới nhất
  • 0:51 - 0:54
    từ ngành tâm lý học và cả ngành sinh học.
  • 0:54 - 0:57
    Đó chính là: Một vài quá trình nhận thức quan trọng nhất của mỗi người
  • 0:57 - 0:59
    đã diễn ra trước khi chúng ta được sinh ra,
  • 0:59 - 1:02
    tức là, chúng diễn ra khi chúng ta còn trong bụng mẹ.
  • 1:02 - 1:04
    Hiện nay tôi là một phóng viên mảng khoa học.
  • 1:04 - 1:06
    Tôi viết báo và các chuyên đề tạp chí.
  • 1:06 - 1:08
    Và tôi cũng là một người mẹ,
  • 1:08 - 1:11
    Và hai vai trò này cùng được thể hiện
  • 1:11 - 1:14
    trong cuốn sách tôi đã viết có tên gọi "Nguồn Gốc".
  • 1:14 - 1:17
    "Nguồn gốc" là phần khởi đầu quan trọng
  • 1:17 - 1:19
    của một lĩnh vực mới và thú vị
  • 1:19 - 1:21
    được gọi là nguồn gốc bào thai.
  • 1:21 - 1:24
    Nguồn gốc bào thai là một nguyên lý khoa học
  • 1:24 - 1:27
    chỉ vừa mới xuất hiện trong hai thập kỷ vừa qua,
  • 1:27 - 1:30
    và nó được dựa trên một lý thuyết
  • 1:30 - 1:33
    cho rằng sức khỏe và thể trạng trong suốt cuộc đời của chúng ta
  • 1:33 - 1:35
    bị ảnh hưởng chủ yếu
  • 1:35 - 1:38
    bởi khoảng thời gian chín tháng chúng ta nằm trong bụng mẹ.
  • 1:38 - 1:42
    Lý thuyết này không chỉ hấp dẫn tôi về mặt khoa học thuần túy,
  • 1:42 - 1:44
    mà tôi còn bị thu hút với tư cách của một người sắp làm mẹ
  • 1:44 - 1:47
    trong lúc đang nghiên cứu về đề tài này.
  • 1:47 - 1:49
    Và một trong những điều thú vị nhất
  • 1:49 - 1:51
    mà tôi gặt hái được từ công việc này,
  • 1:51 - 1:54
    đó là tất cả chúng ta đều đang tìm hiểu và khám phá về thế giới
  • 1:54 - 1:57
    trước cả khi chúng ta chào đời.
  • 1:57 - 1:59
    Khi lần đầu bồng ẵm những đứa bé trên tay,
  • 1:59 - 2:02
    chúng ta nghĩ rằng chúng là những tinh thể trong suốt,
  • 2:02 - 2:04
    vô tri vô giác về mặt chức năng,
  • 2:04 - 2:07
    nhưng thực tế, chính chúng ta đã góp phần định hình nên các bé
  • 2:07 - 2:11
    từ chính thế giới mình đang sống.
  • 2:11 - 2:13
    Hôm nay tôi muốn chia sẻ cùng các bạn những điều kỳ diệu
  • 2:13 - 2:15
    mà các nhà khoa học đang khám phá
  • 2:15 - 2:17
    về quá trình nhận thức của bào thai
  • 2:17 - 2:20
    khi chúng vẫn còn trong bụng mẹ.
  • 2:21 - 2:23
    Trước tiên hết
  • 2:23 - 2:26
    chúng nhận biết được giọng nói của người mẹ.
  • 2:26 - 2:29
    Vì các âm thanh từ thế giới bên ngoài
  • 2:29 - 2:32
    phải đi qua lớp màn bụng dưới
  • 2:32 - 2:36
    và qua bọc nước ối,
  • 2:36 - 2:38
    những âm thanh bào thai nhận biết được,
  • 2:38 - 2:41
    bắt đầu từ tháng thứ tư,
  • 2:41 - 2:43
    là không âm hoặc âm bị rò.
  • 2:43 - 2:45
    Một nhà nghiên cứu cho rằng
  • 2:45 - 2:48
    những âm thanh đó nghe giống như tiếng của thầy của Charlie Brown
  • 2:48 - 2:51
    trong bộ phim hoạt hình xưa "Những hạt đậu phụng"(Peanuts).
