1 00:00:00,000 --> 00:00:03,000 Hôm nay tôi xin trình bày về chủ đề nhận thức. 2 00:00:03,000 --> 00:00:06,000 Với chủ đề này, tôi có một câu đố. 3 00:00:06,000 --> 00:00:08,000 Các bạn đã sẵn sàng chưa? 4 00:00:08,000 --> 00:00:11,000 Quá trình nhận thức bắt đầu từ khi nào? 5 00:00:11,000 --> 00:00:13,000 Để trả lời câu hỏi này, 6 00:00:13,000 --> 00:00:15,000 có thể các bạn đang nghĩ về ngày đầu tiên ở trường tiểu học, 7 00:00:15,000 --> 00:00:17,000 hoặc nhà trẻ, 8 00:00:17,000 --> 00:00:20,000 lần đầu tiên mà trẻ con ở trong phòng học cùng giáo viên. 9 00:00:20,000 --> 00:00:23,000 Hoặc cũng có thể chúng ta liên tưởng đến lúc còn nhỏ 10 00:00:23,000 --> 00:00:26,000 khi trẻ con học đi, học nói 11 00:00:26,000 --> 00:00:28,000 và học cách dùng nĩa. 12 00:00:28,000 --> 00:00:31,000 Hoặc có thể chúng ta sẽ nghĩ ngay đến giai đoạn từ 1 đến 3 tuổi, 13 00:00:31,000 --> 00:00:34,000 thời kỳ quan trọng nhất của quá trình nhận thức 14 00:00:34,000 --> 00:00:36,000 là những năm tháng đầu đời. 15 00:00:36,000 --> 00:00:39,000 Vì thế câu trả lời cho câu hỏi của tôi sẽ là: 16 00:00:39,000 --> 00:00:41,000 Việc học bắt đầu từ khi trẻ sinh ra. 17 00:00:41,000 --> 00:00:43,000 Hôm nay tôi xin được trình bày cùng các bạn 18 00:00:43,000 --> 00:00:46,000 một chủ đề mà có thể sẽ làm cho các bạn ngạc nhiên 19 00:00:46,000 --> 00:00:49,000 và có vẻ sẽ làm các bạn hoài nghi. 20 00:00:49,000 --> 00:00:51,000 Nhưng vấn đề này đã được chứng minh qua các bằng chứng mới nhất 21 00:00:51,000 --> 00:00:54,000 từ ngành tâm lý học và cả ngành sinh học. 22 00:00:54,000 --> 00:00:57,000 Đó chính là: Một vài quá trình nhận thức quan trọng nhất của mỗi người 23 00:00:57,000 --> 00:00:59,000 đã diễn ra trước khi chúng ta được sinh ra, 24 00:00:59,000 --> 00:01:02,000 tức là, chúng diễn ra khi chúng ta còn trong bụng mẹ. 25 00:01:02,000 --> 00:01:04,000 Hiện nay tôi là một phóng viên mảng khoa học. 26 00:01:04,000 --> 00:01:06,000 Tôi viết báo và các chuyên đề tạp chí. 27 00:01:06,000 --> 00:01:08,000 Và tôi cũng là một người mẹ, 28 00:01:08,000 --> 00:01:11,000 Và hai vai trò này cùng được thể hiện 29 00:01:11,000 --> 00:01:14,000 trong cuốn sách tôi đã viết có tên gọi "Nguồn Gốc". 30 00:01:14,000 --> 00:01:17,000 "Nguồn gốc" là phần khởi đầu quan trọng 31 00:01:17,000 --> 00:01:19,000 của một lĩnh vực mới và thú vị 32 00:01:19,000 --> 00:01:21,000 được gọi là nguồn gốc bào thai. 33 00:01:21,000 --> 00:01:24,000 Nguồn gốc bào thai là một nguyên lý khoa học 34 00:01:24,000 --> 00:01:27,000 chỉ vừa mới xuất hiện trong hai thập kỷ vừa qua, 35 00:01:27,000 --> 00:01:30,000 và nó được dựa trên một lý thuyết 36 00:01:30,000 --> 00:01:33,000 cho rằng sức khỏe và thể trạng trong suốt cuộc đời của chúng ta 37 00:01:33,000 --> 00:01:35,000 bị ảnh hưởng chủ yếu 38 00:01:35,000 --> 00:01:38,000 bởi khoảng thời gian chín tháng chúng ta nằm trong bụng mẹ. 39 00:01:38,000 --> 00:01:42,000 Lý thuyết này không chỉ hấp dẫn tôi về mặt khoa học thuần túy, 40 00:01:42,000 --> 00:01:44,000 mà tôi còn bị thu hút với tư cách của một người sắp làm mẹ 41 00:01:44,000 --> 00:01:47,000 trong lúc đang nghiên cứu về đề tài này. 42 00:01:47,000 --> 00:01:49,000 Và một trong những điều thú vị nhất 43 00:01:49,000 --> 00:01:51,000 mà tôi gặt hái được từ công việc này, 44 00:01:51,000 --> 00:01:54,000 đó là tất cả chúng ta đều đang tìm hiểu và khám phá về thế giới 45 00:01:54,000 --> 00:01:57,000 trước cả khi chúng ta chào đời. 46 00:01:57,000 --> 00:01:59,000 Khi lần đầu bồng ẵm những đứa bé trên tay, 47 00:01:59,000 --> 00:02:02,000 chúng ta nghĩ rằng chúng là những tinh thể trong suốt, 48 