< Return to Video

Fact or opinion

  • 0:01 - 0:02
    Đó là sự thật,
  • 0:02 - 0:03
    hay đó là quan điểm?
  • 0:03 - 0:04
    Có quan trọng không?
  • 0:04 - 0:05
    Có chứ.
  • 0:05 - 0:06
    Cả hai đều quan trọng.
  • 0:07 - 0:09
    Nhưng phân biệt được sự thật và quan điểm
  • 0:10 - 0:13
    có thể giúp hiểu rõ
    những gì ta đọc và nghe,
  • 0:13 - 0:15
    và cách ta hình thành quan điểm.
  • 0:15 - 0:16
    Hãy cùng theo dõi nhé.
  • 0:17 - 0:20
    Sự thật là một tuyên bố
    có thể được chứng minh là đúng.
  • 0:20 - 0:22
    Sự thật mang tính khách quan,
  • 0:22 - 0:25
    tức là không bị ảnh hưởng
    bởi những gì ai đó nghĩ hoặc tin.
  • 0:25 - 0:28
    Sự thật không thể chối cãi
    và không thể thay đổi.
  • 0:29 - 0:31
    Một số câu hỏi sau sẽ
    giúp nhận biết sự thật.
  • 0:31 - 0:35
    1. Nó có thể được đo lường hoặc xác định
    bằng các phép tính hoặc dữ liệu không?
  • 0:36 - 0:39
    Chẳng hạn hai cộng hai bằng bốn.
  • 0:40 - 0:43
    Ta có thể cộng các số
    và chứng minh tuyên bố này đúng.
  • 0:44 - 0:47
    2. Có quan sát được không?
    Ta có thể thấy nó xảy ra không?
  • 0:49 - 0:52
    Ví dụ, 99% dân số không thể
    liếm khuỷu tay của mình.
  • 0:53 - 0:54
    Đây là sự thật.
  • 0:54 - 0:56
    Đây là sự thật có thể quan sát được.
  • 0:56 - 0:58
    Nghiên cứu đã xác định
  • 0:58 - 1:01
    chỉ có một trên 100 người
    có thể làm việc này.
  • 1:02 - 1:06
    3. Nó có được xác minh
    bởi các nguồn chính thống,
  • 1:06 - 1:10
    như bài nghiên cứu, ảnh,
    báo và hiện vật không?
  • 1:10 - 1:11
    Đây là một ví dụ.
  • 1:12 - 1:14
    Nintendo thành lập năm 1889.
  • 1:14 - 1:18
    Đây là một sự thật,
    vì được nhiều nguồn xác minh.
  • 1:18 - 1:20
    Một người đàn ông Nhật Bản
    tên là Fusajiro Yamauchi
  • 1:20 - 1:24
    thành lập Nintendo với tư cách
    là công ty sản xuất bài lá vào năm 1889,
  • 1:24 - 1:27
    và giờ đây là một trong
    những công ty game lớn nhất thế giới.
  • 1:27 - 1:29
    Bây giờ hãy chuyển sang quan điểm,
  • 1:29 - 1:32
    đôi lúc có thể có chút phức tạp.
  • 1:32 - 1:34
    Quan điểm là sự diễn giải
    về niềm tin hoặc phán đoán.
  • 1:35 - 1:38
    Quan điểm cho thấy
    suy nghĩ hoặc cảm nhận của ai đó.
  • 1:38 - 1:39
    Một quan điểm có thể thay đổi.
  • 1:40 - 1:41
    Hãy cùng xem một số ví dụ nhé.
  • 1:42 - 1:43
    Kem rất ngon.
  • 1:44 - 1:46
    Có người đồng ý, có người thì không.
  • 1:46 - 1:49
    Đây là một sự đánh giá,
    do đó đây là quan điểm.
  • 1:49 - 1:51
    Khi chúng ta đánh giá cái gì hoặc ai đó,
  • 1:51 - 1:56
    chúng ta thường sử dụng tính từ như
    quan trọng, đẹp đẽ, vui vẻ hay khó khăn.
  • 1:57 - 1:59
    Một tính từ dùng để đánh giá cái gì đó
  • 1:59 - 2:01
    là dấu hiệu cho thấy đó là quan điểm.
  • 2:02 - 2:05
    Một từ khác báo hiệu quan điểm là "nên".
  • 2:05 - 2:06
    Đây là ví dụ.
  • 2:07 - 2:09
    Mọi người nên học nhiều hơn một ngôn ngữ.
  • 2:09 - 2:13
    Trong khi có nhiều lý do tốt
    cho việc học nhiều hơn ngôn ngữ,
  • 2:13 - 2:16
    nhưng đâu phải ai cũng đồng ý
    với giá trị cá nhân của việc đó.
  • 2:17 - 2:19
    Những ý kiến chính trị
    cũng là quan điểm.
  • 2:19 - 2:22
    Mỗi người có ý kiến khác nhau
    về những vấn đề xã hội
  • 2:22 - 2:24
    và cách giải quyết tốt nhất.
  • 2:24 - 2:26
    Vì quan điểm không thể
    được chứng minh hoặc bác bỏ.
  • 2:26 - 2:28
    nên không phân biệt đúng hay sai:
  • 2:28 - 2:30
    chỉ là bất đồng quan điểm thôi.
  • 2:30 - 2:33
    Dù chân lý và bằng chứng
    có xác minh cho những ý kiến,
  • 2:33 - 2:36
    thì vấn đề ta quan tâm
    vẫn có thể được đưa ra tranh luận.
  • 2:36 - 2:38
    Ví dụ, tôi có thể nói
  • 2:38 - 2:40