  • 2:51 - 2:54
    Nhưng tiếng nói của người mẹ
  • 2:54 - 2:56
    vang lại trong cơ thể của mình,
  • 2:56 - 2:59
    và truyền đến bào thai dễ dàng hơn.
  • 2:59 - 3:02
    Và bởi vì bào thai luôn nằm bên trong người mẹ,
  • 3:02 - 3:05
    nên nó có thể cảm nhận được âm thanh của người mẹ nhiều hơn.
  • 3:05 - 3:08
    Một khi em bé chào đời, nó sẽ nhận ra được giọng nói của mẹ
  • 3:08 - 3:10
    và trẻ nhỏ luôn muốn nghe giọng của mẹ mình
  • 3:10 - 3:12
    hơn giọng của những người khác.
  • 3:12 - 3:14
    Từ đâu chúng ta biết được điều này?
  • 3:14 - 3:16
    Trẻ sơ sinh hầu như chưa thể làm được điều gì,
  • 3:16 - 3:19
    ngoại trừ một việc chúng rất giỏi: đó là bú.
  • 3:19 - 3:22
    Các nhà nghiên cứu đã dựa vào thực tế này
  • 3:22 - 3:25
    để lắp đặt hai núm vú cao su.
  • 3:25 - 3:27
    Khi em bé bú một núm vú cao su,
  • 3:27 - 3:29
    thì nó sẽ nghe được giọng của mẹ mình
  • 3:29 - 3:31
    trong tai nghe.
  • 3:31 - 3:33
    Và nếu nó bú vào núm vú còn lại
  • 3:33 - 3:37
    thì nó sẽ nghe giọng của một người phụ nữ khác.
  • 3:37 - 3:40
    Đứa bé sẽ thể hiện ngay rằng nó thích giọng của mẹ mình
  • 3:40 - 3:43
    bằng cách chọn cái núm vú đầu tiên.
  • 3:43 - 3:46
    Các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng
  • 3:46 - 3:48
    trẻ sẽ giảm tốc độ bú
  • 3:48 - 3:50
    khi bị hấp dẫn bởi một điều gì đó,
  • 3:50 - 3:52
    và bú bình thường trở lại
  • 3:52 - 3:55
    khi chúng bắt đầu chán.
  • 3:55 - 3:57
    Đây là những gì mà các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra:
  • 3:57 - 4:00
    Khi những người mẹ cứ đọc đi đọc lại
  • 4:00 - 4:04
    một đoạn của tác phẩm "Con Mèo trong cái nón" của Giáo sư Seuss trong lúc họ đang mang thai,
  • 4:04 - 4:07
    thì những đứa bé khi chào đời
  • 4:07 - 4:10
    cũng sẽ nhận biết được đoạn văn đó.
  • 4:10 - 4:13
    Một kiểu thí nghiệm mà tôi rất thích
  • 4:13 - 4:15
    đó là khi những phụ nữ đang mang thai
  • 4:15 - 4:17
    xem một bộ phim truyền hình dài tập nào đó
  • 4:17 - 4:20
    trong suốt quá trình mang thai
  • 4:20 - 4:23
    thì đứa bé của họ khi sinh ra
  • 4:23 - 4:26
    có thể nhận biết được nhạc nền của bộ phim đó.
  • 4:26 - 4:28
    Các bào thai còn nhận biết được
  • 4:28 - 4:31
    cả ngôn ngữ được dùng
  • 4:31 - 4:33
    trong môi trường chúng được sinh ra.
  • 4:33 - 4:36
    Một nghiên cứu năm ngoái
  • 4:36 - 4:39
    cho thấy rằng từ khi sinh ra, từ thời điểm được sinh ra,
  • 4:39 - 4:41
    trẻ khóc theo ngữ giọng đặc trưng
  • 4:41 - 4:44
    tiếng mẹ đẻ của chúng.
  • 4:44 - 4:47
    Trẻ em Pháp khóc theo nốt cao
  • 4:47 - 4:50
    trong khi trẻ em Đức kết thúc bằng nốt trầm,
  • 4:50 - 4:52
    bắt chước theo tông điệu
  • 4:52 - 4:54
    của những ngôn ngữ này.
  • 4:54 - 4:56
    Vậy tại sao quá trình nhận thức trong giai đoạn bào thai này
  • 4:56 - 4:58
    lại hữu dụng?