00:02:02,000 --> 00:02:04,000 vô tri vô giác về mặt chức năng, 49 00:02:04,000 --> 00:02:07,000 nhưng thực tế, chính chúng ta đã góp phần định hình nên các bé 50 00:02:07,000 --> 00:02:11,000 từ chính thế giới mình đang sống. 51 00:02:11,000 --> 00:02:13,000 Hôm nay tôi muốn chia sẻ cùng các bạn những điều kỳ diệu 52 00:02:13,000 --> 00:02:15,000 mà các nhà khoa học đang khám phá 53 00:02:15,000 --> 00:02:17,000 về quá trình nhận thức của bào thai 54 00:02:17,000 --> 00:02:20,000 khi chúng vẫn còn trong bụng mẹ. 55 00:02:21,000 --> 00:02:23,000 Trước tiên hết 56 00:02:23,000 --> 00:02:26,000 chúng nhận biết được giọng nói của người mẹ. 57 00:02:26,000 --> 00:02:29,000 Vì các âm thanh từ thế giới bên ngoài 58 00:02:29,000 --> 00:02:32,000 phải đi qua lớp màn bụng dưới 59 00:02:32,000 --> 00:02:36,000 và qua bọc nước ối, 60 00:02:36,000 --> 00:02:38,000 những âm thanh bào thai nhận biết được, 61 00:02:38,000 --> 00:02:41,000 bắt đầu từ tháng thứ tư, 62 00:02:41,000 --> 00:02:43,000 là không âm hoặc âm bị rò. 63 00:02:43,000 --> 00:02:45,000 Một nhà nghiên cứu cho rằng 64 00:02:45,000 --> 00:02:48,000 những âm thanh đó nghe giống như tiếng của thầy của Charlie Brown 65 00:02:48,000 --> 00:02:51,000 trong bộ phim hoạt hình xưa "Những hạt đậu phụng"(Peanuts). 66 00:02:51,000 --> 00:02:54,000 Nhưng tiếng nói của người mẹ 67 00:02:54,000 --> 00:02:56,000 vang lại trong cơ thể của mình, 68 00:02:56,000 --> 00:02:59,000 và truyền đến bào thai dễ dàng hơn. 69 00:02:59,000 --> 00:03:02,000 Và bởi vì bào thai luôn nằm bên trong người mẹ, 70 00:03:02,000 --> 00:03:05,000 nên nó có thể cảm nhận được âm thanh của người mẹ nhiều hơn. 71 00:03:05,000 --> 00:03:08,000 Một khi em bé chào đời, nó sẽ nhận ra được giọng nói của mẹ 72 00:03:08,000 --> 00:03:10,000 và trẻ nhỏ luôn muốn nghe giọng của mẹ mình 73 00:03:10,000 --> 00:03:12,000 hơn giọng của những người khác. 74 00:03:12,000 --> 00:03:14,000 Từ đâu chúng ta biết được điều này? 75 00:03:14,000 --> 00:03:16,000 Trẻ sơ sinh hầu như chưa thể làm được điều gì, 76 00:03:16,000 --> 00:03:19,000 ngoại trừ một việc chúng rất giỏi: đó là bú. 77 00:03:19,000 --> 00:03:22,000 Các nhà nghiên cứu đã dựa vào thực tế này 78 00:03:22,000 --> 00:03:25,000 để lắp đặt hai núm vú cao su. 79 00:03:25,000 --> 00:03:27,000 Khi em bé bú một núm vú cao su, 80 00:03:27,000 --> 00:03:29,000 thì nó sẽ nghe được giọng của mẹ mình 81 00:03:29,000 --> 00:03:31,000 trong tai nghe. 82 00:03:31,000 --> 00:03:33,000 Và nếu nó bú vào núm vú còn lại 83 00:03:33,000 --> 00:03:37,000 thì nó sẽ nghe giọng của một người phụ nữ khác. 84 00:03:37,000 --> 00:03:40,000 Đứa bé sẽ thể hiện ngay rằng nó thích giọng của mẹ mình 85 00:03:40,000 --> 00:03:43,000 bằng cách chọn cái núm vú đầu tiên. 86 00:03:43,000 --> 00:03:46,000 Các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng 87 00:03:46,000 --> 00:03:48,000 trẻ sẽ giảm tốc độ bú 88 00:03:48,000 --> 00:03:50,000 khi bị hấp dẫn bởi một điều gì đó, 89 00:03:50,000 --> 00:03:52,000 và bú bình thường trở lại 90 00:03:52,000 --> 00:03:55,000 khi chúng bắt đầu chán. 91 00:03:55,000 --> 00:03:57,000 Đây là những gì mà các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra: 92 00:03:57,000 --> 00:04:00,000 Khi những người mẹ cứ đọc đi đọc lại 93 00:04:00,000 --> 00:04:04,000 một đoạn của tác phẩm "Con Mèo trong cái nón" của Giáo sư Seuss trong lúc họ đang mang thai, 94 00:04:04,000 --> 00:04:07,000 thì những đứa bé khi chào đời 95 00:04:07,000 --> 00:04:10,000 cũng sẽ nhận biết được đoạn văn đó. 96 00:04:10,000 --> 00:04:13,000 Một kiểu thí nghiệm mà tôi rất thích 97 00:04:13,000 --> 00:04:15,000 đó là khi những phụ nữ đang mang thai 98 00:04:15,000 --> 00:04:17,000 xem một bộ phim truyền hình dài tập nào đó 99 00:04:17,000 --> 00:04:20,000 trong suốt quá trình mang thai 100 00:04:20,000 --> 00:04:23,000 thì đứa bé của họ khi sinh ra 101 00:04:23,000 --> 00:04:26,000 có thể nhận biết được nhạc nền của bộ phim đó. 102 00:04:26,000 --> 00:04:28,000 Các bào thai còn nhận biết được 103 00:04:28,000 --> 00:04:31,000 cả ngôn ngữ được dùng 104 00:04:31,000 --> 00:04:33,000 trong môi trường chúng được sinh ra. 105 00:04:33,000 --> 00:04:36,000 Một nghiên cứu năm ngoái 106 00:04:36,000 --> 00:04:39,000 cho thấy rằng từ khi sinh ra, từ thời điểm được sinh ra, 107 00:04:39,000 --> 00:04:41,000 trẻ khóc theo ngữ giọng đặc trưng 108 00:04:41,000 --> 00:04:44,000 tiếng mẹ đẻ của chúng. 109 00:04:44,000 --> 00:04:47,000 Trẻ em Pháp khóc theo nốt cao 110 00:04:47,000 --> 00:04:50,000 trong khi trẻ em Đức kết thúc bằng nốt trầm, 111 00:04:50,000 --> 00:04:52,000 bắt chước theo tông điệu 112 00:04:52,000 --> 00:04:54,000 của những ngôn ngữ này. 113 00:04:54,000 --> 00:04:56,000 Vậy tại sao quá trình nhận thức trong giai đoạn bào thai này 114 00:04:56,000 --> 00:04:58,000 lại hữu dụng? 115 00:04:58,000 --> 00:05:01,000 Đó có thể là cách giúp giúp bé tồn tại. 116 00:05:01,000 --> 00:05:03,000 Ngay từ thời điểm được sinh ra, 117 00:05:03,000 --> 00:05:05,000 trẻ em đáp lại giọng nói 118 00:05:05,000 --> 00:05:07,000 của người chăm sóc chúng nhiều nhất - 119 00:05:07,000 --> 00:05:09,000 đó là người mẹ. 120 00:05:09,000 --> 00:05:11,000 Thậm chí cả khi khóc, 121 00:05:11,000 --> 00:05:13,000 tiếng khóc cũng giống như tiếng nói của mẹ, 122 00:05:13,000 --> 00:05:16,000 và chính điều này càng thắt chặt tình mẫu tử hơn, 123 00:05:16,000 --> 00:05:18,000 Cũng có thể chính điều này 124 00:05:18,000 --> 00:05:20,000 là một lực đẩy 125 00:05:20,000 --> 00:05:23,000 giúp bé học, hiểu và nói 126 00:05:23,000 --> 00:05:25,000 tiếng mẹ đẻ. 127 00:05:25,000 --> 00:05:27,000 Nhưng âm thanh không phải là điều duy nhất 128 00:05:27,000 --> 00:05:29,000 mà bào thai nhận biết được khi còn trong bụng mẹ. 129 00:05:29,000 --> 00:05:32,000 Còn cả khứu giác và vị giác. 130 00:05:32,000 --> 00:05:34,000 Trong bảy tháng đầu tiên, 131 00:05:34,000 --> 00:05:36,000 các chồi vị giác của bào thai được phát triển hoàn toàn, 132 00:05:36,000 --> 00:05:39,000 đồng thời, các thụ quan khứu giác giúp trẻ tiếp nhận và phân biệt mùi vị 133 00:05:39,000 --> 00:05:41,000 bắt đầu hoạt động. 134 00:05:41,000 --> 00:05:44,000 Mùi vị thức ăn mà người mẹ hấp thụ 135 00:05:44,000 --> 00:05:46,000 truyền qua lớp nước ối, 136 00:05:46,000 --> 00:05:48,000 được hấp thụ một lần nữa 137 00:05:48,000 --> 00:05:50,000 bởi bào thai. 138 00:05:50,000 --> 00:05:53,000 Trẻ nhỏ thường nhớ và có xu hướng thích những mùi vị này 139 00:05:53,000 --> 00:05:56,000 một khi được sinh ra đời. 140 00:05:56,000 --> 00:05:59,000 Trong một cuộc thăm dò, một nhóm phụ nữ có thai 141 00:05:59,000 --> 00:06:01,000 được yêu cầu uống nhiều nước ép cà rốt 142 00:06:01,000 --> 00:06:04,000 trong 3 tháng cuối của quá trình mang thai, 143 00:06:04,000 --> 00:06:06,000 trong khi một nhóm khác 144 00:06:06,000 --> 00:06:08,000 chỉ uống nước lọc. 145 00:06:08,000 --> 00:06:11,000 Sáu tháng sau, người ta để cho các bé uống 146 00:06:11,000 --> 00:06:14,000 hỗn hợp nước ép cà rốt và ngũ cốc, 147 00:06:14,000 --> 00:06:18,000 đồng thời ghi nhận lại những nét mặt và biểu cảm của các bé khi chúng uống. 148 00:06:18,000 --> 00:06:20,000 Những đứa bé có mẹ đã uống nước ép cà rốt trước đó 149 00:06:20,000 --> 