    việc đi học cả năm có lợi cho học sinh.
  • 2:41 - 2:44
    Có nhiều lí do để ủng hộ quan điểm này,
  • 2:44 - 2:46
    có người lập luận rằng
    thời gian nghỉ ngắn hơn
  • 2:46 - 2:48
    sẽ ngăn học sinh bị trôi kiến thức,
  • 2:48 - 2:51
    hay cho rằng học sinh thường
    cảm thấy buồn chán suốt mùa hè,
  • 2:51 - 2:54
    hay có những quốc gia áp dụng
    chương trình học kéo dài cả năm.
  • 2:55 - 2:58
    Tuy nhiên ta không thể
    chứng minh tuyên bố đó đúng.
  • 2:58 - 3:02
    Có nhiều lý do đáng cân nhắc cho
    việc lịch học 10 tháng là tốt hơn.
  • 3:02 - 3:04
    Bạn có thể lập luận rằng
    học sinh cần một kỳ nghỉ dài
  • 3:04 - 3:08
    và nên được phép tham gia cắm trại
    hoặc các hoạt động mùa hè khác,
  • 3:08 - 3:10
    hay vì thiếu điều hòa
  • 3:10 - 3:13
    nên chúng không nên ở trường vào mùa hè.
  • 3:13 - 3:15
    Nếu ta xem lại tuyên bố này,
  • 3:15 - 3:18
    ta có thể xác định một từ khác
    báo hiệu quan điểm:
  • 3:19 - 3:20
    từ "tốt hơn".
  • 3:20 - 3:22
    Khi so sánh hai sự vật
  • 3:22 - 3:25
    hay thấy những từ như "tuyệt nhất",
    "tốt nhất" hay "tốt hơn",
  • 3:25 - 3:28
    Điều đó chứng tỏ ta đang
    xem xét một quan điểm.
  • 3:29 - 3:31
    Một kiểu quan điểm khác là sự dự đoán.
  • 3:32 - 3:35
    Các dự đoán thường dựa trên
    kinh nghiệm, kiến thức hoặc nghiên cứu,
  • 3:36 - 3:38
    nhưng vì chúng hướng đến tương lai,
  • 3:38 - 3:40
    nên ta không thể
    xác minh được ở hiện tại.
  • 3:40 - 3:42
    Hãy theo dõi một ví dụ.
  • 3:42 - 3:46
    Ô tô không người lái sẽ chiếm 10%
    tổng số ô tô tham gia giao thông năm 2026.
  • 3:47 - 3:49
    Nghe vừa thú vị vừa đáng sợ.
  • 3:49 - 3:53
    Mặc dù nhiều nhà sản xuất ô tô
    đang phát triển công nghệ xe tự lái,
  • 3:53 - 3:55
    nhưng hiện tại ta không thể
    xác minh tuyên bố này.
  • 3:56 - 3:58
    Vì vậy đây là quan điểm.
  • 3:58 - 4:02
    Một điều cần nhớ là chỉ vì
    chúng ta tin điều gì đó là đúng,
  • 4:02 - 4:04
    không có nghĩa đó là sự thật.
  • 4:05 - 4:07
    Hãy tóm tắt lại
    những gì ta đã biết.
  • 4:08 - 4:11
    Sự thật là một tuyên bố
    được chứng minh là đúng.
  • 4:11 - 4:14
    Liệu có được đo lường,
    hay được xác minh bằng dữ liệu?
  • 4:14 - 4:15
    Liệu có quan sát được?
  • 4:16 - 4:18
    Liệu các nguồn chuẩn
    có xác minh được sự thật đó?
  • 4:19 - 4:20
    Liệu nó có thay đổi được?
  • 4:20 - 4:23
    Chỉ cần một câu trả lời "có",
  • 4:23 - 4:25
    thì tuyên bố đó là sự thật.
  • 4:25 - 4:28
    Quan điểm là sự diễn giải
    niềm tin hay đánh giá
  • 4:28 - 4:29
    không thể chứng minh là đúng.
  • 4:29 - 4:31
    Nó đó đánh giá ai đó hay cái gì đó?
  • 4:31 - 4:33
    Ta có tranh luận không?
  • 4:33 - 4:34
    Nó có đưa ra dự đoán không?
  • 4:35 - 4:36
    Có thể thay đổi nó chứ?
  • 4:36 - 4:38
    Nếu trả lời "có"với tất cả câu hỏi này,
  • 4:38 - 4:39
    thì đó là quan điểm.
  • 4:40 - 4:43
    Phân biệt được sự thật và quan điểm
  • 4:43 - 4:45
    giúp ta hiểu được thông tin
  • 4:45 - 4:47
    và hình thành quan điểm về thế giới.
  • 4:47 - 4:49
    Hãy thử xem liệu bạn có thể
    dùng những câu hỏi này
  • 4:49 - 4:51
    để nói sự khác biệt
    trong cuộc sống bạn.
  • 4:51 - 4:54
    Phụ đề bởi Trang Pham
    Đánh giá bởi Trinh Nguyễn
Title:
Fact or opinion
Description:

more » « less
Video Language:
English
Team:
Amplifying Voices
Project:
CIVIX
Duration:
04:54
Fran Ontanaya edited Vietnamese subtitles for Fact or opinion
Trinh Nguyễn edited Vietnamese subtitles for Fact or opinion
Trang Pham edited Vietnamese subtitles for Fact or opinion
Trang Pham edited Vietnamese subtitles for Fact or opinion

Vietnamese subtitles

Revisions Compare revisions