  • 4:58 - 5:01
    Đó có thể là cách giúp giúp bé tồn tại.
  • 5:01 - 5:03
    Ngay từ thời điểm được sinh ra,
  • 5:03 - 5:05
    trẻ em đáp lại giọng nói
  • 5:05 - 5:07
    của người chăm sóc chúng nhiều nhất -
  • 5:07 - 5:09
    đó là người mẹ.
  • 5:09 - 5:11
    Thậm chí cả khi khóc,
  • 5:11 - 5:13
    tiếng khóc cũng giống như tiếng nói của mẹ,
  • 5:13 - 5:16
    và chính điều này càng thắt chặt tình mẫu tử hơn,
  • 5:16 - 5:18
    Cũng có thể chính điều này
  • 5:18 - 5:20
    là một lực đẩy
  • 5:20 - 5:23
    giúp bé học, hiểu và nói
  • 5:23 - 5:25
    tiếng mẹ đẻ.
  • 5:25 - 5:27
    Nhưng âm thanh không phải là điều duy nhất
  • 5:27 - 5:29
    mà bào thai nhận biết được khi còn trong bụng mẹ.
  • 5:29 - 5:32
    Còn cả khứu giác và vị giác.
  • 5:32 - 5:34
    Trong bảy tháng đầu tiên,
  • 5:34 - 5:36
    các chồi vị giác của bào thai được phát triển hoàn toàn,
  • 5:36 - 5:39
    đồng thời, các thụ quan khứu giác giúp trẻ tiếp nhận và phân biệt mùi vị
  • 5:39 - 5:41
    bắt đầu hoạt động.
  • 5:41 - 5:44
    Mùi vị thức ăn mà người mẹ hấp thụ
  • 5:44 - 5:46
    truyền qua lớp nước ối,
  • 5:46 - 5:48
    được hấp thụ một lần nữa
  • 5:48 - 5:50
    bởi bào thai.
  • 5:50 - 5:53
    Trẻ nhỏ thường nhớ và có xu hướng thích những mùi vị này
  • 5:53 - 5:56
    một khi được sinh ra đời.
  • 5:56 - 5:59
    Trong một cuộc thăm dò, một nhóm phụ nữ có thai
  • 5:59 - 6:01
    được yêu cầu uống nhiều nước ép cà rốt
  • 6:01 - 6:04
    trong 3 tháng cuối của quá trình mang thai,
  • 6:04 - 6:06
    trong khi một nhóm khác
  • 6:06 - 6:08
    chỉ uống nước lọc.
  • 6:08 - 6:11
    Sáu tháng sau, người ta để cho các bé uống
  • 6:11 - 6:14
    hỗn hợp nước ép cà rốt và ngũ cốc,
  • 6:14 - 6:18
    đồng thời ghi nhận lại những nét mặt và biểu cảm của các bé khi chúng uống.
  • 6:18 - 6:20
    Những đứa bé có mẹ đã uống nước ép cà rốt trước đó
  • 6:20 - 6:22
    thì uống thứ hỗn hợp này nhiều hơn.
  • 6:22 - 6:24
    Và vẻ mặt của các bé cho thấy
  • 6:24 - 6:26
    dường như chúng muốn uống thêm nhiều hơn nữa.
  • 6:26 - 6:29
    Một thí nghiệm khác của Pháp
  • 6:29 - 6:31
    diễn ra ở Dijon
  • 6:31 - 6:33
    đã chỉ ra rằng
  • 6:33 - 6:36
    những người mẹ hấp thụ thức ăn
  • 6:36 - 6:41
    có vị cam thảo và hoa hồi trong quá trình mang thai
  • 6:41 - 6:43
    thì đứa bé sẽ thể hiện sự ưa thích của mình đối với vị hoa hồi
  • 6:43 - 6:45
    trong ngày đầu tiên của đời mình,
  • 6:45 - 6:47
    và được chứng thực lại một lần nữa
  • 6:47 - 6:49
    trong ngày thứ tư sau khi chào đời.
  • 6:49 - 6:53
    Những đứa bé mà mẹ chúng không ăn hoa hồi trong quá trong quá trình mang thai
  • 6:53 - 6:57
    thì cho rằng hoa hồi "ghê quá".
  • 6:57 - 6:59
    Điều này nghĩa là
  • 6:59 - 7:01
    người mẹ đã dạy cho bào thai nhận biết
  • 7:01 - 7:04
    những món ăn nào ngon và an toàn cho chúng.