00:06:22,000 thì uống thứ hỗn hợp này nhiều hơn. 150 00:06:22,000 --> 00:06:24,000 Và vẻ mặt của các bé cho thấy 151 00:06:24,000 --> 00:06:26,000 dường như chúng muốn uống thêm nhiều hơn nữa. 152 00:06:26,000 --> 00:06:29,000 Một thí nghiệm khác của Pháp 153 00:06:29,000 --> 00:06:31,000 diễn ra ở Dijon 154 00:06:31,000 --> 00:06:33,000 đã chỉ ra rằng 155 00:06:33,000 --> 00:06:36,000 những người mẹ hấp thụ thức ăn 156 00:06:36,000 --> 00:06:41,000 có vị cam thảo và hoa hồi trong quá trình mang thai 157 00:06:41,000 --> 00:06:43,000 thì đứa bé sẽ thể hiện sự ưa thích của mình đối với vị hoa hồi 158 00:06:43,000 --> 00:06:45,000 trong ngày đầu tiên của đời mình, 159 00:06:45,000 --> 00:06:47,000 và được chứng thực lại một lần nữa 160 00:06:47,000 --> 00:06:49,000 trong ngày thứ tư sau khi chào đời. 161 00:06:49,000 --> 00:06:53,000 Những đứa bé mà mẹ chúng không ăn hoa hồi trong quá trong quá trình mang thai 162 00:06:53,000 --> 00:06:57,000 thì cho rằng hoa hồi "ghê quá". 163 00:06:57,000 --> 00:06:59,000 Điều này nghĩa là 164 00:06:59,000 --> 00:07:01,000 người mẹ đã dạy cho bào thai nhận biết 165 00:07:01,000 --> 00:07:04,000 những món ăn nào ngon và an toàn cho chúng. 166 00:07:04,000 --> 00:07:06,000 Bào thai cũng được dạy 167 00:07:06,000 --> 00:07:09,000 về nền văn hóa đặc trưng mà trẻ sắp trở thành một thành viên trong đó 168 00:07:09,000 --> 00:07:12,000 thông qua một trong những yếu tố quan trọng của văn hóa, 169 00:07:12,000 --> 00:07:14,000 đó là thức ăn. 170 00:07:14,000 --> 00:07:17,000 Trẻ được giới thiệu những đặc trưng về mùi vị 171 00:07:17,000 --> 00:07:19,000 của nền văn hóa ẩm thực địa phương 172 00:07:19,000 --> 00:07:22,000 trước cả khi chúng được sinh ra. 173 00:07:22,000 --> 00:07:25,000 Mà thật ra những bào thai này còn được dạy những bài học lớn hơn. 174 00:07:25,000 --> 00:07:27,000 Nhưng trước khi bàn về vấn đề đó, 175 00:07:27,000 --> 00:07:31,000 Tôi muốn nhắc đến một chuyện mà chắc các bạn đang thắc mắc. 176 00:07:31,000 --> 00:07:33,000 Ý niệm về quá trình nhận thức của bào thai 177 00:07:33,000 --> 00:07:36,000 có thể khuyến khích các bạn càng nỗ lực hơn trong việc nuôi dưỡng bào thai - 178 00:07:36,000 --> 00:07:38,000 bằng cách mở nhạc Mozart cho các bé nghe 179 00:07:38,000 --> 00:07:40,000 thông qua những headphones được đặt trên bụng. 180 00:07:40,000 --> 00:07:43,000 Nhưng thực ra, quá trình mang thai chín tháng, 181 00:07:43,000 --> 00:07:46,000 quá trình hình thành và phát triển diễn ra trong bụng 182 00:07:46,000 --> 00:07:50,000 lại có sức ảnh hưởng lớn hơn thế. 183 00:07:50,000 --> 00:07:54,000 Hầu hết những điều mà phụ nữ mang thai gặp phải hàng ngày -- 184 00:07:54,000 --> 00:07:56,000 bầu không khí, 185 00:07:56,000 --> 00:07:58,000 đồ ăn thức uống, 186 00:07:58,000 --> 00:08:00,000 các loại dược phẩm, 187 00:08:00,000 --> 00:08:02,000 thậm chí cả cảm xúc của người mẹ -- 188 00:08:02,000 --> 00:08:05,000 đều ảnh hưởng đến bào thai. 189 00:08:05,000 --> 00:08:08,000 Chúng là một chuỗi ảnh hưởng 190 00:08:08,000 --> 00:08:10,000 mang đặc tính cá nhân 191 00:08:10,000 --> 00:08:12,000 như bản thân của người phụ nữ. 192 00:08:12,000 --> 00:08:14,000 Bào thai tiếp nhận những đặc tính này 193 00:08:14,000 --> 00:08:16,000 vào trong cơ thể, 194 00:08:16,000 --> 00:08:19,000 và biến chúng thành một phần của chính cơ thể mình. 195 00:08:19,000 --> 00:08:21,000 Không chỉ thế, 196 00:08:21,000 --> 00:08:24,000 bào thai còn tiếp nhận những đặc trưng của người mẹ 197 00:08:24,000 --> 00:08:26,000 như một nguồn thông tin 198 00:08:26,000 --> 00:08:28,000 mà tôi gọi là những tấm danh thiếp di truyền 199 00:08:28,000 --> 00:08:31,000 từ thế giới bên ngoài. 200 00:08:31,000 --> 00:08:34,000 Vậy nên những gì bào thai nhận biết được khi còn trong bụng mẹ 201 00:08:34,000 --> 00:08:36,000 không phải là bản nhạc "Magic Flute" của Mozart 202 00:08:36,000 --> 00:08:40,000 mà là những câu trả lời đóng vai trò thiết yếu cho sự tồn tại của chính đứa bé. 203 00:08:40,000 --> 00:08:42,000 Liệu đứa bé sẽ được sinh ra trong một gia cảnh sung túc 204 00:08:42,000 --> 00:08:44,000 hay thiếu thốn? 205 00:08:44,000 --> 00:08:47,000 Được chở che, chăm sóc 206 00:08:47,000 --> 00:08:50,000 hay phải đối mặt với những hiểm nguy và đe dọa? 207 00:08:50,000 --> 00:08:52,000 Liệu trẻ có được sống một cuộc sống dài lâu và tươi đẹp 208 00:08:52,000 --> 00:08:55,000 hay ngắn ngủi và vội vã? 209 00:08:55,000 --> 00:08:58,000 Đặc biệt, mức độ ăn kiêng và căng thẳng của người phụ nữ mang thai 210 00:08:58,000 --> 00:09:01,000 cũng đưa ra những gợi ý quan trọng về điều kiện tồn tại của bé, 211 00:09:01,000 --> 00:09:04,000 như một ngón tay lớn lên trong gió. 212 00:09:04,000 --> 00:09:06,000 Sự điều chỉnh có định hướng 213 00:09:06,000 --> 00:09:09,000 của bộ não thai nhi và các bộ phận khác trong cơ thể 214 00:09:09,000 --> 00:09:11,000 là một trong những đặc tính riêng biệt chỉ con người mới sở hữu. 215 00:09:11,000 --> 00:09:13,000 Khả năng thích ứng linh hoạt, 216 00:09:13,000 --> 00:09:15,000 khả năng ứng phó 217 00:09:15,000 --> 00:09:17,000 trước sự đa dạng của môi trường sống, 218 00:09:17,000 --> 00:09:19,000 từ nông thôn đến thành phố, 219 00:09:19,000 --> 00:09:22,000 từ lãnh nguyên lạnh giá đến sa mạc cằn cỗi. 220 00:09:22,000 --> 00:09:24,000 Để kết thúc phần này, tôi muốn kể cho các bạn nghe hai câu chuyện 221 00:09:24,000 --> 00:09:27,000 về cách thức mà những người mẹ đã dạy cho đứa bé biết về thế giới xung quanh 222 00:09:27,000 --> 00:09:30,000 trước khi chúng chào đời. 223 00:09:31,000 --> 00:09:33,000 Vào mùa thu năm 1944 224 00:09:33,000 --> 00:09:36,000 những ngày đen tối nhất của Chiến Tranh Thế Giới thứ II, 225 00:09:36,000 --> 00:09:39,000 Quân đội Đức phong tỏa phía Tây của Hà Lan, 226 00:09:39,000 --> 00:09:42,000 và cùng lúc, vứt bỏ hết các chuyến hàng chở lương thực, thực phẩm. 227 00:09:42,000 --> 00:09:44,000 Cuộc vây hãm của Đảng Quốc Xã này 228 00:09:44,000 --> 00:09:47,000 đã diễn ra ngay trong mùa đông buốt giá - một trong những mùa đông khắc nghiệt nhất trong vài thập kỷ qua. 229 00:09:47,000 --> 00:09:51,000 Trời lạnh đến nỗi các con kênh đều bị đóng băng. 230 00:09:51,000 --> 00:09:53,000 Thực phẩm nhanh chóng trở nên khan hiếm, 231 00:09:53,000 --> 00:09:57,000 nhiều người Hà Lan chỉ được tiêu thụ 500 calo cho một ngày - 232 00:09:57,000 --> 00:10:00,000 chỉ bằng một phần tư so với khẩu phần ăn trước chiến tranh. 233 00:10:00,000 --> 00:10:03,000 Khi việc thiếu lương thực kéo dài hàng tháng liền, 234 00:10:03,000 --> 00:10:06,000 một vài người đã phải ăn củ của hoa tulip. 235 00:10:06,000 --> 00:10:08,000 Đầu tháng năm, 236 00:10:08,000 --> 00:10:10,000 nguồn lương thực dự trữ vốn dĩ đã hạn chế của quốc gia 237 00:10:10,000 --> 00:10:12,000 bị cạn kiệt hoàn toàn. 238 00:10:12,000 --> 00:10:15,000 Bóng ma chết chóc của nạn đói bao trùm khắp nơi. 239 00:10:15,000 --> 00:10:18,000 Và đến ngày 5 tháng 5 năm 1945, 240 00:10:18,000 --> 00:10:20,000 cuộc vây hãm kết thúc đột ngột 241 00:10:20,000 --> 00:10:22,000 khi Hà Lan được giải phóng 242 00:10:22,000 --> 00:10:24,000 với sự trợ giúp của Các Nước Liên Bang. 243 00:10:24,000 --> 00:10:27,000 Người ta cho rằng "Mùa Đông Đói kém" này 244 00:10:27,000 --> 00:10:29,000 