  • 7:04 - 7:06
    Bào thai cũng được dạy
  • 7:06 - 7:09
    về nền văn hóa đặc trưng mà trẻ sắp trở thành một thành viên trong đó
  • 7:09 - 7:12
    thông qua một trong những yếu tố quan trọng của văn hóa,
  • 7:12 - 7:14
    đó là thức ăn.
  • 7:14 - 7:17
    Trẻ được giới thiệu những đặc trưng về mùi vị
  • 7:17 - 7:19
    của nền văn hóa ẩm thực địa phương
  • 7:19 - 7:22
    trước cả khi chúng được sinh ra.
  • 7:22 - 7:25
    Mà thật ra những bào thai này còn được dạy những bài học lớn hơn.
  • 7:25 - 7:27
    Nhưng trước khi bàn về vấn đề đó,
  • 7:27 - 7:31
    Tôi muốn nhắc đến một chuyện mà chắc các bạn đang thắc mắc.
  • 7:31 - 7:33
    Ý niệm về quá trình nhận thức của bào thai
  • 7:33 - 7:36
    có thể khuyến khích các bạn càng nỗ lực hơn trong việc nuôi dưỡng bào thai -
  • 7:36 - 7:38
    bằng cách mở nhạc Mozart cho các bé nghe
  • 7:38 - 7:40
    thông qua những headphones được đặt trên bụng.
  • 7:40 - 7:43
    Nhưng thực ra, quá trình mang thai chín tháng,
  • 7:43 - 7:46
    quá trình hình thành và phát triển diễn ra trong bụng
  • 7:46 - 7:50
    lại có sức ảnh hưởng lớn hơn thế.
  • 7:50 - 7:54
    Hầu hết những điều mà phụ nữ mang thai gặp phải hàng ngày --
  • 7:54 - 7:56
    bầu không khí,
  • 7:56 - 7:58
    đồ ăn thức uống,
  • 7:58 - 8:00
    các loại dược phẩm,
  • 8:00 - 8:02
    thậm chí cả cảm xúc của người mẹ --
  • 8:02 - 8:05
    đều ảnh hưởng đến bào thai.
  • 8:05 - 8:08
    Chúng là một chuỗi ảnh hưởng
  • 8:08 - 8:10
    mang đặc tính cá nhân
  • 8:10 - 8:12
    như bản thân của người phụ nữ.
  • 8:12 - 8:14
    Bào thai tiếp nhận những đặc tính này
  • 8:14 - 8:16
    vào trong cơ thể,
  • 8:16 - 8:19
    và biến chúng thành một phần của chính cơ thể mình.
  • 8:19 - 8:21
    Không chỉ thế,
  • 8:21 - 8:24
    bào thai còn tiếp nhận những đặc trưng của người mẹ
  • 8:24 - 8:26
    như một nguồn thông tin
  • 8:26 - 8:28
    mà tôi gọi là những tấm danh thiếp di truyền
  • 8:28 - 8:31
    từ thế giới bên ngoài.
  • 8:31 - 8:34
    Vậy nên những gì bào thai nhận biết được khi còn trong bụng mẹ
  • 8:34 - 8:36
    không phải là bản nhạc "Magic Flute" của Mozart
  • 8:36 - 8:40
    mà là những câu trả lời đóng vai trò thiết yếu cho sự tồn tại của chính đứa bé.
  • 8:40 - 8:42
    Liệu đứa bé sẽ được sinh ra trong một gia cảnh sung túc
  • 8:42 - 8:44
    hay thiếu thốn?
  • 8:44 - 8:47
    Được chở che, chăm sóc
  • 8:47 - 8:50
    hay phải đối mặt với những hiểm nguy và đe dọa?
  • 8:50 - 8:52
    Liệu trẻ có được sống một cuộc sống dài lâu và tươi đẹp
  • 8:52 - 8:55
    hay ngắn ngủi và vội vã?
  • 8:55 - 8:58
    Đặc biệt, mức độ ăn kiêng và căng thẳng của người phụ nữ mang thai
  • 8:58 - 9:01
    cũng đưa ra những gợi ý quan trọng về điều kiện tồn tại của bé,
  • 9:01 - 9:04
    như một ngón tay lớn lên trong gió.