đã giết chết khoảng 10,000 người 245 00:10:29,000 --> 00:10:31,000 và làm cho hàng ngàn người khác lâm vào bệnh tật. 246 00:10:31,000 --> 00:10:34,000 Và một phần dân số khác cũng bị ảnh hưởng -- 247 00:10:34,000 --> 00:10:36,000 40,000 bào thai 248 00:10:36,000 --> 00:10:39,000 trong bụng mẹ vào thời điểm cuộc vây hãm đang diễn ra. 249 00:10:39,000 --> 00:10:41,000 Sự suy dinh dưỡng trong quá trình mang thai 250 00:10:41,000 --> 00:10:43,000 đã để lại một vài hậu quả rõ ràng ngay sau đó. 251 00:10:43,000 --> 00:10:45,000 Tỷ lệ trẻ bị chết non, 252 00:10:45,000 --> 00:10:47,000 dị dạng, suy dinh dưỡng 253 00:10:47,000 --> 00:10:49,000 và chết yểu cao hơn. 254 00:10:49,000 --> 00:10:52,000 Nhưng những hậu quả khác thì chưa hiển hiện ra ngoài trong nhiều năm sau đó. 255 00:10:52,000 --> 00:10:54,000 Hàng thập niên sau "Mùa Đông Đói", 256 00:10:54,000 --> 00:10:56,000 các nhà nghiên cứu đã ghi nhận lại những trường hợp 257 00:10:56,000 --> 00:11:00,000 một số người ra đời trong thời kỳ đó 258 00:11:00,000 --> 00:11:02,000 có khuynh hướng mắc phải bệnh béo phì, tiểu đường 259 00:11:02,000 --> 00:11:05,000 và các bệnh liên quan đến tim mạch khi về già 260 00:11:05,000 --> 00:11:08,000 hơn những người có điều kiện phát triển bình thường trong bụng mẹ. 261 00:11:08,000 --> 00:11:12,000 Những cá thể đã trải qua tình trạng thiếu dinh dưỡng trong thời kỳ còn là bào thai 262 00:11:12,000 --> 00:11:14,000 có vẻ như đã thay đổi cơ thể họ 263 00:11:14,000 --> 00:11:16,000 theo vô số hướng khác nhau. 264 00:11:16,000 --> 00:11:18,000 Họ phải chịu chứng cao huyết áp, 265 00:11:18,000 --> 00:11:20,000 thiếu cholesterol, 266 00:11:20,000 --> 00:11:22,000 hạ đường huyết, 267 00:11:22,000 --> 00:11:25,000 và chứng tiền tiểu đường. 268 00:11:25,000 --> 00:11:27,000 Tại sao việc thiếu dinh dưỡng trong bụng mẹ 269 00:11:27,000 --> 00:11:29,000 lại gây ra những chứng bệnh như vậy? 270 00:11:29,000 --> 00:11:31,000 Người ta lý giải rằng 271 00:11:31,000 --> 00:11:34,000 đó là vì các bào thai đã cố tồn tại trong điều kiện khắc nghiệt nhất. 272 00:11:34,000 --> 00:11:36,000 Khi thực phẩm trở nên khan hiếm, 273 00:11:36,000 --> 00:11:39,000 các bào thai đã chuyển nguồn dinh dưỡng đến bộ phận thiết yếu nhất trong cơ thể, đó là não, 274 00:11:39,000 --> 00:11:41,000 và dành ít dưỡng chất hơn cho những bộ phận khác, 275 00:11:41,000 --> 00:11:43,000 như tim và gan. 276 00:11:43,000 --> 00:11:46,000 Điều này sẽ giúp bào thai duy trì sự sống trong thời gian ngắn, 277 00:11:46,000 --> 00:11:49,000 nhưng hệ quả tất yếu sẽ đến sau này - 278 00:11:49,000 --> 00:11:51,000 những bộ phận bị thiếu dinh dưỡng trước đó 279 00:11:51,000 --> 00:11:54,000 dễ tổn thương và dễ mắc bệnh. 280 00:11:54,000 --> 00:11:57,000 Nhưng có thể đó chưa phải là tất cả những gì đang diễn ra. 281 00:11:57,000 --> 00:11:59,000 Dường như những bào thai được chỉ dẫn 282 00:11:59,000 --> 00:12:02,000 từ trong bụng mẹ 283 00:12:02,000 --> 00:12:04,000 để điều chỉnh chức năng sinh lý một cách phù hợp. 284 00:12:04,000 --> 00:12:06,000 Chúng tự trang bị cho mình 285 00:12:06,000 --> 00:12:08,000 để thích nghi với thế giới mà chúng sắp phải đối mặt 286 00:12:08,000 --> 00:12:10,000 ngay bên ngoài bụng mẹ. 287 00:12:10,000 --> 00:12:12,000 Bào thai điều chỉnh quá trình trao đổi chất 288 00:12:12,000 --> 00:12:15,000 và các quá trình sinh lý học 289 00:12:15,000 --> 00:12:18,000 để phù hợp với môi trường đang chờ đợi nó. 290 00:12:18,000 --> 00:12:21,000 Và cơ sở thông tin cho các bào thai 291 00:12:21,000 --> 00:12:23,000 đó là dựa vào những gì mẹ chúng ăn. 292 00:12:23,000 --> 00:12:25,000 Bữa ăn mà một phụ nữ mang thai hấp thụ 293 00:12:25,000 --> 00:12:27,000 được xem như một câu chuyện, 294 00:12:27,000 --> 00:12:29,000 một chuyện cổ tích về sự sung túc đủ đầy 295 00:12:29,000 --> 00:12:32,000 hoặc một chuỗi của những thiếu thốn, nghèo khổ. 296 00:12:32,000 --> 00:12:35,000 Câu chuyện này truyền đạt thông tin 297 00:12:35,000 --> 00:12:37,000 đến bào thai 298 00:12:37,000 --> 00:12:39,000 và giúp bào thai cấu trúc cơ thế và hệ cơ quan của nó -- 299 00:12:39,000 --> 00:12:42,000 để phù hợp với những điều kiện sống 300 00:12:42,000 --> 00:12:45,000 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại của nó trong tương lai. 301 00:12:45,000 --> 00:12:48,000 Đối mặt với nguồn lực cực kỳ khan hiếm, 302 00:12:48,000 --> 00:12:51,000 một đứa trẻ có thể trạng nhỏ bé với nhu cầu năng lượng khiêm tốn 303 00:12:51,000 --> 00:12:53,000 thực ra sẽ có nhiều cơ hội hơn 304 00:12:53,000 --> 00:12:55,000 để sống đến tuổi trưởng thành. 305 00:12:55,000 --> 00:12:57,000 Vấn đề chỉ thật sự xuất hiện 306 00:12:57,000 --> 00:13:00,000 khi những người phụ nữ mang thai, theo một cách nào đó, lại là những người kể chuyện không chính xác, 307 00:13:00,000 --> 00:13:02,000 khi các bào thai nhận được thông tin 308 00:13:02,000 --> 00:13:04,000 về một thế giới khan hiếm bên ngoài bụng mẹ 309 00:13:04,000 --> 00:13:07,000 nhưng cuối cùng, chúng lại được sinh ra trong một gia cảnh đầy đủ, sung túc. 310 00:13:07,000 --> 00:13:10,000 Đây là những gì xảy ra với những đứa trẻ của Hà Lan vào "Mùa Đông Đói". 311 00:13:10,000 --> 00:13:12,000 Và tỷ lệ cao hơn của bệnh béo phì, 312 00:13:12,000 --> 00:13:14,000 tiểu đường và bệnh tim mạch 313 00:13:14,000 --> 00:13:16,000 là kết quả của việc đó. 314 00:13:16,000 --> 00:13:19,000 Những cơ thể mà trước đây phải chắt chiu từng calorie 315 00:13:19,000 --> 00:13:21,000 thì nay lại được cung cấp một nguồn calories dồi dào 316 00:13:21,000 --> 00:13:24,000 từ chế độ dinh dưỡng thời hậu chiến tranh phía Tây. 317 00:13:24,000 --> 00:13:27,000 Thế giới mà chúng nhận thức trong bụng mẹ 318 00:13:27,000 --> 00:13:29,000 hóa ra lại không giống 319 00:13:29,000 --> 00:13:32,000 với thế giới mà chúng được sinh ra. 320 00:13:32,000 --> 00:13:34,000 Và đây là một câu chuyện khác. 321 00:13:34,000 --> 00:13:38,000 Vào lúc 8:46 sáng ngày 11 tháng 09 năm 2001, 322 00:13:38,000 --> 00:13:40,000 có khoảng hàng ngàn người 323 00:13:40,000 --> 00:13:42,000 trong khu Trung Tâm Thương Mại Thế Giới 324 00:13:42,000 --> 00:13:44,000 tại New York -- 325 00:13:44,000 --> 00:13:46,000 đã đổ xô ra khỏi tàu lửa, 326 00:13:46,000 --> 00:13:49,000 các cô phục vụ chuẩn bị bàn ghế cho một buổi sáng đông đúc, 327 00:13:49,000 --> 00:13:53,000 các nhà môi giới đang làm việc trên điện thoại tại phố Wall. 328 00:13:53,000 --> 00:13:56,000 1.700 người trong số những người này là các phụ nữ đang mang thai. 329 00:13:56,000 --> 00:13:59,000 Khi chứng kiến cảnh máy bay đâm thẳng vào hai tòa tháp và chúng đổ sập xuống, 330 00:13:59,000 --> 00:14:02,000 rất nhiều phụ nữ mang thai đã bị ám ảnh bởi nỗi kinh hoàng đó - 331 00:14:02,000 --> 00:14:05,000 nó cũng ảnh hưởng đến những người sống sót khác trong thảm họa này - 332 00:14:05,000 --> 00:14:07,000 sự hỗn loạn tràn ngập khắp nơi, 333 00:14:07,000 --> 00:14:09,000 những đám mây cuộn tròn 334 00:14:09,000 --> 00:14:13,000 bụi và xà bần, 335 00:14:13,000 --> 00:14:15,000 nỗi sợ hãi về cái chết làm tim đập liên hồi. 336 00:14:15,000 --> 00:14:17,000 Một năm sau sau thảm họa 9/11, 337 00:14:17,000 --> 00:14:20,000 các nhà nghiên cứu đã kiểm tra một nhóm phụ nữ 338 00:14:20,000 --> 00:14:22,000 mang