  • 9:04 - 9:06
    Sự điều chỉnh có định hướng
  • 9:06 - 9:09
    của bộ não thai nhi và các bộ phận khác trong cơ thể
  • 9:09 - 9:11
    là một trong những đặc tính riêng biệt chỉ con người mới sở hữu.
  • 9:11 - 9:13
    Khả năng thích ứng linh hoạt,
  • 9:13 - 9:15
    khả năng ứng phó
  • 9:15 - 9:17
    trước sự đa dạng của môi trường sống,
  • 9:17 - 9:19
    từ nông thôn đến thành phố,
  • 9:19 - 9:22
    từ lãnh nguyên lạnh giá đến sa mạc cằn cỗi.
  • 9:22 - 9:24
    Để kết thúc phần này, tôi muốn kể cho các bạn nghe hai câu chuyện
  • 9:24 - 9:27
    về cách thức mà những người mẹ đã dạy cho đứa bé biết về thế giới xung quanh
  • 9:27 - 9:30
    trước khi chúng chào đời.
  • 9:31 - 9:33
    Vào mùa thu năm 1944
  • 9:33 - 9:36
    những ngày đen tối nhất của Chiến Tranh Thế Giới thứ II,
  • 9:36 - 9:39
    Quân đội Đức phong tỏa phía Tây của Hà Lan,
  • 9:39 - 9:42
    và cùng lúc, vứt bỏ hết các chuyến hàng chở lương thực, thực phẩm.
  • 9:42 - 9:44
    Cuộc vây hãm của Đảng Quốc Xã này
  • 9:44 - 9:47
    đã diễn ra ngay trong mùa đông buốt giá - một trong những mùa đông khắc nghiệt nhất trong vài thập kỷ qua.
  • 9:47 - 9:51
    Trời lạnh đến nỗi các con kênh đều bị đóng băng.
  • 9:51 - 9:53
    Thực phẩm nhanh chóng trở nên khan hiếm,
  • 9:53 - 9:57
    nhiều người Hà Lan chỉ được tiêu thụ 500 calo cho một ngày -
  • 9:57 - 10:00
    chỉ bằng một phần tư so với khẩu phần ăn trước chiến tranh.
  • 10:00 - 10:03
    Khi việc thiếu lương thực kéo dài hàng tháng liền,
  • 10:03 - 10:06
    một vài người đã phải ăn củ của hoa tulip.
  • 10:06 - 10:08
    Đầu tháng năm,
  • 10:08 - 10:10
    nguồn lương thực dự trữ vốn dĩ đã hạn chế của quốc gia
  • 10:10 - 10:12
    bị cạn kiệt hoàn toàn.
  • 10:12 - 10:15
    Bóng ma chết chóc của nạn đói bao trùm khắp nơi.
  • 10:15 - 10:18
    Và đến ngày 5 tháng 5 năm 1945,
  • 10:18 - 10:20
    cuộc vây hãm kết thúc đột ngột
  • 10:20 - 10:22
    khi Hà Lan được giải phóng
  • 10:22 - 10:24
    với sự trợ giúp của Các Nước Liên Bang.
  • 10:24 - 10:27
    Người ta cho rằng "Mùa Đông Đói kém" này
  • 10:27 - 10:29
    đã giết chết khoảng 10,000 người
  • 10:29 - 10:31
    và làm cho hàng ngàn người khác lâm vào bệnh tật.
  • 10:31 - 10:34
    Và một phần dân số khác cũng bị ảnh hưởng --
  • 10:34 - 10:36
    40,000 bào thai
  • 10:36 - 10:39
    trong bụng mẹ vào thời điểm cuộc vây hãm đang diễn ra.
  • 10:39 - 10:41
    Sự suy dinh dưỡng trong quá trình mang thai
  • 10:41 - 10:43
    đã để lại một vài hậu quả rõ ràng ngay sau đó.
  • 10:43 - 10:45
    Tỷ lệ trẻ bị chết non,
  • 10:45 - 10:47
    dị dạng, suy dinh dưỡng
  • 10:47 - 10:49
    và chết yểu cao hơn.
  • 10:49 - 10:52
    Nhưng những hậu quả khác thì chưa hiển hiện ra ngoài trong nhiều năm sau đó.
  • 10:52 - 10:54
    Hàng thập niên sau "Mùa Đông Đói",
  • 10:54 - 10:56
    các nhà nghiên cứu đã ghi nhận lại những trường hợp
  • 10:56 - 11:00
    một số người ra đời trong thời kỳ đó
  • 11:00 - 11:02
    có khuynh hướng mắc phải bệnh béo phì, tiểu đường
  • 11:02 - 11:05
    và các bệnh liên quan đến tim mạch khi về già
  • 11:05 - 11:08
    hơn những người có điều kiện phát triển bình thường trong bụng mẹ.
  • 11:08 - 11:12
    Những cá thể đã trải qua tình trạng thiếu dinh dưỡng trong thời kỳ còn là bào thai
  • 11:12 - 11:14
    có vẻ như đã thay đổi cơ thể họ
  • 11:14 - 11:16
    theo vô số hướng khác nhau.
  • 11:16 - 11:18
    Họ phải chịu chứng cao huyết áp,
  • 11:18 - 11:20
    thiếu cholesterol,
  • 11:20 - 11:22
    hạ đường huyết,
  • 11:22 - 11:25
    và chứng tiền tiểu đường.
  • 11:25 - 11:27
    Tại sao việc thiếu dinh dưỡng trong bụng mẹ
  • 11:27 - 11:29
    lại gây ra những chứng bệnh như vậy?
  • 11:29 - 11:31
    Người ta lý giải rằng
  • 11:31 - 11:34
    đó là vì các bào thai đã cố tồn tại trong điều kiện khắc nghiệt nhất.
  • 11:34 - 11:36
    Khi thực phẩm trở nên khan hiếm,
  • 11:36 - 11:39
    các bào thai đã chuyển nguồn dinh dưỡng đến bộ phận thiết yếu nhất trong cơ thể, đó là não,
  • 11:39 - 11:41
    và dành ít dưỡng chất hơn cho những bộ phận khác,
  • 11:41 - 11:43
    như tim và gan.
  • 11:43 - 11:46
    Điều này sẽ giúp bào thai duy trì sự sống trong thời gian ngắn,
  • 11:46 - 11:49
    nhưng hệ quả tất yếu sẽ đến sau này -
  • 11:49 - 11:51
    những bộ phận bị thiếu dinh dưỡng trước đó
  • 11:51 - 11:54
    dễ tổn thương và dễ mắc bệnh.
  • 11:54 - 11:57
    Nhưng có thể đó chưa phải là tất cả những gì đang diễn ra.
  • 11:57 - 11:59
    Dường như những bào thai được chỉ dẫn
  • 11:59 - 12:02
    từ trong bụng mẹ
  • 12:02 - 12:04
    để điều chỉnh chức năng sinh lý một cách phù hợp.
  • 12:04 - 12:06
    Chúng tự trang bị cho mình
  • 12:06 - 12:08
    để thích nghi với thế giới mà chúng sắp phải đối mặt
  • 12:08 - 12:10
    ngay bên ngoài bụng mẹ.
  • 12:10 - 12:12
    Bào thai điều chỉnh quá trình trao đổi chất
  • 12:12 - 12:15
    và các quá trình sinh lý học
  • 12:15 - 12:18
    để phù hợp với môi trường đang chờ đợi nó.
  • 12:18 - 12:21
    Và cơ sở thông tin cho các bào thai
  • 12:21 - 12:23
    đó là dựa vào những gì mẹ chúng ăn.
  • 12:23 - 12:25
    Bữa ăn mà một phụ nữ mang thai hấp thụ
  • 12:25 - 12:27
    được xem như một câu chuyện,
  • 12:27 - 12:29
    một chuyện cổ tích về sự sung túc đủ đầy
  • 12:29 - 12:32
    hoặc một chuỗi của những thiếu thốn, nghèo khổ.
  • 12:32 - 12:35
    Câu chuyện này truyền đạt thông tin
  • 12:35 - 12:37
    đến bào thai
  • 12:37 - 12:39
    và giúp bào thai cấu trúc cơ thế và hệ cơ quan của nó --
  • 12:39 - 12:42
    để phù hợp với những điều kiện sống
  • 12:42 - 12:45
    sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại của nó trong tương lai.
  • 12:45 - 12:48
    Đối mặt với nguồn lực cực kỳ khan hiếm,
  • 12:48 - 12:51
    một đứa trẻ có thể trạng nhỏ bé với nhu cầu năng lượng khiêm tốn
  • 12:51 - 12:53
    thực ra sẽ có nhiều cơ hội hơn
  • 12:53 - 12:55
    để sống đến tuổi trưởng thành.