thai 339 00:14:22,000 --> 00:14:24,000 đã từng chứng kiến cuộc tấn công vào Tòa Nhà thương mại thế giới. 340 00:14:24,000 --> 00:14:26,000 Những đứa con của những người phụ nữ này 341 00:14:26,000 --> 00:14:29,000 bắt đầu có những dấu hiệu của chứng rối loạn hậu chấn thương tâm lý, gọi tắt là PTSD, 342 00:14:29,000 --> 00:14:31,000 vì những gì họ đã trải qua. 343 00:14:31,000 --> 00:14:34,000 Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một đặc điểm về mặt sinh học 344 00:14:34,000 --> 00:14:36,000 có khả năng dẫn đến chứng PTSD - 345 00:14:36,000 --> 00:14:39,000 một tác động được nhắc đến nhiều nhất 346 00:14:39,000 --> 00:14:42,000 đối với những đứa trẻ có mẹ đã trải qua những biến cố 347 00:14:42,000 --> 00:14:44,000 trong ba tháng cuối của thai kỳ. 348 00:14:44,000 --> 00:14:46,000 Hay nói cách khác, 349 00:14:46,000 --> 00:14:49,000 những người mẹ với chứng rối loạn hậu chấn thương tâm lý 350 00:14:49,000 --> 00:14:52,000 sẽ chuyển tiếp tình trạng dễ tổn thương của mình 351 00:14:52,000 --> 00:14:55,000 vào đứa con trong lúc chúng vẫn còn trong bụng. 352 00:14:55,000 --> 00:14:57,000 Và bây giờ hãy nghĩ về điều này: 353 00:14:57,000 --> 00:14:59,000 Chứng rối loạn hậu chấn thương tâm lý 354 00:14:59,000 --> 00:15:02,000 là một phản ứng sai lệch của cơ thể nhằm chống lại căng thẳng, 355 00:15:02,000 --> 00:15:06,000 khiến cho nạn nhân phải chịu đựng vô vàn đau đớn một cách không cần thiết. 356 00:15:06,000 --> 00:15:09,000 Nhưng có một cách nghĩ khác về PTSD. 357 00:15:09,000 --> 00:15:12,000 Cái hiện tượng mà chúng ta xem như một bệnh lý 358 00:15:12,000 --> 00:15:14,000 đôi khi lại là một sự thích nghi hữu dụng 359 00:15:14,000 --> 00:15:16,000 trong một vài trường hợp. 360 00:15:16,000 --> 00:15:19,000 Nhất là trong một môi trường nguy hiểm, 361 00:15:19,000 --> 00:15:22,000 những biểu hiện đặc trưng của PTSD -- 362 00:15:22,000 --> 00:15:25,000 sự chú ý thái quá đến môi trường xung quanh, 363 00:15:25,000 --> 00:15:28,000 khả năng phản ứng nhanh đối với nguy hiểm -- 364 00:15:28,000 --> 00:15:31,000 có thể cứu được bản thân người đó. 365 00:15:31,000 --> 00:15:35,000 Có người cho rằng sự di truyền triệu chứng PTSD từ trong bụng mẹ mang tính thích ứng 366 00:15:35,000 --> 00:15:37,000 chỉ là suy đoán mà thôi, 367 00:15:37,000 --> 00:15:40,000 nhưng tôi cảm thấy ý kiến này tương đối hợp lý. 368 00:15:40,000 --> 00:15:42,000 Nó có nghĩa là, thậm chí trong thời kỳ thai nghén, 369 00:15:42,000 --> 00:15:44,000 những người mẹ đã báo hiệu cho đứa bé 370 00:15:44,000 --> 00:15:46,000 rằng ngoài kia là một thế giới dữ dội, 371 00:15:46,000 --> 00:15:49,000 họ nói với chúng rằng, "Cẩn thận con nhé." 372 00:15:49,000 --> 00:15:51,000 Cho tôi được giải thích thêm. 373 00:15:51,000 --> 00:15:54,000 Nghiên cứu về bào thai không nhằm đổ lỗi cho người mẹ 374 00:15:54,000 --> 00:15:56,000 về những gì xảy ra trong quá trình mang thai, 375 00:15:56,000 --> 00:15:59,000 mà là tìm ra cách tốt nhất để cải thiện 376 00:15:59,000 --> 00:16:02,000 sức khỏe và thể trạng của thế hệ tiếp theo. 377 00:16:02,000 --> 00:16:04,000 Nỗ lực quan trọng phải bao gồm việc tập trung 378 00:16:04,000 --> 00:16:06,000 vào quá trình nhận thức của bào thai 379 00:16:06,000 --> 00:16:09,000 trong chín tháng ở trong bụng mẹ. 380 00:16:09,000 --> 00:16:12,000 Nhận thức là một trong những hoạt động trọng yếu nhất của con người 381 00:16:12,000 --> 00:16:14,000 và nó bắt đầu ở một giai đoạn sớm hơn nhiều 382 00:16:14,000 --> 00:16:16,000 so với những gì chúng ta từng nghĩ. 383 00:16:16,000 --> 00:16:18,000 Xin cảm ơn. 384 00:16:18,000 --> 00:16:25,000 Vỗ tay