  • 12:55 - 12:57
    Vấn đề chỉ thật sự xuất hiện
  • 12:57 - 13:00
    khi những người phụ nữ mang thai, theo một cách nào đó, lại là những người kể chuyện không chính xác,
  • 13:00 - 13:02
    khi các bào thai nhận được thông tin
  • 13:02 - 13:04
    về một thế giới khan hiếm bên ngoài bụng mẹ
  • 13:04 - 13:07
    nhưng cuối cùng, chúng lại được sinh ra trong một gia cảnh đầy đủ, sung túc.
  • 13:07 - 13:10
    Đây là những gì xảy ra với những đứa trẻ của Hà Lan vào "Mùa Đông Đói".
  • 13:10 - 13:12
    Và tỷ lệ cao hơn của bệnh béo phì,
  • 13:12 - 13:14
    tiểu đường và bệnh tim mạch
  • 13:14 - 13:16
    là kết quả của việc đó.
  • 13:16 - 13:19
    Những cơ thể mà trước đây phải chắt chiu từng calorie
  • 13:19 - 13:21
    thì nay lại được cung cấp một nguồn calories dồi dào
  • 13:21 - 13:24
    từ chế độ dinh dưỡng thời hậu chiến tranh phía Tây.
  • 13:24 - 13:27
    Thế giới mà chúng nhận thức trong bụng mẹ
  • 13:27 - 13:29
    hóa ra lại không giống
  • 13:29 - 13:32
    với thế giới mà chúng được sinh ra.
  • 13:32 - 13:34
    Và đây là một câu chuyện khác.
  • 13:34 - 13:38
    Vào lúc 8:46 sáng ngày 11 tháng 09 năm 2001,
  • 13:38 - 13:40
    có khoảng hàng ngàn người
  • 13:40 - 13:42
    trong khu Trung Tâm Thương Mại Thế Giới
  • 13:42 - 13:44
    tại New York --
  • 13:44 - 13:46
    đã đổ xô ra khỏi tàu lửa,
  • 13:46 - 13:49
    các cô phục vụ chuẩn bị bàn ghế cho một buổi sáng đông đúc,
  • 13:49 - 13:53
    các nhà môi giới đang làm việc trên điện thoại tại phố Wall.
  • 13:53 - 13:56
    1.700 người trong số những người này là các phụ nữ đang mang thai.
  • 13:56 - 13:59
    Khi chứng kiến cảnh máy bay đâm thẳng vào hai tòa tháp và chúng đổ sập xuống,
  • 13:59 - 14:02
    rất nhiều phụ nữ mang thai đã bị ám ảnh bởi nỗi kinh hoàng đó -
  • 14:02 - 14:05
    nó cũng ảnh hưởng đến những người sống sót khác trong thảm họa này -
  • 14:05 - 14:07
    sự hỗn loạn tràn ngập khắp nơi,
  • 14:07 - 14:09
    những đám mây cuộn tròn
  • 14:09 - 14:13
    bụi và xà bần,
  • 14:13 - 14:15
    nỗi sợ hãi về cái chết làm tim đập liên hồi.
  • 14:15 - 14:17
    Một năm sau sau thảm họa 9/11,
  • 14:17 - 14:20
    các nhà nghiên cứu đã kiểm tra một nhóm phụ nữ
  • 14:20 - 14:22
    mang thai
  • 14:22 - 14:24
    đã từng chứng kiến cuộc tấn công vào Tòa Nhà thương mại thế giới.
  • 14:24 - 14:26
    Những đứa con của những người phụ nữ này
  • 14:26 - 14:29
    bắt đầu có những dấu hiệu của chứng rối loạn hậu chấn thương tâm lý, gọi tắt là PTSD,
  • 14:29 - 14:31
    vì những gì họ đã trải qua.
  • 14:31 - 14:34
    Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một đặc điểm về mặt sinh học
  • 14:34 - 14:36
    có khả năng dẫn đến chứng PTSD -
  • 14:36 - 14:39
    một tác động được nhắc đến nhiều nhất
  • 14:39 - 14:42
    đối với những đứa trẻ có mẹ đã trải qua những biến cố
  • 14:42 - 14:44
    trong ba tháng cuối của thai kỳ.
  • 14:44 - 14:46
    Hay nói cách khác,
  • 14:46 - 14:49
    những người mẹ với chứng rối loạn hậu chấn thương tâm lý
  • 14:49 - 14:52
    sẽ chuyển tiếp tình trạng dễ tổn thương của mình
  • 14:52 - 14:55
    vào đứa con trong lúc chúng vẫn còn trong bụng.
  • 14:55 - 14:57
    Và bây giờ hãy nghĩ về điều này:
  • 14:57 - 14:59
    Chứng rối loạn hậu chấn thương tâm lý
  • 14:59 - 15:02
    là một phản ứng sai lệch của cơ thể nhằm chống lại căng thẳng,
  • 15:02 - 15:06
    khiến cho nạn nhân phải chịu đựng vô vàn đau đớn một cách không cần thiết.
  • 15:06 - 15:09
    Nhưng có một cách nghĩ khác về PTSD.
  • 15:09 - 15:12
    Cái hiện tượng mà chúng ta xem như một bệnh lý
  • 15:12 - 15:14
    đôi khi lại là một sự thích nghi hữu dụng
  • 15:14 - 15:16
    trong một vài trường hợp.
  • 15:16 - 15:19
    Nhất là trong một môi trường nguy hiểm,
  • 15:19 - 15:22
    những biểu hiện đặc trưng của PTSD --
  • 15:22 - 15:25
    sự chú ý thái quá đến môi trường xung quanh,
  • 15:25 - 15:28
    khả năng phản ứng nhanh đối với nguy hiểm --
  • 15:28 - 15:31
    có thể cứu được bản thân người đó.
  • 15:31 - 15:35
    Có người cho rằng sự di truyền triệu chứng PTSD từ trong bụng mẹ mang tính thích ứng
  • 15:35 - 15:37
    chỉ là suy đoán mà thôi,
  • 15:37 - 15:40
    nhưng tôi cảm thấy ý kiến này tương đối hợp lý.
  • 15:40 - 15:42
    Nó có nghĩa là, thậm chí trong thời kỳ thai nghén,
  • 15:42 - 15:44
    những người mẹ đã báo hiệu cho đứa bé
  • 15:44 - 15:46
    rằng ngoài kia là một thế giới dữ dội,
  • 15:46 - 15:49
    họ nói với chúng rằng, "Cẩn thận con nhé."
  • 15:49 - 15:51
    Cho tôi được giải thích thêm.
  • 15:51 - 15:54
    Nghiên cứu về bào thai không nhằm đổ lỗi cho người mẹ
  • 15:54 - 15:56
    về những gì xảy ra trong quá trình mang thai,
  • 15:56 - 15:59
    mà là tìm ra cách tốt nhất để cải thiện
  • 15:59 - 16:02
    sức khỏe và thể trạng của thế hệ tiếp theo.
  • 16:02 - 16:04
    Nỗ lực quan trọng phải bao gồm việc tập trung
  • 16:04 - 16:06
    vào quá trình nhận thức của bào thai
  • 16:06 - 16:09
    trong chín tháng ở trong bụng mẹ.
  • 16:09 - 16:12
    Nhận thức là một trong những hoạt động trọng yếu nhất của con người
  • 16:12 - 16:14
    và nó bắt đầu ở một giai đoạn sớm hơn nhiều
  • 16:14 - 16:16
    so với những gì chúng ta từng nghĩ.
  • 16:16 - 16:18
    Xin cảm ơn.
  • 16:18 - 16:25
    Vỗ tay
Title:
Annie Murphy Paul: Chúng ta đã học được những gì trước khi chào đời
Speaker:
Annie Murphy Paul
Description:

Có một câu đố được đưa ra: Quá trình nhận thức của con người bắt đầu từ khi nào? Và câu trả lời là: Trước khi chúng ta được sinh ra. Nhà khoa học đồng thời là nhà văn, Annie Murphy Paul, thông qua nghiên cứu mới của cô, sẽ chỉ ra rằng chúng ta bắt đầu quá trình nhận thức từ khi còn trong bụng mẹ -- từ âm giọng của tiếng mẹ đẻ cho đến những món ăn mà chúng ta sẽ thích khi chào đời.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
16:26
Trinh thi-thu-tam added a translation

Vietnamese subtitles

Revisions